Giáo án dạy học kì I môn Ngữ văn 9

Tiết 56

BẾP LỬA

 Bằng Việt

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức:Qua bài thơ, giúp HS:

- Cảm nhận được tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình – người cháu – và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh trong bài thơ.

- Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ

- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với tình cảm với quê hương đất nước.

3. Thái độ

- HS thể hiện lòng yêu thương, kính trọng bà và tình yêu quê hương đất nước.

4. Năng lực cần hình thành và phát triển:

- Năng lực chung: NL giải quyết vấn đề & sáng tạo, NL hợp tác, NL tự quản, NL tự học, NL sử dụng ngôn ngữ

 - Năng lực chuyên biệt: NL cảm thụ, NL giao tiếp tiếng Việt, NL tiếp nhận VB, NL tạo lập VB

 

doc268 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy học kì I môn Ngữ văn 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ hoa chỉ có nghĩa lâm thời chưa thể đưa vào từ điển. Chuyển tiết 44 Hoạt động của thầy & trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 Hs nhắc lại k/n từ đồng âm ? Phân biệt hiện tượng đồng âm với nhiều nghĩa. Hs đọc bài 2. Thạo luận nhóm 4 người Hs cho thêm VD để phân biệt 2 hiện tượng Hoạt động 2. Hs ôn lại k/niệm Hs thảo luận nhóm 4 người bài 2 Hs thảo luận bài 3. Hoạt động 3 ? Thế nào là từ trái nghĩa. Cho ví dụ. - Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau (cao - thấp, béo - gầy...) - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2 và trả lời nhanh. - Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 3. Thảo luận nhóm 4 Hoạt động 4 ? Thế nào là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. Cho ví dụ. - Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác (động vật → gấu → gấu mèo → gấu trúc → gấu nhung...) Thực chất cũng là vấn đề quan hệ nghĩa giữa các từ đồng nghĩa và trái nghĩa. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2. - Dùng bảng phụ ghi sơ đồ . - Yêu cầu HS lên điền, các bạn nhận xét, bổ sung. Hoạt động 5 ? Trường từ vựng là gì. Cho ví dụ. - Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2. - Gợi ý HS chú ý các từ “tắm”, “bể”; tìm những từ khác cùng trường từ vựng với 2 từ trên và giải thích. - Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và trường từ vựng. Hs thảo luận bài 2. V. Từ đồng âm 1. K/niệm : giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. * Phân biệt với hiện tượng từ nhiều nghĩa - Từ nhiều nghĩa : một từ → các nét nghĩa có liên quan đến nhau. VD : suy nghĩ chín, cơm chín - Từ đồng âm : hai từ → các nghĩa không liên quan đến nhau. VD : đường ăn, đường đi. 2. a. Từ “lá” → hiện tượng từ nhiều nghĩa. b. Từ “đường” → đồng âm. VI. Từ đồng nghĩa 1. K/niệm : nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau dựa trên một cơ sở chung. 2. Chọn cách hiểu đúng a. sai vì đồng nghĩa là hiện tượng fổ biến của ng2 nhân loại b. sai vì đồng nghĩa có thể là quan hệ giữa hai, ba hoặc nhiều hơn 3 từ c. K0 thể chọn _ vì k0 bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có nghĩa hoàn toàn giống nhau. d. đúng 3.* Xuân : chỉ một mùa trong năm, khoảng thời gian tương ứng với một tuổi lấy bộ phận thay cho toàn thể → chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ * Xuân : thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả, tác dụng tránh lặp từ VII. Từ trái nghĩa 1. K/n : nghĩa trái ngược nhau 2. Cặp từ trái nghĩa xấu - đẹp, xa – gần, rộng – hẹp 3.