Buổi 8: Ôn tập THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
I-Mức độ cần đạt
-Ôn tập ,củng cố những kiến thức về Thêm trạng ngữ cho câu, tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
-Làm được các bài tập có liên quan đến hai nội dung trên
II-Chuẩn bị
-Gv:Giáo án, tài liệu
-Hs:Ôn tập lại những kiến thức về Thêm trạng ngữ cho câu, tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
III-Tiến trình lên lớp
1-Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2-Nội dung ôn tập
Ôn tập Thêm trạng ngữ cho câu
1-Lí thuyết
*Các loại trạng ngữ
-Trạng ngữ chỉ thời gian
-Trạng ngữ chỉ nơi chốn
-Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
-Trạng ngữ chỉ mục đích
-Trạng ngữ chỉ phương tiện
-Trạng ngữ chỉ cách thức
225 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy thêm Văn 7 - Gv: Nguyễn Thị Thuý - THCS Phương Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
da diết. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nêú cho là cường điệu, xin thưa:
“Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi, họ hàng”.
(Sài Gòn tôi yêu - Minh Hương)
Câu 3 (12 điểm):
Từ các văn bản “Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (ét-môn-đo đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” - Khánh Hoài, Hãy bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó.
Gợi ý:
Câu 1 (3 điểm):
* Yêu cầu 1 (1,0 điểm):
Chỉ ra những quan hệ từ: Mặc dầu, mà.
* Cho điểm:
Chỉ đúng mỗi từ cho 0,5 điểm.
* Yêu cầu 2: Phân tích được ý nghĩa của việc sử dụng quan hệ từ (2,0 điểm):
- Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của chiếc bánh trôi nước với cái nhân của nó, chiếc bánh trôi có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm.
- Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt của người phụ nữ.
- Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên một cách dõng dạc và dứt khoát thể hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Việc dùng cặp quan hệ từ trên cũng đã thể hiện thái độ đề cao, bênh vực người phụ nữ của Hồ Xuân Hương.
* Cho điểm:
- Mỗi ý đúng, sâu sắc cho 0,5 điểm.
- Chạm vào yêu cầu cho 0,25 điểm.
- Thiếu hoặc sai hoàn toàn cho 0 điểm.
Câu 2 (5 điểm):
* Yêu cầu:
Đây là đoạn văn biểu cảm tình yêu Sài Gòn của nhân vật trữ tình trong tuỳ bút Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương.
- Câu mở đầu đoạn văn bộc lộ tình cảm một cách khái quát, những câu sau bộc lộ tình yêu Sài Gòn một cách cụ thể của tôi. Với những hình ảnh đối lập, sự liệt kê cho thấy tôi yêu sài Gòn da diết, yêu rất nhiều thứ, nhiều lúc, nhiều nơi: Yêu thiên nhiên yêu nắng, yêu mưa, yêu sớm, yêu chiều, yêu đêm, yêu ngày, yêu nhịp sống của phố phường lúc tĩnh lặng, yêu cả những lúc phố phường náo động, dập dìu, yêu những lúc thời tiết đẹp trời, rồi yêu cả những lúc thời tiết trái chứng trở trời. Và cuối cùng tác giả lí giải cho cái tình cảm của mình bằng một câu ca dao càng làm nổi bật tình yêu sâu sắc đối với quê hương. Thông qua tình yêu của tác giả ta cảm nhận được nét đẹp riêng, độc đáo của thiên nhiên, khí hậu và phố phường Sài Gòn.
- Điệp ngữ tôi yêu nhắc đi nhắc lại nhiều lần cùng với hình ảnh gợi cảm nắng ngọt ngào, gió nhớ thương, cây mưa nhiệt đới bất ngờ, trời ui ui buồn bã, ta như cảm thấy nhân vật trữ tình huy động tất cả các giác quan để cảm nhận một cách tinh tế thiên nhiên, phố phường Sài Gòn để bộc lộ tình yêu Sài Gòn sâu nặng, thiết tha.
