Hoạt động 3: Tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế:
1. Mục tiêu:
- Biết được tình hình phát triển kinh tế sau chiến tranh lần 2
- Phân tích các nhân tố, đường lối phát triển để thấy được sự thành công trong quá trình phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh cũng như đối phó với các biến động của thị trường thế giới.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích bảng số liệu để khai thác kiến thức địa lí
- Có thái độ khâm phục trước tinh thần vượt khó của dân Nhật Bảncũng như chính sách đường lối phát triển kinh tế của nhà nước.
2. Phương pháp – kĩ thuật
+ Phát vấn, đàm thoaị gợi mở, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.
+ Hoạt động cá nhân
3. Phương tiện: Bản đồ, hình ảnh, máy chiếu, bảng số liệu.
4. Tiến trình hoạt động
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 729 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11: Nhật Bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬT BẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức
- Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản.
- Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.
- Ghi nhớ một số địa danh.
- Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.
- Phân tích được những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế.
- Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay.
Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày một số đặc điểm địa hình, tài nguyên khoáng sản, phân bố dân cư.
- Nhận xét các số liệu, tư liệu về thành tựu phát triển kinh tế của Nhật Bản.
Thái độ: Có ý thưc học tập người Nhật về lĩnh vực học tập,lao động, thái độ vượt khó, thích ứng với môi trường tự nhiên không thuận lợi.
Năng lực hướng tới
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng số liệu, bản đồ, lược đồ, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Kế hoạch dạy học, hệ thống kiến thức, câu hỏi
2. Học sinh: SGK Địa lí 11, ôn lại kiến thức Nhật Bản
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Khởi động:
Mục tiêu:
- Huy động kiến thức cũ để HS biết sơ lược về đất nước sẽ tìm hiểu trong tiết học này.
- Tạo tình huống có vấn đề nhằm gây hứng thú tiếp thu bài học đầu tiên về Nhật Bản.
- Giải quyết một phần tình huống đề ra để kết nối với bài mới.
2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học. Phát vấn, hình ảnh.
3. Phương tiện: Một số số liệu về đất nước Nhật Bản.
4. Dự kiến thời gian: 5 phút
5. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV yêu cầu học sinh dựa vào hiểu biết bản thân để trả lời các câu hỏi sau:
+ Quốc gia nào trên thế giới được gọi là xứ sở hoa Anh Đào, đất nước Phù Tang, đất nước mặt trời mọc.
+ Quốc gia đó hiện nay có nền kinh tế phát triển như thế nào?
+ Theo em các yếu tố nào tạo nên sự phát triển kinh tế đó?
-Bước 2: HS làm vào giấy nháp.
- Bước 3: GV gọi HS trả lời, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm.
-Bước 4: GV sử dụng nội dung HS trả lời, bổ sung để dẫn dắt vào nội dung bài học, giải thích thêm về loại hoa anh đào, về tên gọi đất nước phù tang, đất nước mặt trời mọc
* Hoa anh đào (Sakura ) là hoa của các loài thực vật thuộc phân chi anh đào, chi Mận mơ, họ Hoa hồng; đặc biệt là của loài Prunus serrulata và một số loài khác chuyên để làm cảnh. Còn anh đào lấy quả hầu hết là các giống thuộc hay lai với các loài Prunus avium, Prunus cerasus. Hoa anh đào có 3 màu là màu trắng, hồng và đỏ. Thời gian tồn tại của một bông hoa anh đào thường kéo dài từ 7 đến 15 ngày, trung bình là khoảng 1 tuần. Tùy theo từng chủng loại hoa và điều kiện môi trường thời tiết mà tuổi thọ của hoa anh đào khác nhau. Giống hoa Someiyoshino có tuổi thọ 7 ngày kể từ nở rộ) trong khi giống hoa Kanzakura nở và tàn lâu hơn chừng 10~12 ngày kể từ ngày mankai.
Mùa hoa anh đào thường là vào tháng 3 hay là tháng 4 dương lịch.
* Có thể nói, Phù Tang mang nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng tựu lại đều chỉ một quốc gia ở phương Đông, hay chính là Nhật Bản.
Phù Tang tức cây Phù Tang 扶桑, là một loại cây dâu.
Theo truyền thuyết cổ phương Đông có cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ ngơi trước khi cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc. Vì tên của nước Nhật Bản có nghĩa là gốc ở Mặt Trời nên thời xưa người ta đồng nhất nó với xứ sở của loại cây huyền thoại trên đây. Tên gọi nước Phù Tang cũng từ đó mà ra đời. Chính vì vậy Nhật Bản còn được gọi là xứ sở Phù Tang.
