Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 cả năm

 ÔN TẬP TUẦN 16

* Mục đích yêu cầu:

- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.

- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.

- GD ý thức hoc tập bộ môn.

A. Nội dung ôn tập:

I. Phần văn:

HD HS ôn tập về vb Muốn làm thằng Cuội:

- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.

- HS # nhận xét, bổ sung.

- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.

* Tác giả: Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu, quê làng Khê Thượng, Bất Bạt, Sơn Tây 9Nay là Ba Vì - Hà Tây). Tản đà xuất thân nhà Nho, từng có phen lều chõng đi thi nhưng không đỗ. Ông chuyễn sang sáng tác văn chương quốc ngữ và đã sớm nổi tiếng, đặc biệt vào những năm 20 của TK XX. Thơ văn ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn, lại đậm đà bản sắc dân tộc, và có những tìm tpòi, sáng tạo mới mẻ. Có thể xem Tản Đà như một gạch nối giữa nền thơ cổ điển và nền thơ hiện đại trong lịch sử văn học VN. Ngoài ra, Tản Đà còn viết văn xuôi và cũng nổi tiếng với những bài tản văn, tuỳ bút, tự truyện và cả những truyện du kí viễn tưởng đặc sắc.

 

doc83 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 825 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c Viện – “Từ thuốc lá đến ma tuý – Bệnh nghiện” * Giá trị về nội dung & NT: - Giống như ôn dịch, thuốc lá rất dễ lây lan và gây những tổn thất to lớn cho sức khoẻ và tính mạng con người. Song nạn nghiện thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch: nó gặm nhấm sk con người nên không dễ kịp thời nhận biết, nó gây tác hại nhiều mặt đến c/s gđ và xh. Bởi vậy muốn chống lại nó, cần phải có quyết tâm cao hơn và biện pháp triệt để hơn là phòng chống ôn dịch. II. Phần Tiếng Việt: - HD hs ôn tập về câu ghép (tiếp): + GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. HS # nhận xét, bổ sung. + VG chốt lại kiến thức cơ bản: - Các vế của câu ghép có qh ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ: Qh ng/nhân - đk (giả thiết), tương phản – tăng tiến, qh lựa chọn, bổ sung, nối tiếp, đồng thời, giải thích, mục đích... - Mỗi qh thường được đánh dấu bằng những qh từ, căph qh từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định. -Chú ý: Tuy nhiên để nhận biết chính xác qh ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp. III Phần TLV: - HD hs ôn tập về Phương pháp thuyết minh: + Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải qs, tìm hiểu s/v, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày các biêủ hiện không tiêu biểu, không q/trọng. + Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu VD, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại... B. Luyện tập: HD HS làm các bài tập: I. BTTN: 1. Bài 12 (Trang ....) - HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu). - GV HD HS tìm đáp án đúng. - HS đổi vở. - - GV gọi HS chữa bài, HS chấm chéo bài của bạn. - Tổng hợp số điểm đạt được /điểm tối đa. - Tuyên dương, phê bình kịp thời. Câu Chọn đáp án Đáp án đúng Điểm Điểm tối đa:.............Điểm đạt được:........ Điểm trình bày:........................................ 2. Bài B. Câu ghép (Thực hành Ngữ Văn 8 – tập I – Tr. 84). II. BTTL: 1. