Tiết 33-34. VIỆT BẮC (Trích)
Tố Hữu
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức : Giúp HS: Cảm nhận được một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, tình nghĩa thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước.Nhận thức được tính dân tộc đậm đà không chỉ trong nội dung mà còn ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
2. Kĩ năng:Trình bày, trao đổi về mạch cảm xúc của bài thơ, về giai điệu, cảm xúc kẻ ở người đi trong bài thơ.Phân tích, so sánh, bình luận về vẻ đẹp của lối nói giao duyên trong bài thơ, về cách xưng hô, về hình ảnh kẻ đi, người ở, về tình cảm cách mạng cao đẹp.
3. Tư duy, thái độ : Tự nhận thức về nghĩa tình thủy chung cách mạng của những con người Việt Bắc.
314 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 875 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy bồi dưỡng Ngữ văn 12 - GV Nguyễn Thị Dạ Ngân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự do và độc lập xây dựng tổ quốc công bằng dân chủ văn minh từ đó tạo cho người đọc một tình cảm yêu mến khâm phục vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc chúng ta.
Bài 5.
a. “ áo rách” là hoán dụ lấy quần áo (áo rách) để thay cho con người (người nghèo khổ).
“áo gấm” cũng là hoán dụ lấy quần áo (áo gấm) để thay cho con người( người giàu sang, quyền quí).
b. “ Sen” là hoán dụ lấy loài hoa đặc trưng ( hoa sen) để chỉ mùa (mùa hạ).
Cúc” là hoán dụ lấy loài hoa đặc trưng ( hoa cúc) để chỉ mùa (mùa thu).
- Chỉ với hai câu thơ nhưng Nguyễn Du đã diễn đạt được bốn mùa chuyển tiếp trong một năm, mùa hạ đi qua mùa thu lại đến rồi mùa thu kết thúc, đông bước sang, đông tàn, xuân lại ngự trị.
c. “Viên gạch hồng” là hoán dụ lấy đồ vật (viên gạch hồng) để biểu trưng cho nghị lực thép, ý chí thép của con người. (Bác Hồ vĩ đại).
- “ Băng giá” là hoán dụ lấy hiện tượng tiêu biểu (cái lạnh ở Pa-ri) để gọi thay cho mùa (mùa đông)
Bài 6.
a. Khăn thương nhớ - người con gái (em - ẩn) - miêu tả tâm trạng của cô gái một cách kín đáo, đây là ẩn dụ
b. Áo chàm- con người (người dân Việt Bắc - ẩn) - lấy vật(y phục) trên người để chỉ người, đây là hoán dụ
c. Lửa hồng- Màu đỏ của hoa râm bụt( ẩn)- màu đỏ, lửa hồng giống nhau (tương đồng) về hình thức (màu sắc), đây là ẩn dụ.
d. Bàn tay- con người lao động - lấy bộ phận con người để chỉ toàn thể con người, đây là hoán dụ
sỏi đá- đất xấu, bạc màu, đất đồi núi.- thiên nhiên khắc nghiệt.
cơm- lương thực, cái ăn, cái phục vụ con người, thành quả lao động- Ca ngợi lao động, sức sáng tạo kì diệu của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt, đây là ẩn dụ.
BÀI TẬP VẬN DỤNG :
Những hoán dụ tu từ dưới đây được cấu tạo dựa vào những mối quan hệ logic khách quan nào?
Mưa phùn ướt áo tứ thân.
(Tố Hữu)
Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn.
(Tố Hữu)
Đường cái đã nhọ mặt người.
(Tô Hoài)
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
(Ca dao)
Một nắm cơm nhỏ từ sáng đã bị dạ dày chăm chỉ của con nhà nghèo tiêu hết đến phèo một cái còn gì!
(Nam Cao)
Cả nước ôm em khúc ruột của mình
Cả nước bên em, quanh giường nệm trắng
Cả nước cho em, cho em tất cả.
(Tố Hữu)
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
(Tố Hữu)
Gợi ý :
a) “Áo tứ thân” (y phục) biểu thị “bầm” (chủ thể).
b) “Đôi dép cũ” (đồ dùng) biểu thị “Bác Hồ giản dị” (chủ thể).
c) “Nhọ mặt người” (kết quả) biểu thị “bắt đầu tối” (tính chất).
d) Mồ hôi (kết quả) biểu thị lao động vất vả (hành động).
e) “Cái dạ dày chăm chỉ” (chủ thể) biểu thị sự đói nhanh (trạng thái hành động).
f) “Cả nước” (vật chứa đựng) biểu thị đông đảo nhân dân cả nước (vật được chứa đựng).
g) “Áo nâu” (y phục) biểu thị người nông dân (chủ thể).
