Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp Hóa học 8 - Chương 2: Phản ứng hóa học - Tiết 16 bài 12: Sự biến đổi chất

Hoạt động 2: Hiện tượng hóa học (17 phút)

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức:

- HS biết được hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác.

- Quan sát và giải thích được hiện tượng TN để rút ra nhận xét.

b. Kỹ năng: Kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng thực hành thí nghiệm, sử dụng ngôn ngữ, vận dụng kiến thức liên môn vào việc giải quyết các tình huống trong thực tiễn.

c. Thái độ: Rèn cho HS tính cẩn thận, an toàn trong tiến hành thí nghiệm.

d. Định hướng hình thành năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. Năng lực hợp tác. Năng lực thí nghiệm thực hành. Năng lực vận dụng kiến thức liên môn.

2. Phương pháp/Kĩ thuật: Phương pháp trực quan, làm thí nghiệm, vấn đáp, trao đổi nhóm, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cả lớp, cá nhân và theo nhóm.

4. Phương tiện dạy học: sách giáo khoa, giáo án, bảng viết, tranh ảnh, video bột sắt tác dụng với lưu huỳnh, phiếu học tập, máy chiếu đa năng Projecter với sự trợ giúp của máy tính, chương trình Powerpoint, dụng cụ, hóa chất thí nghiệm.

5. Nội dung tích hợp: Tích hợp môn Công nghệ 6; Sinh học 6; Hóa học 8; Hóa học 11 CB; Sinh học 8 để giải thích hiện tượng hóa học. Đồng thời, giáo dục HS ý thức tuyên truyền, thực hiện vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm, bài trừ mê tín dị đoan trong cuộc sống.

 

