Giáo án Đạo đức Lớp 5

MÔN : ĐẠO ĐỨC

Tiết : . HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH

(Tiết 1)

 

I- MỤC TIÊU :

Học xong bài này, HS biết :

- Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác.

- Hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày.

II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

- Tranh như SGK phóng to.

- Phiếu bài tập.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

Hoạt động dạy Hoạt động học

A- Kiểm tra bài cũ :

- GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi.

1- Người phụ nữ có những đức tính cao đẹp nào ? Cho ví dụ.

2- Em cho biết những ngày dành riêng cho phụ nữ. - 2 HS trả lời.

- GV nhận xét, ghi điểm.

B- Dạy bài mới :

1- Giới thiệu bài :

- GV giới thiệu bài - Hs nghe.

2- Hướng dẫn tìm hiểu bài

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5885 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ........ ngày ...... tháng ..... năm 20..... Tuần : ......... MÔN : ĐẠO ĐỨC Tiết : ......... HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (Tiết 1) I- MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết : - Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác. - Hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày. II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Tranh như SGK phóng to. - Phiếu bài tập. III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A- Kiểm tra bài cũ : - GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi. 1- Người phụ nữ có những đức tính cao đẹp nào ? Cho ví dụ. 2- Em cho biết những ngày dành riêng cho phụ nữ. - 2 HS trả lời. - GV nhận xét, ghi điểm. B- Dạy bài mới : 1- Giới thiệu bài : - GV giới thiệu bài - Hs nghe. 2- Hướng dẫn tìm hiểu bài Hoạt động 1 TRẢ LỜI CÂU HỎI VỀ TÌNH HUỐNG TRONG SGK - GV treo tranh tình huống trong SGK lên bảng. Yêu cầu HS quan sát. - HS quan sát tranh. - GV nêu tình huống của 2 bức tranh, lớp 5A được giao nhiệm vụ trồng cây ở vườn trường. Cô giáo yêu cầu các cây trồng xong phải ngay ngắn, thẳng hàng. - Lắng nghe. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi : 1- Quan sát tranh và cho biết kết quả trồng cây ở tổ 1 và tổ 2 như thế nào ? 2- Nhận xét về cách trồng cây của mỗi tổ. - HS trả lời. - GV hỏi : Vì sao tổ 2 cây trồng đẹp hơn. - HS trả lời. - Hỏi HS : Theo em trong công việc chung, để công việc đạt kết quả tốt, chúng ta phải làm việc như thế nào ? - Chúng ta phải làm việc cùng nhau, cùng hợp tác với mọi người xung quanh. - Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK. - 3, 4 HS đọc. Hoạt động 2 THẢO LUẬN LÀM BÀI TẬP SỐ 1 - Yêu cầu HS làm việc cặp đôi, thảo luận trả lời bài tập số 10 trang 20. - HS làm việc cặp đôi, việc làm thể hiện sự hợp tác thì đánh Đ và phía trước. - Yêu cầu HS trình bày kết quả. - Đại diện của 1 nhóm sẽ lên bảng gắn những việc làm đó vào cột phù hợp. Việc làm thể hiện sự hợp tác Việc làm không hợp tác a. Biết phân công nhiệm vụ cho nhau. b. Việc ai người nấy biết. d. Khi thực hiện công việc chung luôn bàn bạc với mọi người. c. Làm thay công việc cho người khác. đ. Hỗ trợ, phối hợp với nhau trong công việc chung. e. Để người khác làm, còn mình thì đi chơi. - Yêu cầu HS đọc lại kết quả - 1 HS đọc lại kết quả thể hiện sự hợp tác - Yêu cầu HS kể thêm một số