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu, trong đó có 2 câu nêu nguyên nhân và 1 câu nêu điều kiện của việc đọc sách. 2. Đọc đoạn trích sau và rả lời câu hỏi: “ Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta mpptj lần nữa!” a. Phân tích sự tinh tế của Bác trong cách dùng câu ghép ở đoạn trích trên. b. Trong câu: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng.”, nếu ta thêm cặp qht để nối 2 vế câu thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi? HD: a. ở câu thứ nhất, Bác không dùng qht để nối -> thể hiện tính khái quát, khẳng định. Câu thứ 2 sử dụng qht “nhưng”, cặp phụ từ “càng ...càng...” nhằm nêu sự tương phản giữa mong muốn của nhân dân ta với hành động xâm lược của thực dân Pháp. Cách nêu các qh rõ ràng như vậy làm cho cách lập luận trở nên ngắn gọn, thuyết phục. b. Nếu ta thêm cặp qht để nối thì qh giữa 2 vế trở nên không rõ ràng, vì thế tính hiện thực và tính khẳng định bị giảm bớt. 3. Em hãy tìm trong các vb thuyết minh: Thông tin về ngày trái đất năm 2000 và Ôn dịch, thuốc lá , ghi lại các phương pháp thuyết minh được sd vào bảng sau: STT Phương pháp thuyết minh Thông tin về ngày Trái đất năm 2000 Ôn dịch, thuốc lá 1 Nêu ĐN, giải thích 2 Liệt kê 3 Nêu ví dụ 4 Dùng con số (số liệu) 5 So sánh 6 Phân loại, phân tích 4. VB sau đây có phải là VB thuyết minh không? “ ở nước ta, tiền giấy được phát hành lần đầu tiên dưới thời nhà Hồ 1400 – 1407 nhưng tồn tại trong thời gian ngắn. Sau khi Pháp xâm lược, ngân hàng Đông Dương1875 và tiền giấy bắt đầu được phát hành ở Nam Kì và Hải Phòng vào năm 1891 – 1892. Ngày 31/1/ 1945, nước VNDCCH ra đời, chính phủ đã kí nghị định phát hành tiền giấy VN. Tờ giấy bạc đầu tiên ra đời ngày 30/4/1946. từ đó đến nay, nước ta trải qua 2 lần đổi tiền 1958 và 1985 và 1 lần thống nhất tiền tệ hai miền theo loại tiền mới 1978. => VB thuyết minh về tiền giấy VN. 5. Em hãy viết thuyết minh, giới thiệu về một món ăn dân tộc. - HS viết bài. - Gọi HS trình bày. - Thảo luận lớp: + Ưu điểm + Nhược điểm trong bài làm của bạn. => Rút kinh nghiệm cho bài viết của mình. - GV nhận xét, chốt lại kĩ năng làm bài, cho điểm 1 số bài. * HDVN: - Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. - Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./. ---------------------------------------------------------------------------------------------- ôn tập Tuần 13 * Mục đích yêu cầu: - Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần. - Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm. - GD ý thức hoc tập bộ môn. A. Nội dung ôn tập: I. Phần văn: HD HS ôn tập về vb Bài toán dân số: - GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. - HS # nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại kiến thức trọng tâm. * Tác giả: Thái An – Báo GD&TĐ Chủ nhật số 28-1995. * Giá trị về nội dung & NT: - Đất đai không sinh thêm, con người lại ngày càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình. Từ câu chuyện một bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đã đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của hế giới, nhất là ở các nước chậm phát triển. HD HS ôn tập về vb Chương trình địa phương (phần văn): II. Phần Tiếng Việt: - HD hs ôn tập về Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm: + GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. HS # nhận xét, bổ sung. + VG chốt lại kiến thức cơ bản: Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm). Dấu hai chấm dùng để: + Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó. + Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang). III Phần TLV: - HD hs ôn tập về Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh: + + GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. HS # nhận xét, bổ sung. + VG chốt lại kiến thức cơ bản: - Đề văn thuyết minh nêu các đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về chúng. - Để làm bài văn thuyết minh, cần tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó, sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp, ngôn từ chính xác, dễ hiểu. - Bố cục bài văn thuếyt minh thường có 3 phần: + Mở bài: giới thiệu đối tượng thuyết minh. + Thân bài: trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích,...của đối tượng. + Kết bài: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng. B. Luyện tập: HD HS làm các bài tập: I. BTTN: 1. Bài 13 (Trang ....) - HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu). - GV HD HS tìm đáp án đúng. - HS đổi vở. - - GV gọi HS chữa bài, HS chấm chéo bài của bạn. - Tổng hợp số điểm đạt được /điểm tối đa. - Tuyên dương, phê bình kịp thời. Câu Chọn đáp án Đáp án đúng Điểm Điểm tối đa:.............Điểm đạt được:........ Điểm trình bày:........................................ II. BTTL: - GV HD HS làm BT. 1. Hãy giới thiệu về một nhà thơ, nhà văn của quê hương em hoặc nơi gia đình em đang sống. - VD: + Nhà thơ Trần Đăng Khoa và tập thơ: góc sân và khoảng trời. + Tác giả Nguyễn Ngọc Minh và tập thơ: Hương đời. (Bài giới thiệu của Nguyễn Việt Nga – Nhà văn – Hội VHNT HD. Bài giới thiệu của Thạc Sĩ Nguyễn Thanh Lý – Phó hiệu trưởng trường CĐSP Hải Dương) 2. Sưu tầm và chép lại một bài thơ, một bài văn viết về quê hương mà em thấy hay và gợi cho em nhiều suy nghĩ và tình cảm của những người con xa quê. 3. Em hãy đặt đề văn cho đoạn văn sau đây: a. Đền Ngọc Sơn ở HN có cảnh đẹp là đền Ngọc Sơn ở giữa hồ Hoàn Kiếm. Đền này làm từ đời nhà Hậu Lê, trên 1 cái gò nổi lên ở giữa hồ. Người đi lại phải qua 1 cái cầu bằng gỗ. ậ ngoài đường đi vào, về bên trtái có 1 cái núi đá, người ta đắp lên, và có xây một cái tháp vuông, ở trên ngọn có cái ngòi bút đề là “Bút Tháp”. Vào đến gần cầu, ở trên là cái của tò vò có cái nghiên bút, đề là “Nghiên Đài”. Vì đền Ngọc Sơn thờ Văn Xương Đế Quân là 1 vị thần coi về việc vh, cho nên mới xây những nghiên bút như thế. Trước của đền có cái nhà thuỷ tạ gọi là “Trấn Ba Đình”, giữa có dựng cái bia đá để ghi sự tích cái đền ấy. Đến mùa nóng nực, người ta hay ra đấy hóng mát và ngắm phong cảnh, thật là có bề thanh thú lắm.” 4. Giới thiệu một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của quê hương em. - HS làm bài. - Gọi HS trình bày. - Thảo luận lớp: + Ưu điểm + Nhược điểm trong bài làm của bạn. => Rút kinh nghiệm cho bài viết của mình. - GV nhận xét, chốt lại kĩ năng làm bài, cho điểm 1 số bài. * HDVN: - Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. - Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./. ---------------------------------------------------------------------------------------------- ôn tập Tuần 14 * Mục đích yêu cầu: - Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần. - Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm. - GD