- Đoạn văn gợi nhắc mọi người về tình yêu đối với quê hương, đất nước.
Câu 3 (12 điểm):
a) Mở bài (0,5 điểm):
* Yêu cầu:
Giới thiệu những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người than trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó thông qua việc đọc các văn bản Những câu hát về tình cảm gia đình, Mẹ tôi (Ét-môn-đo đơ A-mi-xi), Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài).
* Cho điểm:
- Cho 0,5 điểm: Đạt như yêu cầu.
- Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn
b) Thân bài (11 điểm):
* Yêu cầu:
Bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em một cách cụ thể chi tiết khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó trên cơ sở các văn bản “ Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (Ét-môn-đo đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài).
+ Bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình trên cơ sở các văn bản “ Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (Ét-môn-đo đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài).
- Cảm xúc sung sướng, hạnh phúc biết bao khi được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, ông bà, anh chị em, được cha mẹ, ông bà sinh thành dưỡng dục, nâng niu chăm sóc.
- Biết ơn, trân trọng nâng niu những tình cảm, công lao mà cha mẹ, ông bà, anh chị em trong gia đình đã giành cho mình.
- Bày tỏ tình cảm một cách sâu sắc nhất bằng cách nguyện ghi lòng tạc dạ chín chữ cù lao, làm tròn chữ hiếu, anh em hoà thuận làm cho cha mẹ vui lòng, nhớ thương cha mẹ ông bà trong mọi hoàn cảnh.
- Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó.
+ Bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó trên cơ sở văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài).
- Cuộc đời còn biết bao nhiêu bạn sống thiếu những tình yêu thương của cha mẹ, anh em phải xa cách chia lìa như Thành và Thuỷ trong “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài) và biết bao tình cảnh éo le khác.
4-Củng cố
-G khái quát lại những kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ trong buổi học
5-Hướng dẫn học
-Xem lại những nội dung đã học
******************************************
Ngày 29/12/2016
Buổi 29 Ôn luyện bài tập nâng cao
I-Mức độ cần đạt
-Hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học thông qua các câu hỏi và bài tập nâng cao
-Rèn kĩ năng làm bài tập về VB,TV,TLV
II-Chuẩn bị
-Giáo viên: Giáo án, tài liệu
-Học sinh:Ôn tập
III-Tiến trình lên lớp
1-Ổn định lớp
2-Nội dung ôn tập
Câu 1 :
Hãy chỉ rõ và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong những câu thơ sau:
“ Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
(Sau phút chia ly - Đoàn Thị Điểm).
Câu 2:
Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
“ Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi và không bao giờ có hai màu lại hoà hợp hơn được nữa: Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền”
(Một thứ quà của lúa non: Cốm - Thạch Lam)
Câu 3:
Trong văn bản “Lòng yêu nước” (Ngữ văn 6 – Tập 1), nhà văn I. Ê-ren-bua đã viết:
“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc.”
Từ việc hiểu nội dung đoạn văn trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu quê hương đất nước.
Gợi ý câu 3:
Dẫn dắt vấn đề: Truyền thống yêu nước của dân tộc.
Nêu vấn đề: (0,5đ)
Lòng yêu nước được hình thành từ những biểu hiện cụ thể hằng ngày.
Trích dẫn câu nói của nhà văn I. Ê-ren-bua:
1. Giải thích nội dung câu nói của nhà văn I.Ê-ren-bua:
Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó được thể hiện qua những việc làm cụ thể, bình thường hàng ngày. Câu nói của I.Ê-ren-bua đã diễn tả tình yêu tổ quốc một cách đơn giản, sinh động và dễ hiểu bằng hình ảnh so sánh: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc” cũng giống như “dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển”. (1,0đ)
Tại sao I.Ê-ren- bua có thể nói như vậy? (1,5đ)
Mỗi con người sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi nhà, một ngõ xóm, một đường phố hay một làng quê, với những người thân thiết như cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè,
Chính đời sống thân thuộc, bình thường ấy làm nên tình yêu mến của con người đối với quê hương.
