Giáo án Địa lý 10 Bài 40 - Tiết 48: Địa lí ngành thương mại

II. NGÀNH THƯƠNG MẠI.

1. Vai trò

- Là khâu nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.

- Góp phần điều tiết sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng.

- Giúp sản xuất mở rộng và phát triển thông qua việc cung ứng nguyên liệu, vật tư, máy móc và tiêu thụ sản phẩm.

2. Phân loại

Thương mại được chia làm 2 ngành:

 + Nội thương

 + Ngoại thương

- Nội thương: là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia.

Vai trò: Góp phần thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo lãnh thổ.

 

docx6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 10 Bài 40 - Tiết 48: Địa lí ngành thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 40 - TIẾT 48: ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI. Ngày soạn: 02/03/2018 Ngày giảng:05/04/2018, Lớp dạy 10A7. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh cần : - Trình bày được khái niệm thị trường, cơ chế hoạt động của thị trường, cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu. - Phân tích được vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế xã hội. - Phân tích được đặc điểm của đặc điểm thị trường thế giới. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng phân tích sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ. - Kĩ năng tính toán, vẽ biểu đồ và nhận xét. 3. Thái độ: - Có thái độ nghiêm túc học tập, tích cực tham gia xây dựng bài. - Biết cách vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. 4. Định hướng hình thành năng lực: - Năng lực chung: Hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề - Năng lực riêng : Tính toán, tự học, sử dụng biểu đồ, khảo sát thực tế II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRÊN LỚP. - Đàm thoại gợi mở. - Thuyết trình. - Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án, SGK, SGV. - Phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi, SGK. VI. TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP. 1. Ổn định tổ chức (1’): kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra. 3. Bài mới Mở bài (1’) Một trong những nhiệm vụ của ngành GTVT là chuyên chở hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Nhưng muốn sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng cần phải qua một khâu trung gian đó là thương mại. Nói đến thương mại là nói đến thị trường trong và ngoài nước, tức là nói đến xuất nhập khẩu. Vậy thị trường là gì? Hoạt động ra sao. Tác dụng của ngành thương mại như thế nào thì cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thị trường (12’) - Hình thức: cả lớp - Phương pháp: đàm thoại, động não Bước 1: GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SGK kết hợp với sơ đồ hãy trình bày khái niệm thị trường, hàng hóa và vật ngang giá. Vật ngang giá trước đây có giống với vật ngang giá hiện tại hay không? Bước 2: HS trả lời, HS khác bổ sung: Bước 3: GV chuẩn kiến thức GV giải thích thêm về vật ngang giá: Khi nền kinh tế chưa phát triển, người bán và người mua trao đổi với nhau theo phương thức hàng đổi hàng. Ngày nay thì người ta có thể dùng tiền để mua hàng hóa à vật ngang giá trước đây khác với vật ngang giá hiện tại. Bước 4: Tìm hiểu quy luật hoạt động của thị trường. - GV: Bất kì một sự vật hiện tượng nào về mặt tự nhiên hay kinh tế xã hội đều hoạt động theo một quy luật nhất định và thị trường cũng vậy. Vậy các em hãy cho thầy biết, thị trường hoạt động theo quy luật nào? - HS trả lời. - GV chuẩn kiến thức. ? Các em hiểu như thế nào là quy luật cung cầu? Dựa vào SGK và kiến thức hiểu biết hoàn thành phiếu học tập: Quan hệ Giá cả Hàng hóa trên thị trường Được lợi Bị thiệt Cung > cầu Cung< cầu Cung = cầu - HS hoạt động theo cặp và điền thông tin vào bảng. - GV chuẩn kiến thức. Do quy luật cung cầu nên giá cả trên thị trường thường xuyên bị biến động. Các hoạt động tiếp thị ngày càng có vai trò quan trọng trong ngành thương mại, dịch vụ. I. KHÁI NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG. 1. Thị trường - Khái niệm: Thị trường là nơi diễn ra sự trao đổi giữa người bán và người mua. - Hàng hóa: Là vật mang ra trao đổi trên thị trường. - Vật ngang giá: Là thước đo giá trị của hàng hóa. 2. Quy luật cung – cầu (Phụ lục). Hoạt động 2: Tìm hiểu ngành thương mại (18’) - Hình thức: cả lớp. - Phương pháp: động não, thuyết trình Bước 1: Dựa vào SGK các em hãy cho cô biết: + Thương mại có vai trò gì. + Ngành thương mại được chia làm mấy ngành. Đó là những ngành nào? -HS trả lời - GV chuẩn kiến thức: Bước 2: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời: + Thế nào là nội thương, làm rõ vai trò của nội