Giáo án Địa lý 11 Bài 11: Khu vực Đông Nam Á - Tiết 2: Kinh tế

II. CÔNG NGHIỆP

1. Chiến lược phát triển

- Tăng cường liên doanh với nước ngoài.

- Hiện đại hóa trang thiết bị, chuyển giao công nghệ.

- Đào tạo kĩ thuật cho người lao động.

- Chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu

- Phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất

Sản xuất các sản phẩm hướng sang xuất khẩu, tập trung một số mặt hàng chủ đạo

2. Các ngành công nghiệp trọng điểm

- CN lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử

- Khai thác khoáng sản

- CN sản xuất hàng tiêu dùng

- CN chế biến LT-TP

3. Phân bố

- Một số nước có công nghiệp phát triển như: Xingapo, Thái Lan, Indo, Malai

- Một số nước công nghiệp còn kém phát triển như: Lào, Campuchia, Đông Timo

 

docx6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 Bài 11: Khu vực Đông Nam Á - Tiết 2: Kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Tiết PPCT: Ngày soạn:/../.. Ngày dạy: /../.. BÀI 11. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Tiết 2. KINH TẾ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Kiến thức - Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực thông qua phân tích biểu đồ. - Nêu được hiện trạng và xu hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ của Đông Nam Á. - Nêu được đặc điểm cơ bản của nền nông nghiệp nhiệt đới khu vực Đông Nam Á gồm 3 thành phần chủ đạo: sản xuất lúa nước, trồng trọt các cây công nghiệp; chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thủy sản. - Giải thích tại sao lúa nước, các cây công nghiệp lại được trồng nhiều ở Đông Nam Á. 2. Kĩ năng - Tiếp tục tăng cường cho HS các kĩ năng đọc, phân tích bản đồ, biểu đồ hình cột và đưa ra nhận xét. - So sánh qua các biểu đồ. - Phân tích bảng số liệu thống kê. 3. Thái độ - Có tinh thần tích cực học tập để xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh. Đồng thời, xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa các nước trong khu vực. - Có ý chí vượt khó đi lên, hợp tác giữa các nước để phát triển kinh tế. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy sáng tạo - Năng lực chuyên biệt: phân tích bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Giáo viên - Bản đồ Địa lí tự nhiên châu Á - Bản đồ kinh tế chung Đông Nam Á - Phóng to các biểu đồ, lược đồ trong SGK. - Máy tính, máy chiếu. Học sinh - Đọc trước bài. - Tìm hiểu hình 11.5 chuyển dịch cơ cấu GDP của một số nước Đông Nam Á. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP * Kiểm tra bài cũ - Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực ĐNA và đánh giá những thuận lợi và khó khăn của khu vực? - Trình bày đặc điểm dân cư và xã hội khu vực ĐNA? Phân tích những thuận lợi và khó khăn do nguồn lao động khu vực tạo ra? 1. Khởi động Đông Nam Á thường được biết đến là một trong những khu vực có sự phát triển kinh tế sôi động nhất trên thế giới với phần lớn các nước thành viên là các nền kinh tế đang phát triển. Vậy các nhành kinh tế có sự phát triển như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay 2. Hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế khu vực Đông Nam Á - Mục tiêu: + Tìm hiểu về sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế khu vực Đông Nam Á + Kỹ năng phân tích đánh giá, khai thác biểu đồ + Rèn luyện kỹ năng nhận xét - Phương thức: Làm việc cá nhân /lớp. - Tổ chức: Bước 1: GV: Các em hãy quan sát hình 11.5, nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu GDP của một số nước Đông Nam Á? Bước 2: HS phân tích hình 11.5 và trả lời câu hỏi. Bước 3: GV Giải thích tại sao lại có xu hướng chuyển dịch trên? Và tại sao có sự chuyển dịch không đều giữa các nước? I. CƠ CẤU KINH TẾ - Cơ cấu