Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6

Buổi 24 VĂN TẢ NGƯỜI

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Hs nắm vững những đặc trưng cơ bản của văn tả người

- Thành thạo trong việc lập dàn ý văn tả người

- Biết tạo lập đoạn văn, văn bản sử dụng ngôn ngữ đặc trưng, các biện pháp nghệ thuật.

B. TỔ CHỨC ÔN TẬP

I. Lý thuyết

1. Phân loại

- Tả chân dung

- Tả người trong hoạt động cụ thể.

2. Phương pháp tả người: Cần

a. xác định được đối tượng miêu tả.

- Tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính.

b. Quan sát lựa chọn những chi tiết tiêu biểu

- Ngoại hình: trang phục, diện mạo, cử chỉ.

- Nội tâm: Tình cảm, suy nghĩ.

 

doc73 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 925 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
........................................................................................................................... ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ Ngày soạn : Buổi 13 Động từ, cụm động từ I. Mục tiêu cần đạt Nhận diện và phân biệt động từ, cụm động từ Nhận diện trong ngữ cảnh, phân tích vào sơ đồ Đặt câu, dựng đoạn văn có sử dụng các kiến thức trên II. Tổ chức ôn tập 1. Lý thuyết : Động từ, cụm động từ. a. Động từ là gì: Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. Ví dụ: Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi. b. Kết hợp với đã,sẽ,đang,sắp,cũng,vẫn,hãy,đừng,chớvề phía trước động từ tạo thành cụm động từ. c. Chức vụ của động từ. - Chủ yếu làm vị ngữ. Ví dụ: Trên đồng cạn dưới đồng sâu Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa. -Khi làm chủ ngữ động từ mất khả năng kết hợp với các từ trên. Ví dụ: Lao động là vẻ vang. d. Cụm động từ là loại tổ hợp từ do một động từ làm trung tâm kết hợp với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Ví dụ: Tôi mở cửa, bạn lau bảng. Chúng ta cùng làm. đ. Cấu tạo cụm động từ : Phần phụ trước Phần trung tâm Phần phụ sau 2. Bài tập : BT1- 6 sách " Một số kiến thức kỹ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn 6" Trang 50-51 , 56-58 Bài tập 2: Xác định cụm động từ trong các cụm từ sau: -Vô cùng ngạc nhiên - Hết sức sững sốt - Khôi ngô tuấn tú vô cùng -Tưng bừng nhất kinh kỳ - Khiếp sợ vô cùng Bài tập 3: Viết một đoạn văn miêu tả lọ hoa trên bàn cô giáo trong đó có sử dụng động từ , cụm động từ, tính từ , cụm tính từ. D- Rút kinh nghiệm giờ dạy: ........................................................................................................................................................... ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ Ngày Buổi 14 Tính từ, cụm tính từ I. Mục tiêu cần đạt Nhận diện và phân biệt tính từ, cụm tính từ Nhận diện trong ngữ cảnh, phân tích vào sơ đồ Đặt câu, dựng đoạn văn có sử dụng các kiến thức trên II. Tổ chức ôn tập 1. Lý thuyết : Tính từ, cụm tính từ. a. Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật. Ví dụ: Tiếng việt của chúng ta rất giàu đẹp. b. Tính từ kết hợp với một số từ ngữ phụ thuộc tạo thành cụm tính từ. Ví dụ: Hai vợ chồng ở với nhau rất hạnh phúc. c. Cấu tạo của cụm tính từ . Phần phụ trước Phần trung tâm Phần phụ sau 2. Bài tập : Bài tập1:Tìm tính từ trong đoạn thơ sau: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường làng. Bài tập2: Đặt 5 câu có tính từ. Bài tập3: Tìm các cụm tính từ trong các câu sau: Bài tập4: Xác định các cụm tính từ trong các cụm từ sau: -Vô cùng ngạc nhiên -Hết sức sững sốt -Khôi ngô tuấn tú vô cùng -Tưng bừng nhất kinh kỳ - Khiếp sợ vô cùng D- Rút kinh nghiệm giờ dạy: ........................................................................................................................................................... ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ Buổi 15 Ôn tập về văn bản I. Mục tiêu - Năm vững khái niệm văn bản - Đặc điểm của văn bản - Phương pháp tạo lập văn bản - Kĩ năng liên kết, dựng đoạn, tạo lập văn bản II. Tổ chức ôn tập 1. Lý thuyết a. Khái niệm văn bản - Văn bản là các tác phẩm văn học và văn kiện ghi bằng giấy tờ. Có văn bản hẳn hoi. Ví dụ: Bài ca dao" Công cha như núi Thái Sơn", bài thơ" Bánh trôi nước" - Tính chất của văn bản: Là một thể thống nhất, Trọn vẹn về nội dung ý nghĩa, hoàn chỉnh về hình thức Ví dụ: Bài ca dao" Công cha. đạo con" Hai câu đầu ngợi ca công cha nghĩa mẹ to lớn qua sự so sánh HAi câu cuối nói về đạo làm con phải" Một lòng thờ mẹ kính cha", săn sóc phụng dưỡng cha mẹ- > đó là nội dung ý nghĩa vừa thống nhất vừa trọn vẹn Về hình thức lại hoàn chỉnh: viết theo thể thơ lục bát, vần chân: sơn- nguồn, vần lưng: ra- cha- là..lối ví von, so sánh cụ thể, hình tượng - Chủ đề là vấn đề chủ yếu được nêu trong văn bản Ví dụ: Văn bản " Cuộc chia tay của những con búp bê" nói lên sự đau buồn, mất mát của những đứa con thơ khi cha mẹ bỏ nhau, tình thương anh em trong bi kịch gia đình. b. Liên kết văn bản - Liên kết về nội dung ý nghĩa - Liên kết về hình thức - Tác dụng của liên kết: tạo sự chặt chẽ, liền mạch, tạo tính thống nhất hoàn chỉnh, trọn vẹn. Không liên kết thì văn bản sẽ rời rạc, xộc xệch c. Bố cục và mạch lạc trong văn bản - Bố cục văn bản là sự sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý trong văn bản - Tính chất của bố cục + cân đối, cân xứng + liền mạch, chặt chẽ + hoàn chỉnh, thống nhất, hợp lý - Các phần của bố cục: thường có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài Mở bài: Nêu khái quát( câu chuyện, cảnh vật, vấn đề) Thân bài: Chi tiết, cụ thể( các tình tiết diễn biến, tả cụ thể cảnh vật, phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận) Kết bài: Nêu cảm xúc, cảm nghĩ, đánh giá d. Tạo lập văn bản: theo các bước - Xác định yêu cầu đề văn và tìm định hướng viết: viết về cái gì? viết như thế nào? viết cho ai? viết để làm gì?Viết trong bao lâu? - Xây dựng bố cục: Lập dàn ý và tìm ý - Diễn đạt: viết thành văn - Đọc, sữa chữa, bổ sung: xem lại dấu câu, chính tả 2. Bài tập vận dụng BT 1 : Sắp xếp các câu văn sau theo thứ tự hợp lý để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh a. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử b. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trổi dậy. Bẹ măng mọc kín thân cây non , ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong, lần ngoài cho đứa con non nớt. c. Dưới gốc tre tua tủa những mầm măng. Sắp xếp lại c-> b -> a BT 2 : Từ nối trong đoạn văn sau chưa phù hợp. Em hãy thay thế bằng một từ phù hợp Làng quê tôi đã khuất hẳn, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, mặc dù sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mãnh đất cọc cằn này. Có thể điền : nhưng sao BT 3 : hãy chọn cụm từ thích hợp( Trăng đã lên rồi, cơn gió nhẹ, từ từ lên ở chân trời, vắt ngang qua, rặng tre đen, những hương thơm ngát) điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau: Ngày chưa tắt hẳn . .Mặt trăng tròn to và đỏ, saucủa làng xa. Mấy sợi mây con.mỗi lúc một mãnh dần rồi tắt hẳn. Trên quãng đồng ruộng, hiu hiu đưa lại, thoang thoảng . BT 4 : Vì sao các câu thơ sau không tạo thành một đoạn thơ hoàn chỉnh? Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Long lanh đáy nước in trời Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng Sè sè nắm đất ven đường Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh Gợi ý: Vì chúng có vần nhưng ý giữa các câu không liên kết với nhau BT 5 : Đọc kĩ đề văn sau và trả lời câu hỏi EM hãy viết bức thư cho một người chiến sĩ ngoài đảo xa để kể về một hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở chi đội em. a. Em hãy xác định những yêu cầu cụ thể sau ? Thư viết cho ai? ?Thư viết về cái gì? ? Em sẽ xưng hô như thế nào trong bức thư? ? Câu chuyện em sẽ kể là câu chuyện gì? b. Câu văn nào sau đây phù hợp với phần mở đầu của bức thư? 1. Chúng em xin hứa sẽ luôn cố gắng học tập chăm ngoan và làm thật nhiều việc tốt để những người bà, người mẹ ở hậu phương vợi bớt đi những nỗi vất vả và nỗi nhớ thương về những người con đang chiến đấu nơi xa. 2. Chúng em là những đội viên của trường Lê Văn Tám, ngổitường mà anh đã gắn bó suốt những năm tháng tuổi thơ; do vậy chúng em đã được biết về anh và những chiến công của anh ngoài đảo xa. Ngày soạn Buổi 16+17 ôn tập tổng hợp I. Mục tiêu cần đạt Hệ thống toàn bộ kiến thức văn bản, tiếng việt, tập làm văn Làm các đề thi II. Tổ chức ôn tập A.Phần văn bản 1. Truyện dân gian a. Truyền thuyết - Khái niệm - Các văn bản đã học: Con rồng cháu tiên, Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm, Sơn Tinh Thuỷ Tinh. b. Cổ tích. - Khái niệm. - Các văn bản đã học: Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng. c. Ngụ ngôn. -Khái niệm. - Các văn bản đã học: ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Chân tay tai mắt miệng. d. Truyện cười. -Khái niêm. - Các văn bản đã học: Treo biển, Lợn cưới áo mới. - Yêu cầu học sinh so sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích,Truyện ngụ ngôn và truyện cười. - Yêu cầu H/s nắm được sự việc, nhân vật chính, nội dung ý nghĩa của các văn bản Gợi ý: Nội dung ý nghĩa + Truyền thuyết giải thích nguồn gốc dân tộc, phong tục, tập quán, hiện tượng thiên nhiên. Mơ ước chinh phục thiên nhiên và chiến thắng giặc ngoại xâm. + Truyện cổ tích: Ca ngợi dũng sĩ vì dân diệt ác, người nghèo, thông minh, tài trí, ở hiền gặp lành. Kẻ tham ác bị trừng trị. + Truyện ngụ ngôn: Nêu lên những bài học đạo đức lẽ sống. Phê phán những cách nhìn thiển cận hẹp hòi. + Truyện cười: Chế giễu châm biếm phê phán những tính xấu người tham thích khoe bủn xỉn. 2. Truyện trung đại: a.Khái niệm b. Các văn bản đã học: Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. c. H/s kể tóm tắt nắm nội dung và nghệ thuật, sự việc và nhân vật. B. Phần tiếng việt 1.Từ. - Khái niệm. - Phân loại - Nghĩa của từ - Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ 2. Danh từ cụm danh từ - Khái niệm - Phân loại - Chức vụ - Mô hình cấu tạo 3. Số từ, lượng từ, chỉ từ - Khái niệm - Chức vụ - Vai trò 4. Động từ cụm động từ - Khái niệm - Phân loại - Chức vụ - Mô hình cấu tạo 5. Tính từ cụm tính từ - Khái niệm - Phân loại - Chức vụ - Mô hình cấu tạo C. Tập làm văn: Văn tự sự 1. Khái niệm 2. Các yếu tố - Sự việc - Nhân vật - Lời văn đoạn văn - Ngôi kể lời kể - Thứ tự kể 3. Các loại bài tự sự - Kể chuyện đời thường - Kể chuyện sáng tạo Hs làm các đề kiểm tra học kì dưới dạng trắc nghiệm và tự luận: Sách kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì, Thiết kế, Một số kiến thức kĩ năng và bài tật D- Rút kinh nghiệm giờ dạy: ........................................................................................................................................................... ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ HỌC Kè 2 Buổi 18: Ôn tập văn kể chuyện tưởng tượng I. Lý thuyết - Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể sáng tạo ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay thực tế, nhưng nó vẫn có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ: Hạt lúa tự kể chuyện mình Hãy kể về giấc mơ của một bông hoa Hàng cây xanh nói chuyện về mình - Lưu ý khi làm bài kể chuyện tưởng tượng( Khi làm văn tự sự) + Xác định cốt truyện và tình huống . Cốt truyện cần phải có nhiều tình tiết với những diễn biến phong phú. Không nên chọn cốt truyện quá đơn giản. Cốt truyện phải bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống. . Xác định tình tiết chính, tình tiết phụ. Nhấn vào những tình tiết quan trọng và lướt qua những tình tiết phụ, dùng tình tiết phụ tạo nền để làm nổi bật tình tiết chính. Số lượng tình tiết chính cũng không nên quá nhiều. . Cần tạo tình huống cho cốt truyện. Tình huống phải thật bất ngờ. Đưa tình huống và xử lí tình huống phải linh hoạt khéo léo. + Cách xây dựng nhân vật . Lựa chọn số lượng nhân vật phù hợp với cốt truyện, đồng thời xác định rõ nhân vật chính, nhân vật phụ. . Nhân vật phải được miêu tả với một chân dung cụ thể( tên tuổi, vóc dáng, trang phục, diện mạo, tính tình) . Nhân vật được xây dựng phải xuất phát từ nguyên mẫu ngoài đời + Cách viết lời kể, lời thoại . Lời kể phải rõ ràng nhưng kín đáo ý nhị. Lời kể phải làm toát lên được nội dung cốt truyện, chủ đề của câu chuyện cũng như thái độ tình cảm của mình. . Lời kể phải hết sức linh hoạt. Phối hợp các kiểu câu, các loại từ ngữ. . Lời kể phải phù hợp với ngôi kể. Dùng ngôi 1 lời kể thiên về tự thuật( những cảm nhận, suy nghĩ, thái độ, lời bình phẩm về các sự việc). Ngôi 3 thì lời kể phải mang tính khách quan. Lời thoại tạo nên sức hấp dẫn cho bài văn tự sự. Lời thoại không quá nhiều, quá ít, lời thoại phải được chọn lọc, phù hợp với nhân vật( phải nắm được tính cách, tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính của các nhân vật tham gia hội thoại) + Cách sắp xếp bố cục. Có thể kể xuôi theo trình tự thời gian nhưng không hay nên có thể kể theo thứ tự kể đan xen các sự việc: từ hiện tại( nêu kết quả) quay trở về lần lại quá khứ( lí giải nguyên nhân diễn biến). Ví dụ Mở bài bằng những câu giới thiệu không gian, thời gian, miêu tả cảnh vật, nêu tâm trạng, ý nghĩ của nhân vật Cũng có thể mở đầu câu chuyện