Giáo án Địa lý 12 Tiết 32 - Bài 29: Vvẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

Bài 2:

-Do sự khác nhau về nguồn lực, cho nên cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp không đều giữa các vùng.

+ Vùng có tỉ trọng lớn nhất (Dẫn chứng).

+ Vùng có tỉ trọng nhỏ nhất (Dẫn chứng).

-Có sự thay đổi về tỉ trọng giữa năm 2005 và 2013 đối với từng vùng.

+Vùng tăng mạnh nhất (Dẫn chứng)

+Vùng giảm mạnh nhất (Dẫn chứng)

-Xét về mặt giá trị tỉ trọng thì SX CN vẫn phát triển theo hướng ngày càng tập trung vào vùng ĐNB và ĐBSH.

*KL: Sự chuyển dịch trên đã tạo sự nên sự phân hóa sâu sắc giữa các vùng. Vì vậy chúng ta cần có biện pháp để thúc đẩy sự phát triển CN ở những vùng còn nhiều khó khăn.

 

doc6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 Tiết 32 - Bài 29: Vvẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:5/3/2018 Ngày dạy: 8/3/2018 Tiết 32 - BÀI 29 : VẼ BIỂU ĐỒ, NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP I.MỤC TIÊU BÀI HỌC. Sau bài học HS cần: 1- Kiến thức : -Củng cố kiến thức đã học về một số vấn đề phát triển ngành công nghiệp VN. -Bổ sung kiến thức về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. - Giải thích sự chuyển dịch cơ cấu giá trị SX CN theo thành phần KT, theo lãnh thổ. 2-Kĩ năng: -Biết cách phân tích, lựa chọn và vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. -Biết phân tích số liệu thống kê, nhận xét, giải thích sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. - Vận dụng giải thích sự phát triển CN của địa phương - Vận dụng làm bài thi THPT quốc gia II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phương tiện trình chiếu (máy chiếu vật thể), tư liệu về công nghiệp 2. Chuẩn bị của HS:SGK, Atlat Địa Lí Việt Nam, thước kẻ, máy tính, compa..... III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DH Đàm thoại gợi mở Thảo luận IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút): Nêu các cách phân loại các trung tâm công nghiệp và nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp của nước ta 3. Bài mới (41 phút) 3.1 Khởi động (2 phút) GV đưa bài tập thông qua bảng SL, biểu đồ và giới thiệu bài mới 3.2. Hình thành kiến thức, kĩ năng (36 phút) Hoạt động l: (15 phút) Bài tập 1- Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị SX công nghiệp phân theo thành phần KTcủa nước ta. Nêu nhận xét. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cơ bản *GV Bước 1: cung cấp số liệu để học sinh cập nhật, yêu cầu 1 HS nêu nội dung của bài thực hành + GV đưa hệ thống các bước vẽ biểu đồ, HS sắp xếp theo trình tự phù hợp. + Hướng dẫn HS cách xử lí số liệu + Giao nhiệm vụ cho các nhóm vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích Bước 2: Các nhóm thực hiện yêu cầu Bước 3: Trình bày sản phẩm, các nhóm khác bổ sung Bước 4: GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức *GV: yêu cầu HS từ biểu đồ và kiến thức đã học hãy rút ra nhận xét. *HS: phân tích biểu đồ và dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ. *GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức Bài 1: a/ vẽ biểu đồ: -Xử lí số liệu cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (%). Thành phần kinh tế 1995 2005 2014 -Nhà nước -Ngoài nhà nước -K/vực có vốn đầu tư nước ngoài 50.3 24.6 25.1 25.1 31.2 43.7 16.1 29.5 54.4 -Vẽ biểu đồ hình tròn là thích hợp nhất. -Lưu ý : +Tính bán kính hình tròn năm 1995, 2005, 2014 - Hoàn thiện biểu đồ: tên, chú giải, ghi giá trị trên biểu đồ b/ Nhận xét: Giá trị sx toàn ngành và từng tp kinh tế đều tăng: Tăng nhanh nhất: KVCVĐTNN Tăng chậm nhất: KV nhà nước Cơ cấu có sự chuyển dịch theo hướng -KV nhà nước giảm mạnh (dẫn chứng) -KV ngoài nhà nước có biến xu hướng tăng - KV có vốn đầu tư của nước ngoài tăng nhanh (dẫn chứng) c/ Giải thích: - Do nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường nên khu vực nhà nước chuyển sang khu vực ngoài nhà nước. -Do chính sách đa dạng hóa các thành phần kinh tế -Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài . - Chú trọng phát triển công nghiệp Hoạt động 2: (7 phút) Bài tập 2- nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu giá trị SX CN phân theo vùng lãnh thổ của nước ta năm 2005 và năm 2013 Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cơ bản *GV cung cấp số liệu cập nhật tính đến 2013, yêu cầu HS đọc kĩ đầu bài và gợi ý cách nhận xét: +Nhận định chung về tỉ trọng giá trị sản xuất CN phân theo vùng. +Xếp thứ tự về tỉ trọng GTSXCN của các vùng. +Tính chênh lệch của từng vùng trong 2 năm, nhận xét sự thay đổi về tỉ trọng giữa năm 2005 và năm 2013 đối với từng vùng. *HS:các cặp dựa và bảng số liệu, vốn hiểu biết và gợi ý của GV để hoàn thành nhiệm vụ. *GV: yêu cầu 1 HS lên bảng dựa vào bảng số liệu trình bày. *HS: nêu ý kiến của mình, các HS khác bổ sung Bài 2: -Do sự khác nhau về nguồn lực, cho nên cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp không đều giữa các vùng. + Vùng có tỉ trọng lớn nhất (Dẫn chứng). + Vùng có tỉ trọng nhỏ nhất (Dẫn chứng). -Có sự thay đổi về tỉ trọng giữa năm 2005 và 2013 đối với từng vùng. +Vùng tăng mạnh nhất (Dẫn chứng) +Vùng giảm mạnh nhất (Dẫn chứng) -Xét về mặt giá trị tỉ trọng thì SX CN vẫn phát triển theo hướng ngày càng tập trung vào vùng ĐNB và ĐBSH. *KL: Sự chuyển dịch trên đã tạo sự nên sự phân hóa sâu sắc giữa các vùng. Vì vậy chúng ta cần có biện pháp để thúc đẩy sự phát triển CN ở những vùng còn nhiều khó khăn. Hoạt động: (14 phút ) Bài tập 3 - Giải thích tại sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất cả nước? Thời gian:7 phút Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cơ bản Bước 1 GV: chia lớp thành các nhóm chẵn, lẻ. Yêu cầu HS xem lại bảng số liệu ở bài tập 2 để thấy được tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ. Căn cứ vào Atlat và các kiến thức đã học để nhận xét và giải thích vấn đề. Bước 2 HS: thảo luận, hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3. Đại diện nhóm HS lên trình bày Bước 4. GV: nhận xét và chuẩn kiến thức Bài 3: Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng công nghiệp cao nhất là vì: - Tiếp giáp với những vùng giàu nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp. + Liền kề Đồng bằng sông Cửu Long: vùng trọng điểm lương thực thực phẩm. + Giáp Tây Nguyên: vùng nguyên liệu gỗ, lâm sản, chuyên canh cây công nghiệp, giàu tiềm năng thuỷ điện. + Giáp duyên hải Nam Trung Bộ vùng có tiềm năng thuỷ hải sản lớn. + Tiếp giáp biển: Phát triển tổng hợp kinh tế biển - Có tài nguyên thiên nhiên và nguồn nguyên nhiên liệu tại chỗ dồi dào: Khoáng sản, đất, sinh vật biển, nông sản. - KT- XH: Nguồn nhân lực có chuyên môn kĩ thuật, lành nghề đông đảo, năng động thích ứng nhanh với cơ chế thị trường. + Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng tốt nhất cả nước. + Đặc biệt thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài và trong nước + Thị trường:TPHCM và các vùng phụ cận là thị trường tiềm năng lớn nhất cả nước. + Đường lối chính sách phát triển năng động, phù hợp. -Lãnh thổ công nghiệp sớm phát triển, có TP Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn cả nước 3.3. Luyện tập -Khi vẽ biểu đồ hình tròn cần chú ý những điểm gì? -Điều kiện để phát triến kinh tế của một khu vực, một vùng kinh tế hoặc một ngành kinh tế là gì?   3.4. Vận dụng: Giải thích vì sao công nghiệp Bắc Ninh có bước phát triển vượt bậc - Hoàn thiện phần trả lời các câu hỏi và các bài tập trong bài -Chuẩn bị bài 30, sưu tầm tài liệu về vấn đề phát triển ngành dịch vụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 29 Thuc hanh Ve bieu do nhan xet va giai thich su chuyen dich co cau cong nghiep_12305028.doc