3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu đặc điểm, quá trình hình thành và phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm.
Mục tiêu:
Hiểu được vai trò và đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta, biết được quá trình hình thành và thực trạng phát triển của 3 vùng kinh tế trọng điểm.
Phương thức
- Phương pháp: Đàm thoại gợi mở. Phân tích bản đồ, atlat
- Tổ chức theo hình thức cá nhân hoặc cặp.
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 946 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày: 9. 02. 2019
Tiết: 48
Tuần: 30
Bài 43. CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
I. MỤC TIÊU :
Sau khi học xong bài này HS có khả năng:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được vai trò và đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta
- Biết được quá trình hình thành và thực trạng phát triển của 3 vùng kinh tế trọng điểm.
- Trình bày được vị trí, vai trò, nguồn lực và hướng phát triển của từng vùng kinh tế trọng điểm.
2. Kĩ năng:
- xác định trên bản đồ 3 vùng kinh tế trọng điểm và các tỉnh, thành phố thuộc mỗi vùng.
- Phân tích số liệu, xây dựng biểu đồ, nêu đặc điểm cơ cấu kinh tế của 3 vùng kinh tế trong điểm.
3. Thái độ:
Nhận thức được vai trò và tác động của vùng kinh tế trọng điểm đối với sự phát triển kinh tế đất nước.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng số liệu thống kê, năng lực sử dụng tranh, ảnh,..
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên.
- GA+ SGK+ SGV
- Bản đồ tự nhiên VN
- Bản đồ kinh tế VN
- Biểu đồ thống kê và các biểu đồ có liên quan.
2. Học sinh.
Vở ghi+ SGK+ đồ dùng học tập
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Ổn định lớp
Kiểm tra bài củ: Tại sao cần phải khai thác tổng hợp tài nguyên biển, đảo? Tại sao phải tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong việc giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa?
Tiến trình dạy học:
3.1. Tình huống xuất phát/ khởi động.
Mục tiêu: Hiểu được vai trò của vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta
Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại – gợi mở/ cá nhân - cặp
Tiến trình hoạt động: 5 phút
Bước 1. HS dựa vào hiểu biết của bản thân, thực tế và các kiến thức đã học cho biết sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ trong 2 phút.
Bước 3. HS nêu ý kiến của bản thân và thảo luận với các bạn bên cạnh để chỉnh sửa và bổ sung cho nhau trình bày kết quả.
Bước 4. GV nhận xét qua đó dắt dẫn vào bài học mới: Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế thì cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng có sự chuyển dịch theo hướng
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu đặc điểm, quá trình hình thành và phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm.
v Mục tiêu:
Hiểu được vai trò và đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta, biết được quá trình hình thành và thực trạng phát triển của 3 vùng kinh tế trọng điểm.
Phương thức
- Phương pháp: Đàm thoại gợi mở. Phân tích bản đồ, atlat
- Tổ chức theo hình thức cá nhân hoặc cặp.
Các bước của hoạt động: 15 phút
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Xác định đặc điểm vùng KTTĐ
Hình thức: Cặp
- Bước 1: GV yêu cầu các cặp HS quan sát Atlat Địa lí VN Xác định các vùng kinh tế trọng điểm.
- Bước 2: HS nhận nhiệm vụ.
- Bước 3: GV gợi ý sản phẩm
- Bước 4:. Cả lớp thảo luận, nghiên cứu. Đại diện một cặp trình bày kết quả. Các cặp HS khác bổ sung.
- Bước 5: GV đánh giá, chuẩn kiến thức.
1/ Đặc điểm
- Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế cả nước.
- Phạm vi gồm nhiều tỉnh, thành phố, ranh giới có sự thay đôit theo thời gian
- Có đủ các thế mạnh, có tiềm năng KT và hấp dẫn đầu tư
- Có tỉ trọng GDP lớn, hỗ trợ các vùng khác
- Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghệ và dịch vụ
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển
Mục tiêu: Biết được quá trình hình thành và thực trạng phát triển của 3 vùng kinh tế trọng điểm.
Phương thức:
Phương pháp: pháp vấn, trực quan, gợi mở.
Hoạt động: cá nhân/cặp
Các bước hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
- Bước 1: GV yêu cầu các cặp HS dựa vào SGK phần II và trả lời các câu hỏi theo dàn ý:
+ Thời gian hình thành?
+ Quy mô và xu hướng thay đổi?
+ Thực trạng phát triển?
- Bươc 2: HS nhận nhiệm vụ.
- Bước 3: GV gợi ý sản phẩm.