Tình yêu Tổ quốc được bắt đầu từ chính tình yêu những điều nhỏ bé, đơn sơ, giản dị ấy.
2. Những suy nghĩ của bản thân về quê hương đất nước: (3,0đ)
Đất nước Việt Nam còn nghèo nàn lạc hậu nhưng không vì vậy mà chúng ta không yêu Tổ quốc.
Suốt mấy chục năm xây dựng CNXH, chúng ta đã thu được những thành tựu đáng kể nhưng cuộc sống người dân vẫn còn nhiều thiếu thốn. Vì vậy, mỗi người cần cố gắng góp sức mình để xây dựng đất nước giàu mạnh.
Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển nên người dân Việt Nam cần phát huy tinh thần yêu nước, tự hào, tin tưởng và quyết tâm đưa đất nước vững bước đi lên
3. Cách thể hiện lòng yêu nước của thế hệ học sinh: (2,0đ)
Yêu nước nghĩa là yêu thương những người thân thuộc nhất như: ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè,
Yêu nước cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi như: ngôi nhà, mái trường, môi trường sống xung quanh,
Lòng yêu nước của lứa tuổi học sinh còn phải được biểu hiện bằng những hành động thiết thực cụ thể như: Chăm học, chăm làm, tích cực rèn luyện tu dưỡng để trở thành người có ích cho xã hội
4. Khẳng định tình yêu nước là thiêng liêng, cần thiết. Liên hệ, rút ra suy nghĩ của bản thân. (1,0đ)
4-Củng cố
-G khái quát lại những kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ trong buổi học
5-Hướng dẫn học
-Xem lại những nội dung đã học
**********************************************
HỌC KÌ II
Ngày 3-1-2018
Buổi 1: ÔN TẬP TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ
LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I-Mục tiêu cần đạt
-Hiểu và cảm nhận được nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số câu tục ngữ đã học
-Bước đầu nhận biết được sự khác biệt giữa thành ngữ ,tục ngữ ,ca dao
-Nắm được khái niệm văn nghị luận
II-Chuẩn bị
-Gv:Giáo án ,tài liệu
-Hs:Ôn tập lại những kiến thức về tập làm văn đã được học
III-Tiến trình lên lớp
1-Ổn định tổ chức :Kiểm tra sĩ số
2-Kiểm tra bài cũ
3-Nội dung ôn tập
I- Ôn tập tục ngữ
(1)-Thế nào là tục ngữ ?
-Tục:thói quen đã có từ lâu
-Ngữ:lời nói
àlà những câu nói dân gian ngắn gọn ,ổn định ,có nhịp điệu ,hình ảnh ,đúc kết những bài học kinh nghiệm của nhân dân về:
+Quy luật thiên nhiên
+kinh nghiệm lao động sản xuất
+Kinh nghiệm về con người và xã hội
-Những bài học kinh nghiệm về quy luật tự nhiên và lao động sản xuất là nội dung quan trọng của tục ngữ
*Đặc điểm về hình thức
- Tục ngữ ngắn gọn có tác dụng dồn nén,thông tin,lời ít ý nhiều; tạo dược ấn tượng mạnh trong việc khẳng định
- Tục ngữ thường dùng vần lưng ,gieo vần ở giữa câu làm cho lời nói có nhạc điệu dễ nhớ,dễ thuộc.
- Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung thể hiện sự sáng tỏ trong cách suy nghĩ và diễn đạt.
- Tục ngữ là lơì nói giàu hình ảnh khiến cho lời nói trở nên hấp dẫn,hàm súc và giàu sức thuyết phục.