* Hơn nữa Nhật Bản nằm ở cực đông châu Á nên là nước đầu tiên ở châu Á nhìn thấy Mặt trời.
B. Hình thành kiến thức ( Bài mới) Có 3 hoạt động
Hoạt động 1: Điều kiện tự nhiên:
1. Mục tiêu:
- Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản, điều kiện tự nhiên.
- Ý nghĩa của vị trí, phạm vi lãnh thổ, điều kiện tự nhiên
- Rèn luyện kĩ năng quan xét,nhận xét bản đồ
- Ý thức vấn đề phòng chống thiên tai, trắc trở của điều kiện tự nhiên của người dân Nhật.
2. Phương pháp – kĩ thuật
+ Phát vấn, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.
+ Hoạt động cá nhân, nhóm.
3. Phương tiện: Bản đồ, hình ảnh, máy chiếu.
4. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động a. ( Phát vấn)
- GV nêu các câu hỏi
+ Câu 1. Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và lãnh thổ Nhật Bản.
+ Câu 2: Vị trí địa lí đó thuận lợi như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?
+ Câu 3: Khó khăn do vị trí và lãnh thổ đem lai?
( Các câu hỏi này GV ghi vào bảng phụ hoặc dùng máy chiếu )
- Học sinh suy nghĩ và trả lời cá nhân.
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét bổ sung, nếu cần
Hoạt động b. ( Thảo luận cặp đôi- Theo phiếu học tập bên
- Các căp làm việc trên phiếu
- Gọi đại diện HS trả lời
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét bổ sung, nếu cần
* GV bổ sung thêm: Sự phân bố mưa khác nhau giữa phía đông và phía tây lãnh thổ theo mùa:
+ Mùa đông mưa phía tây do gió mùa mùa đông thổi qua biển Nhật bản.
+ Mùa hè mưa nhiều phía đông do gió từ TBDương thổi vào
I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lí và lãnh thổ
a. Vị trí địa lý và lãnh thổ:
- Nằm ở Đông Á trải dài theo hình vòng cung dài khoảng 3.800km trên Thái Bình Dương gồm 4 đảo lớn: Hôc-Cai-Đô, Xi-Cô-Cư, Kiu-Xiu và hàng nghìn đảo nhỏ.
- Nằm trong khu vực khí hậu châu Á gió mùa.
- Gần các nước NICs châu Á, Trung Quốc, LB Nga và khu vực Đông Nam Á.
b. Ý nghĩa:
- Thuận lợi: giao lưu kinh tế, văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường biển.
- Khó khăn:
. Nằm trong vành đai núi lửa Thái Bình Dương: thường xuyên diễn ra động đất, núi lửa.
. Lãnh thổ kéo dài: Miền Bắc thường có bão tuyết, miền Nam thường có mưa to, bão. Việc xây dựng các tuyến đường nối các đảo khó khăn, tốn kém.
Yếu tố
Đặc điểm
Địa hình
Sông ngòi
Bờ biển
Khí hậu
Khoáng sản
Thuận lợi
Khó khăn
2. Địa hình:
3. Sông ngòi
4. Bờ biển
5. Khí hậu
6. Khoáng sản:
7. Thuận lợi:
8. Khó khăn:
Hoạt động 2: Tìm hiểu về dân cư:
1. Mục tiêu:
- Biết được đặc điểm dân cư
Phân tích được ảnh hưởng của dân cư tới kinh tế, xã hội.
- Có thái độ trước tinh thần,kỉ luật lao động của người dân Nhật Bản.
2. Phương pháp – kĩ thuật
+ Phát vấn, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.
+ Hoạt động cặp đôi.
3. Phương tiện: Bản đồ, hình ảnh, máy chiếu, bảng số liệu.
4. Tiến trình hoạt động
HĐ của Gv - Hs
Nội dung
- Gv yêu cầu các cặp đôi đọc kênh chữ, bảng 9.1, liên hệ đến kiến thức đã biết để trả lời các câu hỏi sau vào giấy nháp:
+ Nhận xét số dân Nhật từ 1950-2005
+ Nhận xét số dân Nhật so với các nước trên thế giới( KT lớp 10)
+ Dự báo dân số đến 2025?
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên như thế nào?
+ Tỉ lệ trẻ em, người già có xu hướng như thế nào?
+ Cơ cấu dân số thuộc loại nào?
+ Tác động xu hướng gia tăng dân số đó đến sự phát triển KT-XH?
+ Phân bố dân cư như thế nào?
+Đức tính của người lao động có đặc điểm gì?tác động đến kinh tế?
( Các câu hỏi này thể hiện trên màn hình hoặc phải ghi trước trên bảng phụ)
- HS thảo luận theo cặp và ghi kết quả vào giấy nháp
- Gọi một số em trả lời tuần tự các câu hỏi đề ra.
