Giáo án địa lí 10: Địa lí ngành thông tin liên lạc

V.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ :

- Trình bày hiểu biết của em về kênh đào Pa-na-ma và kênh đào Xuy-ê.

- Phân tích những lợi ích thiết thực từ hai kênh đào này mang lại cho nền kinh tế thế giới nói chung và của những quốc gia có liên quan nói riêng?

3. Giáo viên giới thiệu bài mới.

Với tốc độ phát triển kinh tế ngày nay thì việc trao đổi, giao dịch, tiến hành điều khiển công việc từ xa đã trở thành một nhu cầu thiết yếu không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và thương mại của con người. Chính vì thế ngành thông tin liên lạc đóng vai trò vô cùng to lớn và quan trọng trong quá trình ấy, tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn, kĩ hơn về vấn đề này thông qua bài 39: Địa lí ngành thông tin liên lạc

 

doc3 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 4237 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án địa lí 10: Địa lí ngành thông tin liên lạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 39. ĐỊA LÍ NGÀNH THÔNG TIN LIÊN LẠC I.MỤC TIÊU 1.Về mặt kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm được: - Vai trò to lớn của ngành thông tin liên lạc, đặc biệt là trong thời đại thông tin và toàn cầu hóa hiện nay. - Biết được đặc điểm phát triển nhanh chóng của ngành viễn thông trên thế giới và đặc điểm phân bố của ngành dịch vụ viễn thông này. 2.Về mặt kĩ năng: - Biết làm việc với bản đồ, lược đồ. - Có kĩ năng vẽ biểu đồ thích hợp từ bảng số liệu đã cho. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1.Hình 39 SGK 2.Các hình ảnh về các thiết bị và dịch vụ thông tin liên lạc hiện đại III. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Tự nhận thức: tự tin khi trình bày kết quả về những ý kiến đóng góp xây dựng bài mới về địa lí ngành thông tin liên lạc. - Giao tiếp: phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng và tranh luận lành mạnh. - Tư duy: tìm kiếm và xử lí thông tin qua tranh ảnh, bản đồ, các tài liệu. - Làm chủ bản thân: quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm nếu có trao đổi nhóm. IV.PHƯƠNG PHÁP DẠY Đàm thoại. Dạy học trực quan. Chia nhóm. 4. Diễn giảng. 5. Diễn dịch - quy nạp Đặt vấn đề. V.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ : - Trình bày hiểu biết của em về kênh đào Pa-na-ma và kênh đào Xuy-ê. - Phân tích những lợi ích thiết thực từ hai kênh đào này mang lại cho nền kinh tế thế giới nói chung và của những quốc gia có liên quan nói riêng? Giáo viên giới thiệu bài mới. Với tốc độ phát triển kinh tế ngày nay thì việc trao đổi, giao dịch, tiến hành điều khiển công việc từ xa đã trở thành một nhu cầu thiết yếu không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và thương mại của con người. Chính vì thế ngành thông tin liên lạc đóng vai trò vô cùng to lớn và quan trọng trong quá trình ấy, tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn, kĩ hơn về vấn đề này thông qua bài 39: Địa lí ngành thông tin liên lạc HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CHÍNH BÀI HỌC HĐ 1: TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA NGÀNH THÔNG TIN LIÊN LẠC - GV: Hãy chứng minh ngành thông tin liên lạc có từ lâu đời, từ thuở sơ khai ? - GV: Nêu vai trò của ngành thông tin liên lạc trong đời sống và sản xuất hàng ngày mà em biết ? - GV: Tại sao có thể coi sự phát triển của TTLL như là thước đo của nền văn minh nhân loại ? - GV: so sánh sản phẩm của TTLL và GTVT ? - GV: Chứng minh TTLL đã hạn chế được khoảng cách không gian và thời gian ? - GV: Lấy ví dụ chứng minh TTLL đã góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế thế giới ? HĐ 2:TÌM HIỂU TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA NGÀNH THÔNG TIN LIÊN LẠC - GV: Nêu đặc diểm chung của ngành TTLL ? - GV: Chia lớp thành 5 nhóm hoàn thành phiếu học tập sau: Dịch vụ TTLL Năm ra đời Công dụng và đặc điểm. Điện báo Điện thoại Telex và Fax Radio và Television Máy tính cá nhân và Internet - GV: Dựa vào hình 39/SGK, hãy phân tích đặc điểm phân bố máy điện thoại trên thế giới ? - GV: Hãy phân tích đặc điểm phân bố máy tính cá nhân trên thế giới qua lược đồ bình quân số máy tính cá nhân trên thế giới ? - GV: Theo em biết tính tới nay đã có bao nhiêu cuộc cách mạng thông tin ?(5 cuộc cách mạng thông tin: tiếng nói con người,sáng tạo chữ viết, kĩ thuật in ấn và sản xuất giấy, ứng dụng điện báo, điện thoại và ti vi, ứng dụng internet). I.VAI TRÒ CỦA NGÀNH THÔNG TIN LIÊN LẠC - Đảm nhận sự vận chuyển tin tức nhanh chóng và kịp thời. - Góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các địa phương và các nước. - Thay đổi mạnh mẽ quan niệm của con người về thời gian. - Tác động sâu sắc đến việc tổ chức kinh tế trên thế giới từ đó nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ mới có thể tồn tại và phát triển, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. - Thước đo của nền văn minh. II.TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA NGÀNH THÔNG TIN LIÊN LẠC 1.Đặc điểm chung - Tiến bộ không ngừng trong lịch sử phát triển của loài người. - Sự phát triển gắn liền với công nghệ truyền dẫn. 2.Các loại - Điện báo: là hệ thống phi thoại ra đời từ 1844. - Điện thoại: dùng để chuyển tín hiệu âm thanh giữa con người với con người. - Telex: là loại thiết bị điện báo hiện đại. - Fax: truyền văn bản và hình ảnh đi xa dễ dàng và rẻ tiền. - Radio và vô tuyến truyền hình. - Máy tính cá nhân và internet. VI. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ. - Sắp xếp ý ở hai cột sao cho hợp lý: Dịch vụ TTLL Công dụng và đặc điểm Điện báo Điện thoại Telex Fax Radio Vô tuyến truyền hình Internet a) Tuyền tải dữ liệu giữa các máy tính. b) Truyền văn bản và hình đồ họa c) Liên lạc hai chiều giữa các cá nhân. d) Xem phim và chương trình thời sự. e) Nghe tin tức, nghe ca nhạc. f) Gửi thư, nhận thư, nói chuyện. g) Một loại thiết bị điện báo hiện đại. h)Truy cập thông tin. i) Hệ thống phi thoại ra đời 1844. j) Chuyển tin hiệu âm thanh giữa người với người. k) Là hệ thống thông tin đại chúng. l) Tạo trang Web giới thiệu sản phẩm. g) Mua sắm và kinh doanh. VII. DẶN DÒ - Học sinh học bài cũ . - Chuẩn bị bài mới: bài 40 địa lí ngành thương mại chú ý kĩ phần II.Ngành thương mại.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐịa lí ngành thông tin liên lạc.doc