doc11 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp Hóa học 8 - Chương 2: Phản ứng hóa học - Tiết 16 bài 12: Sự biến đổi chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP HÓA HỌC 8 CHƯƠNG 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC Tiết 16 – Bài 12: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS nêu được các khái niệm về hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học - HS giải thích được, phân biệt được đâu là hiện tượng hóa học đâu là hiện tượng vật lý. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện năng quan sát tư duy logic và suy luận vấn đề, kỹ năng thực hành hóa học, làm việc với hóa chất, với dụng cụ thí nghiệm; - Quan sát được 1 số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học. - Biết phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học. - Kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học trong môn Sinh học, Vật lí để giải thích về sự biến đổi chất. - Kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học trong môn Giáo dục công dân, Công nghệ để đề xuất giải pháp thực hiện tốt an toàn thực phẩm, giải pháp bảo vệ môi trường , bảo vệ Trái đất - Kĩ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, cẩn thận và an toàn trong tiến hành thực hành thí nghiệm , tích cực trong học tập, hợp tác nhóm. - Học sinh có niềm tin về sự tồn tại và sự biến đổi vật chất, bài trừ sự mê tín dị đoan làm cho cuộc sống thêm lành mạnh. - Có ý thức thực hiện và tuyên truyền vận động gia đình, những người xung quanh cùng chung tay bảo vệ môi trường, thực hiện tốt an toàn thực phẩm. 4. Định hướng hình thành năng lực: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực thí nghiệm thực hành. - Năng lực hợp tác. - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống - Năng lực vận dụng những kiến thức liên môn: Vật lí , môn Hoá học, môn Sinh học, lồng ghép vệ sinh an toàn thực phẩm(kiến thức môn Công nghệ), bài trừ mê tín dị đoan, bảo vệ môi trường sống(kiến thức môn Giáo dục công dân) II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Chuẩn bị của giáo viên a. Thiết bị dạy học: - Dụng cụ: Đèn cồn, kẹp gỗ, kiềng đun, ống nghiệm, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, bát sứ, ống hút. - Hóa chất: nước cất, NaCl, dung dịch Natri hiđroxit, dung dịch đồng (II) sunfat - Máy chiếu, máy tính. b. Học liệu: Sách giáo khoa, giáo án, tranh ảnh, video bột sắt tác dụng với lưu huỳnh, phiếu học tập . Kiến thức về các hiện tượng thực tế cuộc sống( Kiến thức môn Sinh học về hiện tượng thực phẩm bị mốc, hiện tượng quang hợp, hiện tượng xác động vật bị thối rữa; Kiến thức môn Hóa học về hiện tượng ma trơi; kiến thức môn Vật lí về hiện tượng sấm chớp, lồng ghép kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm(môn Công nghệ), bảo vệ môi trường sống(môn Giáo dục công dân) và nội dung bài trừ mê tín dị đoan. 2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu kĩ nội dung của bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên trong nội dung dặn dò ở tiết 15. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút). - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Vì sao nói được: Ở đâu có vật thể là ở đó có chất? 3. Tiến trình bài học: Đặt vấn đề (1 phút): Trong chương trước các em đã học về chất, nguyên tử, phân tử, chương này sẽ học về phản ứng hóa học. Ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Chất có ở khắp mọi nơi và thế giới vật chất luôn biến đổi không ngừng. Khoa học tiên tiến đã dần giải thích được mọi sự biến đổi đó. Bài học hôm nay sẽ giúp các em có cách nhìn khoa học về sự biến đổi chất. Hoạt động 1: Hiện tượng vật lí (12 phút) 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: HS biết được hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác. Phân tích được kết quả TN để rút ra nhận xét. b. Kỹ năng: Thực hành thí nghiệm, làm việc nhóm, vận dụng kiến thức liên môn vào việc giải quyết các tình huống trong thực tiễn. c. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, an toàn trong tiến hành thí nghiệm, lòng yêu thích bộ môn. d. Định hướng hình thành năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. Năng lực hợp tác. Năng lực thí nghiệm thực hành. Năng lực vận dụng kiến thức liên môn. 2. Phương pháp/Kĩ thuật: Phương pháp trực quan, làm thí nghiệm, vấn đáp, trao đổi nhóm, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cả lớp, cá nhân và theo nhóm. 4. Phương tiện dạy học: sách giáo khoa, giáo án, bảng viết, tranh ảnh, phiếu học tập, máy chiếu đa năng Projecter với sự trợ giúp của máy tính, chương trình Powerpoint, dụng cụ, hóa chất thí nghiệm. 5. Nội dung tích hợp: Tích hợp kiến thức môn Vật lí lớp 6, bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ. Bài 24: Sự nóng chảy và đông đặc để giải thích hiện tượng vật lí. Vật lí lớp 7, bài 17: Sự nhiễm điện do cọ sát (Mục em có thể chưa biết) để giải thích hiện tượng “Sấm chớp” là hiện tượng vật lí. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Bước 1. Giao nhiệm vụ: Các em quan sát hình ảnh thí nghiệm 1 Sự biến đổi của nước, thí nghiệm 2 Sự biến đổi của gỗ trên bảng, làm thí nghiệm 3 Sự biến đổi của muối ăn theo nhóm và nhận xét về sự biến đổi của chất trong mỗi thí nghiệm? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ *TN1: Sự biến đổi của nước. HS quan sát hình ảnh trả lời. Nước Nước Nước (rắn) (lỏng) (khí) - Nước từ thể rắn chuyển thành thể lỏng, từ thể lỏng chuyển thành thể khí (hơi) và ngược lại =>Nước chỉ biến đổi về trạng thái. - Nước vẫn giữ nguyên là nước ban đầu. *TN2: Sự biến đổi của gỗ HS quan sát hình ảnh trả lời. Thanh gỗ → bàn ghế gỗ - Từ thanh gỗ đóng thành bàn ghế gỗ. - Gỗ vẫn giữ nguyên là gỗ ban đầu. =>Gỗ chỉ biến đổi về hình dạng. * TN3: Sự biến đổi của muối ăn. HS tiến hành làm thí nghiệm này theo nhóm theo cách tiến hành sau: Chia lớp thành 4 nhóm. Cử nhóm trưởng, thư ký nhóm. Nhóm trưởng lên nhận hóa chất và dụng cụ. Các nhóm tiến hành trong 4 phút. Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng và ghi nhận xét hiện tượng vào phiếu. Muối ăn ª muối ăn ª muối ăn (rắn) (dung dịch) (rắn) => Muối ăn chỉ biến đổi về trạng thái. Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo GV: Vậy qua các thí nghiệm trên em có nhận xét gì về sự biến đổi của các chất? HS trả lời: Các chất chỉ biến đổi về trạng thái, hình dạng mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. GV: Sự biến đổi của các chất như trên gọi là hiện tượng vật lí vậy hiện tượng vật lí là gì? HS trả lời: GV: Chốt kiến thức và đưa ra khái niệm về hiện tượng vật lí. Bước 4. Phương án KTĐG GV: Vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu, em hãy làm bài tập sau: Bài tập 1: Hãy xác định đâu là hiện tượng vật lí trong các hiện tượng sau: a) Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi. b) Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí mùi hắc (Khí lưu huỳnh đioxit). c) Hiện tượng sấm chớp. d) Dây sắt bị cắt nhỏ thành từng đoạn và tán thành đinh. HS vận dụng kiến thức môn Vật lí lớp 6, bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ. Bài 24: Sự nóng chảy và đông đặc để giải thích hiện tượng Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi là hiện tượng vật lý; kiến thức vật lý lớp 7, bài 17: Sự nhiễm điện do cọ sát (phần mục em có biết) để giải thích hiện tượng sấm chớp là hiện tượng vật lý. GV gọi học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét và bổ sung. GV: Hiện tượng (b) các em thấy không thuộc hiện tượng vật lý vậy nó thuộc loại hiện tượng gì? Đó là hiện tượng hóa học các em ạ. Thế nào là hiện tượng hóa học và làm thế nào để biết được đó là hiện tượng hóa học? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu phần tiếp theo Điều chỉnh: I.Hiện tượng vật lí: 1. Thí nghiệm: 2. Nhận xét: - Các chất vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. 3. Kết luận: - Hiện tượng vật lí là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu (chỉ có sự thay đổi về hình dạng, trạng thái, không sinh ra chất mới). 