biểu hiện của làm việc hợp tác (nếu HS không nói được GV gợi ý) - Cá nhân HS phát biểu. Hoạt động 3 BÀY TỎ THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI CÁC VIỆC LÀM - GV treo trên bảng nội dung sau - HS quan sát, đọc nội dung. Hãy cho biết ý kiến của em đối với nhận định dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô phù hợp (GV kẻ bảng phụ) - Cho HS suy nghĩ, làm việc cá nhân để bày tỏ ý kiến. - HS suy nghĩ, đánh dấu ra nháp các ý kiến của mình. - Yêu cầu HS cho biết kết quả. - HS trả lời. + GV nêu từng ý để HS trả lời và cho 1 HS lên bảng đánh dấu với những ý kiến còn phân vân, GV yêu cầu HS giải thích (hoặc gợi ý, giải thích cho HS). - Ý a, b, h : đồng ý - Ý b, c, d, g, i : Không đồng ý (hoặc phân vân) Hoạt động 4 KỂ TÊN NHỮNG VIỆC TRONG LỚP CẦN HỢP TÁC - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm thảo luận hoàn thành phiếu bài tập sau - HS chia nhóm, nhận phiếu bài tập và cùng nhau trả lời. Kể tên những công việc trong lớp em cần sự hợp tác : Tên công việc Người phối hợp Cách phối hợp - Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận - Đại diện mỗi nhóm lần lượt nêu ý kiến (mỗi nhóm 1 ý kiến). Các nhóm khác theo dõi bổ sung. - GV nhận xét, góp ý cho HS. - HS lắng nghe. - GV kết luận : Trong lớp chúng ta có nhiều công việc chung. Do đó các em cần biết hợp tác với nhau để cả lớp cùng tiến bộ. - HS lắng nghe. Củng cổ : - 1 HS nhắc lại : Ích lợi của làm việc hợp tác - 1 HS dựa vào SGK trả lời. - 1 HS dựa vào bài tập 1, nhắc lại các biểu hiện của việc làm hợp tác. - 1 HS trả lời. Dặn dò : - Yêu cầu HS về nhà thực hành hợp tác trong công việc và hoàn thành bài tập số 5 trang 27 SGK. - HS lắng nghe, ghi nhớ. Thứ ........ ngày ...... tháng ..... năm 20..... Tuần : ......... MÔN : ĐẠO ĐỨC Tiết : ......... HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (Tiết 2) I- MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết : - Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh. II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Tranh như SGK phóng to. - Phiếu bài tập. III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A- Kiểm tra bài cũ : - GV gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi. 1- Em cho ví dụ về việc làm thể hiện sự hợp tác với những người xung quanh. 2- Vì sao phải hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày. - 2 HS trả lời. - GV nhận xét, ghi điểm. B- Dạy bài mới : 1- Giới thiệu bài : - GV giới thiệu 2- Hướng dẫn tìm hiểu bài Hoạt động 1 ĐÁNH GIÁ VIỆC LÀM - Treo trên bảng phụ có ghi cả 5 việc làm cần đánh giá. - HS theo dõi. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm cặp đôi. Thảo luận và cho biết việc làm nào của các bạn có sự hợp tác với nhau. - Các nhóm HS làm việc với các tình huống đưa ra trên bảng. - Yêu cầu HS đọc lại từng tình huống và trả lời. - 1 HS đọc tình huống, sau đó đại diện các cặp trả lời (lần lượt cho đến hết các tình huống). Kết quả việc làm trong tình huống a, e thể hiện sự hợp tác với nhau trong công việc. Việc làm trong tình huống b, c, d thể hiện sự chưa hợp tác. - GV hỏi : Vậy trong công việc chúng ta cần làm việc thế nào ? Làm việc hợp tác có tác dụng gì ? - 2 HS trả lời. Hoạt động 2 TRÌNH BÀY KẾT QUẢ THỰC HÀNH - Yêu cầu HS đưa ra kết quả bài thực hành