Giáo án dạy Giáo dục công dân 6 - Học kì 1

Bài 10

LỊCH SỰ, TẾ NHỊ

1. MỤC TIÊU

1.1/Kiến thức:

 * Học sinh biết: - Hs biết biểu hiện của lịch sự, tế nhị.

 * Học sinh hiểu:

 - Nêu được thế nào là lịch sự, tế nhị.

 - Nêu được ý nghĩa của lịch sự, tế nhị trong gia đình,với mọi người xung quanh .

 1.2/Kĩ năng:

 * Học sinh thực hiện được:

 -Biết phân biệt hành vi lịch sự ,tế nhị với hành vi chưa lịch sự tế nhị .

* Học sinh thực hiện thành thạo: -

- Kĩ năng giao tiếp / ứng xử thể hiện lịch sự, tế nhị.

- Kĩ năng thể hiện sự tự trọng trong giao tiếp với người khác.

 1.3/Thái độ:

 * Thói quen:

- Học sinh biết sống lịch sự, tế nhị với mọi người, phải sống vui vẻ, cởi mở, nhẹ nhàng tế nhị lịch sự cùng mọi người.

 * Tính cách: Yêu mến quý trọng những người lịch sự tế nhị trong giao tiếp .

2.NỘI DUNG HỌC TẬP :

- Hiểu được thế nào là lịch sự, tế nhị.

 - Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị

3.CHUẨN BỊ:

3.1/Giáo viên:

3.2/Học sinh: -Sách giáo khoa,tập ghi - Ca dao, tục ngữ về lịch sự, tế nhị.

 