4. Kiểm tra, đánh giá Các hiện tượng vật lí là: a, c, d, do không có chất mới tạo thành. Đáp án phiếu học tập 1: Tên TN Cách tiến hành Hiện tượng Nhận xét TN3: Sự biến đổi của muối ăn Hòa tan muối ăn vào nước trong bát sứ, sau đó đun dung dịch muối ăn cho đến khi dung dịch muối ăn bay hơi hết. - Muối ăn từ thể rắn tan vào trong nước chuyển thành dung dịch muối ăn, đun nóng nước bay hơi hết lại thu được muối ăn ở thể rắn. Muối ăn → muối ăn → muối ăn (rắn) (dung dịch) (rắn) - Muối ăn vẫn giữ nguyên là muối ăn ban đầu. => Muối ăn chỉ biến đổi về trạng thái. Hoạt động 2: Hiện tượng hóa học (17 phút) 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: - HS biết được hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác. - Quan sát và giải thích được hiện tượng TN để rút ra nhận xét. b. Kỹ năng: Kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng thực hành thí nghiệm, sử dụng ngôn ngữ, vận dụng kiến thức liên môn vào việc giải quyết các tình huống trong thực tiễn. c. Thái độ: Rèn cho HS tính cẩn thận, an toàn trong tiến hành thí nghiệm. d. Định hướng hình thành năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. Năng lực hợp tác. Năng lực thí nghiệm thực hành. Năng lực vận dụng kiến thức liên môn. 2. Phương pháp/Kĩ thuật: Phương pháp trực quan, làm thí nghiệm, vấn đáp, trao đổi nhóm, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cả lớp, cá nhân và theo nhóm. 4. Phương tiện dạy học: sách giáo khoa, giáo án, bảng viết, tranh ảnh, video bột sắt tác dụng với lưu huỳnh, phiếu học tập, máy chiếu đa năng Projecter với sự trợ giúp của máy tính, chương trình Powerpoint, dụng cụ, hóa chất thí nghiệm. 5. Nội dung tích hợp: Tích hợp môn Công nghệ 6; Sinh học 6; Hóa học 8; Hóa học 11 CB; Sinh học 8 để giải thích hiện tượng hóa học. Đồng thời, giáo dục HS ý thức tuyên truyền, thực hiện vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm, bài trừ mê tín dị đoantrong cuộc sống. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Bước 1. Giao nhiệm vụ HS theo dõi Thí ngiệm 1, bột sắt tác dụng với lưu huỳnh qua video và tiến hành làm thí nghiệm 2, Natrihidroxit tác dụng với Đồng Sunfat theo nhóm và nhận xét hiện tượng xảy ra Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ a. Thí nghiệm 1: GV: Giới thiệu các hóa chất cần dùng trong thí nghiệm giữa sắt bột tác dụng với lưu huỳnh bột. Yêu cầu HS đọc cách tiến hành thí nghiệm: - 1 HS đọc to, rõ ràng cách tiến hành thí nghiệm. GV: Chiếu video thí nghiệm giữa sắt bột và lưu huỳnh bột. Yêu cầu HS quan sát và nhận xét hiện tượng? - HS xem video và nhận xét hiện tượng xảy ra: + Hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh ban đầu bị nam châm hút. + Hỗn hợp nóng đỏ lên và chuyển dần sang màu xám đen khi đun nóng. + Sản phẩm không bị nam châm hút. + Chất ban đầu: Sắt, lưu huỳnh. + Chất mới sinh ra: Sắt (II) sunfua. ( Chất màu xám đen) => có sự thay đổi về chất. b. Thí nghiệm 2: GV: Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm 2: Hình thức: hoạt động nhóm, thời gian: 4 phút. + Làm thí nghiệm: Cho dung dịch natri hiđroxit tác dụng với dung dịch đồng (II) sunphat. + Quan sát thí nghiệm và nhận xét hiện tượng xảy ra? + Hoàn thiện vào phiếu bài tập. GV: Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả. Đại diện các nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV: Chiếu đáp án đúng để HS đối chiếu. + Chất ban đầu: Natri hiđroxit NaOH, đồng (II) sunfat CuSO4 + Chất mới sinh ra: Đồng (II) hiđroxit Cu(OH)2 (kết tủa màu xanh) và Natri sunfat Na2SO4. => có sự thay đổi về chất. Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo GV: Qua các thí nghiệm trên em có nhận xét gì về sự biến đổi của các chất? HS trả lời: Các chất đã biến đổi thành chất khác. GV: Yêu cầu HS giải thích tại sao hỗn hợp lưu huỳnh bột và sắt bột ban đầu bị nam châm hút, còn sau khi đun nóng lại không bị nam châm hút. HS trả lời: Trong hỗn hợp ban đầu có chứa sắt là kim loại có từ tính bị nam châm hút. Còn khi đun nóng phản ứng đã xảy ra, sinh ra chất mới màu xám đen không có từ tính không bị nam châm hút. GV: Vậy các quá trình biến đổi trên có phải là hiện tượng vật lí không? Tại sao? HS trả lời: Các quá trình trên không phải hiện tượng vật lí vì các quá trình trên đều sinh ra chất mới. GV: Thông báo: Các hiện tượng nêu trên là các hiện tượng hóa học, vậy hiện tượng hóa học là gì? HS trả lời: Hiện tượng hóa học là chất biến đổi có tạo ra chất khác GV: Nhận xét và chốt kiến thức. GV: Bằng kiến thức vừa học em hãy phân tích chỉ ra “Hiện tượng b ở bài tập 1” là hiện tượng hóa học. HS trả lời: Chất ban đầu: lưu huỳnh và oxi. Chất mới sinh ra : lưu huỳnh đioxit. GV: Từ các ví dụ và những nhận xét ở trên, em hãy nêu dấu hiệu để phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học? HS trả lời: Dấu hiệu để phân biệt hai hiện tượng là có chất mới sinh ra hay không? (Hiện tượng vật lí không sinh ra chất mới, hiện tượng hóa học có sinh ra chất mới.) Bước 4. Phương án KTĐG - Giáo viên đưa câu hỏi mở rộng, liên hệ thực tế: 1. Lạc bị mốc là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học ? Giải thích? 