(2)-Phân biệt tục ngữ với thành ngữ và ca dao
*Giống: Là những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ và lời nói ,đều dùng những hình ảnh để diễn đạt ,đều dùng cái đơn nhất để nói cái chung được sử dụng ở nhiều hoàn cảnh khác nhau trong đời sống
*Khác :
-Tục ngữ với thành ngữ
+Tục ngữ: Là những câu nói hoàn chỉnh diễn đạt trọn vẹn một phán đoán hay kết luận, một lời khuyên
VD:Người sống đống vàng
+Thành ngữ : Là cụm từ có cấu tạo cố định, có chức năng định danh – gọi tên sự vật, tính chất, trạng thái, hành động của sự vật, hiện tượng
VD: Mặt hoa da phấn
-Tục ngữ với ca dao
+Tục ngữ :Là những câu nói ngắn gon, có vần nhịp, thường có hai vế, thiên về lí trí, diễn đạt những kinh nghiệm về đời sống và xã hội
VD: Người ta là hoa đất
+ Ca dao: Là lời thơ của dân gian, thiên về trữ tình, biểu hiện đời sống nội tâm của con người
VD:Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
(3)-Vì sao nói tục ngữ là “túi khôn” của nhân dân ?
*Gợi ý
-Vì nội dung của tục ngữ chứa đựng những kinh nghiệm của nhân dân về đời sống xã hội ,những đúc rút về thiên nhiên giúp con người thông thái hơn ,hiểu rõ và lí giải được nhiều vấn đề trong cuộc sống
II. Nội dung các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
*Tục ngữ về thiên nhiên
-Quan sát được ngày dài đêm ngắn đoán biết được vào tháng năm âm lịch, thấy ngày ngắn đêm dài kđ thời gian vào tháng 10 âm lịch àBH cách sử dụng thời gian cho hợp lí với mỗi mùa
-Nhìn sao trên bầu trời đoán biết được mưa hay nắngàBH về chủ động thời tiết để làm ăn
-Nhìn chân trời có ráng vàng là biết được trời sắp có bão àchủ động phòng chống bão bảo vệ tài sản
-Tháng bày kiến bò lên cao là hiện tượng sắp có lụt àchủ động phòng lũ lụt
*Tục ngữ về lao động sản xuất
-Ý thức được giá trị củả từng thủa đất mình sinh sống
-nhất canh trì, nhị canh viên
-nhất nước, nhì phân =>ưu thế của từng công việc cụ thể trong quá trình
-nhất thì, nhì thục lao động sản xuất
*Nghệ thuật
-Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc
-Sử dụng kết cấu diễn dạt theo kiểu đối xứng, nhân quả
-Tạo vần nhịp cho câu dễ nhớ, dễ vận dụng
(5)-Bài tập
Bài 1:Phân tích ý nghĩa câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng”
*Hướng dẫn
-Nghĩa đen
+Vế 1: “Tấc là đơn vị đo lường trong dân gian, Một tấc bằng một phần mười thước. Đất là đất đai trồng trọt ,chăn nuôi nói chung .Nghĩa của “tấc đất” là mảnh đất nhỏ
+Vế 2: “Vàng”-kim loại quý, thường được đo bằng cân tiểu li. Nghĩa “tấc vàng” chỉ một lượng vàng lớn
-Nghĩa bóng :Câu tục ngữ nêu bật giá trị của đất trong đời sống xã hội của con người àMột mảnh đất nhỏ bằng một lượng vàng lớn. Đất đai là của cải vô cùng quý giá, vì vậy cần sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, không được lãng phí
*Từ gợi ý trên G yêu cầu H viết đoạn văn hoàn chỉnh (10-15 câu ) để nói về ý nghĩa của câu tục ngữ
-H trình bày đoạn văn trước lớp, em khác nhận xét, G nhận xét, sửa chữa
4-Củng cố
-G khái quát lại những kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ trong buổi học
5-Hướng dẫn học
-Xem lại những nội dung đã học
-Bài tập về nhà :Vì sao nói tục ngữ thường dễ thuộc ,dễ nhớ và có tính thực tiễn cao ?