“Áo xanh” (y phục) biểu thị người công nhân (chủ thể).
h)“Trái tim” (cụ thể) biểu thị tình cảm (trừu tượng); “đầu” (cụ thể) biểu thị lí trí (trừu tượng).
BÀI TẬP VỀ NHÀ :
Đọc hai câu thơ sau:
“Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”
(Trích: Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy)
a. Xác định nội dung của hai câu thơ trên.
b. Xác định biện pháp nghệ thuật và nêu hiệu quả nghệ thuật của các từ sau: “đi” (câu 1); “đi” (câu 2).
c. Giải thích ý nghĩa của cụm từ: “mấy lời mẹ ru”.
d. Từ hình ảnh người mẹ trong hai câu thơ trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận bàn về tình mẫu tử trong cuộc đời.
4. Củng cố
- Hiệu quả thẩm mỹ của các biện pháp tu từ được sử dụng trong trong tác phẩm.
-“Một người đọc tinh tế là người đọc biết chọn đúng, bình giá đúng giá trị biểu đạt, biểu cảm của biện pháp tu từ.”
5. Dặn dò
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài : Các biện pháp tu từ ngữ âm, cú pháp.
Ngày soạn : 6/12/2016
Ngày dạy :
Tiết 65-66. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ ÂM, CÚ PHÁP
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Củng cố và nâng cao nhận thức về một số phép tu từ ngữ âm (tạo nhịp điệu, âm hưởng, điệp âm, điệp vần, điệp thanh): đặc điểm và tác dụng của chúng.
Cảm nhận và phân tích các phép tu từ trong văn bản, bước đầu biết sử dụng các phép tu từ.
- Nắm được một số phép tu từ cú pháp ( phép lặp cú pháp, phép liệt kê, phép chêm xen ) : đặc điểm và tác dụng của chúng. Nhận biết và phân tích các phép tu từ cú pháp trong văn bản và biết sử dụng chúng khi cần thiết.
2. Kĩ năng
- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về hiệu quả biểu đạt của một số câu/ đoạn văn, thơ có sự phối hợp ngữ âm.
- Trình bày, trao đổi về hiệu quả biểu đạt của một số câu/ đoạn văn, thơ có sử dụng một số biện pháp tu từ cú pháp.
3. Tư duy, thái độ
- Phân tích, đối chiếu sự phối hợp âm thanh, nhịp điệu, âm hưởng của một số câu/ đoạn thơ, văn.
Phân tích, đối chiếu tác dụng của các biện pháp tu từ trong một số câu/ đoạn thơ, văn.
B. Phương tiện
+ GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV.
+ HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK, vở ghi.
C. Phương pháp
* Tuỳ đối tượng HS mỗi lớp, GV chọn một trong những hình thức sau:
- Cá nhân Hs làm bài tập, Gv yêu cầu trình bày trước lớp.
- Thảo luận ở tổ, nhóm, sau đó cử đại diện trình bày trước lớp.
- Thi giải bài tập giữa các tổ, nhóm.
* Sau mỗi bài tập, GV tổng kết, chốt lại những kiến thức và kĩ năng cơ bản.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
Lớp
Sĩ số
HS vắng
12A5
2. Kiểm tra bài cũ
- Kể tên các phép tu từ ngữ âm đã học trong chương trình Ngữ văn 12. Nêu đặc điểm và tác dụng của chúng.
- Kể tên các phép tu từ cú pháp đã học trong chương trình Ngữ văn 12. Nêu đặc điểm và tác dụng của chúng.
3. Bài mới
Đề 1: Đọc đoạn văn sau (lời bài hát Khát Vọng – Phạm Minh Tuấn) và trả lời các câu hỏi:
Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Câu 1: Chủ đề bài hát là gì? Phương thức biểu đạt của bài hát trên?
Câu 2: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát trên?
Câu 3: Những câu nào trong lời bài hát để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất?
Câu 4: Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc gì?
