Giáo án Địa lý 11 tiết 30 bài 11: Khu vực Đông Nam Á - Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông nam á (ASEAN)

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập năm nào?

A. 1967. B. 1968. C. 1969. D.1970.

Câu 2. Các quốc gia sang lập ASEAN là:

A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Lào.

B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Sing-ga-po.

C. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Sing-ga-po, Cam-pu-chia.

D. Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Sing-ga-po, Cam-pu-chia, Việt Nam.

Câu 3. Hiệp hội các nước Đông Nam Á có tất cả bao nhiêu thành viên?

A. 5. B. 9. D. 10. C. 11.

Câu 4. Đâu không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN?

A. Thông qua các diễn đàn; thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực.

B. Thông qua các hiệp ước; thông qua các dự án, chương trình phát triển.

C. Xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN”; tổ chức các hội nghị.

D. Vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Định hướng hoạt động tiếp nối: Trong suốt quá trình phát triển, với cơ chế hợp tác phong phú, đa dạng; với mục tiêu cụ thể, rõ ràng ASEAN đã đạt được những thành tựu gì, cũng như gặp phải những thách thức gì, cô trò chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu nội dung tiếp theo II. Thành tựu và thách thức của ASEAN .

 

docx12 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 tiết 30 bài 11: Khu vực Đông Nam Á - Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông nam á (ASEAN), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC Ngày soạn: 15/03/2018 Ngày duyệt:/03/2018 Ngày giảng: 21/03/2018 Tiết 30 Bài 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á TIẾT 3: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức - Hiểu và trình bày được các mục tiêu chính của ASEAN. - Đánh giá được các thành tựu cũng như thách thức đối với ASEAN. - Đánh giá được thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong quá trình hội nhập. 2. Về kĩ năng - Kĩ năng phân tích sơ đồ, biểu đồ. - Đọc và khai thác kiến thức từ video, tranh ảnh, các bản đồ giáo khoa treo tường và bản đồ trong sách giáo khoa. 3. Về thái độ - Có thái độ nghiêm túc học tập, tích cực tham gia xây dựng bài. - Biết cách vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. - Nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Năng lực hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học. - Năng lực riêng: Năng lực sử dụng biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh, II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Các sơ đồ có liên quan. - Phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh Tìm hiểu những thông tin có liên quan đến Hiệp hội các nước Đông Nam Á. III. Tiến trình hoạt động 1. Hoạt động xuất phát - Mục tiêu: + Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học từ những tiết trước. + Kích thích tư duy logic của HS. + Khơi gợi hứng thú trước khi vào bài mới. - Phương thức: Trò chơi ô chữ. - Thời gian: 5 phút. - Các bước của hoạt động: + Bước 1: GV phổ biến luật chơi: Có tất cả 5 hàng ngang, trong mỗi hàng ngang có 1 từ khóa của ô hàng dọc, HS sẽ lần lượt trả lời các từ hàng ngang để mở được từ khóa ô hàng dọc, HS có thể trả lời từ khóa hàng dọc bất cứ lúc nào. Để mở được hết 5 ô hàng ngang HS phải trả lời 5 câu hỏi: Câu 1. Đây là quốc gia có phần lãnh thổ vừa thuộc Đông Nam Á lục địa vừa thuộc Đông Nam Á biển đảo? (Malaixia) Câu 2. Đây là đặc điểm về cơ cấu dân số của khu vực Đông Nam Á. (Dân số trẻ). Câu 3. Đây là con sông dài nhất khu vực Đông Nam Á. (Mê Công) Câu 4. Đây là loại cây lương thực truyền thống và quan trọng của khu vực Đông Nam Á.