2.1.2. Đặc điểm tự nhiên.
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát lược đồ các nước ĐNA hãy chỉ trên lược đồ các nước thuộc ĐNA lục địa, ĐNA hải đảo.
Bước 2: HS quan sát lược đồ lên bảng trình bày.
Bước 3: Giáo viên nhận xét chuẩn kiến thức.
Bước 4: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm (4 nhóm).
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về đặc điểm địa hình, đất đai của ĐNA lục địa và ĐNA hải đảo.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về khí hậu, sông ngòi của ĐNA lục địa và ĐNA hải đảo.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về biển, sinh vật của ĐNA lục địa và ĐNA hải đảo.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về khoáng sản của ĐNA lục địa và ĐNA hải đảo.
Bước 5: HS sử dụng phương pháp quan sát bản đồ, SGK để thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cử đại diện trình bày.
Bước 6: Các nhóm nhận xét và bổ sung ý kiến.
Bước 7: GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức.
6 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 tiết 30: Khu vực Đông Nam Á - Tiết 1: Tự nhiên dân cư và xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 30 (PPCT).
Người Soạn: Tẩn Văn Mạnh.
MẪU KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Tên bài: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á.
Tiết 1: TỰ NHIÊN DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI.
I. Mục tiêu kiến thức.
1. Kiến thức.
- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á.
- Phân tích được đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á.
- Đánh giá được ảnh hưởng của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện dân cư và xã hội tới sự phát triển kinh tế khu vực Đông Nam Á.
2. Kĩ năng.
- Đọc, phân tích bản đồ (lược đồ) Đông Nam Á.
- Thiết lập các sơ đồ kiến thức.
3. Thái độ.
- Có ý thức vươn lên trong học tập.
- Có thái độ đúng đắn trong việc tạo dựng mối quan hệ Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
4. Định hướng năng lực.
- Năng lực khai thác bản đồ (lược đồ), tranh ảnh.
- Năng lực hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Bản đồ tự nhiên châu Á.
- Bản đồ lược đồ Đông Nam Á.
- Phiếu học tập.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Chuẩn bị của học sinh.
Tập bản đồ thế giới, Alát.
III. Tổ chức hoạt động học.
1. Tình huống xuất phát. (1 phút)
Chúng ta đã tìm hiểu nhiều Quốc gia với những đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau. Vậy khu vực mà chúng ta đang sinh sống có những đặc điểm tự nhiên như thế nào? Đặc điểm dân cư xã hội ra sao. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu tự nhiên.
- Mục tiêu:
+ Rèn luyện cho học sinh kỹ năng thuyết trình, sử dụng bản đồ.
+ Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.
+ Phân tích được yếu tố khí hậu tác động đến phát triển kinh tế của khu vực ĐNA.
+ Kỹ năng phân tích đánh giá, khai thác hình ảnh.
- Phương thức: Làm việc cá nhân/nhóm/lớp. -Thờigian:25 phút.
- Các bước của mỗi hoạt động.
2.1.1. Vị trí địa lí và lãnh thổ.
Bước 1: GV yêu cầu HS: Quan sát lược đồ khu vực Đông Nam Á hãy:
+ Xác định khu vực ĐNA có bao nhiêu quốc gia.
+ Xác định vị trí địa lí và phạm vi của khu vực ĐNA.
+ Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí của khu vực ĐNA.
Bước 2: HS Quan sát lược đồ và lên bảng trình bày.
Bước 3: HS khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét đánh giá và chuẩn kiến thức.
I. Tự nhiên
Vị trí địa lí và lãnh thổ.
Nằm ở Đông Nam châu Á, tiếp giáp với ÂĐD và TBD.
Là cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Ôxtrâylia.
Là nơi giao thoa giữa các nền văn minh lớn.
- Nằm trong khu vực nội chí tuyến.
Lãnh thổ kéo từ khoảng 28,5̊B đến 10̊N, chia làm 2 bộ phận: ĐNA lục địa và ĐNA hải đảo
Ý nghĩa
+ Thuận lợi:
Nằm trên tuyến đường biển quốc tế quan trọng nối ÂĐD và TBD nằm trong vùng kinh tế phát triển năng động.
Giao lưu phát triển tổng hợp kinh tế biển.
Thuận lợi giao lưu với các quốc gia trong khu vực và thế giới.
Tạo nên nền văn hóa đa dạng.
+ Khó khăn: Là khu vực có nhiều thiên tai, dễ xảy ra chanh chấp lãnh thổ, cạnh tranh về kinh tế.
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên.
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát lược đồ các nước ĐNA hãy chỉ trên lược đồ các nước thuộc ĐNA lục địa, ĐNA hải đảo.