ý thức hoc tập bộ môn. A. Nội dung ôn tập: I. Phần Tiếng Việt: - HD hs ôn tập về Dấu ngoặc kép: + GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. HS # nhận xét, bổ sung. + VG chốt lại kiến thức cơ bản: Dấu ngoặc kép dùng để: + Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. + Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hau có hàm ý mỉa mai. + Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn. III Phần TLV: - HD hs ôn tập về Luyện nói: thuyết minh một thứ đồ dùng. B. Luyện tập: HD HS làm các bài tập: I. BTTN: 1. Bài 14 (Trang 91) - HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu). - GV HD HS tìm đáp án đúng. - HS đổi vở. - - GV gọi HS chữa bài, HS chấm chéo bài của bạn. - Tổng hợp số điểm đạt được /điểm tối đa. - Tuyên dương, phê bình kịp thời. Câu Chọn đáp án Đáp án đúng Điểm Điểm tối đa:.............Điểm đạt được:........ Điểm trình bày:........................................ II. BTTL: - GV HD HS làm BT. 1. Chép lại đoạn văn ở câu 20 – BTTN, gạch 1 gạch dưới từ đã điền. 1. Giới thiệu về cuốn hồi kí “Thời thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép 1 cách thích hợp. 2. Đọc bài tham khảo: áo dài truyền thống việt nam Có thể nói gần như câu đầu tiên của những người nước ngoài thốt lên khi đặt chân xuống sân bay là: "Phụ nữ Việt Nam đẹp và đáng yêu quá"! Vâng, có được nhận xét xác đáng như vậy có lẽ bởi ấn tượng đầu tiên của họ là hình ảnh các cô gái VN thướt tha, duyên dáng trong bộ áo dài truyền thống của dân tộc. Điều kì diệu là bất kì người phụ nữ Việt Nam nào khi mặc chiếc áo dài vào đều trở nên xinh đẹp hơn, dịu dàng hơn, trẻ trung hơn - vẻ đẹp đặc trưng của phong cách á đông. Nói cách khác, tà áo dài đã tôn vinh vẻ đẹp của các cô gái VN: Màu trắng tinh khôi của nữ sinh các trường Trung học, của những dáng kiều Hà Nội, màu tím biếc trong buổi chiều hoàng hôn nơi cố đô Huế, màu chanh vàng dịu óng ả của cô gái Hà Đông, màu hồng tươi rực rỡ của thiếu nữ Hải Phòng, màu lam tím của các cô gái Đà Lạt hay thành phố mang tên Bác... Quả đúng vậy, chiếc áo dài - niềm tự hào của phụ nữ VN, của dân tộc VN! Là tâm hồn của quê hương xứ sở VN! "Tung bay tà áo tung bay! xôn xao 1 chiều nắng đỏ! Tung bay tà áo thân quen, cánh chim vẫy chào ngọn gió! Tung bay tà áo tung bay, tím biếc những chiều hoàng hôn!..." Vâng cũng chính tà áo dài đã là 1 dấu ấn không thể quên của mỗi người con VN nơi xa xứ! Là ấn tượng khó phai trong lòng mỗi du khách nước ngoài đã ít nhất 1 lần nhìn thấy các cô gái VN trong tà áo mảnh mai và duyên dáng ấy! 3. Đọc bài tham khảo: Lẵng hoa với chủ đề: "Mái ấm gia đình" Như chúng ta đều biết, hạnh phúc gia đình không phải là quà tặng của số phận mà là phần thưởng, là thành quả lao động bền bỉ, miệt mài, thông minh của mỗi người, trong đó có vai trò vô cùng quan trọng của người phụ nữ. Bởi vì họ luôn là người biết tạo cho không khí gia đình vui tươi, thoải mái. Mỗi căn nhà là 1 không gian của 1 tổ ấm hạnh phúc. ở đó là những bữa ăn ngon miệng chứ không nhất thiết phải sang trọng, những bông hoa tươi thắm, những quyển sách hay, những câu chuyện thú vị, những ánh mắt vui vẻ và cả những tiếng cười. Đó là chỗ dựa của 1 hạnh phúc lâu bền! Vâng! Đó là tất cả những gì mà tôi muốn gửi gắm trong lẵng hoa nhỏ xinh này với chủ đề: "Mái ấm gia