được giao tiết trước (kết quả làm bài tập số 5) - HS thực hiện. - GV đưa ra trên bảng bảng tổng hợp. - HS lần lượt đưa ra các câu trả lời để GV ghi ý kiến vào bảng. Sau đó HS nhận xét, góp ý kiến. Công việc Người hợp tác Cách hợp tác - GV nhận xét 1 số công việc và nhận xét xem HS đã thực hiện sự hợp tác tốt chưa. - HS lắng nghe. Hoạt đồng 3 THẢO LUẬN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. + Yêu cầu HS thảo luận để xử lý các tình huống trong bài tập 4 trang 27-SGK và ghi kết qủa vào bảng trả lời của mỗi nhóm. + HS làm việc theo nhóm. TH Cách thực hiện a b - Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả sau đó GV ghi ý chính lên bảng để HS theo dõi. - Đại diện 1 nhóm trình bày miệng các nhóm khác theo dõi, góp ý nhận xét. Hoạt động 4 THỰC HÀNH KỸ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC - Yêu cầu HS trả lời : Trong khi làm việc hợp tác nhóm chúng ta nên nói với nhau như thế nào ? - Nói lịch sự, nhẹ nhàng, tôn trọng bạn. - Nếu khi hợp tác, em không đồng ý với ý kiến của bạn, em nên nói như thế nào với bạn ? - Nói nhẹ nhàng, dùng từ ngữ như : Theo mình, bạn nên ... , mình chưa đồng ý lắm ... mình thấy chỗ này nên là ... - Trước khi trình bày ý kiến, em nên nói gì ? - Ý kiến của mình là ... theo mình là ... - Khi bạn trình bày ý kiến, em nên làm gì ? (Các câu trả lời đúng, GV ghi lại trên bảng để HS làm mẫu) - Em phải lắng nghe, có thể ghi chép sau đó cùng trao đổi, không ngắt ngang lời bạn, không nhận xét ý kiến của bạn. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, cùng hợp tác nhóm để thảo luận theo nội dung : Thế nào là làm việc hợp tác với nhau ? - HS làm việc theo nhóm : Trong khi thảo luận để trả lời câu hỏi thì chú ý thực hiện các kỹ năng hợp tác như đã nêu. - GV đến từng nhóm quan sát, hướng dẫn, nhắc nhở các em thực hiện các kỹ năng hợp tác. - Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận. - 2 đại diện 2 nhóm nhắc lại. - GVnhận xét. - HS lắng nghe. - GV tóm ý. - HS lắng nghe, ghi nhớ. 3- Củng cố - dặn dò : - GV tổng kết bài : Trong cuộc sống và trong học tập có rất nhiều công việc, rất nhiều nhiệm vụ khi làm một mình sẽ khó đạt được kết quả như mong muốn. Chính vì vậy, chúng ta cần hợp tác với mọi người xung quanh. - GV nhận xét giờ học. EM YÊU QUÊ HƯƠNG (Tiết 1) I- MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết : - Mọi người cần phải yêu quê hương. - Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình. II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Tranh ảnh về quê hương nơi HS đang sống. - Giấy Rôki, giấy xanh - đỏ - vàng. III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A- Kiểm tra bài cũ : 1. Thế nào là làm việc hợp tác ? 2.Làm việc hợp tác mang lại ích lợi gì cho ta ? - 2 HS trả lời. B- Dạy bài mới : 1- Giới thiệu bài - Ghi đề 2- Hướng dẫn tìm hiểu bài Hoạt động 1 TÌM HIỂU TRUYỆN CÂY ĐA LÀNG EM - Yêu cầu HS đọc truyện trước lớp. - 1 HS đọc truyện - Cả lớp theo dõi. +Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa ? + Vì cây đa là biểu tượng của quê hương ... cây đa đem lại nhiều lợi ích cho mọi người. + Hà gắn bó với cây đa như thế nào ? + Mỗi lần về quê, Hà đều cùng các bạn đến chơi dưới gốc đa. + Bạn Hà đóng góp tiền để làm gì ? + Để chữa cho cây sau trận lụt. + Những việc