Giáo án Địa lý 10 tiết 45 bài 35: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ

Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành Dịch vụ. (17 phút).

- Phương pháp: Hoạt động nhóm, đàm thoại, gợi mở.

- Hình thức: Thảo luận nhóm.

Bước 1: GV yêu cầu HS: đọc thông tin trong sơ đồ SGK –Trang 135

Bước 2: GV chia nhóm, đưa ra yêu cầu hoạt động nhóm cho HS: Dựa và sơ đồ trang 135: Hãy trình bày và lấy ví dụ những nhân tố ảnh hưởng dến sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ.

Chia lớp thành 5 nhóm

Các nhóm sẽ có 3 phút để hoàn thành,

Bước 3: HS thực hiện nhiệm vụ, đọc thông tin SGK, nghiên cứu sơ đồ, thảo luận cử đại diện lên nối.

Bước 4: GV nhận xét, phân tích các nhân tố.

 

docx8 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 10 tiết 45 bài 35: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 45 Bài 35. VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ. Ngày soạn: 03/03/2018. Ngày giảng: 08/03/2018, Lớp dạy : 10A8 I. MỤC TÊU 1. Kiến thức - Trình bày được vai trò, cơ cấu và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ. - Biết được đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên Thế giới. 2. Kĩ năng - Phân tích sơ đồ Địa lí về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. Đọc bản đồ, giải thích được sự phân bố các ngành dịch vụ trên Thế giới. Vẽ biểu đồ cột. 3. Thái độ - Nhận thức được tầm quan trọng của ngành dịch vụ, trình độ phát triển kinh tế. - Ý thức giữ gìn và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. 4. Định hướng hình thành năng lực Năng lực chung: hợp tác làm việc nhóm. - Năng lực riêng: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực tư duy. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRÊN LỚP. Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, gợi mở, hoạt động nhóm. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ. 1. Chuẩn bị của giáo viên - Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ. - Bản đồ tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước. 2. Chuẩn bị của học sinh Chuẩn bị các tài liệu liên quan đến bài học. IV. TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP. Ổn định tổ chức lớp. Kiểm tra sĩ số lớp Bài mới. - GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để dẫn dắt vào bài. - GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học ở Bài 26. Cơ cấu nền kinh tế, hãy cho biết: Trong cơ cấu ngành kinh tế bao gồm có mấy ngành? Đó là những ngành nào? HS trả lời – GV chuẩn kiến thức , dẫn dắt vào bài Các tiết trước chúng ta đã tìm hiểu được 2 trong 3 cơ cấu ngành kinh tế. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ngành cuối cùng, một ngành khác với 2 ngành còn lại. Đó là ngành dịch vụ, vậy Dịch vụ có những vai trò và đặc điềm gì và nó chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào? Chúng ta sẽ cùng vào bài hôm nay: Bài 35. Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * Khái niệm ( 3 phút) Bước 1: GV dẫn dắt HS đưa ra khái niệm Dịch vụ. Em hãy kể tên một số ngành kinh tế thuộc ngành Dịch Vụ? Em hiểu thế nào là ngành Dịch vụ? Bước 2: HS trả lời- GV nhận xét, chuẩn kiến thức về khái niệm Dịch vụ cho HS. Hoạt động 1: Tìm hiểu về cơ cấu vai trò của các ngành dịch vụ.( 10 phút). - Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở. - Hình thức: Cả lớp 1.Cơ cấu (5 phút) Bước 1: GV yêu cầu HS: dựa vào thông tin SGK: Xác định cơ cấu của ngành dịch vụ? lấy ví dụ? Bước 2: HS trả lời câu hỏi - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. 