2. Hiện tượng “Ma trơi” có phải là hiện tượng hóa học không - HS sử dụng kiến thức Sinh học 6, bài 51: Nấm kết hợp kiến thức Công nghệ 6, bài 16: An toàn thực phẩm trả lời câu hỏi 1. Liên hệ kiến thức vào thực tiễn cuộc sống để dự đoán hiện tượng, trả lời câu hỏi 2 - Giáo viên đưa kiến thức mở rộng để chốt kiến thức đúng : Kết hợp kiến thức hóa học 8, bài 24: Tính chất của oxi, kiến thức hóa học 11 nâng cao, tiết 23 bài 14: Photpho với kiến thức sinh học 8, bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương để giải thích hiện tượng “Ma trơi”. Trong thành phần cấu tạo của xương người có phôt pho, khi cơ thể người bị chôn dưới đất xảy ra sự phân hủy do các vi khuẩn trong đất, một lượng photpho được giải phóng dưới dạng photphin PH3 kèm theo một ít điphotphin P2H4. Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường, khi đun nóng đến 1500C thì mới cháy được. Còn điphotphin là chất lỏng, dễ bay hơi và tự bốc cháy ngoài không khí ở nhiệt độ thường và tỏa nhiều nhiệt. Chính nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy. Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng của mặt trời nên ta không quan sát rõ như vào ban đêm. Điều chỉnh: II. Hiện tượng hóa học: 1. Thí nghiệm: 2. Nhận xét: - Các chất đã biến đổi thành chất khác. 3. Kết luận: - Hiện tượng hóa học là chất biến đổi có tạo ra chất khác. 4. Kiểm tra, đánh giá - Lạc bị mốc là hiện tượng hóa học.Vì lạc bị mốc là do một loại vi khuẩn nấm mốc phát triển trong điều kiện thuận lợi (nhiệt độ 25 – 300C, độ ẩm 85%), lấy chất hữu cơ có chứa trong hạt lạc làm mất giá trị dinh dưỡng, mặt khác một số loài vi khuẩn gây mốc trong quá trình trao đổi chất còn thải ra cả chất độc. Chiếu Slide 11 (Giải thích về tác hại khi ăn lạc bị mốc). Hiện tượng “Ma trơi” chỉ là một quá trình hóa học xảy ra trong tự nhiên. Thường gặp “Ma trơi” ở nghĩa địa vào ban đêm. Có xuất hiện chất mới Hiện tượng hóa học. Chiếu Slide 12. Hiện tượng ma trơi đuổi theo: khi gặp ma trơi, con người sẽ sợ, hoảng loạn và chạy. Khi đó sẽ sinh ra một luồng khí chuyển động làm ngọn lửa bay theo chiều gió theo hướng người chạy. Chiếu Slide 13. Đáp án phiếu học tập 2: Tên TN Cách tiến hành Hiện tượng Nhận xét TN1: Sắt tác dụng với lưu huỳnh Trộn đều hỗn hợp bột lưu huỳnh và bột sắt theo đúng tỉ lệ 7:4 về khối lượng, cho hỗn hợp vào ống nghiệm. - Đưa ống nghiệm chứa hỗn hợp lại gần nam châm, quan sát và nhận xét hiện tượng? - Đun nóng hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn một thời gian, quan sát và nhận xét hiện tượng? - Đưa sản phẩm của phản ứng trên lại gần nam châm, nhận xét hiện tượng? - Nam châm bị hút lên do có bột sắt (bột sắt và bột lưu huỳnh vẫn giữ nguyên). - Hỗn hợp cháy sáng, nóng đỏ lên và chuyển thành chất rắn màu xám do sắt đã phản ứng với lưu huỳnh. - Sản phẩm của phản ứng không bị nam châm hút (do không còn tính chất của sắt ) đó là sắt (II) sunfua. - Có xuất hiện chất mới. - Chất ban đầu: Sắt, lưu huỳnh . - Chất mới sinh ra: Sắt (II) sunfua. Đáp án phiếu học tập 3: Tên thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng Nhận xét Thí nghiệm 2: TN2: Natri hiđroxit NaOH tác dụng với đồng (II) sunfat CuSO4 - Quan sát màu sắc của dung dịch natri hiđroxit NaOH và dung dịch đồng (II) sunfat CuSO4. - Nhỏ vài giọt dung dịch natri hiđroxit NaOH vào ống nghiệm chứa dung dịch đồng (II) sunfat CuSO4 - Quan sát và nhận xét hiện tượng. - Ban đầu dung dịch natri hiđroxit NaOH không màu, dung dịch đồng (II) sunfat CuSO4 có màu xanh lam. - Sau khi nhỏ dung dịch natri hiđroxit NaOH không màu, dung dịch đồng (II) sunfat CuSO4 có màu xanh lam xuất hiện kết tủa màu xanh . + Chất ban đầu: natri hiđroxit NaOH, đồng (II) sunfat CuSO4 + Chất mới sinh ra: Đồng (II) hiđroxit Cu(OH)2 (kết