làm của bạn Hà thể hiện tình cảm gì với quê hương ? + Bạn rất yêu quý quê hương. + Qua câu chuyện của bạn Hà, em thấy đối với quê hương chúng ta phải như thế nào ? + Đối với quê hương chúng ta phải gắn bó, yêu quý và bảo vệ quê hương (3-4 HS trả lời - GV đọc cho HS nghe 4 câu thơ trong phần ghi nhớ ở SGK. - HS lắng nghe. Hoạt động 2 GIỚI THIỆU VỀ QUÊ HƯƠNG EM - Yêu cầu HS nghĩ về nơi mình sinh ra và lớn lên sau đó viết ra những điều khiến em luôn nhớ về nơi đó. - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và viết ra giấy những điều khiến mình luôn ghi nhớ về quê hương. - GV yêu cầu HS trình bày trước lớp theo ý sau: Quê hương em ở đâu? Quê hương em có điều gì khiến em luôn nhớ về ? - HS trả lời trước lớp. - GV lắng nghe HS và giúp đỡ HS diễn đạt trôi chảy. - HS cùng lắng nghe, sửa chữa. - GV kết luận :+ GV cho HS xem 1 vài bức tranh ảnh giới thiệu về địa phương (quê hương của đa số HS) + HS lắng nghe, quan sát. + GV chốt ý. + HS lắng nghe. Hoạt động 3 CÁC HÀNH ĐỘNG THỂ HIỆN TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm : Hãy kể ra những hành động thể hiện tình yêu với quê hương của em. (BT4) - HS thảo luận trả lời câu hỏi của GV vào giấy. - GV phát cho các nhóm giấy rôki, bút dạ để HS viết câu trả lời (5 phút) - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi. - Các nhóm dán kết quả lên bảng, đại diện mỗi nhóm trình bày ngắn gọn kết quả trước lớp. - GV cùng HS đánh dấu vào những ý trả lời đúng. - Yêu cầu 1 HS nhắc lại toàn bộ các hành động thể hiện tình yêu quê hương. - 1 HS căn cứ vào câu trả lời đã đánh dấu đúng, nhắc lại. - GV chốt ý. - HS lắng nghe. Hoạt động 4: THẢO LUẬN, XỬ LÝ TÌNH HUỐNG - Yêu cầu HS tiếp tục làm việc theo nhóm. Thảo luận để xử lý các tình huống trong bài tập số 3 trang 30 SGK. - HS làm việc theo nhóm, bàn bạc và xử lý tình huống của bài tập số 3 trong SGK. - GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận. GV nêu nhận xét, tổng kết cách xử lý của mỗi tình huống. - Đại diện một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. - GV chốt ý. - HS lắng nghe. Dặn dò : Về nhà sưu tầm các bài thơ, tranh, ảnh hoặc viết, vẽ về quê hương em. EM YÊU QUÊ HƯƠNG (Tiết 2) I- MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết : - Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương. II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Tranh ảnh về quê hương nơi HS đang sống. - Giấy rôki, giấy xanh - đỏ - vàng. III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A- Kiểm tra bài cũ : - GV gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi. 1- Điều gì đã khiến em luôn nhớ về quê hương ? 2- Hãy nêu nhưng hành động thể hiện lòng yêu quê hương của em. - 2 HS trả lời. - GV nhận xét, ghi điểm. B- Dạy bài mới : 1- Giới thiệu bài : - GV giới thiệu bài - HS nghe. 2- Hướng dẫn tìm hiểu bài Hoạt động1: THẾ NÀO LÀ YÊU QUÊ HƯƠNG - Yêu cầu HS làm bài tập số 1, thống nhất câu trả lời. - HS thực hiện theo yêu cầu GV. - Sau đó, GV nêu lần lượt từng ý, yêu cầu HS giơ tay nếu đồng ý, không giơ tay nếu còn phân vân hoặc không đồng ý, GV yêu cầu một số HS giải thích các ý kiến vì sao đồng ý / không đồng ý / phân vân. - HS cả lớp cùng làm việc. - Cho HS nhắc lại những việc làm thể hiện tình yêu với quê hương. - HS nhắc lại các ý : a, c, d, e. - GV chốt ý. Hoạt động 2: NHẬN XÉT HÀNH VI - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, nêu ý kiến trao đổi sắp xếp các ý kiến đó vào nhóm : Tán thành hoặc không tán thành hoặc phân vân. - Sắp xếp các ý kiến vào 3 nhóm :”Tán thành” hoặc “không tán thành” hoặc “phân vân” viết vào trang giấy để nhớ. - GV phát cho các nhóm 3 miến giấy màu : xanh, đỏ, vàng. - HS nhận giấy màu. - GV nhắc lại lần lượt từng ý đê HS bày tỏ thái độ : nếu tán thành, HS giơ giấy màu xanh, không tán thành : màu đỏ, phân vân : màu vàng. - Các HS lắng nghe và giơ giấy màu để bày tỏ thái độ. + GV cho HS gắn thẻ từ được tán thành. + HS lên bảng gắn ý kiến được tán thành : Các ý : 1, 3, 5, 8, 9, 10 + Với các ý không tán thành hoặc phân vân GV cho HS giải thích tại sao rồi rút ra kết luận. + Với các ý 2, 4, 6, 7 HS sẽ giải thích lý do tại sao không tán thành hoặc còn phân vân. + Hỏi HS những biểu hiện khác mà em cho là thể hiện tình yêu thực sự với quê hương. + 1 - 2 HS nhắc lại các ý : 1, 3, 5, 8, 9, 10 và nêu thêm hành động khác mà mình biết. Hoạt động 3: CUỘC THI “TÔI LÀ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG” - GV yêu cầu HS trình bày trên bàn những sản phẩm, kết quả đã chuẩn bị được theo bài thực hành ở tiết trước. - HS trình bày tranh, ảnh, bài viết, tên bài hát ... về quê hương - GV căn cứ vào kết quả HS làm được chia các em về 4 nhóm chính : Nhóm họa sĩ, nhóm nhà văn và nhóm ca sỹ, nhóm nghệ nhân. - HS trưng bày theo 4 nhóm - Phát cho các nhóm giấy làm việc nhóm. - Yêu cầu các nhóm HS viết lời giới thiệu về các sản phẩm mà nhóm mình đã sưu tầm được cho cả lớp biết. - HS làm việc nhóm trình bày sản phẩm vào giấy, viết nội dung giới thiệu và luyện tập trong nhóm. - Tổ chức cho các nhóm trình bày và giới thiệu sản phẩm của mình. - HS trình bày. - Yêu cầu HS thể hiện kết quả làm việc. - Lần lượt mỗi nhóm trình bày các sản phẩm của mình. - GV theo dõi, nhận xét. - GV hỏi : + Để quê hương ngày càng phát triển, em phải làm gì ? + HS trả lời. 3- Củng cố - dặn dò : - GV tổng kết bài. - Cho HS nghe bài hát “Quê hương” (lời thơ của Đỗ Trung Quân). - GV nhận xét giờ học. ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM (Tiết 1) I- MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết : - Cần phải tôn trọng Ủy ban nhân (UBND) xã (phường) và vì sao phải tôn trọng UBND xã (phường) II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Tranh ảnh về UBND phường, xã, bảng phụ, các băng giấy. III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A- Kiểm tra bài cũ : - GV gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi. 1- Kể một số việc làm của UBND phường mà em biết. 2- Em làm gì để quê hương ngày càng phát triển ? - 2 HS trả lời. - GV nhận xét, ghi điểm. B- Dạy bài mới : 1- Giới thiệu bài : 2- Hướng dẫn tìm hiểu bài Hoạt động 1: TÌM HIỂU TRUYỆN “ĐẾN ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG “ - Yêu cầu 1 - 2 HS đọc truyện “Đến Ủy ban nhân dân phường, xã” trang 31 SGK. - HS đọc thầm. - Yêu cầu thảo luận, cả lớp trả lời câu hỏi : - HS thảo luận trả lời các câu hỏi của GV. Câu hỏi thảo luận : 1- Bố dẫn Nga đến UBND phường để làm gì ? 1- Làm giấy khai sinh. 2- Ngoài việc cấp giấy khai sinh, UBND phường, xã còn làm những việc gì ? 