*Hướng dẫn :
-Tục ngữ thường dễ thuộc ,dễ nhớ vì:tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, hàm súc, có kết cấu bền vững, có nhịp điêu ,hình ảnh,vần điệu
-Tục ngữ có tính thực tiễn cao vì tục ngữ là những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên ,lao động sản xuất ,xã hội ..)được đúc kết từ quá trình đấu tranh với thiên nhiên ,trong cuộc sống lao động, sinh hoạt, lại được vận dụng trong cuộc sống lao động sinh hoạt ,chinh phục thiên nhiên àVì vậy tục ngữ có tính thực tiễn cao
-Chuẩn bị buổi sau:Ôn tập tục ngữ về con người và xã hội, rút gọn câu
_________________________________________
Ngày 2/1/2018
Buổi 2:
ÔN TẬP TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
I-Mục tiêu cần đạt
-Nắm được khái niệm văn nghị luận, nhu cầu nghị luận của con người trong đời sống, các dạng tồn tại của văn nghị luận.
II-Chuẩn bị
-Gv:Giáo án ,tài liệu
-Hs:Ôn tập lại những kiến thức về tập làm văn đã được học
III-Tiến trình lên lớp
1-Ổn định tổ chức :Kiểm tra sĩ số
2-Kiểm tra bài cũ
3-Nội dung ôn tập
I.Ôn tập lí thuyết:
(1)-Thế nào là văn nghị luận
-Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc ,người nghe một tư tưởng quan điểm nào đó
-Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục
-Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống thì mới có ý nghĩa
(2)-G đọc cho H một số đoạn văn nghị luận mẫu
“...Đã có một thời, chúng ta coi hầu hết phần nghi lễ là mê tín, khiến cho nhiều đình chùa hương tàn khói lạnh. Đến nay, khi có cái nhìn đổi mới thì khắp nơi lại đua nhauphucj hồi nguyên xi tất cả các lễ nghi xưa cũ, bày vẽ cúng tế linh đình tốn kém. Những cách nghĩ , cách làm ấy đều khiến cho lễ hội truyền thống không thể phát huy bản sắc tốt đẹp trong cuộc sống hôm nay. Một vài địa phương thấy việc này khó và phức tạp bèn dẹp bỏ luôn cho nhẹ gánh. Đó là thái độ thiếu trách nhiệm đối với truyền thống, song không vì thế mà mọi người quên đi, lễ hội vẫn trỗi dậy như sức sống mùa xuân, chỉ có điều nó sẽ phát triển tự phát và không đúng hướng như nhân dân mong mỏi...Trong thực tế đã có nhiều buổi tế lễ ngắn gọn vẫn gây được không khí trang nghiêm kính cẩn...Tuân thủ phương châm xây dựng một nền văn hóa dân tộc và hiện đại, chúng ta tổ chức lễ hội với một tinh thần mới, tìm ra tất cả những hạt ngọc trong truyền thống văn hóa của cha ông để lưu truyền mãi mãi, đồng thời phải rũ bỏ ngay những cái gì là hủ tục và lạc hậu.”
( Báo Nhân dân)
Đoạn văn trên nêu ra quan điểm, tư tưởng về vấn đề gì? Vấn đề ấy có ý nghĩa thiết thực với cuộc sống xã hội không?
(?)Trong cuộc sống em hằng ngày em thường gặp một vấn đề nào đó hay những câu hỏi kiểu như : vì sao + 1 vấn ®ề ? Hãy lấy ví dụ ?
Vì sao em đi học? Vì sao con người cần phải có bạn? Theo em như thế nào là sống đẹp? Trẻ em hút thuốc lá là tốt hay xấu, lợi hay hại ? (Trong đ.s ta vẫn thường gặp n v.đề như đã nêu ra).
(?)Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không ? Hãy giải thích vì sao ? (Không- Vì bản thân câu hỏi phải trả lời bằng lí lẽ, phải sd khái niệm mới phù hợp).