* Nhóm sống – chết (trái nghĩa lưỡng phân) chẵn – lẻ, chiến tranh – hoà bình (k0 kết hợp được vơi từ chỉ mức độ : rất, hơi, quá, lắm.) * Nhóm già - trẻ (trái nghĩa thang độ) yêu – ghét, cao – thấp, nông – sâu, giàu – nghèo (kết hợp được với từ chỉ mức độ rất, hơi, quá, lắm) VIII. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ 1. Cấp độ kquát của nghĩa từ ngữ K/n : nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ ≠. 2. Điền sơ đồ IX. Trường từ vựng 1. K/n : là tập hợp của ~ từ có ít nhất một nét chung về nghĩa VD. Trường từ vựng về “tay” - các bộ phận : bàn tay, cổ tay, ngón tay. - hình dáng : to, nhỏ, dày, mỏng, dài, ngắn. - hoạt động : sờ, nắm, cầm, giứ, bóp 2. a. Hai từ “tắm” và “bể” cùng nằm trong một trường từ vựng là “nước nói chung” - nơi chứa nước : bể, ao, hồ, sông - công dụng : tắm, tưới, rửa, uống b. Tác dụng: Dùng hai từ “tắm” “bể” khiến câu văn có h/ảnh sinh động và có giá trị tố cáo mạnh mẽ hơn. 4. Củng cố: 4’ - Nhắc lại nội dung đã tổng kết. 5. Hướng dẫn tự học: 1’ - Học bài, làm các bài tập còn lại - Trả bài TLV số 2. Ngày soạn: 17/10/2018 Ngày giảng: 20/10/2018 Tiết 45 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 A . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: 1. Kiến thức:- Hs nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, nhận xét ra được ~ chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài này. 2. Kỹ năng:- Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu để, lập dàn ý và diễn đạt. 3. Thái độ: - Có thái độ tiếp thu một cách nghiêm túc ý kiến đánh giá của GV có thể phát huy ưu điểm và khắc phục những mặt con hạn chế. 4. Năng lực cần hình thành và phát triển: - Năng lực chung: NL giải quyết vấn đề & sáng tạo, NL hợp tác, NL tự quản, NL tự học, NL sử dụng ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: NL giao tiếp tiếng Việt, NL tiếp nhận VB, NL tạo lập VB B. CHUẨN BỊ: - Gv chấm bài, phân loại lỗi. - Chọn bài mẫu C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định tổ chức: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ Vở bài tập. 3. Bài mới: 34’ Hoạt động của thầy & trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 Yêu cầu hs đọc lại đề. Gv nêu lại yêu cầu về nội dung. Chú ý : tưởng tượng phải hợp lý dựa trên cơ sở thực tế. Hs nêu ~ y/c về hình thức Hoạt động 2 Hs tự đánh giá ưu nhược điểm bài viết của mình. Gv nhận xét Hs trao đổi hướng sửa chữa Gv bổ sung kết luận cách sửa chữa * Đề bài : Đề số 1. I. Yêu cầu về nội dung - MB : nêu h/ảnh lý do về thăm trường. - TB : kể tả những đổi thay của trường cũ. +Kể tả n’ cuộc gặp gỡ với thầy cô bạn cũ. Thể hiện được nỗi xúc động của bản thân, tình thầy trò – bè bạn. + Những kỷ niệm vui buồn - KB : Cảm xúc về cuộc thăm trường. II. Yêu cầu về hình thức - Viết dưới dạng bức thư 3 phần - Có yếu tố miêu tả cảnh, miêu tả người, tả nội tâm, kết hợp tự sự – có thể có yếu tố nghị luận. - có cảm xúc chân thành - trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi diễn đạt thông thường. - biết tách đoạn hợp lý III. Nhận xét và đánh giá 1. Ưu điểm - Bài viết đầy đủ ý về nội dung. - Nhiều bài đủ bố cục, tách