doc82 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy Giáo dục công dân 6 - Học kì 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ễ -Những việc làm:quét dọn nghĩa trang b/+ Không khí: cho con người, cây cỏ, muôn loài sự sống. + Anh sáng: mang nguồn sáng cho trái đất. + Đất đai: cho con người sinh sống, khai hoang, trồng trọt,.. + Nước: nước uống, tưới tiêu cho ruộng. + Rừng: cho gỗ, lọc không khí trong lành. ... 4.3/Tiến trình bài học : Giới thiệu bài GV: Cho học sinh xem tranh ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên. Kể những cảnh đẹp của nước ta mà em biết? Gv: Cảm nghĩ của em về cảnh đẹp đó như thế nào? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, kết luận: Ngoài mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Chúng ta còn thừa hưởng những tài sản do thiên nhiên ban tặng. Thiên nhiên nước ta rất đa dạng, phong phú. Chúng ta phải biết bảo vệ giữ gìn bảo vệ thiên nhiên , đó chính là nội dung bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC - HOẠT ĐỘNG 1 (10 phút) Tìm hiểu truyện . HS: Đọc truyện SGK/16 Vào cuối học kỳ 1 nhà trường tổ chức học sinh đi đâu ? Hs: Tam Đảo. Gv: Theo em tại sao phải cho học sinh đi Tam Đảo? Hs: Trong các danh lam thắng cảnh nước ta thì Tam Đảo là địa danh khá nổi tiếng. Thiên nhiên ưu đãi, nó ở gần thị xã Vĩnh Yên –thuộc tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Gv: Qua chuyện bạn vừa đọc, theo em Tam Đảo có gì lạ so với nơi khác? Hs: Đồng ruộng xanh ngắt một màu xanh. - Mặt trời chiếu những tia vàng rực rỡ. - Những vùng đất xanh mướt khoai, ngô, chè, sắn. - Dãy núi Tam Đảo hùng vĩ. - Mây trắng như khói đang vờn quanh. Gv:Em có thích Tam Đảo không? Hs: Nếu thích yêu cầu học sinh vổ tay – Khuyên các em ráng học sau này có điều kiện các em sẽ đến Tam Đảo. Gv:Theo em ngoài Tam Đảo,Việt Nam nói chung –Tây Ninh nói riêng có những cảnh đẹp nào không? Hs:+ VN : Có Vịnh Hạ Long, Sa Pa, Đà Lạt, Phong Nha Kẽ Bàng, vv + Tây Ninh : Núi Bà, Lòng Hồ, Khu Lò Gò Sa Mát, vv Gv: Theo ước tính chung hàng năm có vài chục ngàn người đến tham quan, du lịch Gv:Theo em tại sao mọi người hay tìm đến cảnh đẹp hay với thiên nhiên? Hs: Nơi đó có không khí trong lành có thể nghĩ ngơi, thư giản sau những ngày làm việc. Gv:Thiên nhiên cần thiết cho cuộc sống con người như thế nào? Hs: Làm cho cuộc sống vui, khoẻ, tâm trạng thoải mái. Gv: Em có suy nghĩ gì và cảm xúc gì trước vẻ đẹp của thiên nhiên ? Hs: Thiên nhiên thật hùng vĩ, không khí trong lành dễ chịu. GV: Nhận xét, chuyển ý. -HOẠT ĐỘNG 2: ( 25 phút) Kiến thức : -Thế nào là yêu thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên . -Hiểu được vì sao phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên . -Nêu được một số biện pháp cần làm để bảo vệ thiên nhiên . ? Theo em thiên nhiên bao gồm những gì? Hs: Thiên nhiên là những gì tồn tại xung quanh con người mà không phải do con người tạo ra như đất đai, sông ngòi, rừng núi, bầu trời, đồi núi, động- thực vật. Đó là những tài sản quý giá bao quanh chúng ta, vô cùng gần gũi với chúng ta. Gv: Con người nói chung và thanh niên, thiếu niên nói riêng có cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên hay không? Hs: Mỗi người, dù ở tuổi nào đều có cảm xúc, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Đặc biệt là thanh niên, thiếu niên, vì đang ở tuổi mộng mơ nên càng rung động nhiều hơn trước cảnh đẹp của thiên nhiên. ? Thiên nhiên là gì? HS:Rừng,khoáng sản. - Thiên nhiên bao gồm: nước, không khí, sông, suối, cây xanh, bầu trời, đồi, núi *Liên hệ:Tây Ninh có những loại rừng nào mà em biết? HS:Trung ương cục miền Nam,rừng quốc gia Lò Gò Xa Mát (Tân Biên) Gv: Thế nào là yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên? ? Các biểu hiện đặc trưng của thiên nhiên ,sống hòa hợp với thiên nhiên ? () HS:Yêu thiên nhiên ,sống hòa hợp với thiên nhiên :Sống gần gũi ,gắn bó thiên nhiên,tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên , không làm những điều có hại cho thiên nhiên , khắc phục hạn chế những tác hại do thiên nhiên gây ra ? Nêu một số ví dụ ? Nêu một số ví dụ về yêu và sống hòa nhập với thiên nhiên ?