bằng một tiếng gọi, một vài câu đối thoại ngắn. Kết bài bằng một vài câu giới thiệu không gian, thời gian, miêu tả cảnh vật, hình ảnh, nhân vật, cảm nghĩ nhân vật hoặc có thể kết thúc theo lối mở( không khép lại vấn đề mà mở ra thêm một hướng suy nghĩ, một hướng cảm xúc, một chặng đời khác đang chờ đợi nhân vật. + Vận dụng miêu tả trong văn tự sự. Miêu tả rất quan trọng trong văn tự sự. tả cảnh thiên nhiên làm nền cho câu chuyện, tả cảnh sinh hoạt, tả chân dung nhân vật. Miêu tả phải đúng lúc, đúng chỗ, hợp lí, phải có sự lựa chọn. II. Bài tập vận dụng 1. Hãy chuyển đoạn văn tự sự dùng ngôi kể thứ nhất sau đây thành đoạn văn tự sự dùng ngôi kể thứ 3 sao cho hợp lí và nêu rõ việc thay đổi ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn.: " Anh Xiến Tóc vểnh hai cái sừng dài như hai chiếc lưng cong cong có khấc từng đốt, chõ xuống mắng tôi: - Dế Mèn nghếch ngác kia! Mày to đầu thế mà mày nỡ đánh thằng bé bằng ngần ấy à? Không được quen thói bắt nạt. Tôi ngoảnh nhìn lên: Anh Xiến Tóc lực lưỡng và uy nghi bọc mình trong bộ giáp đồng hun rất cứng, bộ hung tợn dữ dội lắm. Nhưng tôi cóc sợ. Coi bộ chẳng làm gì nổi tôi tốt! Bởi tôi biết anh ta cũng hãi lũ trẻ, chỉ đứng trên cây không giám xuống" 2. Có một cậu bé tính tình luộm thuộm, lười biếng. Một buổi sáng cậu ta ngủ dậy muộn, cuống cuồng đi tìm các đồ dùng vật dụng của mình để chuẩn bị trang phục đến trường. Quần dài thì nhét nơi này, áo thì vứt nơi kia, dép lại mỗi chiếc mỗi góc. Tìm mãi mới thấy. Thế là cậu bé đến trường chậm giờ. Từ cốt truyện trên đây, hãy dùng biện pháp nhân hoá, biến các đồ dùng của cậu bé thành nhân vật biết nói, biết tỏ thái độ và viết thành một mẩu chuyện ngắn có câu hội thoại trực tiếp. 3. Hãy viết một đoạn văn tự sự ghi lại cuộc đối thoại lí thú giữa quyển sách giáo khoa mới còn thơm mùi mực với một quyển sách giáo khoa cũ đã bị nhàu nát, đầy những vết mực và hình vẽ. 4. Viết một đoạn văn hội thoại ghi lại cuộc trò chuyện giữa hai bạn học sinh về đề tài bảo vệ môi trường( Bảo vệ cây xanh, không được vứt rác bừa bãi). ngoài các dấu câu thông thường trong đoạn phải dùng các kiểu dấu câu: dấu chấm hỏi, dấu chấm lửng, dấu chấm than. 5. Có một bạn học sinh không biết cách viết câu hội thoại trực tiếp nên đã tạo ra một đoạn văn tự sự đầy lỗi như sau: " Sáng nay khi đến lớp, tôi phát hiện ra trên bàn học của mình đầy những nét vẽ kèm theo những lời bình thô lỗ, bất lịch sự. Khi thấy, trong lớp mới chỉ có mỗi mình Sơn. Tôi xẳng giọng hỏi có phải cậu vẽ bậy lên bàn tớ không. Sơn chối rằng không phải tớ. Tôi gắt lên là nếu không phải cậu thì ai vào đây. Sơn vẫn khăng khăng chối phắt. Tôi chẳng buồn cãi, lặng lẽ láy giẻ ướt lau những vết bẩn.Hình nhưi Sơn cảm thấy hối hận. Cậu ta đi lại,vừa cùng giúp tôi lau bàn, vừa lí nhí tớ xin lỗi cậu" Hãy giúp bạn học sinh ấy viết lại đoạn văn trên. 6. Khi Thánh Gióng ra trận. người mẹ đã đến bên ngựa sắt để tiễn đưa chàng. Hãy viết một bài văn ngắn kể lại cuộc chia tay xúc động ấy. 7.Lời tâm sự của một cây bàng non bị lũ trẻ bẻ gãy cành,rụng lá. 8. Hãy tưởng tượng mình gặp Vua Hùng. Kể lại cuộc gặp gỡ và mong ước của Vua Hùng. D- Rút kinh nghiệm giờ dạy: ........................................................................................................................................................... ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ Ngày soạn Buổi 19: Ôn tập truyện kí Bài học đường đời đầu tiên Sông nước Cà Mau A. Mục tiêu cần đạt - HS nắm vững hơn những đặc sắc nội dung và nghệ thuật của từng văn bản HS phân tích được những đoạn văn miêu tả, những đặc sắc trong nghệ thuật tả cảnh, biện pháp nghệ thuật so sánh - HS biết vận dụng, học tập tác giả để tạo lập những đoạn văn miêu tả sử dungj kết hợp các biện pháp nghệ thuật. B. Tổ chức ôn tập I. Văn bản " Bài học đường đời đầu tiên" 1.Tác giả: Tô Hoài là bút danh của Nguyễn Sen sinh năm 1920, người Hà Nội. Tự học mà thành tài. Ông có trên 100 tác phẩm. Viết hay nhất về truyện thiếu nhi và truyện miền núi.Tác phẩm tiêu biêủ: Dế mèn phiêu lưu kí, Truyện Tây Bắc, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Miền Tây,Tự truyện ,. 2. Tóm tắt GV tóm tắt toàn bộ tác phẩm để học sinh nắm 3. Giá trị - Tuy còn hạn chế này nọ, nhưng truyện " Dế Mèn phiêu lưu kí" đã xây dựng Dế Mèn thành một nhân vật rất đẹp, rất đáng yêu: trẻ trung, trung thực, dũng cảm, say mê lí tưởng - " Dế Mèn phiêu lưu ký" có một giá trị nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn. Với trí tưởng tượng tài ba, óc quan sát tinh tế, lối kể chuyện và miêu tả thế giới loài vật sống động, độc đáo, tác giả đẫ đem đến cho người đọc nhiều thú vị. 4. Bài tập vận dụng BT1: Qua đoạn trích, em thấy nhân vật Dế Mèn không có nét tính cách nào? A. Tự tin, dũng cảm B. Tự phụ, kiêu căng C. Khệnh khạng, xem thường mọi người D. Hung hăng, xốc nổi. BT2: Em thấy nhận định nào sau đây không đúng Dế mèn phiêu lưu ký là A. Truyện viết cho thiếu nhi B.Truyện viết về loài vật C. Truyện mượn loài vật để chế giễu loài người D. Truyện kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn BT3: Đoạn trích được kể bằng lời của nhân vật nào A. Chị Cốc B. Người kể chuyện C. Dế Mèn D. Dế Choắt BT 4: Chi tiết nào sau đây không thể hiện được vẽ đẹp cường tráng của Dế Mèn A. Đôi càng mẫm bóng với những cái vuốt nhọn hoắt. B. Hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp C. Cái đầu nổi từng tảng rất bướng D. Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ trong hang BT5: Bài học đường đời mà Dế Mèn nói với Dế Choắt là gì? BT6: Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ gì? BT 7: Đoạn trích không có những đặc sắc trong nghệ thuật gì A. NT miêu tả B. NT kể chuyện C. NT sử dụng từ ngữ D. NT tả người BT8: xác định những yếu tố miêu tả trong truyện? BT9: Dựa vào những chi tiết trong truyện em hãy tả lại Dế Mèn, Dế Choắt bằng lời văn của em? II. Văn bản" Sông nước Cà Mau" 1. Tác giả - Đoàn Giỏi - Sông nước Cà Mau trích từ chươngXVIII truyệ Đất rừng phương Nam 2. Tóm tắt 3. Giá trị - Nội dung: Cảnh quan độc đáo của vùng Cà Mau với sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít, rừng đước trùng điệp hai bên bờ và cảnh chợ Năm Căn tấp nập, trù phú họp ngay trên bờ sông. - Nghệ thuật miêu tả, so sánh độc đáo. 4. Bài tập vận dụng BT1: Trắc nghiệm BT1- BT14 sách bài tập trắc nghiệm trang 107-108 BT2: xác định những yếu tố miêu tả trong truyện? BT3: Hãy miêu tả lại cảnh quan sông nước Cà Mau qua đoạn trích chú ý sử dụng biện pháp so sánh D- Rút kinh nghiệm giờ dạy: ........................................................................................................................................................... ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ Ngày soạn: Buổi 20: Phó Từ A. Mục tiêu cần đạt - Nắm Vững và nhận diện được khái niệm, vị trí, phân loại phó từ - Làm các bài tập nhận diện, phân tích, tạo lập câu, đoạn văn có sử dụng phó từ B. Tổ chức ôn tập I. Lý thuyết 1. Khái niệm : phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. Ví dụ - Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi - Ôi! Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này - Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo 2. Vị trí Đứng trước hoặc đứng sau động từ, tính từ. Ví dụ : bức tranh sơn mài đẹp ? Bức tranh sơn mài đẹp quá Bức tranh sơn mài rất đẹp Bức tranh sơn mài khá đẹp Bức tranh sơn mài đẹp lắm 3. Phân loại a. Nhóm phó từ chỉ thời gian: đã, sẽ,đang, vừa,mới,từng, sắp. Ví dụ : Gươm và rùa đã chìm dưới nước b.Nhóm phó từ chỉ mức độ: rất, hơi, khá, khí , c. Nhóm phó từ chỉ sự phủ định: không, chưa, chẳng d. Nhóm phó từ chỉ sự cầu khiến: hãy, đừng, chớ, đi, nào e. Nhóm phó từ chỉ sự hoàn thành: xong, rồi, được, mất, ra, với, cùng, ngay, liền, nữa, mãi, dần Hoặc có thể chia: - Nhóm phó từ đứng trước động từ, tính từ bổ sung các ý nghĩa sau đây: thời gian. mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự khẳng định, phủ định, sự cầu khiến. - Nhóm phó từ đứng sau động từ, tính từ bổ sung các ý nghĩa sau đây: mức độ, khả năng, kết quả, chỉ sự hoàn thành, chỉ tình huống, cách thức. 4. Giá trị và ý nghĩa Trong câu văn các phó từ có giá trị gợi tả và tạo nên sắc thái biểu cảm đầy ấn tượng tránh được cách diễn đạt chung chung, hời hợt II. Bài tập vận dụng Bài tập 1: Xác định phó từ trong những ví dụ sau a. Bởi tôi ăn uống có chừng mực và làm việc điều độ nên tôi chóng lớn lắm., y như có nhát dao vừa lia qua. b. Gió nồm vừa thổi, dượng Hương Thư nhổ sào. Cánh buồm nhỏ căng phồng. Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp. c. Đêm khuya cháu vẫn cứ thổn thức không sao ngủ được. d. Em ăn ngay đi cho kịp giờ lên lớp e. Bạn Lan đi ra cổng từ lúc nãy g. Ô vẫn còn đây của các em Chồng thư mới mở Bác đang xem h. Em tôi cũng vừa mới đi học Bài tập 2: a. Đặt 2 câu có phó từ đứng trước và 2 câu có phó từ đứng sau động từ và tính từ. b. Đặt ba câu có hai phó từ đi liền nhau trước động từ. Bài tập 3: Viết đoạn văn nói về tình cảm của em đối với thầy cô, chú ý sử dụng phó từ. D- Rút kinh nghiệm giờ dạy: ........................................................................................................................................................... ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ Ngày soạn Buổi 21 Văn miêu tả A. Mục tiêu cần đạt - Củng cố và nâng cao văn miêu tả: khái niệm, phân loại, những kĩ năng cơ bản khi làm văn miêu tả - Vận dụng lý thuyết làm các bài tập nhận diện, nâng cao, tạo lập văn miêu tả theo yêu cầu đề ra. B. Tổ chức ôn tập I. Lý thuyết 1. Khái niệm Văn miêu tả là loại văn dùng ngôn ngữ để tái hiện cảnh vật, sự vật, sự việc, thế giới nội tâm nhân vật- mà mình quan sát được, cảm nhận được. Văn miêu tả có thể giúp người đọc hình dung ra đối tượng mà người viết đã miêu tả. 2. Phân loại - Miêu tả phong