2- Xác nhận chỗ ở, quản lý việc xây dựng trường học, điểm vui chơi cho trẻ em. 3- Theo em, UBND phường, xã có vai trò như thế nào ? Vì sao ? 3- Vô cùng quan trọng vì UBND phường, xã là cơ quan chính quyền, đại diện cho Nhà nước và pháp luật bảo vệ các quyền lợi của người dân địa phương. 4- Mọi người cần có thái độ như thế nào đối với UBND phường, xã ? 4- Tôn trọng và có trách nhiệm tạo điều kiện và giúp đỡ để UBND phường, xã hoàn thành nhiệm vụ. - GV gọi lần lượt HS trả lời, có thể hỏi mỗi em 1 câu (nối tiếp nhau) - HS trình bày, cả lớp theo dõi. + Treo tranh ảnh UBND 1 phường, xã nào đó (tốt nhất là ảnh UBND địa phương mình và giới thiệu với HS). + HS theo dõi, quan sát. + GV chốt ý. - HS lắng nghe, ghi nhớ. Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA UBND QUA BÀI TẬP SỐ 1 - Yêu cầu HS làm việc cặp đôi : - HS làm việc nhóm như GV hướng dẫn. + Đọc bài tập 1 trang 32, 33 sau đó đánh dấu Đ vào trước các ý nêu các việc cần đến UBND để giải quyết. - GV phát cho mỗi em thẻ Đ, S - HS nhận thẻ. - GV đọc các ý trong bài tập để HS bày tỏ ý kiến. - HS lắng nghe, giơ thẻ Đ, S. + Mặt Đ ý : b, c, d, đ, e, h, i + Mặt S ý : a, g - GV tóm ý. - HS lắng nghe. Hoạt động 3: THẾ NÀO LÀ TÔN TRỌNG UBND PHƯỜNG XÃ ? - Treo bảng phụ gắn băng giấy trong đó ghi các hành động, việc làm có thể có của người dân khi đến UBND xã, phường. - HS quan sát đọc các hành động. - Yêu cầu HS làm việc cặp đôi : thảo luận và sắp xếp các hành động, việc làm sau thành 2 nhóm : hành vi phù hợp và hành vi không phù hợp. - Tiếp tục làm việc cặp đôi, thảo luận để sắp xếp các hành động, việc làm vào đúng nhóm. Phù hợp Không phù hợp Các câu : 2, 4, 5, 7, 8, 9, 10 Các câu : 1, 3, 6 - Yêu cầu HS kết luận : + Để tôn trọng UBND phường, xã, chúng ta cần làm gì ? + HS nhắc lại các câu ở cột phù hợp. + GV chốt ý. Dặn dò : - Yêu cầu HS tìm hiểu và ghi chép lại việc sau : 1- Gia đình em đã từng đến UBND phường, xã để làm gì ? Để làm việc đó cần đến gặp ai ? 2- Liệt kê các hoạt động mà UBND phường đã làm cho trẻ em. ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM (Tiết 2) I- MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết : - Thực hiện các quy định của UBND xã (phường); tham gia các hoạt động do UBND xã (phường) tổ chức. - Tôn trọng UBND xã (phường). II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Tranh ảnh về UBND phường, bảng phụ, các băng giấy. III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A- Kiểm tra bài cũ : - GV gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi. 1- Em cho biết các hoạt động mà UBND phường đã làm cho trẻ em. 2- Đối với những công việc chung công việc đem lại lợi ích cho cộng đồng do UBND phường tổ chức, em phải có thái độ như thế nào ? - 2 HS trả lời. - GV nhận xét, ghi điểm. B- Dạy bài mới : 1- Giới thiệu bài : - GV giới thiệu bài. - HS nghe. 2- Hướng dẫn tìm hiểu bài Hoạt động 1: NHỮNG VIỆC LÀM Ở UBND PHƯỜNG, XÃ - Yêu cầu HS báo cáo kết quả tìm hiểu, thực hành ở nhà. - HS đưa ra kết quả : mỗi HS nêu 1 ý kiến, HS khác nhận xét góp ý. - Yêu cầu HS nhắc lại các công việc đến UBND phường, xã để thực hiện, giải quyết. - HS nhắc lại các ý đúng trên bảng. Hoạt động 2: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG - GV treo bảng phụ ghi hình 3 tình huống trong bài tập 2 trang 33 SGK. - HS