- Hs nhận xét và GV chuẩn kiến thức
II.Dân cư:
- Dân số có xu hướng tăng từ 1950 – 2005
- Dân số đông, một trong 11 nước có số dân trên 100 triệu.
- Dự báo đến 2025 dân số có xu hướng giảm
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp ( 0,1%) ( Nguyên nhân làm dân số dự báo giảm)
- Tỉ lệ trẻ em giảm còn người già tăng nhanh
- Cơ cấu dân số thuộc kết cấu già
- Dân số già gây sức ép về chế độ hưu trí, phúc lợi xã hội, thiếu nguồn lao động trong tương lai
- Dân cư phân bố không đều đa số tập trung ở các thành phố ven biển.
- Người lao động cần cù, kỷ luật cao, trình độ dân trí cao do giáo dục có sự đầu tư là điều kiện để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế:
1. Mục tiêu:
- Biết được tình hình phát triển kinh tế sau chiến tranh lần 2
- Phân tích các nhân tố, đường lối phát triển để thấy được sự thành công trong quá trình phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh cũng như đối phó với các biến động của thị trường thế giới.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích bảng số liệu để khai thác kiến thức địa lí
- Có thái độ khâm phục trước tinh thần vượt khó của dân Nhật Bảncũng như chính sách đường lối phát triển kinh tế của nhà nước.
2. Phương pháp – kĩ thuật
+ Phát vấn, đàm thoaị gợi mở, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.
+ Hoạt động cá nhân
3. Phương tiện: Bản đồ, hình ảnh, máy chiếu, bảng số liệu.
4. Tiến trình hoạt động
HĐ của GV - HS
Nội dung
- GV phát vấn và đàm thoại bằng một hệ thống câu hỏi sau:
+ Sau chiến tranh lần II, nền kinh tế Nhật như thế nào? Vì sao?
+ Nhận xét tố độ tăng trưởng GDP qua bảng 9.2.
+ Nguyên nhân tạo nên bước nhảy ngoạn mục về kinh tế Nhật?
+ Liên hệ đến Việt Nam về đường lối công nghiệp hóa hiện nay?
+ Theo em Nhật có các chính sách nào đối phó với cuộc khủng hoảng dầu mỏ để phát triển kinh tế?
+ So sánh tốc độ tăng trưởng GDP ở bảng 9.2 và 9.3 để rút ra nhận xét về tình hình kinh tế Nhật trong giai đoạn sau.
( Hệ thông câu hỏi ghi vào bảng phụ hoặc hiển thị trên máy chiếu)
- HS trả lời từng câu một và GV nhận xét , chuẩn kiến thức, trong quá trình HS trả lời, GV có thể gợi ý để HS có câu trả lời đi vào đúng trọng tâm yêu cầu.
III. Tình hình phát triển kinh tế:
1. Sau chiên tranh lần II
a. Thực trạng kinh tế:
- Bị suy sụp nghiêm trọng.
- Từ 1955 đến 1973: Phát triển nhanh.
b. Các nhân tạo nên sự phục hối kinh tế:
2. Từ 1973 đến 1990:
- Tốc độ phát triển kinh tế giảm từ 1973 đến 1980.
- Nhờ điều chỉnh đường lối phát triển nên kinh tế tăng trưởng lại tử 1986 đến 1990.
- Từ 1991 đến 2005: Kinh tế chững lại.
- Năm 2005, kinh tế đứng II sau Hoa kì
C. Luyện tập:
1. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức đã tìm hiểu
-Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, tư duy, nhìn nhận vấn đề.
2. Tiến hành:
- Tự luận:
+Trình bày vị trí địa lí của Nhật bản.
+ Vì sao sau khủng hoảng dầu mỏ vào năm 1973, Nhật tập trung phát triển các ngành kinh tế có hàm lượng kĩ thụât cao?
- Trắc nghiệm:
Câu 1-NB. Nhật Bản là một quần đảo, gồm 4 đảo lớn nào dưới đây
Kiuxiu, Xicôcư, Jeju, Hôcaiđô B. Kiuxiu, Xicôcư, Hônsu, Hôcaiđô
C. Kiuxiu, Xicôcư, Haoai, Hôcaiđô D. Kiuxiu, Xicôcư, Phú Quốc, Hôcaiđô
Câu 2 NB.Trong số 4 đảo lớn của Nhật Bản, thì đảo nào có diện tích lớn nhất
Hô – cai – đô B. Hôn – su C. Xi – cô – cư D. Kiu – xiu
Câu 3 Nhật Bản là một quần đảo gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ, điều này có thuận lợi gì?