đoạn hợp lý. - Kết hợp tả cảnh, tả người, tả nội tâm và tự sự, biểu cảm. - Cảm xúc chân thành. - Diễn đạt trong sáng rõ gọn - Tưởng tượng hợp lý : công việc trong t.lai. * Một số bài viết khá: A.Thảo, Yến, Ph.Trang, Ngà, Thành 2. Nhược điểm - 1 số b.viết sơ sài, hời hợt cảm xúc sáo mòn: Thuận, Ninh, Văn, Đinh Dũng, Đỗ Dũng - Một số bài ít yếu tố miêu tả: Tr. Quỳnh, Hiền, P. Hùng, Ninh - Mắc lỗi lôgic tưởng tượng bất hợp lý : lý do đến trường. * Một số bài viết chưa tốt: Thuận, Đinh Dũng 3. Đọc bài hay - đoạn hay: A Thảo IV. Bổ sung và sửa chữa lỗi – Hs tự sửa chữa. 4. Củng cố : 4’ - Ôn lại văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. 5. Hướng dẫn học ở nhà.1’ - Ôn lại các văn bản văn nghị luận chuẩn bị kiểm tra. Ngày soạn: 20/10/2018 Ngày giảng: 23/10/2018 Tiết 46 KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - nắm được kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tiêu biểu. 2. Kĩ năng: - Qua bài k.tra: đ.giá được t.độ of mình về các mặt kthức & năng lực diễn đạt. 3. Thái độ: - Tự ý thức làm bài, không quay cóp. 4. Năng lực cần hình thành và phát triển: - Năng lực chung: NL giải quyết vấn đề & sáng tạo, NL hợp tác, NL tự quản, NL tự học, NL sử dụng ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: NL cảm thụ, NL giao tiếp tiếng Việt, NL tiếp nhận VB, NL tạo lập VB II. CHUẨN BỊ: - GV: đề, đáp án, biểu điểm. - HS: xem lại kiến thức về văn học trung đại, dụng cụ làm bài. III. ĐỀ BÀI 1.Ma trận: Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao ‘‘Chuyện người con gái Nam Xương’’ Yếu tố kỳ ảo trong truyện ý nghĩa của yếu tố kì ảo qua văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” Tạo thành văn bản hoàn chỉnh Tạo thành văn bản hoàn chỉnh có sừ dụng yếu tố tự sự +miêu tả+các biện pháp nt, T sốcâu số điểm Tỉlệ 1 1.5 15% 2.5 25% 1 2.5 25% 3.5 35% 2 10 100% 2. ĐỀ BÀI Câu 1: ( 4 điểm) Nêu yếu tố kì ảo và ý nghĩa của yếu tố kì ảo qua văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” (Trích “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ). Câu 3: (6 điểm) Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của Thúy Kiều qua đoạn trich ‘‘Chị em Thúy Kiều’’ trích ‘‘Truyện Kiều’’ của đại thi hào Nguyễn Du ? 3. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Nộidungđápán Biểuđiểm 1 - Yếu tố kì ảo + Vũ Nương sống dưới thuỷ cung, gặp người làng là Phan Lang. + Vũ Nương trở về trong giây phút với câu nói “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể về nhân gian được nữa”. - Ý nghĩa của yếu tố kì ảo + Làm cho câu chuyện thêm li kì hấp dẫn + Truyện trở nên có hậu khi kết thúc. + Tăng ý nghĩ triết lí, tố cáo bản chất đen tối của xã hội phong kiến đã đẩy người phụ nữ tới cuộc đời bất hạnh. 1.5 điểm 2,5 điểm 2 1. Mở bài: - Giới thiệu vị trí đoạnt rích( 0,50 điểm ). - Khái quát vẻ đẹp nhân vật Thúy Kiều ( 0, 50 điểm ). 2. Thân bài: ( 4, 00 điểm ) - Cảm nhận về vẻ đẹp nhan sắc của Thúy Kiều: (3,0 điểm ). + Đẹp sắc sảo, mặn mà, chú ý miêu tả đôi mắt của Thúy Kiều: đẹp, trong sáng, có hồn->Vẻ đẹp khiến thiên nhiên phải ghen ghét, đố kị. (so sánh với vẻ đẹp của Thúy Vân ) ->Chân dung mang tính cách số phận. + Tài hoa :Thông minh, tài sắc vẹn toàn (cầm, kì, thi, họa ), đặc biệt là tài đánh đàn (nghề riêng ăn đứt ). - Thành công về nghệ thuật của tác giả. ( 1,0điểm ). + Bút pháp ướcl ệ, tượng trưng. + Nghệ thuật đòn bẩy (miêu tả Thúy Vân trước ) để làm nổi bật chân dung Thúy Kiều. + Nghệ thuật so sánh, thành ngữ, điển cố văn học... 3. Kết bài:( 1,0điểm ) : Cảm nhận, nhận xét chung của em về vẻ đẹp, tài năng của nhân vật. ( 1,0 điểm) ( 4, 0 điểm) 1,0 điểm IV. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA. 1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (1’) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, nhắc nhở nội quy giờ kiểm tra 3. Phát đề cho học sinh. 4.Thu bài: Nhận xét giờ kiểm tra 5. Hướng dẫn học ở nhà. - Soạn bài Đồng chí: + Đọc văn bản và chú thích SGK. + Tìm bố cục bài thơ. + Trả lời các câu hỏi trong SGK. Ngày soạn: 20 /10 /2017 Ngày giảng: 24 /10/ 2017 Tiết 47-48 Chủ đề: Hình ảnh người lính trong thơ hiện đại ĐỒNG CHÍ - Chính Hữu - BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH - Phạm Tiết Duật - I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng anh bộ đội được khắc họa trong bài thơ- những người đã viết nên những trang sử Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ. - Thấy được những đặc điểm nt nổi bật được thể hiện qua 2 bài thơ này. - Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta cũng như những gian khổ trong k/c chống Mỹ - Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ. - Đ.điểm nt của bthơ: ngôn ngữ thơ bình dị, b.cảm, h.ảnh tự nhiên, chân thực. 2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại. - Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ. - Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ. 3. Thái độ: - Nhận thấy vẻ đẹp của những chiến sĩ trong thời kì kc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Từ đó cố gắng học tập để xứng đáng là nền móng tương lai của đất nước. 4. Năng lực cần hình thành và phát triển: - Năng lực chung: NL giải quyết vấn đề & sáng tạo, NL hợp tác, NL tự quản, NL tự học, NL sử dụng ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: NL cảm thụ, NL giao tiếp tiếng Việt, NL tiếp nhận VB, NL tạo lập VB II. CHUẨN BỊ: - GV: bảng phụ, tư liệu về tác giả, tác phẩm. - HS: soạn bài theo yêu cầu. III. CẤU TRÚC CỦA CHỦ ĐỀ: 1. Cơ sở hình thành chủ đề: chủ đề được xây dựng từ những nội dung kiến thức bài Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của SGK Bài: Đồng chí (Tiết: 47) Bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Tiết: 48) 2. Cấu trúc nội dung chủ đề: Cấu trúc nội dung chủ đề theo từng tiết Các mức độ câu hỏi, bài tập Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tiết 1: Nhận ra được thể thơ Hiểu được về người lính trong kháng chiến chống Pháp Phân tích được một số hình ảnh thơ đẹp trong TP Hiểu sâu, bình luận, bình giảng được một số hình ảnh thơ Tiết 2: Nhận ra tác giả, tác phẩm và thời kỳ sáng tác Sự khác biệt giữ hình ảnh 2 người lính chống Pháp và chống Mỹ Phân tích được một số hình ảnh thơ đẹp trong TP Hiểu sâu, bình luận, bình giảng được một số hình ảnh thơ IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp (3p) 2. Kiểm tra bài cũ (10p) Tiết 1: đọc thuộc lòng một đoạn thơ trong truyện Kiều, phân tích hình ảnh mà em thích nhất? Tiết 2: Đọc thuộc lòng bài thơ đồng chí, em thích câu thơ nào nhất, vì sao? 3.Bài mới. (61p) * GV giới thiệu: Đã từ lâu, hình ảnh người lính đã đi sâu vào