(?)Để trả lời những câu hỏi như thế, hàng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, em thường gặp những kiểu văn bản nào ? Hãy kể tên 1 vài kiểu văn bản mà em biết
(?)Trong đời sống ta thg gặp văn nghị luận dưới những dạng nào ?
Con người luôn có nhu cầu nghị luận vì cuộc sống đặt ra những vấn đề cần tranh luận ,giải đáp để tìm đến chân lí
-Văn bản nghị luận tồn tại dưới dạng :các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí,...
II-Luyện tập
-Hs đọc bài văn “ Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội”.
(?)Đây có phải là bài văn nghị luận không ? Vì sao ?
- Vì: Trong bài tuy có kể 1 vài thói quen xấu nhưng thực chất là 1 bài NL. Nó nêu 1 ý kiến, 1 luận điểm: Cần tạo ra thói quen tốt
->Nh vËy chóng ta c¨n cø vµo nhan ®Ò, môc ®Ých viÕt vµ lÝ lÏ trong bµi ®Ó x¸c ®Þnh ®©y lµ bµi v¨n NL.
(?)Tác giả đề xuất ý kiến gì ? Những dòng câu nào thể hiện ý kiến đó ?(câu mở bài, kết bài )
(?)Để thuyết phục ng đọc, tác giả nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nào ?
(?)Em có nhận xét gì về n lí lẽ và d.chứng mà tác giả đưa ra ở đây ? (Lí lẽ đưa ra rất thuyết phục, d.chứng rõ ràng, cụ thể).
(?)Bài nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không ?
(?)Em hãy tìm hiểu bố cục của bài văn trên ?
-Hs đọc văn bản: Hai biển hồ.
(?) Bµi v¨n trªn lµ vb tù sù hay nghÞ luËn ?
+ ë VB nµy t¸c gi¶ ®· nªu ra ý kiÕn cña m×nh lµ cã 2 c¸ch sèng tån t¹i trong cuéc sèng cña chóng ta. §ã lµ c¸ch sèng hoµ ®ång vµ c¸ch sèng Ých kØ c¸ nh©n.
(?) Ngêi viÕt ®· thuyÕt phôc ngêi ®äc b»ng c¸ch nµo ?
- Hai biÓn hå cïng ®ãn nhËn mét nguån níc nhng trong mét biÓn hå ®ãn nhËn råi gi÷ riªng cho m×nh, cßn 1 biÓn hå ®ãn nhËn råi trµn qua c¸c hå nhá, s«ng r¹ch. Bëi vËy 1 biÓn hå th× cã níc bÈn, ko cã sinh vËt nµo sèng ®îc cßn 1 biÓn hå th× níc s¹ch, mäi sinh vËt ®Òu sèng ®îc.
(? )Tõ c¸ch tù sù ®ã t¸c gi¶ ®· gióp ngêi ®äc liªn tëng ®Õn ®iÒu g× ?
- Ngêi ®äc tõ ®ã mµ liªn tëng ra 2 lèi sèng cã thùc trong ®êi sèng XH. Mét lèi sèng Ých kØ nªn c« ®¬n, cßn mét lèi sèng cã sù giao hoµ víi mäi ngêi cho nªn mäi ngêi qu©y quÇn HP. Còng tõ ®©y ngêi ®äc thÊy ®îc ý nghÜa cña lèi sèng trong cuéc ®êi ®Ó sèng sao cho phï hîp .
(? )VËy vÊn ®Ò mµ t¸c gi¶ ®Ó cËp cã ph¶i lµ vÊn ®Ò cña ®êi sèng kh«ng?