Đề 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con người không thể sống thiếu nước. Nước chiếm khoảng 58 - 67% trọng lượng cơ thể người lớn và đối với trẻ em lên tới 70 - 75%, đồng thời nước quyết định tới toàn bộ quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con người. Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Protein và Enzyme sẽ không đến được các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện giải mất đi và cơ thể không thể hoạt động chính xác. Tình trạng thiếu nước do không uống đủ hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của não bởi có tới 80% thành phần mô não được cấu tạo từ nước, điều này gây trí nhớ kém, thiếu tập trung, tinh thần và tâm lý giảm sút”
(Trích Vai trò của nước sạch với sự sống của con người - Nanomic.com.vn)
Câu 5: Nêu nội dung của đoạn trích.
Câu 6: Thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
Câu 7: Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên.
Gợi ý :
Câu 1:
- Chủ đề: Khát vọng ước mơ cao đẹp của con người.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả.
Câu 2:
- Các biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát:
+ Điệp ngữ: Hãy sống như, và sao không là
+ Câu hỏi tu từ
+ Liệt kê
- Tác dụng: Các biện pháp tu từ trên nhấn mạnh vào khát vọng cao đẹp của nhạc sĩ, đặc biệt còn khiến lời ca như giục giã nhắc nhớ con người về lẽ sống tốt đẹp
Câu 3:
Những câu nào trong lời bài hát để lại ấn tượng sâu sắc nhất:
- Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
- Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
- Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.
Lời bài hát đều rất xúc động bởi ý nghĩa sâu xa. Ba câu thơ trên cho ta bài học về đạo lí sống tốt đep uống nước nhớ nguồn. Hơn thế, còn định hướng cho ta sống có ích như mặt trời đối với vạn vật trên trái đất.
Câu 4:
Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc phong phú, cảm phục tự hào về tình yêu cuộc đời tha thiết mà tác giả gửi gắm. Đó là khát vọng hóa thân để cống hiến và dựng xây cuộc đời.
Câu 5:
Vai trò của nước sạch đối với sự sống của con người.
Câu 6:
Thao tác lập luận diễn dịch.
Câu 7:
- Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Phương thức thuyết minh.
Đề 3
Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 - 4:
“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”
( Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt )
1- Văn bản trên thuộc thể thơ nào?
2- Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản.
3- Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.
4- Viết đoạn văn khoảng 6 – 8 câu, trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về trách nhiệm giữ gìn sự trong sang của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay.
Đề 4: Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 5 - 8:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
( Hồ Chí Minh)
5- Anh ( chị) hãy đặt tên cho đoạn trích.
6- Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn trên.
7- Đoạn trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Đặc trưng?
8-Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu : “ Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
Gợi ý:
1- Thể thơ tự do.
2- Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản: so sánh:
- Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
- Óng tre ngà và mềm mại như tơ
- Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
- Như gió nước không thể nào nắm bắt
Tác dụng : hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh.
3- Văn bản trên thể hiện lòng yêu mến , thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt.
4- Thí sinh phải viết một đoạn văn ngắn hoàn chỉnh khoảng 6 – 8 câu trình bày được suy nghĩ về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.( Ví dụ: ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong nói và viết, phê phán các hành vi cố tình sử dụng sai tiếng Việt).
5- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
6- Phép thế với các đại từ “ đó”, “ ấy” , “ nó”.
7- Tác giả đã dùng nghệ thuật ẩn dụ khi ngầm so sánh sức mạnh của lòng yêu nước với “ một làn sóng” ;
+ Dùng phép điệp trong cấu trúc “ nó kết thành”,” nó lướt qua”, “ nó nhấn chìm”
+ Điệp từ “ nó”
+ Phép liệt kê.
8- Viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận, với những đặc trưng:
- Tính công khai về quan điểm chính trị.
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận.
- Tính truyền cảm , thuyết phục.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
" (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.
...(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...”
(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)
Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.
Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”?
Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
ĐÁP ÁN:
Câu 1. Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay.
Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận so sánh.
Câu 3. Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì ở thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể tiếp cận thong tin ở nhiều phương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, nên việc đọc sách đã dần trở nên phôi pha.
Câu 4. Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận cảu những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”
[Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997]
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên.
Câu 3: Chỉ ra tác dụng của việc dùng phép so sánh trong văn bản trên.
Câu 4: Theo quan điểm riêng của anh/ chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì? [Trả lời ít nhất 2 tác hại trong khoảng 5-7 dòng]
4. Củng cố
- Tác dụng của các biện pháp tu từ ngữ âm trong khi diễn đạt nội dung câu văn.
