HOẠT ĐỘNG 2: Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu:
Mục tiêu:
- Hiểu được đặc điểm tự nhiên của ĐBSCL với những thế mạnh và hạn chế của nó trong việc phát triển KT-XH.
- Sử dụng Bản đồ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để xác định phân bố các loại đất chính, mạng lưới sông ngòi, sinh vật, khoáng sản ở ĐBSCL.
Phương thức:
- Phương pháp: Thuyết trình tích cực, đàm thoại.
- Hoạt động nhóm
Các bước của hoạt động
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày: 10. 1.2019
Tuần: 25
Tiết: 46
Bài 41: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
----//----
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Hiểu được đặc điểm tự nhiên của ĐBSCL với những thế mạnh và hạn chế của nó trong việc phát triển KT-XH.
Nhận thức được vấn đề cấp thiết và những biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên nhằm biến ĐBSCL thành một khu vực kinh tế quan trọng của cả nước.
2.Kĩ năng
Sử dụng Bản đồ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để xác định vị trí của ĐBSCL, phân bố các loại đất chính của đồng bằng.
Điền và ghi tên đúng trên lược đồ Việt Nam các trung tâm kinh tế: Cần Thơ, Cà Mau, Long Xuyên, Vĩnh Long.
3.Thái độ: có ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường. Biết được tên một số vườn quốc gia trong vùng. Thấy được Đồng bằng Sông Cửu Long đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tòan cầu
4. Định hướng các năng lực chính được hình thành
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, năng lực sử dụng biểu đồ, năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án
Bản đồ kinh tế ĐBSCL
Bản đồ tự nhiên ĐBSCL
Atlat địa lí VN
Máy tính, máy chiếu
2. Chuẩn bị cuả học sinh.
- Atlat địa lí Việt Nam
- Bài soạn
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài củ: Nhắc lại kt củ sau khi kiểm tra 1 tiết.
Tiến trình dạy học:
3.1 Đặt vấn đề/xuất phát/khởi động
Mục tiêu: Nhằm giúp HS nhận biết một cách cơ bản về tự nhiên đồng bằng sông Cửu Long, nhận thức được một số vấn đề thế mạnh, hạn chế và vấn đề sử dụng tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
Phương thức: HS theo dõi đoạn phim ngắn giới thiệu về đồng bằng sông Cửu Long
Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: GV yêu cầu học sinh xem 2 đoạn phim, tìm thế mạnh và hạn chế vể tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long
- Bước 2: HS nhận nhiệm vụ.
- Bước 3: GV cho HS xem đoạn phim ngắn giới thiệu về đồng bằng sông Cửu Long và gợi ý thế mạnh về ĐBSCL.
- Bước 4: HS qua đoạn phim nêu một vài thế mạnh và hạn chế vể tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long
- Bước 5: GV giới thiệu bài mới.
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Các bộ phận hợp thành ĐBSCL:
öMục tiêu:
+ Kiến thức: Biết được các bộ phận hợp thành đồng bằng sông CL
+ Kĩ năng: Xác định trên bản đồ các tỉnh, thành phố của vùng, vị trí tiếp giáp với các vùng lân cận
öPhương thức:
Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại.
Hoạt động: Cá nhân
öCác bước của hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV giao nhiệm vụ: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam Kết hợp với nội dung SGK hãy nêu tên các tỉnh, thành phố, diện tích, dân số của vùng?
- Điều kiện thực hiện: Cá nhân dựa vào kiến thức sách giáo khoa, bản đồ treo tường và Atlat địa lí Việt Nam.
- Sản phẩm : Cá nhân trình bày
Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ
Mỗi cá nhân nghiên cứu SGK, Atlat, bản đồ để hoàn thành sản phẩm. ( TG: 2 phút)
Bước 3: GV gợi ý sản phẩm.
Bước 4:Trao đổi, thảo luận, báo cáo
- GV gọi ngẫu nhiên một HS trả lời
- HS khác góp ý thảo luận
Bước 5:Đánh giá, chốt kiến thức
GV đánh giá kết quả làm việc của mỗi nhóm. Chốt lại kiến thức cơ bản.
1. Các bộ phận hợp thành ĐBSCL:
- Gồm 13 tỉnh, thành phố.
- Diện tích trên 40 nghìn km2.
- Dân số 17,4 triệu người(2006)
- Tiếp giáp với ĐNB, Campuchia và Biển Đông.
=> Thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế
HOẠT ĐỘNG 2: Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu:
öMục tiêu:
- Hiểu được đặc điểm tự nhiên của ĐBSCL với những thế mạnh và hạn chế của nó trong việc phát triển KT-XH.
- Sử dụng Bản đồ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để xác định phân bố các loại đất chính, mạng lưới sông ngòi, sinh vật, khoáng sản ở ĐBSCL.
öPhương thức:
Phương pháp: Thuyết trình tích cực, đàm thoại.
Hoạt động nhóm
öCác bước của hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV chia lớp thành 6 nhóm.
GV giao nhiệm vụ:
+ Phân tích thế mạnh và hạn chế của tự nhiên (đất đai, khí hậu, sông ngòi,sinh vật, khoáng sản) đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng.
+Tại sao ĐBSCL có nhiều đất phèn và đất mặn?
+ Em có nhận xét gì về tình hình khô hạn ở địa phương mình hiện nay?
+ Tại sao bằng bằng SCL trở thành vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước?