kinh tế phân thành 2 nhóm nước + Nhóm nước phát triển hơn + Nhóm nước chậm phát triển hơn - Đang có sự chuyển dịch: + Chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ. + Mức độ chuyển dịch khác nhau giữa các nước. Hoạt động 2. Tìm hiểu ngành công nghiệp - Mục tiêu: + Tìm hiểu về sự thay đổi trong ngành công nghiệp khu vực Đông Nam Á + Kỹ năng phân tích đánh giá, khai thác hình ảnh - Phương thức: Cá nhân/ cặp đôi - Tổ chức: Bước 1: GV: Công nghiệp của khu vực ĐNÁ có trình độ phát triển vào loại thấp so với mức trung bình của thế giới, tuy nhiên trong những năm gần đây đã có tốc độ tăng trưởng rất cao. Vậy nguyên nhân nào đã làm cho công nghiệp có bước tăng trưởng cao như vậy? - Dựa vào kiến thức trong SGK, hãy nêu cho biết những chiến lược phát triển của công nghiệp khu vực ĐNÁ? Liên hệ VN - Vậy tại sao khu vực ĐNÁ lại chú trọng phát triển công nghiệp theo hướng này ? Bước 2: HS khai thác kiến thức SGK theo cặp đôi và trả lời Bước 3: GV: Với những xu hướng phát triển công nghiệp trên, công nghiệp ĐNÁ đã có những bước tăng trưởng cao, đã đạt được những thành tựu đáng kể, phải kể đến một số nước có quá trình công nghiệp hóa nhanh và thành công trong khu vực như Singapo, Thái Lan, Indonexia Cơ cấu ngành công nghiệp của ĐNÁ khá đa dạng, tuy nhiên chỉ có một số ngành có nhiều ưu thế phát triển; Bước 4: GV: Hãy kể tên các ngành công nghiệp phát triển mạnh ở ĐNÁ? Phát triển ở những quốc gia nào? Bước 5: HS vận dụng kiến thức trả lời Bước 6: GV: Vậy tại sao các nước ĐNÁ lại tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp trên? Bước 7: HS vận dụng kiến thức trả lời Bước 8: GV: Nêu tình hình phân bố công nghiệp của các nước Đông Nam Á Bước 9: HS quan sát SGK trả lời II. CÔNG NGHIỆP 1. Chiến lược phát triển - Tăng cường liên doanh với nước ngoài. - Hiện đại hóa trang thiết bị, chuyển giao công nghệ. - Đào tạo kĩ thuật cho người lao động. - Chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu - Phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất Sản xuất các sản phẩm hướng sang xuất khẩu, tập trung một số mặt hàng chủ đạo 2. Các ngành công nghiệp trọng điểm - CN lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử - Khai thác khoáng sản - CN sản xuất hàng tiêu dùng - CN chế biến LT-TP 3. Phân bố - Một số nước có công nghiệp phát triển như: Xingapo, Thái Lan, Indo, Malai - Một số nước công nghiệp còn kém phát triển như: Lào, Campuchia, Đông Timo Hoạt động 3: Tìm hiểu ngành dịch vụ - Mục tiêu: + Tìm hiểu về sự thay đổi trong ngành dịch vụ khu vực Đông Nam Á + Kỹ năng phân tích đánh giá, khai thác hình ảnh - Phương thức: Cá nhân/ cặp đôi - Tổ chức: Bước 1: GV: Sự đóng góp vào GDP của ĐNÁ từ ngành dịch vụ cao hơn công nghiệp. Điều đó chứng tỏ trong thời gian qua, đa số các quốc gia ĐNÁ đều dành đầu tư phát triển cho dịch vụ nhiều hơn cho sự phát triển công nghiệp. - Nêu tình hình phát triển ngành dịch vụ của các nước Đông Nam Á. Bước 2: HS khai thác SGK trả lời Bước 3: GV: Em hãy kể tên một số địa danh du lịch nổi tiếng của các nước Đông Nam Á và Việt Nam Bước 4: HS vận dụng sự hiểu biết của mình để trả lời III. DỊCH VỤ - Chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế các nước ĐNÁ. - Cơ sở hạ tầng từng bước hiện đại hóa. - Hoạt động dịch vụ ngày càng đa dạng. Trong đó chú trọng đầu tư phát triển du lịch Hoạt động 4: Tìm hiểu ngành nông nghiệp - Mục tiêu: + Nêu được đặc điểm cơ bản của nền nông nghiệp nhiệt đới khu vực Đông Nam Á gồm 3 thành phần chủ đạo: sản xuất lúa nước, trồng trọt các cây công nghiệp; chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thủy sản. + Giải thích tại sao lúa nước, các cây công nghiệp lại được trồng nhiều ở Đông Nam Á. + Rèn luyện kỹ năng đọc biểu đồ + Rèn luyện tình thần làm việc nhóm, thuyết trình - Phương thức: Cá nhân/ nhóm - Tổ chức: Bước 1: Cá nhân GV: Tại sao nói Đông Nam Á có điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới HS vận dụng kiến thức về tự nhiên để trả lời GV:Quan sát SGK và trình bày vai trò, tình hình phát triển và phân bố của ngành trồng lúa nước HS khai thác SGK trả lời Bước 2: GV chia lớp làm 6 nhóm, thời giam hoạt động: 7 phút Nhóm 1,2: tìm hiều hoạt động trồng lúa nước Nhóm 3,4: Tìm hiểu hoạt động trồng cây công nghiệp Nhóm 5,6: Tìm hiểu chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản Bước 4: Các nhóm làm việc, giáo viên hỗ trợ Bước 5: nhóm chẵn trình bày, nhóm lẻ nhận xét bổ sung Bước 6: GV nhận xét, tổng kết IV. NÔNG NGHIỆP - Đông Nam Á có điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghệp nhiệt đới. Trong đó nổi bật lên là: + Trồng lúa nước + Cây công nghiệp, cây ăn quả + Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản 1. Trồng lúa nước - Lúa nước là cây lương thực truyền thống và quan trọng của ĐNÁ. - Sản lượng lúa tăng liên tục (Từ 103 triệu tấn năm 1985 lên 161 triệu tấn năm 2004). - Phân bố tập trung nhiều ở các nước: In-đô-nê-xi-a, Thái lan, Việt Nam - Các nước có sản lượng xuất khẩu gạo lớn: Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a - Một số nước hình thành thương hiệu gạo quốc gia như Thái Lan, Cam-pu-chia 2. Trồng cây công nghiệp - Sản lượng các cây công nghiệp tăng -Có nhiều cây CN nhiệt đới: + Cao su, cà phê, hồ tiêu có nhiều ở Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam. + Cây lấy dầu, lấy sợi được trồng nhiều nơi. - Cây ăn quả nhiệt đới được trồng nhiều ở hầu hết các nước. 3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản * Chăn nuôi - Có cơ cấu đa dạng, số lượng khá lớn nhưng chưa trở thành ngành chính. - Phân bố: Mi-an-ma, Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a * Đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản - Đây là ngành kinh tế truyền thống và đang phát triển - Sản lượng tăng liên tục 3. Luyện tập: Chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng A. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III. B. Giảm tỉ trọng khu vực I và khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực III. C. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III. D. Tỉ trọng các khu vực không thay đổi nhiều. Câu 2. Một trong những hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là A. Chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước. B. Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài. C. Phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại. D. Ưu tiên phát triển các ngành truyền thống. Câu 3. Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là: A. Lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là. B. Lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía. C. Lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa. D. Lúa mì, dừa, cà phê, cacao, mía. Câu 4. Các nước đứng hàng đầu về xuất khẩu lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á là A. Lào, In-đô-nê-xi-a.       B.Thái Lan, Việt Nam. C. Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a.       D.Thái Lan, Ma-lai-xi-a. Câu 5. Cà phê, cao su, hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Á do A. Truyền thống trồng cây công nghiệp từ lâu đời. B. Thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn ổn định. C. Quỹ đất dành cho phát triển các cây công nghiệp này lớn. D. Có khí hậu nóng ẩm, đất badan màu mỡ. Đáp án: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 A B C B D 4. Tìm tòi , mở rộng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 11 Khu vuc Dong Nam A_12426002.docx
Tài liệu liên quan