đọc các tình huống. - Yêu cầu HS làm việc cặp đôi để thảo luận tìm cách giải quyết các tình huống đó. - Tổ chức cho HS trình bày kết quả. - 1 HS trình bày, HS khác bổ sung ý kiến phù hợp. - GV hỏi : + Đối với những công việc chung, công việc đem lại lợi ích cho cộng đồng do UBND phường, xã em phải có thái độ như thế nào ? + Em cần tích cực tham gia các hoạt động và động viên các bạn cùng tham gia. - GV chốt ý. Hoạt động 3: EM BÀY TÔ MONG MUỐN VỚI UBND PHƯỜNG, XÃ - Yêu cầu HS báo cáo những kết quả làm việc ở nhà. - HS nêu. - Yêu cầu HS nhắc lại. - HS nhắc lại kết quả GV ghi trên bảng. - Yêu cầu HS làm việc nhóm 4. - HS làm việc theo nhóm 4. + Yêu cầu : Mỗi nhóm nêu ra những mong muốn đề nghị UBND phường, xã thực hiện cho trẻ em ở địa phương để trẻ em học tập, vui chơi, đi lại được tốt hơn. + Các HS bàn bạc thảo luận viết ra. - Yêu cầu HS trình bày. - GV giúp HS xác định những công việc mà UBND phường, xã có thể thực hiện. + Các nhóm dán kết quả làm việc lên trước lớp. + Đại diện của mỗi nhóm lên bảng trình bày những mong muốn của nhóm mình. - GV nhận xét, chốt ý. - HS lắng nghe. Củng cố - dặn dò : - GV tổng kết bài. - HS lắng nghe. - GV nhận xét tiết học, - Dặn dò : Thực hiện tốt điều đã học. Chuẩn bị bài sau : Em yêu Tổ quốc Việt Nam. Thứ ........ ngày ...... tháng ..... năm 20..... Tuần : ......... MÔN : ĐẠO ĐỨC Tiết : ......... EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (Tiết 1) I- MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết : - Tổ quốc của em là Việt Nam; Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế. - Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương. II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Bản đồ Việt Nam, tranh ảnh về các danh lam thắng cảnh, cảnh đẹp ở Việt Nam. III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A- Kiểm tra bài cũ : - GV gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi. 1- Em biết những gì về Tổ quốc của chúng ta ? 2- Em cho biết những mốc thời gian và những sự kiện về đất nước Việt Nam ta. - 2 HS trả lời. - GV nhận xét, ghi điểm. B- Dạy bài mới : 1- Giới thiệu bài : - GV giới thiệu bài. - HS nghe. 2- Hướng dẫn tìm hiểu bài Hoạt động 1 TÌM HIỂU VỀ TỔ QUỐC VIỆT NAM - GV yêu cầu HS đọc các thông tin trong SGK. Mời một HS đọc to. - Một HS đọc 1 thông tin trang 34 SGK. Cả lớp theo dõi SGK và lắng nghe. - Hỏi HS : Từ các thông tin đó, em suy nghĩ gì về đất nước và con người Việt Nam ? - HS trả lời : Đất nước Việt Nam đang phát triển. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Thảo luận để trả lời câu hỏi : Em còn biết những gì về Tổ quốc của chúng ta ? Hãy kể : - HS thảo luận theo nhóm, bàn bạc nhau để hoàn thành yêu cầu : Nhóm 1, 2, 3 thảo luận ý 1, 2, 3. Nhóm 4, 5, 6 thảo luận ý 4, 5, 6. 1- Về diện tích, vị trí địa lý. 1- 1 HS nêu. 2- Kể tên các danh lam thắng cảnh. 2- 2 HS nêu 3- Kể một số phong tục truyền thống trong cách ăn mặc, ăn uống, cách giao tiếp. 3- + Người miền Nam mặc áo bà ba, các cô gái Việt Nam có tà áo dài truyền thống. + Mỗi vùng lại có 1 sản vật ăn uống đặc trưng. + Người Việt Nam có phong tục : miếng trầu là đầu câu chuyện, lời chào cao hơn mâm cỗ. 4- Kể thêm công trình xây dựng lớn của đất nước. 4- Thủy điện Sơn La, đường mòn Hồ Chí Minh ... 