(Lúa nước). Câu 5. Biển lớn nhất khu vực ĐNA. (Biển Đông). + Bước 2: Tiến hành hoạt động. + Bước 3: Sau khi kết thúc trò chơi GV dẫn dắt vào bài mới. Đông Nam Á là khu vực phát triển kinh tế rất năng động,vậy để cùng nhau phát triển, các quốc gia khu vực Đông Nam Á đã có sự hợp tác như thế nào, sự hợp tác ấy mang lại những kết quả gì thì cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN - Mục tiêu: Giúp học sinh biết được quá trình hình thành Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, các thành viên, mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN. - Phương thức: Cặp/cá nhân. - Thời gian: 15 phút. - Phương tiện: Video, SGK, hình ảnh. - Các bước của hoạt động: a. Lịch sử hình thành và phát triển + Bước 1: GV yêu cầu học sinh quan sát video; đọc thông tin trong SGK mục I trang 106, 107 và dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy cho biết: Câu hỏi 1: Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập vào thời gian nào, các quốc gia sáng lập và số lượng thành viên của Hiệp hội hiện nay, kể tên các thành viên? Câu hỏi 2: Trong khu vực Đông Nam Á còn quốc gia nào chưa gia nhập ASEAN? + Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc. + Bước 3: HS lên trình bày kết quả làm việc, HS khác nhận xét, bổ sung. + Bước 4: GV nhận xét,bổ sung và chuẩn kiến thức. I. Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN 1. Lịch sử hình thành và phát triển - Ra đời năm 1967, gồm 5 nước Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Sing-ga-po là thành viên sáng lập. - Số lượng thành viên ngày càng tăng, đến nay đã có 10 quốc gia thành viên. - Quốc gia chưa tham gia ASEAN là Đông-ti-mo. Mở rộng: - Năm 1992: Thành lập khu vực Thương mại tự do AFTA. - Năm 1995: Kí hiệp định chung về dịch vụ ASEAN (AFAS). - Năm 1997: Kí hiệp định chương trình thuế quan ưu đãi (CEFT). - Năm 1998: Kí hiệp định về đầu tư ASEAN. - Năm 2003: Kí hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN. - Năm 2007: Mười nước thành viên kí kết Hiến chương ASEAN. - Năm 2015: Cộng đồng ASEAN chính thức ra đời, mở ra một chương mới trong lịch sử của ASEAN, đưa hợp tác ASEAN lên một tầm cao mới. Định hướng hoạt động tiếp nối: 10/11 quốc gia trong khu vực tham gia ASEAN điều đó chứng tỏ sự hấp dẫn của tổ chức. Vậy mục tiêu cũng như cơ chế hợp tác của tổ chức này có đặc điểm gì? Cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu phần tiết theo. b. Các mục tiêu chính của ASEAN + Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ trong SGK và trả lời câu hỏi: Câu hỏi: ASEAN có mấy mục tiêu chính? Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định? +Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc. + Bước 3: HS trình bày kết quả làm việc, HS khác nhận xét,bổ sung. + Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. Mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định là bởi vì: - Mỗi nước trong khu vực có điều kiện và hoàn cảnh xây dựng phát triển kinh tế khác nhau mà nguyên nhân dẫn đến sự mất ổn định do: các vấn đề sắc tộc- tôn giáo và các thế lực bên ngoài nên cần thống nhất cao và ổn định để phát triển - Có sự tranh chấp, phức tạp về biên giới, đảo, vùng biển do nhiều nguyên nhân nên đòi hỏi cần phải ổn định để phát triển - Sự ổn định trong khu vực sẽ không tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực 2. Mục tiêu chính của ASEAN  Có ba mục tiêu chính: + Thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của các nước thành viên. + Xây dựng khu vực có nền hòa bình, ổn định. + Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ và bất đồng, khác biệt giữa nội bộ với bên ngoài. => Đích cuối cùng ASEAN hướng tới là “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển”. Định hướng hoạt động tiếp nối: Để thực hiện được những mục tiêu trên, ASEAN đã đặt ra những cơ chế gì, cô trò chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu. c. Cơ chế hợp tác của ASEAN * Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK trang 107 mục 2, kết hợp với một số hình ảnh, hãy cho biết: + Cơ chế hợp tác của ASEAN. + Hãy lấy ví dụ minh họa cụ thể minh họa cho một trong số các cơ chế hợp tác đạt được mục tiêu chung của ASEAN. * Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc. * Bước 3: HS trình bày kết quả làm việc, HS khác nhận xét, bổ sung. * Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. - Với cơ chế "Tổ chức các hội nghị", thì các nước ASEAN mỗi năm sẽ có một nước luôn phiên làm chủ tịch hiệp hội, sẽ tổ chức các hội nghị trong thời gian làm chủ tịch để định hướng phát triển kinh tế, quốc phòng ... cho khu vực. VD năm 2017, nước ta là chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, đã tổ chức nhiều hội nghị như: Hội nghị cấp cao ASEAN, hội nghị Bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN,... => Để đạt được mục tiêu "Thúc đẩy phát triển kinh tế của các nước thành viên". - Cơ chế: "Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực". SEAGames hay giải bóng đá của các nước Đông Nam Á => xây dựng Đông Nam Á trở thành một khu vực có nền văn hóa, xã hội phát triển. 3. Cơ chế hợp tác của ASEAN + Thông qua các hội nghị, các diễn đàn, các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, thể thao + Thông qua ký kết các hiệp ước hai bên, nhiều bên hoặc các hiệp ước chung. + Thông qua các dự án, chương trình phát triển. + Xây dựng khu vực thương mại tự do => Thực hiện cơ chế hợp tác sẽ bảo đảm cho ASEAN đạt được mục tiêu chính và mục đích cuối cùng là hòa bình, ổn định và cùng phát triển. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập năm nào? A. 1967. B. 1968. C. 1969. D.1970. Câu 2. Các quốc gia sang lập ASEAN là: A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Lào. B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Sing-ga-po. C. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Sing-ga-po, Cam-pu-chia. D. Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Sing-ga-po, Cam-pu-chia, Việt Nam. Câu 3. Hiệp hội các nước Đông Nam Á có tất cả bao nhiêu thành viên? A. 5. B. 9. D. 10. C. 11. Câu 4. Đâu không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN? A. Thông qua các diễn đàn; thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực. B. Thông qua các hiệp ước; thông qua các dự án, chương trình phát triển. C. Xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN”; tổ chức các hội nghị. D. Vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển. Định hướng hoạt động tiếp nối: Trong suốt quá trình phát triển, với cơ chế hợp tác phong phú, đa dạng; với mục tiêu cụ thể, rõ ràng ASEAN đã đạt được những thành tựu gì, cũng như gặp phải những thách thức gì, cô trò chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu nội dung tiếp theo II. Thành tựu và thách thức của ASEAN . 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu thành tựu và thách thức của ASEAN - Mục tiêu: + Biết được thành tựu, thách thức đối với ASEAN. + Vận dụng đưa ra một số giải pháp khắc phục thách thức đối với ASEAN. - Phương thức: Cặp. - Thời gian: 15 phút. - Phương tiện: video, SGK, phiếu học tập. - Các bước của hoạt động: + Bước 1: GV yêu cầu học sinh quan sát video, đọc thông tin trong SGK trang 107, 108 mục II và III cùng với những hiểu biết của bản thân, tiến hành thảo luận theo bàn, hãy hoàn thiện phiếu học tập sau và trả lời các câu hỏi chữ xanh trong SGK trang 108: Thành tựu Thách thức Tốc độ tăng trưởng kinh tế Đời sống nhân dân Quá trình đô thị hóa Vấn đề chính trị + Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ suy nghĩ trả lời câu hỏi. + Bước 3: HS trình bày kết quả , HS khác nhận xét và bổ sung kiến thức. + Bước 4: GV nhận xét câu trả lời và chuẩn kiến thức. Câu 1: Trình độ phát triển kinh tế còn quá chênh lệch dẫn đến một số nước có nguy cơ tụt hậu, không đảm bảo được mục tiêu cùng phát triển. Câu 2. Tình trạng đói nghèo sẽ: – Là lực cản của sự phát triển. – Là nhân tố dễ xảy ra mất ổn định xã hội II. Thành tựu và thách thức - 10/11 quốc gia đã trở thành thành viên của ASEAN. Thành tựu Thách thức Tốc độ tăng trưởng kinh tế - Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khối khá cao. - GDP: 799,9 tỉ USD; giá trị xuất khẩu đạt 552,5 tỉ USD; giá trị nhập khẩu: 492 tỉ USD => Cán cân XNK đạt giá trị dương. Tăng trưởng không đều và chưa thật vững chắc, trình độ phát triển còn chênh lệch. Đời sống nhân dân - Đời sống nhân dân đã được cải thiện. - GDP bình quân đầu người: 2013: Cam-pu-chia (5,679 USD), Philipin (2,707 USD), Việt Nam (1,908 USD). Còn một bộ phận dân chúng có mức sống thấp, còn tình trạng đói nghèo Quá trình đô thị hóa Nhiều đô thị của các nước thành viên (Singapore, Gia-cac-ta, Băng Cốc, TP Hồ Chí Minh) đã dần dần tiến kịp trình độ đô thị của các nước tiên tiến. Nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp của xã hội. Vấn đề chính trị Tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực. Bất ổn chính trị. Mở rộng: Hiện nay đối với khu vực Đông Nam Á, một trong những vấn đề nóng bỏng nhất là vấn đề biển Đông, biển Đông là tâm điểm của các nước ASEAN, để giải quyết những tranh chấp chủ quyền ASEAN dựa trên nguyên tắc đồng thuận và không can thiệp, qua cơ chế song phương và thương lượng. ASEAN ít khi đưa tranh chấp ra Tòa án quốc tế mà thường giải quyết nội bộ với nhau. Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, là quốc gia được hưởng lợi ích trực tiếp từ biển Đông vì vậy việc giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển Đông cũng là một vấn đề cần ưu tiên giải quyết của nước ta. Là HS và cũng là công dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa các em phải ghi nhớ luôn luôn phải khẳng định chủ quyền biển đảo của đất nước mình mọi lúc mọi nơi. 2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN - Mục tiêu: + Biết được các lĩnh vực Việt Nam tham gia hội nhập ASEAN. + Biết được cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi tham gì hội nhập. - Phương thức: Cá nhân. - Thời gian: 5 phút. - Phương tiện: SGK - Các bước của hoạt động: + Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 108 cùng với những hiểu biết của bản thân, hãy trả lời các câu hỏi: Câu hỏi 1: Việt Nam tham gia hội nhập trên các lĩnh vực nào? Câu hỏi 2: Cơ hội và thách thức đối với nước ta khi tham gia hội nhập ASEAN? Đề xuất một số giải pháp? + Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc. + Bước 3 : HS trả lời các câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung. + Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. III. Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN 1. Tham gia của Việt Nam - Tham gia tất cả các lĩnh vực: hoạt động về chính trị, văn hóa, giáo dục, xã hội, thể thao - Về kinh tế, giao dịch thương mại của Việt Nam trong khối đạt 30%. - Vị trí của Việt Nam ngày càng được nâng cao. 2. Cơ hội và thách thức. – Cơ hội: Xuất được hàng trên thị trường rộng lớn ngót nửa tỉ dân. => Thách thức: Phải cạnh tranh với các thương hiệu có tên tuổi, uy tín hơn, các sản phẩm có trình độ công nghệ cao hơn. => Giải pháp: Đón đầu đầu tư và áp dụng các công nghệ tiên tiến để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Năm 2017, với cương vị là nước chủ nhà đăng cai tổ chức APEC, việc tổ chức thành công APEC tạo ra thuận lợi rất lớn để Việt Nam đảm nhiệm vị trí chủ tịch ASEAN vào năm 2020, cũng như chứng tỏ vai trò ngôi sao đang lên của ASEAN và thế giới. CÂU HỎI TRẮC NHIỆM Câu 1. Thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được qua 40 năm tồn tại và phát triển là đời sống nhân dân được cải thiện. 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên. hệ hống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa. tốc độ tăng trưởng các nước trong khu vực khá cao. Câu 2. Ý nào sau đây không đúng khi nói về những vấn đề xã hội đòi hỏi các nước ASEAN phải giải quyết? Tôn giáo và sự hòa hợp các dân tộc ở mỗi quốc gia. Thất nghiệp và sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường chưa hợp lí. Sự đa dạng về truyền thống, phong tục và tập quán ở mỗi quốc gia. Câu 3. Nhân tố ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á là đói nghèo. ô nhiễm môi trường. thất nghiệp và thiếu việc làm. mức ổn định do vấn đề dân tộc, tôn giáo. Câu 4. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Việt Nam ngày càng có vai trò tích cực trong ASEAN? Là quốc gia gia nhập ASEAN sớm nhất và có nhiều đóng góp trong việc mở rộng ASEAN. Buôn bán giữa Việt Nam và ASEAN chiếm tới 70% giao dịch thương mại quốc tế củ nước ta. Tích cực tham gia vào các hoạt động trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, của khu vực. Hằng năm, khách du lịch từ các nước ASEAN đến Việt Nam chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số khách du lịch. 3. Hoạt động luyện tập. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài. 4. Vận dụng, mở rộng. Giáo viên hướng dẫn (Kí, duyệt) Đào Thị Hồng Duy Phổ Yên, ngày tháng 03 năm 2018 Sinh viên thực hiện Trịnh Thị Điệp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 11 Khu vuc Dong Nam A_12324681.docx
Tài liệu liên quan