cảnh - Miêu tả loài vật - Miêu tả sự vật - Miêu tả người - Miêu tả hoạt cảnh. 3. Trình tự trong văn miêu tả Lựa chọn trình tự miêu tả tuỳ thuộc vào đối tượng được miêu tả hoặc điểm nhìn của người tả. Một số trình tự thường được dùng - Trình tự thời gian( Tả cây cối, tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh sinh hoạt) Ví dụ - Trình tự không gian( Tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh sinh hoạt) Ví dụ - Sắp xếp theo đặc điểm tính chất của đối tượng được miêu tả( tả người: hình dáng đến tính tình, các đặc điểm trong tính tình) - Đan xen cả trình tự không gian và thời gian - Theo cảm nhận tự do của người quan sát, vừa tả vừa lồng vào những câu văn nêu suy nghĩ, cảm xúc 4. Ngôn ngữ trong văn miêu tả - Ngôn ngữ trong văn miêu tả phong phú, giàu hình ảnh, có sức biểu cảm lớn( các từ láy, láy tượng hình, tượng thanh) - Ngôn ngữ trong văn miêu tả phải thật chính xác - Ngôn ngữ trong văn miêu tả có khả năng khơi gợi trí tưởng tượng cho người đọc - sắp xếp ngôn ngữ trong câu văn tả, đoạn văn tả( sử dụng các kiểu câu) 5. Yếu tố trữ tình trong văn miêu tả Đằng sau những bức tranh tả cảnh phải là những thái độ rõ ràng, những tấm lòng, những tâm hồn nhạy cảm, biết rung động trước cái đẹp 6. Những lưu ý khi làm văn miêu tả a. Các kĩ năng chung cần sử dụng khi làm văn miêu tả - Kĩ năng quan sát, ghi chép - Kĩ năng tưởng tượng - Kĩ năng so sánh - Kĩ năng nhận xét b. Lưu ý về cách diễn đạt - Cách dùng từ ngữ hình ảnh - Cách đặt câu, dựng đoạn - Cách mở đầu và kết luận 7. Bố cục của bài văn miêu tả MB: Giới thiệu đối tượng cần miêu tả TB: Lần lượt dừng lại hình ảnh hoặc khung cảnh được miêu tả vơpí những nét đặc điểm chung- riêng KB: Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả. II. Bài tập vận dụng 1. Mỗi một kiểu bài văn miêu tả em hãy tập ta một đề . 2. Viết phần mở bài, kết bài cho mỗi đề bài sau Đề 1: Tả lại một cây ăn quả mà em yêu thích Đề 2: Tả lại mmọt người bạn thân của em. 3. Hãy quan sát và ghi chép những điều đã quan sát được về các đối tượng, cảnh vật sau đây a. Một nhóm trẻ chơi thả diều trên đê trong một buổi chiều hè b. Khu vườn sau cơn mưa rào mùa hạ c.Không khí sinh hoạt trong gia đình vào một tối thứ 7 D- Rút kinh nghiệm giờ dạy: ........................................................................................................................................................... ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ Ngày soạn : Buổi 22 Văn tả cảnh A. Mục tiêu cần đạt - Củng cố kiến thức về văn tả cảnh đặc biệt là kĩ năng làm bài - Làm các bài tập nhận diện, nâng cao, tạo lập văn tả cảnh B. Tổ chức ôn tập I. Lý thuyết 1. Phân loại - Tả cảnh thiên nhiên - Tả cảnh sinh hoạt 2. Phương pháp tả cảnh - Xác định đối tượng miêu tả - Quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu - Trình bày những điều đã quan sát được theo một trình tự hợp lí 3. Bố cục bài văn tả cảnh MB: Giới thiệu cảnh được tả( trực tiếp hoặc gián tiếp, một đoạn hoặc nhiều đoạn) TB: Tập trung tả chi tiết từng cảnh theo trình tự đã được lựa chọn: thời gian, không gian, đặc điểm của cảnh KB: Phát biểu cảm tưởng về cảnh được tả II. Bài tập vận dụng 1. Hãy viết tiếp n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12351610.doc
Tài liệu liên quan