- Tác dụng của phép lặp cú pháp, phép liệt kê, phép chêm xen.
5.Dặn dò
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài : Các phương thức biểu đạt.
Ngày soạn : 11/12/2016
Ngày dạy :
Tiết 67-68. CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Củng cố và nâng cao nhận thức về các phương thức biểu đạt : đặc điểm và tác dụng của chúng.
Cảm nhận và phân tích các phương thức biểu đạt trong văn bản, bước đầu biết sử dụng các phương thức biểu đạt.
2. Kĩ năng
- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về hiệu quả biểu đạt của một số câu/ đoạn văn, thơ có sử dụng các phương thức biểu đạt.
3. Tư duy, thái độ
- Tình yêu tiếng Việt.
B. Phương tiện
+ GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV.
+ HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK, vở ghi.
C. Phương pháp
* Tuỳ đối tượng HS mỗi lớp, GV chọn một trong những hình thức sau:
- Cá nhân Hs làm bài tập, Gv yêu cầu trình bày trước lớp.
- Thảo luận ở tổ, nhóm, sau đó cử đại diện trình bày trước lớp.
- Thi giải bài tập giữa các tổ, nhóm.
* Sau mỗi bài tập, GV tổng kết, chốt lại những kiến thức và kĩ năng cơ bản.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
Lớp
Sĩ số
HS vắng
12A5
2. Kiểm tra bài cũ
- Kể tên các phương thức biểu đạt đã học. Nêu đặc điểm và tác dụng của chúng.
3. Bài mới
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Xác định phương thức biểu đạt trong một văn bản là một trong những yêu cầu thường gặp trong phần đọc hiểu của đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn.
Thực ra, trong mỗi văn bản thường sử dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt. Việc vận dụng tổng hợp nhiều phương thức là đòi hỏi của chính cuộc đời, nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Tuy nhiên, trong một văn bản cụ thể, các phương thức ấy sẽ không có vị trí ngang nhau; tuỳ thuộc vào mục đích cần đạt tới, người viết sẽ xác định phương thức nào là chủ đạo.
Có 6 phương thức biểu đạt, cụ thể như sau:
– Tự sự: là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống.
Ví dụ:
“Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì.”
(Tấm Cám)
– Miêu tả: là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.
Ví dụ:
“Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím sẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát”
(Trong cơn gió lốc, Khuất Quang Thụy)
– Biểu cảm: là một nhu cầu của con người trong cuộc sống bởi trong thực tế sống luôn có những điều khiến ta rung động (cảm) và muốn bộc lộ (biểu) ra với một hay nhiều người khác. PT biểu cảm là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
Ví dụ:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than
(Ca dao)
– Thuyết minh: là cung cấp, giới thiệu, giảng giải,,những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết.
Ví dụ:
“Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn của hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải”
(Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000)
– Nghị luận là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.
Ví dụ:
“Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh thì phải có nhiều người tài giỏi. Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai”
(Tài liệu hướng dẫn đội viên)
– Hành chính – công vụ: là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí [thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng]
Ví dụ:
“Điều 5.- Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà sách nhiễu nhân dân, dung túng, bao che cho cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt quá thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”
II. LUYỆN TẬP
Bài 1:
Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:
“Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ không gì thay thế được việc đọc sách.
Cuốn sách tốt là người bạn giúp ta học tập, rèn luyện hằng ngày.
Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi rừng núi cho đến vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào những thế giới cực lớn, như thiên hà hoặc cực nhỏ, như thế giới các hạt vật chất.
Sách đưa ta vượt thời gian, tìm về với những biến cố lịch sử xa xưa hoặc chắp cánh cho ta tưởng tượng tới ngày mai, hoặc hiểu sâu sắc hơn hiện tại.
Sách văn học đưa ta vào thế giới của những tâm hồn người đủ các thời đại để ta thông cảm với những cuộc đời, chia sẻ những niềm vui, nỗi đau dân tộc và nhân loại.
Sách đem lại cho con người những phút giây thư giãn trong cuộc đời bận rộn, bươn chải. Sách làm cho ta hưởng vẻ đẹp, mở rộng con đường giao tiếp với mọi người xung quanh.
Sách là báu vật không thể thiếu được đối với mọi người. Phải biết chọn sách mà đọc và trân trọng, nâng niu những cuốn sách quý”.