trong lòng mọi người dân Việt Nam như một biểu tượng đẹp đẽ “Anh bộ đội Cụ Hồ”. Tình đồng chí là một tình cảm đẹp, cao quý, đặc biệt được thể hiện trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhà thơ Chính Hữu đã khắc hoạ tình cảm ấy trong bài thơ “Đồng chí ” mà chúng ta sẽ tìm hiểu hôm nay. Hoạt động của giáo thầy & trò Nội dung cần đạt Hoạt động 2: GV cho HS quan sát ảnh chân dung tác giả, tập thơ “Đầu súng trăng treo” ? Dựa vào chú giải trong sgk, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả? - Ông hầu như viết về người lính và chiến tranh - Thơ ông thể hiện cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ hình ảnh chọn lọc hàm súc. ?Trình bày những hiểu biết của em về bài thơ? - Trích trong tập “Đầu súng trăng treo” - Sáng tác 1948 sau khi tác giả tham gia chiến dịch VB (thu đông 1947) - Cảm hứng thơ hướng về chất hiện thực của cuộc kháng chiến - Hoàn cảnh st ? Chủ đề? ?E sẽ l.chọn cách đọc ntn trg các cách sau? A. Nhịp hơi chậm, d. tả c.xúc sâu lắng dồn nén B. Sôi nổi, nồng nàn, mạnh mẽ C. Chậm buồn, tình cảm D. Vui tươi, dí dỏm Gv nêu yêu cầu đọc : nhịp hơi chậm, diễn tả cảm xúc lắng lại dồn nén, nhấn vào cấu trúc tương ứng. GV đọc mẫu 1 lần, HS đọc lại. Nhận xét cách đọc. Giải thích chú thích SGK 129, 130 3. Bố cục ?Tìm hiểu mạch cảm xúc và kết cấu của bài thơ ? Chú ý : Dòng thứ 7 có gì đặc biệt ? Mạch cảm xúc và suy nghĩ của bài thơ được triển khai ntn trước và sau nó ? - Mạch cảm xúc : thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội. ? Xác định bố cục của bài thơ? HS trả lời. GV chốt k.thức + 7 câu đầu : Cơ sở của tình đ/c + 10 câu tiếp : Những b.hiện và sm của tình đ/c + 3 câu cuối : Vẻ đẹp của tình đ/c ?Xác định PTBĐ chính của bài thơ? Hoạt động 3: Hs đọc đoạn 1 ?Mở đầu bài thơ, tác giả đã giới thiệu quê hương của các anh như thế nào? Em có nhận xét gì về cách giới thiệu của tác giả? ?Em có cảm nhận gì về quê hương của các anh bộ đội qua các cụm từ “nước mặn đồng chua” “đất cày lên sỏi đá”? GV cho HS q.sát 1 số h/ả làng quê nghèo of VN. ?Vì sao từ những người xa lạ khắp mọi miền đất nước họ lại trở nên thân thiết? GV bình giảng: Người lính vốn xuất thân từ n’ vùg quê nghèo khó, vốn là n’ ng’ xa lạ thế nhg họ trở thành tri kỉ, cùng chung lí tưởng chiến đấu. ? Hình ảnh: “Súng bên súng, ... đôi tri kỷ” gợi cho em cảm xúc gì? Em hiểu tri kỉ là gì? Thảo luận nhóm 4 hs : 2/. ?Câu thơ thứ 7 có gì đặc biệt ? Sự đặc biệt ấy gợi cho em cảm nghĩ gì . GV bình giảng: Câu thơ chỉ có 2 tiếng bật ra thật thân thiết và th.liêng như tiếng gọi th.tha of đồng đội, ấm áp và x.động là cao trào của mọi c.xúc, mở ra n’ gì chứa đựng ở những câu sau ? Như vậy tình đ/c được p/triển theo 1 t/tự nào? (xa lạ -> quen nhau -> tri kỉ => đồng chí) ?Nhận xét của em về nghệ thuật của đoạn thơ? Hoạt động 4. Hs đọc 10 câu tiếp ?Ba câu thơ tiếp theo cho ta biết gì về hoàn cảnh và tình cảm của người lính ? ?Em hiểu từ mặc kệ ở đây ntn? GV giảng: “Mặc kệ” : chỉ thái độ vô trách nhiệm, nhưng trong b/thơ nó mang 1 nét nghĩa khác, chỉ thái độ ra đi một cách dứt khoát, không vướng bận, mang dáng dấp của 1 kẻ trượng phu, t/hiện sự hi sinh, trách nhiệm đối với non sông, đất nước. ? Em hiểu như thế nào về hình ảnh " Giếng nước, gốc đara lính" ? biện pháp tu từ nào được sử dụng ?