2. Vai trò (5 phút) Bước 1: Dựa vào kiến thức của bản thân kết hợp đọc thông tin SGK: Em hãy nêu vai trò của ngành DV? Bước 2: HS trả lời câu hỏi -GV nhận xét, chuẩn kiến thức. Bước 3: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hiểu vai trò: “Thúc đẩy nền sản xuất vật chất phát triển, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế” là như thế nào ? (GV giải thích thêm: Dịch vụ góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hóa, thúc đẩy thương mại hàng hóa phát triển trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế. Thật vậy, dịch vụ - thương mại chính là cầu nối giữa các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” trong quá trình sản xuất hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm. Buôn bán quốc tế, đặc biệt là buôn bán hàng hóa sẽ lưu hành như thế nào nếu không có dịch vụ vận tải? Dịch vụ thanh toán? Chính sự ra đời và phát triển của dịch vụ vận tải như vận tải đường bộ, đường không, đường biển đã góp phần khắc phục được trở ngại về địa lý, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, thúc đẩy nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa từ quốc gia này đến quốc gia khác, từ khu vực này đến khu vực địa lý khác... Các dịch vụ ngân hàng cũng cho phép khâu thanh toán được diễn ra một cách có hiệu quả, giúp cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu đạt được mục đích trong quan hệ buôn bán. Các dịch vụ viễn thông, thông tin cũng có vai trò hỗ trợ cho các hoạt động thương mại trong việc kích cầu, rút ngắn thời gian ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Như vậy, dịch vụ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hoạt động thương mại hàng hóa.  - Sự tăng trưởng của các ngành dịch vụ còn là động lực cho sự phát triển kinh tế, nền kinh tế càng phát triển thì thương mại và dịch vụ càng phong phú, đa dạng. Hiện nay, sự phát triển thương mại và dịch vụ phản ánh trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Trình độ phát triển kinh tế của một nước càng cao thì tỷ trọng của dịch vụ - trong cơ cấu ngành kinh tế nước đó càng lớn. Dịch vụ phát triển sẽ thúc đẩy phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa, tạo điều kiện cho lĩnh vực sản xuất khác phát triển, làm giảm tỉ trong khu vực I, II, tăng tỉ trọng khu vực III.) Bước 4: HS trả lời- GV chuẩn kiến thức và giảng giải thêm cho HS hiểu về vai trò của ngành dịch vụ (so sánh các ngành dịch vụ giữa các nước phát triển và đang phát triển, giữa Việt Nam và Thế Giới). VD: Trên Thế giới hiện nay, số người lao động trong ngành Dịch vụ tăng lên nhanh chóng: + Các nước phát triển như Hoa Kì >80%, các nước khác ở Bắc Mĩ hoặc Tây Âu chiếm 50 - 70%. Các nước đang phát triển như Việt Nam, chiếm khoảng 23% lao động cả nước (2003). Đến năm 2013 tăng gấp đôi, đạt 43,3%. I. Cơ cấu và vai trò của các ngành dịch vụ. * Khái niệm: Dịch vụ là hoạt động KT-XH không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, có tạo ra giá trị mà không nằm trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp; CN-XD, cơ bản phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người. 1. Cơ cấu - Dịch vụ kinh doanh: GTVT, tài chính, tín dụng, kinh doanh bất động sản, tư vấn, các dịch vụ nghề nghiệp - Dịch vụ tiêu dùng: thương mại, sửa chữa, du lịch, các dịch vụ cá nhân - Dịch vụ công: quản lí nhà nước, hoạt động đoàn thể 2. Vai trò - Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, giao lưu quốc tế. - Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. - Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo việc làm. - Giúp khai thác tốt hơn TNTN, các di sản văn hóa, di tích lịch sử. Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành Dịch vụ. (17 phút). - Phương pháp: Hoạt động nhóm, đàm thoại, gợi mở. - Hình thức: Thảo luận nhóm. Bước 1: GV yêu cầu HS: đọc thông tin trong sơ đồ SGK –Trang 135 Bước 2: GV chia nhóm, đưa ra yêu cầu hoạt động nhóm cho HS: Dựa và sơ đồ trang 135: Hãy trình bày và lấy ví dụ những nhân tố ảnh hưởng dến sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ. Chia lớp thành 5 nhóm Các nhóm sẽ có 3 phút để hoàn thành, Bước 3: HS thực hiện nhiệm vụ, đọc thông tin SGK, nghiên cứu sơ đồ, thảo luận cử đại diện lên nối. Bước 4: GV nhận xét, phân tích các nhân tố. II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. (Phụ lục) Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên Thế Giới. - Phương pháp: Đàm thoại gợi mở. - Hình thức: Cá nhân, cả lớp. Bước 1: GV treo hình 35 lên bảng. Yêu cầu Học sinh: Xác định khu vực nào là khu vực có tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP? Em xác định Việt Nam thuộc khu vực nào? Bước 2: Yêu cầu HS: Xác định khu vực có tỉ trọng thấp nhất, dưới 30%? Bước 3: GV yêu cầu HS dựa vào hiểu biết của bản thân, suy nghĩ trả lời câu hỏi: Tại sao một số khu vực lại không có số liệu (phần màu trắng) (Ví dụ như khu vực Đảo Grơn len, 1 số khu vực Châu Phi, Châu Á) (GV giải thích mở rộng thêm VD: khu vực đảo Grơn len không có người ở thì sẽ không có số liệu, 1 vài khu cực Châu Phi như Li Bi tình hình chính trị từ xưa đến nay thường bất ổn, các tổ chức quốc tế muốn vào đây để thống kê số liệu thường khó và không chính xác, hoặc Châu Á ( đặc biệt là I-ran, I rắc) là do không có đủ số liệu). Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức. III. Đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới. - Trong cơ cấu GDP: + Các nước phát triển trên 60% + Các nước đang phát triển thường chiếm 30-50% - Các trung tâm dịch vụ lớn: Niu I-Ooc ,Luân Đôn ,TôKiÔ 4. Hoạt động củng cố (3 phút) Sắp xếp các ý ở cột A và cột B sao cho hợp lí Các nhân tố Các ngành kinh tế Nông- lâm- ngư nghiệp Công nghiệp xây dựng Dịch vụ Thủy sản Vận tải và thông tin liên lạc Sản xuất điện Trồng trọt Khai thác mỏ Giáo dục và đào tạo Du lịch Sản xuất gạch ngói Khách sạn nhà hàng Chế biến thức ăn 5. Giao nhiệm vụ về nhà. Về nhà làm bài tập 4 SGK và đọc trước Bài 36: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, phân bố ngành giao thông vận tải. * Phụ lục THÔNG TIN PHẢN HỒI (SƠ ĐỒ SGK) 1.AaaẢnh hưởng Mục tiêu Biết được khái niệm, cơ cấu, vai trò của ngành Dịch vụ. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học Đàm thoại, gợi mở. 3. Phương tiện SGK. 4. Tiến trình hoạt động Nhân tố ĐĐầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ - Trình độ phát triển kinh tế -Năng suất lao động xã hội Nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ Quy mô, cơ cấu dân số Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư Mục tiêu Biết được khái niệm, cơ cấu, vai trò của ngành Dịch vụ. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học Đàm thoại, gợi mở. 3. Phương tiện SGK. 4. Tiến trình hoạt động Mạng lưới ngành dịch vụ m HHình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ Truyền thống văn hóa phong tục tập quán Biết được khái niệm, cơ cấu, vai trò của ngành Dịch vụ. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học Đàm thoại, gợi mở. 3. Phương tiện SGK. 4. Tiến trình hoạt động Biết được khái niệm, cơ cấu, vai trò của ngành Dịch vụ. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học Đàm thoại, gợi mở. 3. Phương tiện SGK. 4. Tiến trình hoạt độngTt1. Mục tiêu Biết được khái niệm, cơ cấu, vai trò của ngành Dịch vụ. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học Đàm thoại, gợi mở. 3. Phương tiện SGK. 4. Tiến trình hoạt động Sức mua, nhu cầu dịch vụ Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán Sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ khái niệm, cơ cấu, vai trò của ngành Dịch vụ. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học Đàm thoại, gợi mở. 3. Phương tiện SGK. 4. Tiến trình hoạt động -Tài nguyên thiên nhiên - Di sản văn hóa, lịch sử - Cơ sở hạ tầng du lịch GV HƯỚNG DẪN CHUYÊN MÔN NGƯỜI SOẠN DƯƠNG THỊ THU THỦY Tẩn Văn Mạnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 35 Vai tro cac nhan to anh huong va dac diem phan bo cac nganh dich vu_12301256.docx