(Theo SGK Ngữ văn 7, tập 2, tr.23, Nxb Giáo dục)
Phương thức biểu đạt chính?
Nội dung chính?
Đặt tên cho văn bản.
d. Xác định thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản và nêu những hiểu biết cơ bản về thao tác lập luận đó.
Bài 2:
Đọc kĩ bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
Trăng nở nụ cười
Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo
Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam Cao
Vẫn vườn chuối gió lao xao
Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền
Ả ngớ ngẩn, gã khùng điên
Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người
Vườn sông trăng nở nụ cười
Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau
Giữa đời vàng lẫn với thau
Lòng tin còn chút về sau để dành
Tình yêu nên vị cháo hành
Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi.
(Lê Đình Cánh)
1/ Xác định thể thơ? Cách gieo vần?
2/ Bài thơ giúp em liên tưởng đến tác phẩm nào đã học trong chương trình phổ thông?
3/ Câu thơ: “Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người” có ý nghĩa gì? Liên hệ với nhân vật chính trong tác phẩm mà em vừa liên hệ ở câu 2.
4/ Vị cháo hành được nhắc đến trong hai câu thơ cuối là một chi tiết nghệ thuật đặc sẳc trong một tác phẩm của Nam Cao. Hãy nêu ý nghĩa của hai câu thơ này và chi tiết nghệ thuật ấy?
Gợi ý :
Bài 1.
- Phương thức biểu đạt chính: Nghịluận
- Nội dung chính:
Mở đầu bằng việc khẳng định giá trị không thể thay thế của sách. Từ luận điểm được nêu, tác giả đã chỉ ra các phương diện khác nhau mà sách đem lại. Đó là:
1) Sách là người bạn.
2) Sách mở mang tri thức, hiểu biết.
3) Sách đưa ta vượt thời gian.
4) Sách đem lại cho con người những phút giây thư giãn.
- Đặt tên cho ngữ liệu. Vai trò của việc đọc sách,
- Xác định thao tác lập luận được sử dụng trong ngữ liệu: Phân tích
- Những hiểu biết cơ bản về thao tác lập luận đó.
Trong VBNL, TTLL phân tích không đơn thuần chỉ là tách nhỏ các mặt nội dung để tìm hiểu mà còn cần phải xác lập mối liên hệ giữa chúng để có cơ sở khái quát lại toàn bộ nội dung đã trình bày trước đó, từ đó rút ra nhận thức chân lý. Muốn nhìn nhận đối tượng trong sự thống nhất hữu cơ của nó thì cần phải tổng hợp.
Bài 2.
1/ Thể thơ lục bát; vần chân và vần lưng.
2/ Đoạn thơ giúpliên tưởng tới truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao.
3/ Câu thơ cho thấy tình yêu có sức mạnh cảm hóa con người và làm cho con người trở nên thực sự trở nên người hơn. Trong tương quan với “Chí Phèo” của Nam Cao, câu thơ của Lê Đình Cánh cho thấy sức mạnh tình yêu với biểu tượng bát cháo hành mà Thị Nở dành cho Chí đã khiến phần Người ngủ quên trong hắn bao lâu nay thực sự thức tỉnh. Chí không còn là một con quỷ dữ mà đã khao khát quay về làm người lương thiện nhờ cảm nhận được hương vị của tình yêu
4/ “Bát cháo hành” là chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao với các lớp nghĩa:
- Nghĩa cụ thể: Một cách chữa cảm, giải độc trong dân gian.
- Nghĩa liên tưởng: Biểu hiện của sự yêu thương, chăm sóc ân cần; Biểu hiện của tình người; Một ẩn dụ về tình yêu thương đưa Chí Phèo từ quỷ dữ trở về với xã hội lương thiện, chứng minh cho chân lí: “Chỉ có tình thương mới có thể cứu rỗi cho những linh hồn khổ hạnh.”).
Bài 3.
Đọc đoạn câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Bỗng cuối mùa chiêm quân giặc tới
Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau
Mới ngỏ lời thôi đành lỗi hẹn
Ai ngờ từ đó bặt tin nhau.
...Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em mãi là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.
(Núi Đôi - Vũ Cao - Thơ tình thế kỉ XX)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên
2. Tìm từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự khốc liệt của chiến tranh.
3. Xác định biện pháp tu từ đặc sắc nhất trong 4 dòng sau và nêu tác dụng của biện pháp tu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GIAO AN CHUYEN DE_12404750.doc