tủa màu xanh) và Natri sunfat Na2SO4. Hoạt động 3: Luyện tập. (10 phút) 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: HS vận dụng kiến thức đã học nhận biết và giải thích được hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học trong đời sống thực tiễn. b. Kỹ năng: Trao đổi nhóm, vận dụng kiến thức liên môn vào việc giải quyết các tình huống trong thực tiễn. c. Thái độ: Giáo dục HS ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống. d. Định hướng hình thành năng lực: Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. Năng lực vận dụng kiến thức liên môn. 2. Phương pháp/Kĩ thuật: Trao đổi nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cả lớp, cá nhân, hoạt động theo cặp và theo nhóm. 4. Phương tiện dạy học: giáo án, bảng viết, tranh ảnh, phiếu học tập, máy chiếu đa năng Projecter với sự trợ giúp của máy tính, chương trình Powerpoint. 5. Nội dung tích hợp: Tích hợp kiến thức môn Sinh học 6 giải thích hiện tượng hóa học; Môn Vật lí lớp 6 giải thích hiện tượng vật lí; Môn Sinh học 6, Sinh học 8 Môn GDCD 7, nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, tác hại và cách khắc phục. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Bước 1. Giao nhiệm vụ Vận dụng các kiến thức đã biết của các môn: vật lí, sinh học để giải thích từng hiện tượng trong bài tập sau: ? Quá trình quang hợp của cây xanh ( chương trình Sinh học 6) là hiện tượng vật lí hay hóa học ? ? Hiện tượng bóng đèn dây tóc sáng lên khi có dòng điện chạy qua là hiện tượng vật lí hay hóa học? ? Dựa vào sự quan sát một số xác động vật chết thối rữa. Em hãy cho biết quá trình trên xảy ra hiện tượng vật lí hay hóa học? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên chiếu đề lên. Sau đó yêu cầu các nhóm thảo luận và tìm đáp án - Thảo luận theo nhóm - Chuẩn bị nội dung thuyết trình ra Phiếu học tập 4. Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo Câu hỏi: Quá trình quang hợp của cây xanh ( chương trình Sinh học 6) là hiện tượng vật lí hay hóa học ? - Gv hướng dẫn các nhóm ghi nhớ lại quá trình quang hợp. - HS: Ghi lại ngắn gọn quá trình quang hợp ra giấy A4 - Gv phân tích và tìm sự biến đổi của chất trong quá trình trên. - HS: Nhận xét. Các chất như Cacbonic, nước biến đổi thành tinh bột. → Rút ra kết luận. - HS: → Hiện tượng hóa học Sau đó giáo viên chiếu cho HS xem cụ thể giải thích trên màn hình. GV dựa vào sự phân tích của học sinh để lồng ghép về giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường. GV kết luận Bước 4. Phương án KTĐG- Tổ chức đánh giá từng nhóm : + Các nhóm tự đánh giá. + Giáo viên đánh giá và cho điểm từng nhóm. Điều chỉnh: 1/ Câu hỏi có nội dung Sinh học Quá trình quang hợp của cây xanh là hiện tượng vật lí hay hóa học? Giải: Khi quang hợp cây xanh tạo ra tinh bột, khí oxi từ nước, khí CO2 → Hiện tượng hóa học 2/ Câu hỏi có nội dung vật lí: ? Hiện tượng bóng đèn dây tóc sáng lên khi có dòng điện chạy qua là hiện tượng vật lí hay hóa học? Giải: Bóng đèn sáng là do khi có dòng điện đi qua dây tóc làm cho dây tóc nóng lên, phát sáng. => Hiện tượng vật lí. 3. Bài toán tích hợp giáo dục môi trường. Dựa vào sự quan sát một số xác động vật chết thối rữa. Em hãy cho biết quá trình trên xảy ra hiện tượng vật lí hay hóa học? Giải: Xác động vật bị các vi khuẩn hoại sinh gây thối rữa nên có mùi thối.. => Hiện tượng hóa học. 4. Củng cố. (2 phút) GV cho học sinh xem sơ đồ tư duy về toàn bộ nội dung bài học. Sau đó đặt câu hỏi: - Thế nào là hiện tượng vật lí? - Hiện tượng hóa học? - Cho 2 ví dụ về hiện tượng vật lí. - Cho 2 ví dụ về hiện tượng hóa học. 5. Hướng dẫn về nhà: (1 phút) - Học thuộc bài. - Vận dụng kiến thức đã học giải thích những hiện tượng trong đời sống thường ngày. Nhận biết chúng thuộc loại hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học như: a, Hiện tượng tuyết rơi. b, Hiện tượng băng tan. c, Vắt chanh vào nước đậu thấy nước đậu nổi váng. ...... - Làm bài tập 2, 3 – SGK trang 47, bài tập 12.2, 12.3, 12.4 SBT. - Đọc trước bài: Phản ứng hóa học. Thành Tâm, tháng 10 năm 2017 Giáo viên soạn bài Lưu Thanh Tùng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoa hoc 8 Giao an day hoc theo chu de tich hop_12338253.doc
Tài liệu liên quan