đình"! Mọi người thấy đấy: 3 cành thuỷ trúc vươn cao, cứng cáp này là tượng trưng cho căn nhà xinh xắn, vững chãi của chúng ta. Trong đó, bông hồng nhung khoẻ khoắn, vượt lên là hình ảnh của người chồng, người cha - điểm tựa vững vàng nhất trong gia đình. Bông đồng tiền nhiều cánh rực rỡ - ấy là người vợ, người mẹ dịu hiền, nhân hậu, thuỷ chung, "giỏi việc nước, đảm việc nhà". Cũng ở nơi này, các thế hệ con cháu sum vầy, đoàn tụ vui vẻ, đầm ấm trong sự nâng niu, gìn giữ của tất cả mọi thành viên trong gia đình. Vâng, những bông bé nhỏ, chúm chím, những chiếc lá xanh non vừa cứng cáp, vừa mềm mại, vừa nhỏ xinh đã nói lên điều đó! "Mái ấm gia đình" - đó là không gian của sự nghỉ ngơi, của sự cảm thông và sẵn sàng chia sẻ. Với một mái ấm như thế lẽ nào ta lại không háo hức trở về sau những lo âu tất bật của cuộc sống bên ngoài xã hội? Vâng! Đó là hình ảnh 1 gia đình lí tưởng của XH VN hiện đại mà vẫn mang đậm màu sắc truyền thống tốt đẹp của DT: Vui tươi, đầm ấm, hạnh phúc và thành đạt! - Đó còn là niềm mơ ước muôn đời của mỗi con người chúng ta! * HS làm bài (2). - Gọi HS trình bày. - Thảo luận lớp: + Ưu điểm + Nhược điểm trong bài làm của bạn. => Rút kinh nghiệm cho bài viết của mình. - GV nhận xét, chốt lại kĩ năng làm bài, cho điểm 1 số bài. * HDVN: - Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. - Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./. ---------------------------------------------------------------------------------------------- ôn tập Tuần 15 * Mục đích yêu cầu: - Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần. - Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm. - GD ý thức hoc tập bộ môn. A. Nội dung ôn tập: I. Phần văn: HD HS ôn tập về vb Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn: - GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. - HS # nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại kiến thức trọng tâm. 1. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác * Tác giả: Phan Bội Châu (1867 – 1940) là chiến sĩ c/m vĩ đại của dt ta trong 3 thập niên đầu TK XX. Năm 1930, cụ đang hoạt động c/m tại TQ thì bị bắt. Tại nhà ngục, trong đêm đầu tiên cụ đã viết bài thơ này để an ủi, động viên mình. * Giá trị về nội dung & NT: - Bằng giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ, bài thơ đã thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước PBC. 2. Đập đá ở Côn Lôn: * Tác giả: Phan Châu Trinh (1872 – 1926), quê ở Quảng Nam, đậu phó bảng. Cụ là 1 c/s yêu nước, 1 nhà c/m lỗi lạc của nước ta, là c/s tiên phong, nêu cao ngọn cờ dân chủ, chống phong kiến thực dân, giải phóng dt. Thơ văn của Cụ vừa đanh thép, hùng biện, vừa thắm thiết, trữ tình. Năm 1908, Khi bị thực dân Pháp bắt và đày ra Côn Đảo, phải lao động khổ sai, Cụ đã viết bài thơ này. * Giá trị về ND và NT: - Bằng bút pháp lãng mạn và giọng điệu hào hùng, bài thơ đã giúp ta cảm nhận được 1 hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước, dù gặp bước gian nan nhưng vẫn không sờn lòng, đổi chí. II. Phần Tiếng Việt: - HD hs ôn luyện về dấu câu: + GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. HS # nhận xét, bổ sung. + VG chốt lại kiến thức cơ bản: Khi viết, cần tránh những lỗi sau đây về dấu câu: + Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc. + Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc. + Thiếu