A. Không bị xâm lược C. Phát triển nghề cá
B. Thống trị một vùng biển lớn D. Phát triển tổng hợp kinh tế biển
Câu 4 Nằm ở vĩ độ từ 20025’B - 45033’ B, vậy khí hậu của Nhật Bản thuộc các đới khí hậu nào?
Khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới B. Khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới
C. Khí hậu cận nhiệt, ôn đới và hàn đớ D. Khí hậu ôn đới lục địa và hàn đới
Câu 5. Từ bắc xuống nam, khí hậu Nhật Bản thay đổi như thế nào?
A. Phía Bắc khí hậu hàn đới, phía Nam khí hậu cận nhiệt
B. Phía Bắc khí hậu ôn đới, phía Nam khí hậu cận nhiệt
C. Phía Bắc khí hậu cận nhiệt, phía Nam khí hậu ôn đới
D. Phía Bắc khí hậu nhiệt đới, phía Nam khí hậu xích đạo
Câu 6. Dân số Nhật Bản có đặc điểm nào sau đây gây nên thiếu nguồn lao động trong tương lai?
A. Dân số ổn định B. Dân số tăng nhanh C. Dân số già hóa D. Bùng nổ dân số
Câu 7. Nhận xét nào dưới đây phản ảnh đúng nhất về tốc độ tăng trưởng của Nhật Bản giai đoạn 1950 – 1973
Tốc độ tăng trưởng không ổn định. B. Tốc độ tăng trưởng tăng giảm không đều.
C. Tốc độ tăng tưởng tương đối cao. D. Tốc độ tăng trưởng cao, không ổn định.
Câu 8: Nguyên nhân nào sau đây làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật những năm 1973 – 1974 và 1979 – 1980 giảm xuống?
A. Khủng hoảng quặng sắt B. Khủng hoảng dầu mỏ
C. Khủng khoảng than đá D. Khủng khoảng lương thực.
Câu 9: Dân số giảm, già hóa sẽ gây những khó khăn gì sau đây cho kinh tế Nhật Bản?
A. Suy giảm dân số, thiếu lao động, chi phí phúc lợi cho người già tăng
B. Suy giảm dân số, thiếu lực lượng lao động, nhất là lao động có trình độ cao
C. Chi phí cho trẻ em giảm, chi phí người gia tăng cao, đầu tư cho giáo dục nhiều.
D. Trẻ em ít, suy giảm dân số trong tương lai gần, chi phí cho phúc lợi xã hội ít.
D. Mở rộng:
1. Mục tiêu:
- Nâng cao sự hiểu biết hơn về đât nước Nhật
- Chuẩn bị nội dung cho bài học tiếp theo.
2. Tiến hành:
a/ Trắc nghiệm:
Câu 1. Nguồn gốc hình thành ngọn núi Phú Sĩ
A. Do đứt gãy địa chất tác động lên vỏ trái đất
B. Do quá trình nâng lên của lớp vỏ trái đất
C. Do hiện tượng uốn nếp của lớp vỏ địa lí
D. Do núi lửa phun trào, nay ngừng hoạt động.
Câu 2. Nhật Bản có diện tích là 378 nghìn km2, dân số 126,9 triệu người (năm 2015). Vậy mật độ dân số trung bình là ?
A. 335,7 người/km2 B. 435,7 người/km2
C. 235,7 người/km2 D. 325,7 người/km2
b/ Tự luận:
Câu 1. Với đặc điểm về tự nhiên và dân cư của nhật Bản thì kinh tế Nhật sẽ phát triển mạnh các ngành nào? Vì sao?
Câu 2: Công nghiệp Nhật phát triển mạnh ở khu vực nào? Vì sao?
THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP
Yếu tố
Đặc điểm
Địa hình
Đồi núi chiếm ưu thế, đồng bằng nhỏ hẹp ven biển
Sông ngòi
Ngắn, nhỏ, nước chảy xiết
Biển, bờ biển
Biển không đóng băng, bờ biển dài,khúc khuỷu
Khí hậu
Có tính gió mùa, mưa nhiều, thay đổi từ ôn đới gió mùa đến cận nhiệt gió mùa
Khoáng sản
Nghèo khoảng sản, chỉ có than, đồng nhưng trữ lượng không nhiều.
Thuận lợi
Biển có giá trị giao thông, nghề cá, mưa nhiều nên thực vật phát triển mạnh ( rừng), thủy điện, du lịch, nhiều suối khoáng nóng
Khó khăn
Thiếu đất nông nghiệp, mùa đông có tuyết ở phía bắc, còn mùa hè có bão, lũ lụt ở phía nam, núi lửa còn hoạt động, nghèo khoáng sản,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 9 Nhat Ban_12483688.doc