(Giáo dục Kĩ năng ) HS: đi tham quan ,dã ngoại để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên ,biết thích ứng với thời tiết ,khí hậu như trời nắng thì phải đội nón, trời lạnh thì phải mặc ấm GV: Để giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên bản thân em cần phải làm gì ? ( Tích hợp GDMT) HS:Rất đẹp, đáp ứng được nhu cầu tinh thần và thoải mái ,cần phải bảo vệ.Bản thân không phá hoại cây cối, giữ gìn nguồn nước ,vận động mọi người bảo vệ thiên nhiên . *Mở rộng:Các em đã cảm thụ được vẻ đẹp của thiên nhiên ,vậy em có ước muốn gì không?( giáo dục tình cảm ) HS:Có dịp sẽ đến đó lần nữa. ? Vì sao phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên ? ( Kĩ năng giải quyết vấn đề ) HS: Thiên nhiên là tài sản vô giá, rất cần thiết cho con người. Đáp ứng nhu cầu tinh thần cho con người. Cung cấp những thứ cần thiết cho con người như:thức ăn,nước uống,không khí để thở GV;Sử dụng tranh ảnh:Rừng bị đốt: GV:Hình ảnh trên nói lên điều gì? Phương pháp động não:Theo em cuộc sống sẽ ra sao nếu thiên bị tàn phá?( Kĩ năng phê phán ) HS:Sẽ ảnh hưởng xấu đến cuộc sống con người đến sự phát triển các lĩnh vực kinh tế. Phương pháp đề án :Trong những hành vi sau đây, hành vi nào phá hoại thiên nhiên?( Kĩ năng phê phán ) a. Chặt phá rừng trái phép lấy gỗ. b. Vứt rác bừa bãi ở khu vực tham quan c. Đi tắm biển. d. Săn bắn chim bừa bãi GV: Tác hại của những hành vi đó là gì?( HS:-Gây ra lũ lụt ,hạn hán -Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ -Thiệt hại về tinh thần và tài sản HS: Ảnh hưởng tới cuộc sống của con người. Yêu thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên thì có lợi gì? Hs: Thiên nhiên sẽ được giữ gìn, sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cuộc sống của chúng ta. GV: Hướng dẫn học sinh quan sát , nhận xét hình “ Sau cơn lũ” và “ Đốt rừng làm rẫy”. * Kể những hành vi phá hoại môi trường mà em biết? Tác hại của việc phá hoại môi trường. Hs: Các hiện tượng lũ lụt, hạn hán, sự mất đi của các giống loài làm cuộc sống con người khó khăn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thiệt hại về tính mạng sức khỏe con người. *Nhấn mạnh:Thiên nhiên giúp phát triển kinh tế công nông nghiệp ,du lịch ,nó là tài sản vô giá của dân tộc. -Thiên nhiên giúp con người vui vẻ hơn, đi bộ cảnh thiên nhiên tinh thần sảng khoái,thiên nhiên đẹp cho ta cuộc sống thanh bình. HOẠT ĐỘNG 3: ( 5 phút) Kiến thức :-Nêu được một số biện pháp cần làm để bảo vệ thiên nhiên . *GV: Chia nhóm thảo luận: (3 phút) * Bản thân mỗi HS phải làm gì? Có thái độ ra sao đối với thiên nhiên?(Giáo dục tình cảm) HS:-Trồng cây gây rừng,bảo vệ động vật,khai thác rừng thuỷ hải sản phải có kế hoạch. -Những việc làm phá hoại thiên nhiên cần phê phán khắc phục: Đốt rừng làm nương rẫy, đánh cá bằng mìn,săn bắt loài động vật. : Bản thân em đã làm gì để bảo vệ thiên nhiên? Hs: không phá cây cối, giữ sạch các nguồn nước ( sông, suối, hồ), giải thích cho mọi người hiểu ích lợi và vai trò của thiên nhiên; vận động bạn bè tham gia cáchoạt động bảo tồn thiên nhiên. Gv: Gia đình, tập thể lớp nên làm gì để bảo vệ thiên nhiên? + Vận động mọi người cùng bảo vệ thiên nhiên. + Tham gia tích cực phong trào “ trồng cây gây rừng” Gv: Những lợi ích đó có phải là vô tận không? Vì sao? + Hs tự do trả lời. : Em hiểu câu nói của Bác Hồ: “ Mùa xuân là Tết trồng cây. Làm cho đất nước càng ngày càng xuân” có ý nghĩa gì? Gv: Không những mỗi người phải có ý thức bảo vệ mà còn biết nhắc nhở mọi người, bạn bè giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, biết tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Gv: Theo em Đảng và Nhà nước ta hiện nay có quan tâm đến vấn đề này chưa? + GV giới thiệu điều 29 – HP 1992 và chương XVII điều 182 –191 của bộ luật hình sự nước CHXHCNVN. Ngoài những vấn đề trên thì việc tu bổ trồng rừng mới cũng là vấn đề nhà nước quan tâm. + Phủ xanh đồi trọc. + Hãy bảo vệ môi trường vv. Gv: Theo em, học sinh cần phải làm gì để bảo vệ môi trường thiên nhiên? Hs: Tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương và nhà trường như trồng cây gây rừng, bảo vệ các loài động vật quý hiếm, vận động mọi người khai thác nguồn tài nguyên một cách có kế hoạch. - Quét dọn vệ sinh trường lớp . - Bỏ rác đúng nơi quy định. Gv: Muốn bảo vệ thiên nhiên và môi trường hãy sống hoà hợp thiên nhiên thì mọi người phải có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, không chặt phá cây bừa bãi, không đốt rừng làm rẫy, đánh cá hay săn bắt. Tạo môi trường xung quanh xanh sạch đẹp. GV: Kết luận bài học. I.TRUYỆN ĐỌC: “Một ngày chủ nhật bổ ích”. II.NỘI DUNG BÀI HỌC: 1.Thiên nhiên là gì? Thiên nhiên bao gồm Không khí, bầu trời, sông suối, rừng cây, đồi, núi, động thực vật 2. Thế nào là yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên? Là sống gần gũi gắn bó với thiên nhiên, tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên không làm những điều có hại cho thiên nhiên, biết khai thác từ thiên nhiên những gì có lợi cho con người, khắc phục và hạn chế những tác hại do thiên nhiên gây ra. 3.Vì sao phải yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên? - Thiên nhiên cung cấp cho con người những thứ cần thiết cho cuộc sống, thiên nhiên chính là môi trường sống của con người, ko có thiên nhiên con người sẽ không tồn tại. - Thiên nhiên bị tàn phá sẽ làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, gây ra nhuwngc hậu quả nặng nề mà con người phải gánh chịu. 4. Biện pháp bảo vệ thiên nhiên: Trồng và chăm sóc cây xanh. Khai thác rừng có kế hoạch, kết hợp giữa khai thác và trồng rừng. Bảo vệ các loài động vật, không đánh bắt hải sản bằng phương pháp hủy diệt(nổ mìn, xung điện) 4.4./Củng cố: ? Ngày 24/4 hàng năm là ngày gì ? HS: Được chọn là ngày trái đất để nhắc nhở mọi người có trách nhiệm bảo vệ trái đất ,hành tinh sống của chúng ta sạch và đẹp . HS: Đọc và trả lời bài tập a SGK trang 17. Kết thúc bài :Việt Nam quê hương tôi. 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học : * Đối với bài học ở tiết này : + Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 21. + Làm các bài tập sách giáo khoa trang 22. *Đối với bài học ở tiết tiếp theo: -Chuẩn bị ôn tập bài 4, 5, 6 chuẩn bị Kiểm tra 1 tiết tuần sau. + Ôn nội dung bài học, bài tập, tình huống. + Xem lại tục ngữ, ca dao @T? Tuần:9 Tiết: 9 Ngày dạy: KIỂM TRA MỘT TIẾT MÔN :GDCD 6 1.MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức - Qua bài kiểm tra đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của HS. Từ đó thấy được những ưu khuyết điểm nhằm có biện pháp dạy và học thích hợp. - 1.2. Kĩ năng: - Rèn cho HS kỹ năng phân tích, đánh giá, liên hệ bài học với thực tế. - HS biết vận dụng kiến thức đã học làm bài. 1.3. Thái độ.-Giáo dục HS tính tự giác, nghiêm túc trong quá trình làm bài. 2.MA TRẬN ĐỀ : Nội dung chủ đề .(Mục tiêu .) Các cấp mức độ của tư duy. Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng cộng 1.Siêng năng kiên trì . a. Hiểu vì sao cần siêng năng kiên trì. b.Liên hệ được biểu hiện của kiên năng kiên trì. Số câu Số điểm 1 /2 1đ 1 /2 1đ Số câu :1 Số điểm: 2 đ 2.Tự chăm sóc ,rèn luyện thân thể. a.Biết biện pháp rèn luyện để có sức khỏe . b.Giải quyết tình huống . Số câu Số điểm 1 /2 1đ 1 /2 1đ Số câu :1 Số điểm:2đ 3.Biết ơn b.Kể được cần biết ơn những ai. c.Biết các ngày lễ trong năm . a.Ý nghĩa của biết ơn . Số câu Số điểm 2/3 2đ 1/3 1đ Số câu :1 Số điểm: 3đ 4.Yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên . a.Liệt kê được các yếu tố của thiên nhiên b.Thấy tầm quan trọng của thiên nhiên đối với đời sống con người. Số câu Số điểm 1 /2 2đ 1 /2 1đ Số câu :1 Số điểm :3đ Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ : 1.5 câu 5 điểm 50 % 1.5 câu 3đ 30 % 1 câu 2đ 20 % Số câu :4 Số điểm:10đ 100% 3.ĐỀ KIỂM TRA-ĐÁP ÁN : A. ĐỀ: Câu 1: (2 điểm). a. Muốn có sức khoẻ tốt, chúng ta cần phải làm gì? b. Khi có người dụ dỗ em hút thuốc lá, hoặc uống rượu, bia em sẽ làm gì? Câu 2: ( 2 điểm) a. Vì sao phải siêng năng, kiên trì? b.Hãy kể những việc làm thể hiện tính siêng năng của em? Câu 3: ( 3. điểm). a.Vì sao phải biết ơn?. B. Chúng ta cần biết ơn những ai? c. Hãy nêu chủ đề và ý nghĩa của những ngày kỉ niệm sau: - Ngày 20 tháng 10 - Ngày 20 tháng 11 - Ngày 27 tháng 7 - Ngày 10 tháng 3 ( âm lịch) - Ngày 19 tháng 5 -Ngày 8 tháng 3 Câu 4: ( 3. điểm) Thế nào là yêu thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên? Nếu thiên nhiên bị tàn phá thì sẽ gây ra những hậu quả gì? ------------------------------------------HẾT-------------------------------------- B .ĐÁP ÁN : Câu 1: (2 điểm). a. Muốn có sức khoẻ tốt :Chúng ta cần phải biết tự chăm sóc, rèn luện thân thể cụ thể là: (1 điểm). - Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân - Ăn uống điều độ. - Tích cực phòng và chữa bệnh. - Thường xuyên luyện tập thể dục, năng chơi thể thao. - Không hút thuốc lá và dùng các chất kích thích khác. b. Em sẽ :kiên quyết từ chối và khuyên người đó không nên sử dụng các chất đó vì nóp rất có hại cho sức khoẻ. (1 điểm). Câu 2: ( 2 điểm) a. Vì siêng năng, kiên trì giúp cho con người thành công trong công việc, trong cuộc sống (1 điểm). b .( tuỳ theo cách trình bày của HS để đánh giá) (1 điểm). Câu 3: ( 3 điểm). a. Phải biết ơn vì: (2 điểm). - Biết ơn là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta. - Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người. b. Chúng ta cần biết ơn: Ông bà, cha mẹ, Thầy cô giáo, những người đã giúp đỡ mình, các anh hùng liệt sỹ, các nhà khoa học..) (1 điểm). c. Chủ đề và ý nghĩa của những ngày trên là: - Ngày hiến chương nhà giáo VN ( nhớ công lao của các thầy cô giáo) - Ngày thương binh liệt sĩ ( nhớ công lao của các anh hùng..) - Ngày sinh của Bác Hồ ( nhớ công lao của Bác) - Ngày giỗ tổ hùng vương ( nhớ công lao của các vua Hùng đã có công dựng nước) Câu 4: ( 3 điểm). - Yêu thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên là: Sống gần gũi, gắn bó với thiên nhiên. Tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, không làm những điều có hại cho thiên nhiên. Biết khai thác từ thiên nhiên những gì có lợi cho con người và khắc phục, hạn chế những tác hại do thiên nhiên gây ra. - Hậu quả của việc tàn phá thiên nhiên: Làm ô nhiễm môi trường. Gây mất cân bằng sinh thái. Gây ra những hậu quả nặng nề mà con người phải gánh chịu làm cho cuộc sống gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thiệt hại về tài sản, tính mạng con người. @T? TUẦN 10 TIẾT : 10. NGÀY DẠY: Bài 9 SỐNG CHAN HOÀ VỚI MỌI NGƯỜI 1. MỤC TIỆU: 1.1/ Kiến thức: * Học sinh biết: Giúp HS: biết những biểu hiện của người biết sống chan hòa và những biểu hiện không biết sống chan hòa với mọi người xung quanh. * Học sinh hiểu: - Hs hiểu được lợi ích của việc sống chan hòa và biết cần phải xây dựng quan hệ tập thể, bạn bè sống chan hòa, cởi mở. 1. 