Bước 2: HS quan sát lược đồ lên bảng trình bày.
Bước 3: Giáo viên nhận xét chuẩn kiến thức.
Bước 4: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm (4 nhóm).
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về đặc điểm địa hình, đất đai của ĐNA lục địa và ĐNA hải đảo.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về khí hậu, sông ngòi của ĐNA lục địa và ĐNA hải đảo.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về biển, sinh vật của ĐNA lục địa và ĐNA hải đảo.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về khoáng sản của ĐNA lục địa và ĐNA hải đảo.
Bước 5: HS sử dụng phương pháp quan sát bản đồ, SGK để thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cử đại diện trình bày.
Bước 6: Các nhóm nhận xét và bổ sung ý kiến.
Bước 7: GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức.
2. Đặc điểm tự nhiên.
Các yếu tố
tự nhiên
ĐNA lục địa
ĐNA hải đảo
Địa hình, đất đai
- Địa hình bị chia cắt mạnh
- Đồi núi chiếm 60% diện tích, cao nguyên và đồng bằng lớn.
- Đất phong phú (feralit, phù sa), màu mỡ.
- Nhiều đảo, nhiều đồi núi, núi lửa. Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển
- Đất đai màu mỡ.
Khí hậu
Sông ngòi
- Nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh
- Nhiều sông lớn(Sông Mêkông, Mê Nam...).
- Xích đạo và nhiệt đới gió mùa.
- Sông ít, ngắn và dốc.
Biển, sinh vật
- Đường bờ biển dài (Trừ nước lào không giáp biển).
- Sinh vật đa dạng, rừng nhiệt đới phát triển mạnh.
- Biển bao quanh,rộng lớn.
- Rừng xích đạo, rừng nhiệt đới phát triển mạnh.
Khoáng sản
- Sắt, than, thiếc, dầu khí...
- Dầu mỏ, than đá, đồng...
2.1.3. Hoạt động 3: Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á.
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc mục 3 SGK và quan sát lược đồ tự nhiên ĐNA trả lời câu hỏi : Điều kiện tự nhiên của ĐNA có thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế xã hội.
Bước 2: HS nghiên cứu và trình bày.
Bước 3: Giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức. Liên hệ mở rộng kiến thức.
3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á.
a. Thuận lợi
- Khí hậu nóng ẩm, đất màu mỡ, mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
- Phát triển công nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản.
- Phát triển lâm nghiệp.
- Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
b. Khó khăn
- Giao thông hiểm trở.
- Thiên tai động đất,núi lửa...
- Một số loại tài nguyên suy thoái và cạn kiệt: rừng, đất...
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về dân cư và xã hội.
- Mục tiêu:
Rèn luyện kĩ năng sử dụng biểu đồ, thuyết trình.
- Phương thức: Cá nhân/lớp. - Thời gian: 21 phút
- Các bước của mỗi hoạt động.
Bước 1: GV Yêu cầu HS dựa vào sách giáo khoa và sự hiểu biết hãy:
+ Nêu đặc điểm dân cư của Đông Nam Á.
+ Đánh giá thuận lợi và khó khăn của đặc điểm dân cư.
+ Nêu khái quát về xã hội của ĐNA và đánh giá.
Bước 2: Học sinh nghiên cứu và trả lời.
Bước 3: Giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức.
II. Dân cư và xã hội
1. Dân cư
Dân số đông.
Cơ cấu dân số trẻ, số dân trong độ tuổi lao động cao (trên 50%).
Mật độ dân số cao: 124 người/km2, phân bố dân cư không đồng đều.
- Ý nghĩa.
Thuận lợi: Thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Khó khăn: Chất lượng lao động chưa cao, dân số đông gây sức ép lên kinh tế - xã hội, tài nguyên môi trường...
2. Xã hội.
Đa dân tộc, đa tôn giáo.
Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.
Phong tục tập quán có nhiều nét tương đồng.
- Đánh giá:
Thuận lợi: nền văn hóa đa dạng, là cơ sở để các quốc gia hợp tác, cùng phát triển.
Khó khăn trong an ninh ổn định chính trị xã hội.
3. Hoạt động củ cố luyện tập. 3 phút.
Chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Khu vực Đông Nam Á bao gồm mấy bộ phận?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 2: Đông Nam Á nằm trong khu vực có kiểu khí hậu
A. Nhiệt đới gió mùa. B. Xích đạo.
C. Cận nhiệt đới. D. Cận nhiệt Dịa Trung Hải
Câu 3: Dân số ĐNA thuộc loại
A. Rất đông. B. Đông. C. Trung bình. D. Ít.
Câu 1
Câu 2
Câu 3
B
A
B
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 11 Khu vuc Dong Nam A_12301260.docx