thương. + Thế nào là ngoại thương, làm rõ vai trò của ngoại thương. - HS trả lời - GV chuẩn kiến thức. Bước 3: Tìm hiểu cán cân xuất – nhập khẩu. GV: Các em hiểu thế nào là cán cân xuất nhập khẩu. - HS trả lời - GV chuẩn kiến thức. ? Theo các em thì khi nào xuất siêu, khi nào là nhập siêu. Bước 4: Tìm hiểu cơ cấu các mặt hàng xuất – nhập khẩu. GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK và giải quyết các câu hỏi: + Các mặt hàng xuất khẩu chia làm mấy nhóm? + Các nước phát triển và các nước đang phát triển thường xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm gì? - HS trả lời, HS khác bổ sung - GV chuẩn kiến thức II. NGÀNH THƯƠNG MẠI. 1. Vai trò - Là khâu nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua. - Góp phần điều tiết sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng. - Giúp sản xuất mở rộng và phát triển thông qua việc cung ứng nguyên liệu, vật tư, máy móc và tiêu thụ sản phẩm. 2. Phân loại Thương mại được chia làm 2 ngành: + Nội thương + Ngoại thương - Nội thương: là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia. Vai trò: Góp phần thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo lãnh thổ. - Ngoại thương: là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia. Vai trò: tăng nguồn thu nhập ngoại tệ, gắn liền thị trường trong nước với thị trường quốc tế è nền kinh tế đất nước trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới. 3. Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu. a. Cán cân xuất nhập khẩu - Khái niệm: Cán cân xuất nhập khẩu là hiệu số giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu. + XK > NK: Xuất siêu + XK < NK: Nhập siêu b. Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu - Các mặt hàng xuất khẩu: + Nguyên liệu chưa qua chế biến + Các sản phẩm đã qua chế biến. - Các mặt hàng nhập khẩu: + Tư liệu sản xuất + Sản phẩm tiêu dùng. - Các nước phát triển: + Xuất khẩu: máy móc, thiết bị. + Nhập khẩu: nguyên liệu, khoáng sản, lâm sản. -Các nước đang phát triển: + Xuất khẩu: nguyên liệu thô, các sản phẩm cây công nghiệp. + Nhập khẩu: máy móc, thiết bị, các sản phẩm công nghiệp đã qua chế biến. Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm của thị trường thế giới ( 10’) - Hình thức: cả lớp - Phương pháp: đàm thoại, động não. Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát: - Sơ đồ tỉ trọng buôn bán hàng hóa giữa các vùng và bên trong các vùng, năm 2004. - Bảng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của một số nước, năm 2004. Nêu nhận xét: + Nêu nhận xét về xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới. + Tình hình xuất nhập khẩu của thế giới. + Các trung tâm buôn bán lớn. Bước 2: HS suy nghĩ; GV gọi HS trả lời, HS khác bổ sung. Bước 3: GV chuẩn kiến thức. III. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI - Thị trường thế giới hiện nay là một hệ thống toàn cầu. - Thị trường thế giới luôn luôn biến động. - Khối lượng buôn bán trên toàn thế giới tăng liên tục. - Hoạt động buôn bán trên thị trường thế giới tập trung vào các nước TBCN phát triển. - Ba trung tâm buôn bán lớn: Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản. Hoa kì, CHLB Đức, Anh, Pháp, Nhật là các cường quốc chi phối mạnh nền kinh tế thế giới. Đồng tiền của những nước này là những ngoại tệ mạnh trong hệ thống tiền tệ trên thế giới ( đồng Đô la Mĩ, đồng Oro, đồng Bảng, đồng Yên). 4. Hoạt động nối tiếp (3’). Chọn đáp án đúng nhất. Câu 1: Đâu không phải là vai trò của thương mại? A. Điều tiết sản xuất C. Thúc đẩy sản xuất hàng hóa. B. Hướng dẫn tiêu dùng D.Vận chuyển hàng hóa đến nơi tiêu thụ. Câu 2: 3 Trung tâm buôn bán lớn nhất trên thế giới bao gồm: A. Nhật Bản, Tây Âu, Bắc Mĩ. C. Ấn Độ, Hoa Kì, Nhật Bản. B. Nhật bản, Đông Nam Á, Nam Mĩ. D. Đông Nam Á, Nam Mĩ, Bắc Âu. Câu 3: Đâu không phải là vai trò của ngoại thương? A. Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia. B. Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia. C. Gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới. D. Nền kinh tế đất nước trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Câu 4 .Hoạt động buôn bán trên thị trương thế giới tập trung vào. A. Các nước TBCN phát triển. C. Các nước đang phát triển. B. Các nước xã hội chủ nghĩa phát triển D. các nước chậm phát triển. Câu 1 2 3 4 Đáp án D A B A PHỤ LỤC Quan hệ Giá cả Hàng hóa trên thị trường Được lợi Bị thiệt Cung > Cầu Rẻ Nhiều Người tiêu dung Người sản xuất Cung < Cầu Đắt Ít Người sản xuất Người tiêu dùng Cung = Cầu Hợp lí Đủ Cả 2 bên Người soạn Tẩn Văn Mạnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 40 Dia li nganh thuong mai_12323574.docx
Tài liệu liên quan