Điều kiện thực hiện: Các nhóm
thảo luận dựa vào kiến thức sách giáo khoa, bản đồ treo tường và Atlat địa lí Việt Nam.
Sản phẩm trình bày trên giấy A0.
Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ
Mỗi cá nhân nghiên cứu SGK, Atlat, bản đồ sau đó trao đổi trong nhóm để hoàn thành sản phẩm. ( TG: 10 phút)
Bước 3: GV gợi ý sản phẩm
Bước 4:Trao đổi, thảo luận, báo cáo
Nhóm 1,3,5 đại diện báo cáo.
Nhóm 2,4,6 góp ý, bổ sung.
Gv bổ sung, chốt ý.
Bước 5:Đánh giá, chốt kiến thức
GV đánh giá kết quả làm việc của mỗi nhóm. Chốt lại kiến thức cơ bản.
2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu:
Thế mạnh:
Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta
Đất: có cơ cấu đa dạng: đất phù sa ngọt :(1,2 triệu ha chiếm 30% dt) ven sông Tiền, sông Hậu. Có giá trị về sản xuất nông nghiệp rất lớn; đát phèn; đất mặn và đất khác.
Khí hậu: Cận xích đạo(nền nhiệt cao, lượng mưa lớn) , thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (trồng lúa)
Mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt =>Thuận lợi cho giao thông đường thủy, sản xuất và sinh hoạt
Sinh vật:
+ Thực vật: rừng tràm, rừng ngập mặn
+ Động vật: cá và chim
Tài nguyên biển: nhiều bãi cá, tôm và hơn 0,5 triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản
Khoáng sản: Dầu khí ở vùng thềm lục địa, đá vôi, than bùn,phát triển CN năng lượng, xây dựng
Hạn chế:
Mùa khô kéo dài(gây thiếu nước, nước mặn xâm nhập, tăng độ chua và mặn trong đất, gây khó khăn cho cải tạo đất)
Mùa lũ nước ngập trên diện rộng.
Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn chiếm diện tích lớn.
Tài nguyên khoáng sản còn hạn chế
HOẠT ĐỘNG 3: Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông CL
öMục tiêu: Nhận thức được vấn đề cấp thiết và những biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ĐBSCL .
öPhương thức:
Phương pháp đàm thoại gợi mở, vấn đáp, phân tích.
Hoạt động: Cặp đôi
öCác bước của hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV giao nhiệm vụ: Thảo luận cặp đôi, hoàn thành các câu hỏi sau:
+ So sánh cơ cấu sử dụng đất giữa ĐBSCL và ĐBSH.
+ Tại sao vào mùa khô nước ngọt lại là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí đất đai.
+ Đối với tài nguyên rừng chúng ta cần có biện pháp gì để sử dụng hợp lý?
+ Trong cơ cấu kinh tế của vùng đòi hỏi có sự chuyển dịch như thế nào cho hợp lí?
+ Nêu biện pháp để sử dụng hợp lí tài nguyên biển?
+ Để giảm thiệt hại do ảnh hưởng của lũ chúng ta cần có biện pháp gi?
+ Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL?
- Điều kiện thực hiện: Atlat, sách giáo khoa, kiến thức bản thân.
- Sản phẩm: trae lời trước lớp
Bước 2:Nhận nhiệm vụ
Mỗi cá nhân nghiên cứu SGK, Atlat, bản đồ để hoàn thành sản phẩm. ( TG: 8 phút)
Bước 3: GV gợi ý sản phẩm.
Bước 4:Trao đổi, thảo luận, báo cáo
- GV gọi ngẫu nhiên một HS trả lời
- HS khác góp ý thảo luận
Bước 5:Đánh giá, chốt kiến thức
GV đánh giá kết quả làm việc của mỗi nhóm. Chốt lại kiến thức cơ bản.
Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông CL:
+ Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô (phát triển thủy lợi thau chua rửa mặn trong mùa khô, lai tạo các giống lúa chịu được phèn, mặn)
+ Duy trì bảo vệ tài nguyên rừng(nhằm đảm bảo môi trường sinh thái).
+ Cần chuyền đổi cơ cấu kinh tế(đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến).
+ Kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một tể kinh tế liên hoàn.
+ trong đời sống người dân cần chủ động sống chung với lũ bằng các biện pháp hổ trợ của nhà nước
3. Luyện tập
3.1. Mục tiêu:
- Biết được vị trí và phạm vi lãnh thổ của vùng
- Hiểu được đặc điểm tự nhiên của ĐBSCL với những thế mạnh và hạn chế của nó trong việc phát triển KT-XH.
- Nhận thức được vấn đề cấp thiết và những biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên nhằm biến ĐBSCL thành một khu vực kinh tế quan trọng của cả nước.
3.2. Phương thức: cá nhân
Trả lời câu hỏi:
- So sánh sự khác biệt cơ bản về điều kiện tự nhiên giữa ĐBSH với ĐBSCL.
- Tại sao vào mùa khô nước ngọt lại là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí đất đai?
- Nêu những khó khăn cơ bản của ĐBSCL về tự nhiên và những giải pháp cần thực hiện để khắc phục.
4. Vận dụng, mở rộng:
Trong phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh hiện nay có những khó khăn gì về tự nhiên? Em hãy đưa ra những giải pháp cho một trong các vấn đề đó.
Duyệt của Tổ trưởng
Nguyễn Thị Ngọc Thưởng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 41 Van de su dung hop li va cai tao tu nhien o Dong bang song Cuu Long_12537073.doc