- Bước 4: Các cặp HS cùng bàn trao đổi, một học sinh trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 5: GV nhận xét phần trình bày của HS và đưa thông tin phản hồi để đối chiếu.
2. Quá trình hình thành và thực trạng phát triển
a) Quá trình hình thành:
- Hình thành vào đầu thập kỉ 90 của thế kỉ 20, gồm 3 vùng
- Qui mô diện tích có sự thay đổi theo hướng tăng thêm các tỉnh lân cận
b) Thực trạng
- GDP của 3 vùng so với cả nước: 66,9%
- Cơ cấu GDP phân theo ngành: chủ yếu thuộc khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ
- Kim ngạch xuất khẩu 64,5%.
HOẠT ĐỘNG 3. Tìm hiểu đặc điểm của 3 vùng kinh tế trọng điểm.
v Mục tiêu:
Trình bày được vị trí, vai trò, nguồn lực và hướng phát triển của từng vùng kinh tế trọng điểm.
v Phương thức:
- Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề.
- Phân tích bản đồ, atlat
- Hoạt động nhóm.
Các bước của hoạt động: 20 phút
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
- Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
+ Nhóm 1: Đọc mục 3a SGK kết hợp với kiến thức đã học ở các bài trước, hãy trình bày đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (quy mô, thế mạnh, định hướng phát triển)
+ Nhóm 2: Đọc mục 3b SGK kết hợp với kiến thức đã học ở các bài trước, hãy trình bày đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (quy mô, thế mạnh, định hướng phát triển)
+ Nhóm 3: Đọc mục 3c SGK kết hợp với kiến thức đã học ở các bài trước, hãy trình bày đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (quy mô, thế mạnh, định hướng phát triển)
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ, các nhóm trao đổi.
Bước 3: GV gợi ý sản phẩm.
Bước 4: HS trao đổi, thảo luận, nghiên cứu tìm ra sản phẩm. Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Bước 5: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm. GV đánh giá và chuẩn kiến thức.
3/ Ba vùng kinh tế trọng điểm:
a. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
- Quy mô:Tỉnh, thành phố, DT, DS (Atlat).
- Thế mạnh: Có Hà Nội trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn ở nước ta. Cơ sở hạ tầng tốt, đặc biệt là giao thông. Lao động dồi dào, chất lương cao. Các ngành kinh tế sớm phát triển, cơ cấu đa dạng.
- Định hướng:
+ Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, các khu công nghiệp tập trung, bảo vệ môi trường.
+ Chú trọng thương mại, dịch vụ nhất là du lịch. Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng cao.
b. Vùng KTTĐ Miền Trung
- Quy mô:Tỉnh, thành phố, DT, DS (Atlat).
- Thế mạnh: Vị trí chuyển tiếp giữa vùng phía Bắc và Nam, cửa ngõ ra biển của của Tây Nguyên, Lào với các sân bay, cảng biển Phú Bài, Đà Nẵng. Khai thác tổng hợp tài nguyên biển, rừng, khoáng sản, du lịch biển, nuôi trồng thủy hải sản, công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản.
- Định hướng:
+ Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có lợi thế về tài nguyên và thị trường .+ Phát triển các vùng chuyên sản xuất hàng hóa nông nghiệp, thủy sản, du lịch.
c. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- Quy mô:Tỉnh, thành phố, DT, DS (Atlat).
- Thế mạnh: Bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Tiềm lực phát triển kinh tế mạnh nhất, trình độ phát triển kinh tế cao nhất nước, có lợi thế về lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng tốt, nguồn dầu khí, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.
- Định hướng:
+ Phát triển công nghiệp là động lực của vùng với các ngành cơ bản, trọng điểm, công nghệ cao.
+ Xây dựng nhiều khu công nghiệp tập trung, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đẩy mạnh thương mại, tín dụng, ngân hàng, du lịch.
3. Luyện tập:
Mục tiêu: Nêu được đặc điểm, quá trình hình thành, thực trạng, vị trí, nguồn lực và hướng phát triển phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.
Phương thức: cá nhân
Trả lời câu hỏi:
- Xác định ranh giới của các vùng KTTĐ trên bản đồ.
- Căn cứ vào cơ cấu GDP của 3 vùng, hãy rút ra nhận xét và nêu vai trò của vùng KTTĐ phía Nam.
- Nêu ý nghĩa KT-XH của vùng KTTĐ miền Trung.
4. Vận dụng, mở rộng: Tại sao Vùng KTTĐ phía Nam phát triển nhất cả nước?
Duyệt của tổ trưởng
Nguyễn Thị Ngọc Thưởng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 43 Cac vung kinh te trong diem_12537077.doc