dấu thích hợp để ngắt các bộ phận của câu khi cần thiết. + Lẫn lộn công dụng của các dấu câu. II. Phần TLV: - HD hs ôn luyện Thuyết minh về một thể loại văn học: Muốn thuyết minh đặc điểm một thể loại vh (thể thơ hay vb cụ thể), trước hết phải quan sát, nhận xét, sau đó khái quất thành những đặc điểm. Khi nêu các đặc điểm, cần lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những VD cụ thể để làm sáng tỏ những đặc điểm ấy. B. Luyện tập: HD HS làm các bài tập: I. BTTN: 1. Bài 15 (Trang 97) - HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu). - GV HD HS tìm đáp án đúng. - HS đổi vở. - - GV gọi HS chữa bài, HS chấm chéo bài của bạn. - Tổng hợp số điểm đạt được /điểm tối đa. - Tuyên dương, phê bình kịp thời. Câu Chọn đáp án Đáp án đúng Điểm Điểm tối đa:.............Điểm đạt được:........ Điểm trình bày:........................................ II. BTTL: - GV HD HS làm BT. Đề bài: Em hãy phân tích và phát biểu cảm nghĩ về bài thơ: ‘Đập đá ở Côn Lôn’ của Phan Châu Trinh. Dàn ý *Mở bài: - Giới thiệu 1 vài nét về tác giả và xuất xứ tp: Phan Châu Trinh (1872 – 1926), quê ở Quảng Nam, đậu phó bảng. Cụ là 1 c/s yêu nước, 1 nhà c/m lỗi lạc của nước ta, là c/s tiên phong, nêu cao ngọn cờ dân chủ, chống phong kiến thực dân, giải phóng dt. Thơ văn của Cụ vừa đanh thép, hùng biện, vừa thắm thiết, trữ tình. Năm 1908, Khi bị thực dân Pháp bắt và đày ra Côn Đảo, phải lao động khổ sai, Cụ đã viết bài thơ này. Giới thiệu chủ đề của bài thơ: Mượn chuyện đập đá của người tù khổ sai trên đảo Côn Lôn, tg bày tỏ khí phách ngang tàng, coi thường mọi gian nan thử thách, luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất của người c/s yêu nước. Có thể trích dẫn cả bài thơ hoặc trích dẫn câu đầu – câu cuối. *Thân bài: 1. Hai câu đề: thể hiện 1 tư thế ngang tàng của 1 đấng nam nhi, không phải sống trong cảnh ‘vợ bìu con ríu” hoặc khom lưng quỳ gối ở chốn quan trường, mà là “đứng giữa đất Côn Lôn”, 1 nhà tù, 1 địa ngục. Đầu đội trời, chân đạp đất, tai nghe sóng vỗ suốt đêm ngày. “Lừng lẫy” nghĩa là vang động, chấn động. Công việc đập đá, công việc lao động khổ sai là 1 thử thách vô cùng nặng nề, nhưng đối với kẻ làm trai càng thể hiện khíu phách, uy dũng của mình: Lừng lẫy làm cho lở núi non Một khẩu khí mạnh mẽ, 1 lối nói khoa trương đầy ấn tượng về chí nam nhi: sẵn sàng chấp nhận thử thách, sống ngang tàng hiên ngang. 2. Hai câu thực: đối nhau. Nghiã đen ghi lại công việc đập đá khổ sai. tính chất công việc là lao động thủ công nhưng hành động lại rất mạnh mẽ: ‘đánh tan”, “đập bể”. Không phải là hòn đá nhỏ mà là “năm bảy đống”, và “Mấy trăm hòn”. Hai câu thơ mang hàm nghĩa sâu sắc, thể hiện một quyết tâm sắt đá, một chí khí hào hùng, không nao núng, không lùi bước trước moịo gian khổ, hi sinh. Câu thơ tưởng như chất chứa, nung nấu bao uất hận, căm thù, muốn đánh ta, muốn đập bể mọi kẻ thù, mọi thử thách. Xách búa đánh tan năm bảy đống Ra tay đập bể mấy trăm hòn 3. Hai câu luận: Tg sử dụng hình ảnh tượng trưng và ẩn dụ rất đặc sắc. “Tháng ngày” chỉ thời gian bị tù đày, bị khổ sai kéo dài; “mưa nắng” tượng trưng cho gian khổ, cho mọi nhục hình đoạ đày. Trước những thử thách ghê gớm ấy, người c/s bao quản”, “càng bền” chí khí. “Thân sành sỏi”, “dạ sắt son” là 2 ẩn dụ nói lên chí khí bền vững, lòng son sắt thuỷ chung đối với nước, với dân của 1 đấng nam nhi, có chí lớn, của 1 kẻ sĩ chân chính: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Cũng như lửa thử vàng, gian nan thử sức, ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong, PCT đã khẳng định cốt cách và tâm thế của mình. Câu thơ vang lên như 1 lời thề: Tháng ngày bao quản thân sành sỏi Mưa nắng càng bền dạ sắt son 4. Hai câu kết: mượn sự tích ‘vá trời” của bà Nữ Oa trong thần thoại trung Hoa để nói lên chí lớn làm c/m, cứu nước cứu dân. Dù có ‘lỡ bước”, có gặp khó khăn, có tạm thời thất bại, dù có nếm trải bao gian nan cay đắng tù đày, thì với nhà chí sĩ chân chính, việc côn con ấy không đáng kể, không đáng quan tâm. Tg sử dụng thủ pháp tương phản, cách nói khoa trương để biểu thị dũng khí hiên ngang, tinh thần lạc quan trước cảnh tù đày: Những kẻ vá trời khi lỡ bước Gian nan chi kể việc con con *Kết bài: - Với thể thơ thất ngôn bát cú đường luật đặc sắc, ngôn ngữ hàm súc, kết hợp tả thực với tượng trưng. tg đã sáng tạo nên những vần thơ đẹp bày tỏ 1 tư thế ngang tàng, 1 khí phách hiên ngang, 1 tấm lòng son sắt thuỷ chung với nước, với dân, với sự nghiệp cách mạng của người c/s vĩ đại. - Bài thơ là 1 bài ca yêu nước của 1 sĩ phu anh hùng làm ta tôn kính và ngưỡng mộ. - HS làm bài. - Gọi HS trình bày. - Thảo luận lớp: + Ưu điểm + Nhược điểm trong bài làm của bạn. => Rút kinh nghiệm cho bài viết của mình. - GV nhận xét, chốt lại kĩ năng làm bài, cho điểm 1 số bài ôn tập Tuần 16 * Mục đích yêu cầu: - Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần. - Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm. - GD ý thức hoc tập bộ môn. A. Nội dung ôn tập: I. Phần văn: HD HS ôn tập về vb Muốn làm thằng Cuội: - GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. - HS # nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại kiến thức trọng tâm. * Tác giả: Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu, quê làng Khê Thượng, Bất Bạt, Sơn Tây 9Nay là Ba Vì - Hà Tây). Tản đà xuất thân nhà Nho, từng có phen lều chõng đi thi nhưng không đỗ. Ông chuyễn sang sáng tác văn chương quốc ngữ và đã sớm nổi tiếng, đặc biệt vào những năm 20 của TK XX. Thơ văn ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn, lại đậm đà bản sắc dân tộc, và có những tìm tpòi, sáng tạo mới mẻ. Có thể xem Tản Đà như một gạch nối giữa nền thơ cổ điển và nền thơ hiện đại trong lịch sử văn học VN. Ngoài ra, Tản Đà còn viết văn xuôi và cũng nổi tiếng với những bài tản văn, tuỳ bút, tự truyện và cả những truyện du kí viễn tưởng đặc sắc. * Giá trị về nội dung & NT: - Muốn làm thằng Cuội là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật nằm trong quyển “Khối tình con I” (1971). Bài thơ thể hiện 1 tâm hồn buồn chán trước thực tại tầm thường, muốn thoát li thực tại ấy bằng 1 ước mộng rất ngông - đúng chất Tản Đà: lên cung trăng để bầu bạn cùng chị Hằng. Sức hấp dẫn của bài thơ là ở hồn thơ lãng mạn pha chút ngông nghênh đáng yêu và ở những tìm tòi đổi mới thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cổ điển. II. Phần TV: - HD hs ôn tập Chương trình TV: * Từ vựng: + Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. + Trường từ vựng. + Từ tượng thanh. + Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. + Các biện pháp tu từ: nói quá, nói giảm, nói tránh. * Ngữ pháp: + Trợ từ. + Thán từ. + Tình thái từ + Câu ghép. B. Luyện tập: HD HS làm các bài tập: I. BTTN: 1. Bài 16 (Trang 105) - HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu). - GV HD HS tìm đáp án đúng. - HS đổi vở. - - GV gọi HS chữa bài, HS chấm chéo bài của bạn. - Tổng hợp số điểm đạt được /điểm tối đa. - Tuyên dương, phê bình kịp thời. Câu Chọn đáp án Đáp án đúng Điểm Điểm tối đa:.............