đó nói lên điều gì ? GV cho HS xem hình ảnh gốc đa, giếng nước (là hình ảnh nhân hoá, ẩn dụ, chỉ quê hương, ng’ thân nhớ về cc anh, nỗi nhớ của ng’ hậu phương, cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng of nhau. ? Hiện thực cuộc sống của người lính được TG ghi lại qua những chi tiết nào ? - Biết từng cơn ớn lạnh. - Áo rách vai, quần vài mảnh vá, chân ko giày. ? Em có nhận xét gì về đặc điểm, cấu trúc và hình ảnh trong đoạn thơ này? Những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau diễn tả sự gắn bó, sẻ chia và tình thương yêu của những người cùng cảnh ngộ) ? Em cảm nhận được gỡ về hiện thực cuộc sống của người lính lúc bấy giờ? (tình đc, đồng đội còn được thể hiện ở sự chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn của cuộc đời lính) GV giảng: Nhà thơ Quang Dũng trong bài thơ Tây tiến đã viết: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mỗi nhà thơ có một cách thể hiện khác nhau nhưng đều thể hiện cái khó khăn gian khổ, thiếu thốn của anh bộ đội Cụ Hồ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp ?Hình ảnh " Thương ... bàn tay" nói lên điều gì? ( Hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị vừa nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng giữa những người lính vừa gián tiếp thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy). ?Vậy biểu hiện và sức mạnh của tình đ/c là gì ? ?C.xúc of e sau khi đọc xong những câu thơ ấy? Hoạt động 4 HS đọc 3 câu cuối. ?Những câu thơ này gợi cảnh tượng như thế nào? ( +”rừng hoang sương muối”: đêm lạnh vắng + “Đứng chờ giặc tới” : chủ động, sẵn sàng chiến đấu + “Đầu súng trăng treo”: Tâm hồn lãng mạn cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.) ?H/ả trong nhg câu thơ ấy gợi cho em cảm xúc gì? ( Đó là bức tranh đẹp về cuộc đời người lính ) ?Trong b/tranh ấy có nh’ h/ả nào gắn kết với nhau? ( Người lính, khẩu súng, vầng trăng ) ?P.tích ý nghĩa của hả “Đầu súng trăng treo” ( Hả mang ý nghĩa biểu tượng, gợi ra bởi những liên tưởng phong phú: súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng; chất chiến đấu và chất trữ tình; chiến sĩ và thi sĩ-> đó là những mặt bổ sung cho nhau và hài hoà trong một người lính) ?Qua p.tích, em có NX gì về cs của người lính? ( Tràn đầy niềm tin và sức mạnh dù hoàn cảnh còn khó khăn ) Hoạt động 5 :Thảo luận nhóm. ? Ý kiến nào sau đây nói đúng nhất về NT đặc sắc của bài thơ. A. Thể thơ tự do, lời thơ mộc mạc giản dị, h/ảnh rực rỡ tráng lệ. B. Chi tiết h/ảnh chân thực giàu cảm xúc, giọng điệu sôi nổi trẻ trung. C. Thể thơ tự do, lời thơ mộc mạc giản dị, kết cấu tinh tế, chi tiết h/ảnh chân thực giàu cảm xúc. D. Kết cấu tinh tế, lời thơ hào sảng, cảm xúc chân thành ?Qua bthơ, e cảm nhận gì về hả người lính trg kc chống P? - Xuất thân từ nông dân nghèo. - Vì nghĩa lớn sẵn sàng từ bỏ những gì quý giá, thân thiết : ruộng nương, làng quê, gđình. Nhưng họ vẫn luôn nhớ về q.hương. - Vượt qua g.khổ, thiếu thốn, bệnh tật vẫn l.quan yêu đời. - Tình đ/chí đồg đội g.bó sâu nặg thắm thiết - Vẻ đẹp vừa chân thực vừa lãng mạn. GV: Xúc động trước tình cảm đồng chí được thể hiện trong bài thơ, nhạc sĩ Minh Quốc đã phổ nhạc bài thơ thành bài hát “Tình đồng chí”, mời các em cùng nghe 1 đoạn trong bài hát này. Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà và luyện tập HẾT TIẾT 1 I. Đọc và tìm hiểu chung : 1. Tác gi: - Là nhà thơ chiến sỹ. 2. Tác phẩm: - Hoàn cảnh st: bt đc st vào đầu năm 1948, sau khi t/g cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc 1947. - Chủ đề: Vẻ đẹp chân thực, giản dị của anh bộ đội cụ Hồ trong KCCP. 3. Bố cục: 3 phần 4. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm II. Tìm hiểu bài thơ: 1. Cơ sở hình thành tình đ.chí: - Hoàn cảnh xuất thân: , nghèo khó của người nông dân. Hai thành ngữ : “nước mặn...” “Đất cày...” => Tương đồng về cảnh ngộ. - Chung mục đích, chung lý tưởng cao đẹp(chiến đấu giành độc lập tự do cho tổ quốc ). - Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. - > Cùng chia sẻ khó khăn thiếu thốn để thực hiện nhiệm vụ cao cả. => đồng cảm, gắn bó - Đồng chí => Kết tinh của tình bạn, tình người, thiêng liêng, cao quý NT: + hình ảnh sóng đôi, các thành ngữ, cách nói ẩn dụ, hình ảnh thơ giản dị, gần gũi. 2. Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí. a. Sự cảm thông sâu xa, nỗi lòng thầm kín của nhau: Ruộng nương-> Gửi bạn Gian nhà -> mặc kệ - NT: ẩn dụ=> Tư thế ra đi dứt khoát, không dửng dưng vô tình mà sâu thẳm trong lòng họ vẫn nhớ da diết qh. b. Chia sẻ những gian lao thiếu thốn của c/đ người lính: Anh với ... đẫm mồ hôi - Họ cùng chịu bệnh tật, cùng thiếu, cùng rách. -> Sự đồng cam cộng khổ giúp các anh vượt qua mọi thiêú thốn gian truân. Thương nhau tay nắm lấy bàn tay - Th.yêu, gắn bó tạo thêm sức mạnh +Ẩn dụ, nhân hoá +Câu thơ sóng đôi +Chi tiết , hình ảnh cụ thể , chân thực có sức gợi cao => Tình đồng chí: ấm nồng khiến họ có thể sống và làm nên bao chiến công hiển hách. 3. Vẻ đẹp của tình đồng chí - Là b tranh đẹp về tình đ/c , đồng đội: +H.cảnh: khó khăn, khắc nghiệt. +Tư thế: sẵn sàng, chủ động -> Tình đồng chí tạo thêm sức mạnh=> Là biểu tượng đẹp, 1 bức tượng đài về tình đ/c, đồng đội. - Hình ảnh gắn kết: Người lính , khẩu súng, vầng trăng.->K.hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn => Hình ảnh thơ vừa chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Chi tiết thơ: gần gũi , giản dị, tả thực, - Câu thơ sóng đôi - Ng.ngữ: cô đọng, giàu sức b.cảm 2 Nội dung: khắc họa hình ảnh người lính bình dị mà cao cả . Đó là vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội của anh bộ đội cụ Hồ IV. Luyện tập: - Cảm xúc của em sau khi học xong bài thơ? -Viết đoạn văn trình bày cản nhận của em về đoạn cuối bài thơ “ Đồng chí” BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH - Phạm Tiến Duật - Giới thiệu bài : “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai” (Tố Hữu) Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vô cùng gian khổ và ác liệt của dân tộc ta đã qua đi, nhưng dư âm về một thời khói lửa, đạn bom không thể nào quên. Những thế hệ trẻ Việt Nam đã không tiếc máu xương của mình, hi sinh để giải phóng đất nước. Họ là những cô gái thanh niên xung phong , những người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm mà chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài thơ ngày hôm nay. Hoạt động của thầy & trò Nội dung cần đạt HĐ 2. HS đọc chú thích * SGK về TG. ?Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ? PTD là chiến sỹ lái xe lăn lộn trên tuyến đường TS nên có nhiều bài thơ mang hơi thở trực tiếp của cuộc ch.tranh. Các bài : TS Đông – TS Tây, Lửa đèn, Gửi em cô tnxp... ?T.bày những hiểu biết của em về bài thơ? - Nằm trong chùm thơ được giải Nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ 1969, đưa vào tập “Vầng trăng quầng lửa” ? Bài thơ ra đời trong h/cảnh nào ? Máy bay Mỹ điên cuồng bắn phá dọc tuyến đường TS trút hàng ngàn vạn tấn bom đạn và chất độc da cam nhằm chặn đứt mạch máu giao thông chính vận chuyển vũ khí lương thực từ miền Bắc → Nam (nhiều nơi đã trở thành túi bom) Gv hướng dẫn HS đọc bài thơ: Giọng điệu thản nhiên ngang tàng sôi nổi phơi phới niềm vui tin tưởng. GV đọc mẫu 1 đoạn. Gọi HS đọc tiếp . GV nhận xét GV cho hs xđ bố cục & PTBĐ của b.thơ Hoạt động 3 Hoạt động 3.1 ?Nhan đề bài thơ có gì khác lạ ? GV giảng: Lạ ở h/ảnh được tác giả phát hiện ra : những chiếc xe không kính → thể hiện sự gắn bó và am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.Lạ ở cảm hứng của tác giả : hai chữ “bài thơ” không phải chỉ viết về hiện thực khốc liệt mà chủ yếu muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm vượt lên khó khăn. Hoạt động 3.2-H/ả nổi bật và xuyên suốt trong bài thơ là gì? ?Em hãy đọc nh’ câu thơ miêu tả h/ảnh xe. ?Những chiếc xe được tg miêu ntn? -Ng.nhân of những chiếc xe ko có kính là gì? ?Nhận xét cách miêu tả của TG? ?Nhận xét cách miêu tả của TG? ?Miêu tả hình ảnh những chiếc xe như vậy tg nhằm nhấn mạnh điều gì? ?NX of em về giọng điệu của đoạn thơ này? NT và giọng điệu ấy nói lên điều gì? Hoạt động 3.3 HS đọc khổ thơ cuối. ?Biện pháp NT nào được sử dụng trong đoạn thơ này? Tác dụng của nó? Gv chuyển ý: H/ảnh những chiếc xe không kính làm nổi bật h/ảnh người chiến sĩ lái xe. HS quan sát 3 khổ thơ đầu. ?BPNT được sd trong 2 khổ thơ đầu là gì? ?Qua các câu thơ trên cho ta thấy tư thế của người lính lái xe như thế nào? ?Đọc hai khổ thơ tiếp “Không có kính ừ thì có bụi” ?NX giọng điệu, cấu trúc 2 khổ thơ có gì đặc biệt. Hiệu quả NT ? Thảo luận nhóm 4 .GV bình giảng: Giọng thơ ngang tàng tếu táo chất lính lái xe, cấu trúc lặp đi lặp lại “ừ thì” “chưa cần” → dường như thiếu đi những p.tiện vật chất tối thiểu lại là h/c để người chiến sĩ lái xe bộc lộ những p/chất cao đẹp của người lính lái xe. ?Những người lính lái xe bộc lộ những phẩm chất gì qua đoạn thơ này? - Những chi tiết rất thực “phì phèo” “cười ha ha” “lái trăm cây số nữa” → vẻ đẹp lạc quan - Ngôn ngữ thơ tự nhiên gần với lời nói thường. ?Hai khổ thơ tiếp theo giúp em cảm nhận như thế nào về h/ảnh người chiến sĩ lái xe ? Gv giảng: Tình đ.c đồng đội gắn bó đoàn kết – họ thản nhiên gặp gỡ “bắt tay nhau” trong bài “đ.chí” họ “nắm bàn tay” H/ảnh thơ là sự p.triển tiếp nối tình đ/chí; ko có kính lại tiện hơn ko phải xuống xe họ bắt tay qua “cửa kính vỡ rồi” Họ ăn uống nghỉ ngơi thoải mái, xuềnh xoàng trong chốc lát nhưng lại thành g/đ ruột thịt và họp thành “Tiểu đội xe không kính” lại đi,bay bổng, lãng mạn Gv nêu vấn đề thảo luận sau khi đọc khổ cuối: Tại sao nhà thơ lại tiếp tục tả hình dáng những chiếc xe không kính ? Câu kết “chỉ cần... trái tim” hay ở chỗ nào ? GV giảng: Nhịp thơ nhanh gấp + điệp từ “không có” → như những đường cua rẽ khúc khuỷa khó khăn chồng chất nối tiếp. TG khẳng định chỉ cần “có” một trái tim khẳng định chân lý làm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 1_12509660.doc
Tài liệu liên quan