(?)Hãy cho một vấn đề đơn giản để viết một bài văn nghị luận 7à10 dòng
-H viết ,trình bày
-G nhận xét, sửa chữa
(?)Sưu tầm hai đoạn văn nghị luận và chép vào vở bài tập
Bài1
Bài văn “ Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội”.
a. §©y lµ mét VB nghÞ luËn v× c¸ch thøc tr×nh bµy ý kiÕn nªu ra cã lÝ lÏ, dÉn chøng vÊn ®Ò tr×nh bµy ®îc x¸c ®Þnh râ rµng.
b. Tác giả đề xuất ý kiến: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống XH.
* LÝ lÏ - dẫn chứng
- Tạo thói quen xấu thì dễ, thói quen tốt thì khó.
+ Hay hót thuèc lá, hay c¸u giËn, mÊt trËn tù, g¹t tµn thuèc l¸ ra nhµ quen vøt r¸c bõa b·i lµ thãi quen xÊu
+ Lu«n dËy sím, ®óng hÑn, gi÷ ®óng lêi høa, lu«n thường xuyên ®äc s¸ch lµ nh÷ng thãi quen tèt.
à Bài nghị luận này nhằm giải quyết những vấn đề xảy ra trong thực tế cuộc sống(đó là cần tạo một thói quen tốt trong c/s)
Bài tập 2: Bố cục ba phần
a. MB: Từ đầu... thói quen tốt : Giới thiệu thói quen tốt xấu.
b. TB: Tiếp...rất nguy hiểm: Trình bày những thói quen xấu cần xóa bỏ
c. KB: Còn lại: Đề xuất hướng phấn đấu tự giác của mọi người để có nếp sống đẹp, văn minh.
Bài tập 4
V¨n b¶n : Hai biÓn hå
- §©y lµ VB tù sù ®Ó nghÞ luËn v× :
Bµi văn kể chuyện để nghị luận: 2 cái hồ có ý nghĩa tượng trưng. Từ đó thể hiện 2 cách sống của con người.
- §Ó thuyÕt phôc ngêi ®äc t¸c gi¶ ®· ®a ra 2 h×nh ¶nh cã ý nghÜa tîng trng. §ã lµ 2 biÓn hå.
+ C¸ch sèng nh biÓn chÕt: sèng Ých kØ-> bÊt h¹nh.
+ C¸ch sèng nh biÓn Galilª: sèng chia sÎ ®em l¹i niÒm vui cho bao người
->h¹nh phóc.
à Lối sống ích kỉ, hẹp hòi sẽ gặp bất hạnh; lối sống biết chia sẻ sẽ đón nhận được hạnh phúc.
- §©y lµ vÊn ®Ò cã thùc cña cuéc sèng con ngêi.
Bài tập 3
4-Củng cố
-G khái quát lại những kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ trong buổi học
5-Hướng dẫn học
-Xem lại những nội dung đã học, buổi sau ôn về tục ngữ về con người và xã hội.
******************************************************
Ngày 4-1-2018
Buổi 3: Ôn tập TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
I-Mức độ cần đạt
-Ôn tập, củng cố những kiến thức về văn bản Tục ngữ về con người và xã hội
-Làm được các bài tập có liên quan đến hai nội dung trên
II-Chuẩn bị
-Gv:Giáo án ,tài liệu
-Hs:Ôn tập lại những kiến thức về văn bản Tục ngữ vè con người và xã hội
III-Tiến trình lên lớp
1-Ổn định tổ chức :Kiểm tra sĩ số
2-Nội dung ôn tập
Ôn tập tục ngữ về con người và xã hội
1-Kiến thức trọng tâm
Câu 1 :
- người quí hơn của.khẳng định và coi trọng giá trị con người.
- Ứng dụng :phê phán thái độ xem người hơn của,an ủi trường hợp “của đi thay người”,đặt con người lên mọi thứ của cải
Câu 2 :
- những gì thuộc hình thúc con người điều thể hiện nhân cách người đó .
- Câu tục ngữ nhắc nhở con người phải biếtgiữ gìn răng tóc cho sạch sẽ.