Điểm đạt được:........ Điểm trình bày:........................................ II. BTTL: - GV HD HS làm BT. 1. Phân tích vcà phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” của nhà thơ Tản Đà. Dàn ý *Mở bài: - Giới thiệu 1 vài nét về tác giả và xuất xứ tp: - Giới thiệu chủ đề của bài thơ: - Có thể trích dẫn cả bài thơ hoặc trích dẫn câu đầu – câu cuối. *Thân bài: Phân tích kết hợp PBCN: 1. Mở đầu bài thơ là 1 tiếng kêu: “buồn lắm chị Hằng ơi!” Một tiếng kêu đầy ắp tâm sự. Thi sĩ Xuân Diệu đã nhận xét như vậy. Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi! Trần thế em nay chán nửa rồi. Nỗi buồn đến nỗi “buồn lắm”; trong cô đơn chỉ biếy gọi chị Hằng để tâm sự. Ba tiếmg “chị Hằng ơi!” rất biêủ cảm, ý vị, làm cho giọng thơ thiết tha, thân mật. Câu thơ man mác sự buồn và chán. Vì công danh dở dang: “tài cao, phận thấp, chí khí uất”. Buồn vì non nước đang bị ngoại bang thống trị “Lệ ai giàn giụa với giang san”. Đó là nỗi buồn của 1 thế hệ trong vòng nô lệ lầm than. Là 1 thi sĩ đa cảm, đa tình, nỗi buồn đã kết thành mối sầu”: Nửa ngòi bút bổng bao sinh luỵ Một mối tơ tằm mấy đoạn vương (Đề khối tình con thứ nhất) 2. Một chữ “xin” rất chân thành, như thiết tha, nài nỉ: Cung quế đã ai ngồi đó chửa? Cành đa xin chị nhắc lên chơi. Hai câu thực đã làm rõ đề bài Muốn làm thằng Cuội ở nơi cung trăng, cung quế. Câu hỏi tu từ gợi nhiều man mác bâng khuâng. “Cành đa” đã trở thành cái mộng thoát li. Mộng vì chán đời, ngán đời. 3. Có lên đươc cung quế mới đỡ tủi, mới thoả thích, “thế mới vui”. Có chị Hằng làm bầu bạn. Có gió, có mây cùng chơi vơi. Điệp ngữ: (có, cùng) và phép đối được vận dụng sáng tạo, có cả tiểu đối và bình đối. Cách ngắt nhị 2/2/3 tạo nên giọng thơ nhún nhảy, lâng lâng. Thấm đẫm vần thơ là chất phong tình lãng mạn, đọc lên nghe rất thú vị: Có bầu có bạn can chi tủi Cùng gió, cùng mây thế mới vui. Đúng như nhà phê bình vh Lê Thanh trong cuốn Tản Đà thi sĩ 91939) đã nhận xét: “Thơ của ông là chất thơ trong như lọc với những cảnh tượng không rõ rệt, những hình ảnh mờ mờ, ông vẽ những bức tranh tuyệt bút; với những tư tưởng lâng lâng, với những cảm giác mơ mộng, ông làm nên những câu thơ tuyệt mĩ...” 4. Cái ngông, cái phong tình của thi sĩ đã dâng lên cực điểm. Đêm rằm tháng tám là đêm trung thu đẹp nhất. Chẳng còn buồn vì cô đơn nữa, thi sĩ được cùng chị Hằng ‘tựa nhau trông xuống thế gian cười”. Cái cử chỉ “tựa nhau’ và nụ cười ấy cũng là 1 giấc mộng đẹp. Thơáng 1 chút mỉa mai (cho trần thế) nhưng đầy thú vị vì được thoát li, được thoả thích nơi cung quế: Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám Tựa nhau trông xuống thế gian cười. Cái kết thoát li. Một cách nói phong tinh, tài hoa. Có đọc bài thơ Hầu trời mới thấy được, cảm được cái hay,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an tu chon_12541570.doc
Tài liệu liên quan