2/Kỹ năng: * Học sinh thực hiện được: - Có kĩ năng giao tiếp, ứng xử cởi mở, hợp lí với mọi người, trước hết với cha mẹ, anh em, thầy cô giáo, bạn bè. - Trình bày suy nghĩ. - Phản hồi / lắng nghe tích cực. * HS thực hiện thành thạo: - Thể hiện sự cảm thông với người khác. 1.3/Thái độ: *Thói quen: Có nhu cầu sống chan hòa với tập thể lớp, trường, với mọi người trong cộng đồng . *Tính cách: - Có mong muốn giúp đỡ bạn bè để xây dựng tập thể đoàn kết. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: Sống chan hoà là gì? Và lợi ích của việc sống chan hoà. 3. CHUẨN BỊ: 3.1/Giáo viên: - Hình ảnh Bác Hồ với nhân dân, với thiếu nhi. 3.2/ Học sinh: - Bảng phụ, bút dạ. Tranh ảnh về sống chan hoà với mọi người. - Ca dao, tục ngữ về sống chan hoà với mọi người. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện :- Kiểm diện học sinh, kiểm tra vở ghi chép , SGK. 4.2 Kiểm tra miệng : -GV: Trả bài kiểm tra, nhận xét bài làm của HS -GV: Trả bài kiểm tra, nhận xét bài làm của HS. 4.3 Tiến trình bài học: Giới thiệu bài: Giới thiệu bài + Em hãy kể những việc làm thể hiện sống chan hòa với mọi người ? + Tìm hình ảnh của Bác Hồ sống gần gũi với mọi người. GV: Cho HS xem hình ảnh Bác Hồ với mọi người. GV: Quan sát hình ảnh em có suy nghĩ gì? HS: Thể hiện sống chan hoà với mọi người. GV: Nhận xét dẫn vào bài mới GV: Bài học hôm nay gồm những nội dung chính nào? HS: Trả lời 3 phần chính của bài GV: Chuyển ý. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu truyện .( 10 phút) Kiến thức : Biểu hiện sống chan hòa HS: Đọc truyện. Gv cho hs đóng vai :Bác Hồ,anh cảnh vệ,cụ già. Gv: Qua nội dung truyện đọc, em có suy nghĩ gì về Bác Hồ? Hs: Quan tâm tới mọi người. Gv : Những chi tiết nào trong truyện nói lên điều đó? Hs: Bác Hồ đối với mọi ngươi: + Thăm hỏi từ già đến trẻ. + Cùng ăn, làm việc, vui chơi ...với các đồng chí trong cơ quan. * Kết luận: Bác Hồ sống rất chan hòa với mọi người. Gv: Em có suy nghĩ gì khi đọc câu chuyện trên? HS: Kính trọng Bác. Dù là một vị Chủ tịch nước nhưng Bác rất quan tâm đến đồng bào của mình. Chúng ta cần phải biết quan tâm tất cả mọi người, đặc biệt là những người xung quanh mình. Hs trình bày tranh ảnh sưu tầm về sự gần gũi của Bác với mọi người. Gv: Qua câu chuyện của Bác Hồ, tranh ảnh minh hoạ cho thấy Bác Hồ chúng ta là người đáng cho ta và mọi người học hỏi nhiều điều ở Bác. GV:Quan sát hình ảnh em có suy nghĩ gì? HS:Thể hiện sống chan hoà với mọi người. GV:Dù là chủ tịch nước nhưng Bác Hồ sống rất hoà đồng với mọi người. HOẠT ĐỘNG :2 (25 phút) Kiến thức :hiểu thế nào là sống chan hòa , nêu được ý nghĩa . ?Em hiểu thế nào là sống chan hòa với mọi người? Em đã sống chan hòa với mọi người (Ba me, anh chị em, thầy cô, bạn bè) như thế nào? Nhấn mạnh:Sống chan hoà với mọi người là phải sống chân thành, biết nhường nhịn nhau, sống trung thực, thẳng thắn, nghĩ tốt về nhau, biết yêu thương giúp đỡ nhau một cách chân tình, ân cần, chu đáo, tránh lợi dụng lòng tốt của nhau, không đố kị, ghen ghét, không dấu dốt, không nói xấu. Hs biết đấu tranh với những thiếu sót của nhau phải tế nhị để bạn bè dễ tiếp thu, tránh tình trạng “ bé xé ra to” Thảo luận nhóm:3 phút. Nhóm 1:Khi xảy ra mâu thuẫn ,xích mích giữa em với người khác (bạn bè,anh chị em trong gia đình..)em sẽ làm gì? HS:Phải biết nhường nhịn nhau,tìm cách hoà giải một cách êm đẹp .Phải biết thương yêu,giúp đỡ nhau. Nhóm 2:Khi em mắc khuyết điểm và bạn em mắc khuyết điểm em sẽ làm gì? HS:Trung thực,thẳng thắn phê bình ,tự phê bình. Nhóm 3:Khi bạn học giỏi và có thành tích nổi bật hơn em? HS:Không đố kị,ghen ghét,nói xấu nhau, ích kỉ. Nhóm 4: Những việc làm biết sống chan hoà và chưa biết sống chan hoà ở lớp, trường, bản thân em? HS: Vui vẻ với bạn bè... HS: Không tham gia các phong trào ? Em hãy kể những việc làm thể hiện sống chan hòa với mọi người ? HS: - Quan tâm đến mọi người xung quanh - Lắng nghe ý kiến mọi người - Sẵn sàng giúp đỡ người khác - Tham gia các hoạt động có ích cho tập thể. Gv nêu tình huống: “ Trong 1 ngày chủ nhật đẹp trời có một nhón bạn đi chơi trong đó có An là HS lớp 6A – Một bạn trong nhóm đưa ra ý kiến chúng mình hãy thử hút thuốc lá đi, còn 1 bạn nói mình vào quán uống cà phê đi – Một bạn khác nói hay tụi mình uống bia đi. Muốn chứng tỏ là người biết sống chan hoà nên An đã làm theo các bạn đó.” ? Vậy theo em cách xử sự của An có phải là biết sống chan hoà không? Vì sao? Hs: Không. Vì đó là việc làm xấu không mang đến lợi ích cho bản thân có hại cho sức khoẻ. ? Em hãy nêu một số biểu hiện không biết sống chan hòa với mọi người trong lớp xem? HS: Đố kị, ghen ghét, giấu dốt, nói xấu nhau, ích kỉ, không cởi mở, vui vẻ, hay xa lánh mọi người , chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân . Thiếu tinh thần trách nhiệm chung trước mọi người . ? Biểu hiện của sống chan hòa? HS:-Sống gần gũi quan tâm đến mọi người ,không xa lánh, không tạo ra sự cách biệt với mọi người. -Thể hiện sự tôn trọng người trong giao tiếp và những người xung quanh . Tóm lại:Sống chan hoà với mọi người sẽ góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau, bản thân có thể tự đánh giá, tự điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của cá nhân cho phù hợp với cộng đồng. ?Vì sao cần sống chan hoà với mọi người? Điều đó đem lại lợi ích gì? ?Chúng ta cần rèn luyện để sống chan hoà như thế nào? ( Giáo dục thái độ ) HS:Rèn luyện để sống chan hoà: - Chăm lo giúp đỡ mọi người xung quanh. - Chống lối sống ích kỉ,ghen ghét, đố kị nhau -Sống trung thực thẳng thắn,nghĩ tốt về nhau. -Biết nhường nhịn nhau. ?Hãy đọc câu ca dao, tục ngữ nói về sống chan hoà với mọi người?( ) +Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. +Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn" +Ai ơi chớ vội cười nhau Cười người hôm trước hôm sau người cười. HS: Trả lời. -Muốn sống hoà đồng thì không nên ganh tị , đố kị ,khích bác nhau . GV: Nhận xét, chuyển ý. HOẠT ĐỘNG 3: ( 5 phút) Kĩ năng làm bài tập : - Cho HS đọc bài tập à GV cho HS xung phong phát biểu và sau đó cho các em khác bổ sung. Hs thảo luận cặp đôi. * Bài tập c gợi ý cho các em thảo luận tìm ra những biện pháp rèn luyện để sống chan hòa, biết chăm lo giúp đỡ mọi người xung quanh, chống lối sống ích kỷ. GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý . I.Truyện đọc: “Bác Hồ với mọi người”. II.NỘI DUNG BÀI HỌC: Thế nào là sống chan hoà với mọi người? - Sống chan hòa là sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động chung, có ích. - Trái với sống chan hoà là sống tách biệt khép kín, xa lánh mọi người 2. Biểu hiện Sống gần gũi, quan tâm đến mọi người, không xa lánh, tạo ra sự tách biệt với mọi người. Có thái độ vui vẻ khi tiếp xúc với mọi người, cùng học tập, làm việc với mọi người, sãn sàng chia sẽ niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. 3.