- Thể hiện cách nhìn nhận đánh giá con người :hình thức biểu hiện nội dung
Câu 3 :
- nhắc nhở con người trong đời sống phải học rất nhiều điều,ứng xử một cách lịch sự tế nhị,có văn hóa
Câu 4 :
- Dù đói vẫn ăn uống sạch sẽ,thơm tho
- Dù nghèo khổ thiếu thốn phải sống trong sạch cao quí,không làm tội lỗi xấu xa
Câu 5 và 6 :
* Không thầy đố mày làm nên”khẳng định vai trò quan trọng công ơn to lớn của thầy,phải biết trọng thầy.
“Học thầy không tày học bạn” học ở bạn là một cách học bổ ích và bạn gần gũi dể trao đổi học tập.
Hai câu tưởng chừng mâu thuẫn nhau nhưng thực ra bổ sung ý nghĩa cho nhau .Hai câu khẵng định hai vấn đề khác nhau
- Tục ngữ có nhiều trường hợp tương tự:
+Máu chảy ruột mềm
+ Bán anh em xa mua láng giềng gần
+ Có mình thì giữ
+ Sẩy đàn tan nghé
Câu 7:_
- Khuyên nhủ con người phải biết thương yêu người khác
- Tục ngữ là một triết lí, là một bài học về tình cảm
Câu 8 :
- Khi hưởng thành quả phải nhớ công người gây dựng
- Khuyên nhủ con người phải biết ơn người đi trước, biết ơn là tình cảm đẹp thể hiện tư tưởng coi trọng công sức con người
Câu 9:
- một người không thể làm nên việc lớn,nhiều người họp sức lại thì có thể làm việc cao cả khẳng định sức mạnh đoàn kết
2-Bài tập
Bài 1:Cho các câu tục ngữ sau
1-Ăn không nên đọi ,nói không nên lời
2-Có công mài sắt có ngày nên kim
3-Lá lành đùm lá rách
4-Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
5-Ở bầu thì tròn ,ở ống thì dài
6-Ngưu tầm ngưu ,mã tầm mã
a-Hãy giải thích nghĩa của mỗi câu tục ngữ
b-Bài học mà mỗi câu tục ngữ đem lại là gì ?
*G hướng dẫn học sinh
a-Nghĩa của các câu tục ngữ
1-Ăn và nói đều chưa sõi àchỉ người vụng dại trong đường ăn nói
2-Kiên trì nhẫn nại thì việc gì khó đến đâu cuãng làm được
3-Người đầy đủ không hoạn nạn giúp người túng thiếu không hoạn nạn
4-Sự hoạn nạn của một người và sự chia sẻ của đồng loại
5-Ảnh hưởng của môi trường sống đối với con người và sinh vật
6-Những kẻ có lòng dạ xấu thì thường tìm nhau ,kéo bè ,kéo cánh với nhau
b-Bài học
1-Nhắc nhở con người phải luôn học tập ,rèn luyện cách nói năng cư xử với mọi người
2-Phải có ý chí bền bỉ trong công việc và trong cuộc sống
3-Phải biết yêu thương đồng loại khi gặp cảnh nghèo nàn ,túng thiếu
4-Những người cùng cảnh ngộ phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau
5-Ảnh hưởng của môi trường xã họi đối với con người
5-Tìm bạn mà chơi ,không nên chơi với kẻ xấu
Bài 2:Trong những trường hợp sau ,trường hợp nào là thành ngữ ,trường hợp nào là tục ngữ ?
1-Xấu đều hơn tốt lỏi.
2-Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa .
3- Con dại cái mang
4-Cạn tàu ráo máng .
5-Giấy rách phải giữ lấy lề
6-Giàu nứt đó đổ vách
7-Già đòn non nhẽ .
8-Cái khó bó cái khôn
9-Dai như đỉa đói
10-Lươn ngắn chê chạch dài .
Bài 3:
Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây “
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DAY THEM VAN 7 CA NAM_12432760.doc