5- Kể thêm truyền thống dựng nước và giữ nước. 5- Các cuộc khởi nghĩa của Bà Trưng, Bà Triệu; 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông (thời Trần); đánh ta thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược. 6- Kể thêm thành tựu khoa học kỹ thuật, chăn nuôi, trồng trọt. 6- Sản xuất được nhiều phần mềm điện tử, sản xuất được nhiều lúa gạo, cà phê, bông, mía ... - Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận (GV có thể ghi ra bảng theo các cột nội dung phù hợp một cách ngắn gọn, rõ ý) - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, bổ sung ý kiến. - Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK. - 3 - 4 HS đọc ghi nhớ trong SGK Hoạt động 2 TÌM HIỂU NHỮNG ĐỊA DANH VÀ MỐC THỜI GIAN QUAN TRỌNG - Tổ chức trò chơi : Thi hướng dẫn viên du lịch. - GV treo bảng phụ ghi các thông tin và nêu tình huống cho HS cả lớp. 1- Ngày 2/9/1945. 2- Ngày 7/5/1954 3- Ngày 30/4/1975 4- Sông Bạch Đằng. 5- Bến Nhà Rồng. 6- Cây đa Tân Trào. 7- Đảng Cộng sản Việt Nam. 8- Anh Kim Đồng. 9- Hồ Gươm. - HS lắng nghe, quan sát trên bảng phụ. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi : lần lượt từng HS giới thiệu với nhau về sự kiện, địa danh nêu trên. - Cho một vài HS thi đua lên giới thiệu trên bảng. Hoạt động 3 NHỮNG HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU CỦA ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm : + HS trong nhóm thảo luận với nhau, chọn ra trong số các hình ảnh trong SGK những hình ảnh về Việt Nam. - HS chia nhóm làm việc : + Chọn ra các bức ảnh : cờ đỏ sao vàng, Bác Hồ, bản đồ Việt Nam, áo dài Việt Nam, Văn miếu - Quốc tử giám. + Nhóm trao đổi để viết lời giới thiệu về các bức tranh đó. + Viết lời giới thiệu. - Yêu cầu HS báo cáo kết quả làm việc. - Đại diện từng nhóm lên bảng trình bày bài giới thiệu về tranh. Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, nhận xét. - GV tóm ý. Hoạt động 4 NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA ĐẤT NƯỚC TA - GV : Việt Nam đang trên đà đổi mới và phát triển, do đó chúng ta gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. - HS lắng nghe. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, thảo luận và hoàn thành bảng sau : - HS chia nhóm, thảo luận và hoàn thành bảng. Những khó khăn đất nước ta còn gặp phải Bạn có thể làm gì để góp phần khắc phục .................................. .................................. .................................. .................................. .................................. .................................. .................................. .................................. - GV cho các nhóm lần lượt trình bày những khó khăn mà các nhóm tìm được. GV ghi lại các ý kiến hợp lý lên bảng - Đại diện một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. - GV chốt ý. - HS lắng nghe. 3- Củng cố - dặn dò : - Yêu cầu HS về nhà sưu tầm các nội dung sau : + Một số câu ca dao, tục ngữ về đất nước, con người Việt Nam. + Một số tranh, ảnh về đất nước, con người Việt Nam. + Thông tin về sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao, học tập ... của đất nước Việt Nam thời gian gần đây.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an 5 DAO DUC.doc
  • docdao duc 8-14.doc
  • docDDuc 1-7.doc
Tài liệu liên quan