Ý nghĩa: - Bản thân: Được mọi người giúp đỡ, quý mến. - Xã hội: Góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp. III/ BÀI TẬP: * Bài tập a có 2 ý không biết chia sẻ với mọi người: 5 và 6. * Bài tập b nhằm giúp cho các em phân biệt những biểu hiện sống chan hòa và không biết sống chan hòa. 4.4/ Củng cố : - Thế nào là sống chan hoà với mọi người? - Theo em những việc làm sau đây, việt làm nào thể hiện biết sống chan hoà? 1. An hay nhắc bài bạn để bạn học tốt. 2. Dung thường hay tham gia cứu trợ đồng bào bị lũ lụt. 3. Lệ thường hay không thích bà con ở quê lên chơi vì họ không sạch sẽ. 4. Bảo không bao giờ tham gia sinh hoạt chung với các bạn. ( 2 đúng – 1,3,4 sai) GV:Tình huống:An kết thân với Tiến tại một tiệm điện tử,Tiến rủ An hút thuốc lá để thể hiện tình cảm bạn bè thân thiết,hoà đồng. ?Nếu em là An em sẽ làm gì?Vì sao em làm như vậy? ?Em hãy thể hiện lối sống chan hòa qua bài hát “Nối vòng tay lớn” 4.5/ Hướng dẫn học tập: * Đối với bài học ở tiết này : + Chan hoà là gì? + Phân biệt những biểu hiện biết sống chan hoà và những biểu hiện chưa biết sống chan hoà. + Ý nghĩa của sống chan hoà. + Tìm ca dao, tục ngữ sống chan hoà. *Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị bài 9: “ Lịch sự, tế nhị ” * Đối với bài học ở tiết tiếp theo:: Chuẩn bị bài 9: “Lịch sự, tế nhị” + Đọc và nghiên cứu bài “Lịch sự, tế nhị”. + Xem trước nội dung bài học SGK/Trang 21,22 + Lịch sự là gì? Tế nhị là gì? Nêu những biểu hiện, hành vi của lịch sự tế nhị trong cuộc sống. + Sắm vai một tình huống thể hiện lịch sự tế nhị + Xem các bài tập trang 22 SGK. 5/PHỤ LỤC: -Dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng. -Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD 6 @T? TUẦN 11 TIẾT : 11 NGÀY DẠY: Bài 10 LỊCH SỰ, TẾ NHỊ 1. MỤC TIÊU 1.1/Kiến thức: * Học sinh biết: - Hs biết biểu hiện của lịch sự, tế nhị. * Học sinh hiểu: - Nêu được thế nào là lịch sự, tế nhị. - Nêu được ý nghĩa của lịch sự, tế nhị trong gia đình,với mọi người xung quanh . 1.2/Kĩ năng: * Học sinh thực hiện được: -Biết phân biệt hành vi lịch sự ,tế nhị với hành vi chưa lịch sự tế nhị . * Học sinh thực hiện thành thạo: - - Kĩ năng giao tiếp / ứng xử thể hiện lịch sự, tế nhị. - Kĩ năng thể hiện sự tự trọng trong giao tiếp với người khác. 1.3/Thái độ: * Thói quen: - Học sinh biết sống lịch sự, tế nhị với mọi người, phải sống vui vẻ, cởi mở, nhẹ nhàng tế nhị lịch sự cùng mọi người. * Tính cách: Yêu mến quý trọng những người lịch sự tế nhị trong giao tiếp . 2.NỘI DUNG HỌC TẬP : - Hiểu được thế nào là lịch sự, tế nhị. - Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị 3.CHUẨN BỊ: 3.1/Giáo viên: 3.2/Học sinh: -Sách giáo khoa,tập ghi- Ca dao, tục ngữ về lịch sự, tế nhị. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện :- Kiểm diện học sinh ,vở ghi chép ,SGK. 4.2 Kiểm tra miệng : Câu 1. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây ( 10 điểm) a. Bác An là bộ đội, bác luôn vui vẻ với mọi người. b. Cô giáo Hà ở khu tập thể luôn chia sẻ suy nghĩ với mọi ngưòi. c. Bà An giàu có nhưng không chịu đóng góp cho hoạt động từ thiện. d. Bạn H. học giỏi nhưng không quan tâm tới ai cả. Câu 2: Thế nào là sống chan hoà với mọi người? Cho ví dụ. Sống chan hoà có ý nghĩa gì? (10 ñieåm) + Sống chan hòa là sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động chung có ích.( 5đ) Vd: Sống giản dị, khiêm tốn, quan tâm tới người xung quanh, tích cực tham gia hoạt động của lớp, của trường. ( 2đ) + Sống chan hoà sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ, góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp. ( 3đ) Câu 2: Theo em, em đồng ý với cách cư xử nào của các bạn trong tình huống sgk/ 21?( 5đ) HS:- Em đồng ý cách cư xử của bạn Tuyết. HS: Trả lời. GV: Nhận xét, cho điểm. 4.3/Tiến trình bài học: *Tình huống: Có cuộc điện thoại gọi đến nhà ,lúc đó chỉ có một

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an GDCD 6 ca nam_12424603.doc
Tài liệu liên quan