Giáo án Địa lý 7 (Theo chương trình giảm tải)

Tiết 30 - Bài : 27. THIÊN NHIÊN CHÂU PHI (tt)

 

I . MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp cho HS

- Nắm vững đặc điểm các môi trường tự nhiên châu phi .

- Nắm vững sự phân bố các môi trường tự nhiên châu phi .

- Biết mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu, giữa khí hậu với sự phân bố các môi trường tự nhiên.

II .PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

- Bản đồ tự nhiên châu Phi . Bản đồ phân bố lượng mưa châu Phi .

- Bản đồ các môi trường châu phi .

 

doc119 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 20359 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa lý 7 (Theo chương trình giảm tải), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o quan cảnh tự nhiên và cuộc sống của con người các vùng núi có nhiều điểm khác biệt so với ở đồng bằng . Hoạt động của GV - HS Nội dung chính Hoạt động 1 : Hoạt động nhóm : * Bước 1 : GV nhắc lại các nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu đã học lớp 6 (vĩ độ, độ cao, vị trí gần hay xa biển) * Bước 2 : giới thiệu cách đọc lát cắt , cho HS quan sát lát cắt núi Anpơ : ? Cây cối phân bố từ chân núi đến đỉnh núi như thế nào ? (phân bố thành các vành đai từ thấp lên cao) ?Vì sao cây cối phải biến đổi theo độ cao ?(vì càng lên cao càng lạnh nên thực vật cũng thay đổi theo) ? Xem 23.2 từ chân núi đến đỉnh núi có mấy vành đai thực vật ? (rừng lá rộng lên đến 900m, rừng lá kim từ 900m đến 2200m, đồng cỏ từ 2200m đến 3000m, còn trên 3000m là tuyết ). - GV hướng dẫn HS đọc ảnh 23.1 : là vùng núi Nêpan ở sườn Nam Himalaya ở đới nóng châu Á . Toàn cảnh cho ta thấy các cây bụi lùn thấp , hoa đỏ , phía xa là tuyết phủ trắng các đỉnh núi cao. ? Xem hình 23.3 để thấy được sự khác nhau giữa phân tầng thực vật theo độ cao của đới nóng với đới ôn hoà ? - GV nêu bật 2 đặc điểm khác nhau giữa phân tầng thực vật theo độ cao của 2 đới : + Các tầng thực vật ở đới nóng nằm độ cao, cao hơn ở đới ôn hoà. + Đới nóng có vành đai rừng rậm mà đới ôn hoà không có * Bước 3 : cho HS xem lát cắt phân tầng độ cao núi Anpơ hình 23.2 và nhận xét : ? Sự khác nhau về sự phân bố cây cối giữa sườn đón nắng và sườn khuất nắng ở đới ôn hoà ? (các vành đai cây cối ở sườn đón nắng nằm cao hơn ở sườn khuất nắng) ? Vì sao các vành đai thực vật ở sườn đón nắng nằm cao hơn sườn khuất nắng ? (sườn đón nắng ấm hơn sườn khuất nắng); ở những sườn đón gió (ẩm hơn, ấm hoặc mát hơn) thực vật đa dạng phong phú hơn bên khuất gió (khô hơn, nóng hoặc lạnh hơn) * Bước 4 : ? Nêu ảnh hưởng của độ dốc đến tự nhiên và kinh tế ở vùng núi ? ( nếu không có cây cối che phủ sườn núi thì dễ gây ra lũ quét , lở đất , giao thông đi lại gặp khó khăn ; càng lên cao không khí càng lạnh và càng loãng => thiếu ôxy, thực vật thay đổi theo độ cao ) Hoạt động 2 : Hoạt động cả lớp . * Bước 1 :? Nêu những đặc điểm chung của các dân tộc sống ở vùng núi tỉnh ta ? Nước ta ? * Bước 2 : GV minh hoạ thêm 1 số vùng núi trên thế giới . - Các dân tộc châu Á, Phi ở nhiệt đới trồng lúa nước, ở chân núi . - Các dân tộc Nam Mĩ sinh sống ở độ cao 3000 :để trồng trọt chăn nuôi, có khí hậu mát mẻ. - Các dân tộc ở châu Âu sống ở chân núi, đón nắng vừa canh tác vừa chăn nuôi trên đồng cỏ núi cao. - Các dân tộc vùng Sừng châu Phi sống ở vùng núi cao chắn gió có nhiều mưa, khí hậu trong lành . 1.Đặc điểm của môi trường - Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi theo độ cao. Sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi cũng gần giống như khi đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao. - Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi . (sườn đón gió và sườn khuất gió) 2. Cư trú của con người : - Các vùng núi thường là nơi thưa dân. Người dân ở những vùng núi trên Trái Đất có những đặc điểm cư trú khác nhau, do phụ thuộc vào các điều kiện như : địa hình, khí hậu, nguồn tài nguyên, nguồn nước … 4.CỦNG CỐ HDVN - Trình bày sự thay đổi của thực vật theo độ cao, theo hướng sườn ở vùng núi Anpơ ? - Nêu những đặc điểm chung của các dân tộc sống ở vùng núi ? - Về nhà học bài, làm bài tập 2 trang 76 theo gới ý sau : * Xác định số lượng vành đai thực vật ở đới nóng và đới ôn hoà ? (nóng có 6 vành đai , ôn hoà có 5) * Giải thích tại sao cùng độ cao, những vùng núi đới nóng có nhiều vành đai thực vật hơn vùng núi đới ôn hoà ? (đới nóng có thêm vành đai rừng rậm nhiệt đới mà đới ôn hoà không có ) Tiết 26 - Bài : 24. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI I . MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp cho HS - Biết được hoạt động ngành kinh tế cổ truyền ở các vùng núi trên thế giới (chăn nuôi , trồng trọt, khai thác lâm sản, nghề thủ công ). - Biết được những điều kiện để phát triển kinh tế vùng núi và những hoạt động kinh tế hiện đại ở vùng núi , cũng như hậu quả đến môi trường vùng núi do các hoạt động kinh tế của con người gây ra . - Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích ảnh địa lí . II .PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Ảnh về hoạt động kinh tế ở các vùng núi trên thế giới . - Ảnh về các dân tộc và các lễ hội ở các vùng núi trên thế giới . - Ảnh về các thành phố lớn trong các vùng núi trên thế giới . III .Hoạt động trên lớp : 1.Ổn định lớp : 2 .Kiểm tra bài cũ : - Trình bày sự thay đổi của thực vật theo độ cao, theo hướng sườn ở vùng núi Anpơ ? - Nêu những đặc điểm chung của các dân tộc sống ở vùng núi ? 3 .Bài mới : ngày nay, nhờ sự phát triển lưới điện và đường giao thông … Vùng núi đã giảm dần sự cách biệt với vùng đồng bằng và vùng ven biển. Bộ mặt nhiều vùng núi đang thay đổi nhanh chóng . Hoạt động của GV - HS Nội dung chính Hoạt động 1 : Hoạt động lớp : * Bước 1: cho học sinh quan sát ảnh 24.1và 24.2 cho biết ? Các hoạt động kinh tế cổ truyền trong ảnh là những ngành gì. (chăn nuôi, làm nghề thủ công) ? Nêu một số ngành kinh tế khác ở vùng núi . (trồng trọt, khai thác chế biến lâm sản, chế biến thực phẩm, dệt vải. * Bước 2 : ? Tại sao hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở vùng núi lại đa dạng và không giống nhau ? ( do tài nguyên và môi trường các vùng núi khác nhau, tập quán canh tác và truyền thống của các dân tộc khác nhau, do giao lưu khó khăn …) Hoạt động 2 : mỗi nhóm 4 HS. * Bước 1 : cho HS quan sát ảnh 24.3 cho biết : ? Nội dung của ảnh 24.3 là g ( một con đường ô tô ngoắt ngoéo để vượt qua vùng núi) ? Những trở ngại làm cho kinh tế vùng núi kém phát triển là gì ? (giải thích đi lại khó khăn, nông nghiệp, thủ công nghiệp kém phát triển, dịch bệnh , sâu bọ côn trùng gây ra , lên cao thiếu ôxy …) * Bước 2 : HS quan sát ảnh 24.3 & 24.4 ? Hai điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế vùng núi là gì ? (phát triển giao thông và điện) ? Ngoài ra còn những hoạt động kinh tế nào tạo nên sự biến đổi bộ mặt kinh tế vùng núi ? (thành lập khu công nghiệp, du lịch nghỉ dưỡng vào mùa hạ và mùa đông , các môn thể thao leo núi ) * Bước 3 : GV cho HS nhắc lại các vấn đề môi trường ở đới nóng (xói mòn), ôn hoà (ô nhiễm môi trường) ; lạnh ( bảo bệ động vật quý hiếm) ? Các vấn đề về môi trường của vùng núi là gì ? (chống phá rừng, chống xói mòn đất đai, chống săn bắt động vật quý hiếm, chống gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước : vì vùng núi là đầu nguồn các con sông ; giữ gìn bản sắc dân tộc ) 1. Hoạt động kinh tế cổ truyền : - Trồng trot, chăn nuôi, sản xuất hàng thủ công, khai thác và chế biến lâm sản … là những hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ít người ở vùng núi . - Các hoạt động kinh tế này hết sức đa dạng và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng nơi . 2. Sự thay đổi kinh tế-xã hội : - Nhờ phát triển giao thông và điện lực … nhiều ngành kinh tế mới đã xuất hiện, làm cho bộ mặt nhiều vùng núi biến đổi nhanh chóng . - Tuy nhiên ở một số nơi sự phát triển này đã tác động tiêu cực đến môi trường, đến bản sắc văn hoá của các dân tộc ở vùng núi . 4.CỦNG CỐ HDVN - Cho biết một số hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc vùng núi ? - Tại sao các hoạt động kinh tế vùng núi lại đa dạng và không giống nhau giữa các địa phương , các châu lục ? - Sự phát triển kinh tế của các vùng núi cần chú ý những vấn đề gì về môi trường ? Về nhà học bài, chuẩn bị trước bài 25 . Tiết 27: ÔN TẬP CÁC CHƯƠNG :II, III, IV, V Phần ba. THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC Tiết 28 - Bài 25 : THẾ GIỚI RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG I . MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp cho HS - Nắm được sự phân chia thế giới thành lục địa và châu lục . - Nắm vững một số khái niệm kinh tế cần thiết : thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ tử vong ở trẻ em và chỉ số phát triển con người, sử dụng các khái niệm này để phân loại các nước trên thế giới . II .PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu . - Bảng số liệu thống kê về GDP, dân số, số trẻ em tử vong và chỉ số phát triển con người của một quốc gia trên thế giới . III .HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 1.Ổn định lớp : 2 .Kiểm tra bài cu : - Cho biết một số hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc vùng núi ? - Sự phát triển kinh tế của các vùng núi cần chú ý những vấn đề gì về môi trường ? 3 .Bài mới : thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng . Bề mặt Trái Đất có các lục địa và các đại dương . Trên các châu lục có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về điều kiện tự nhiên, về kinh tế-xã hội và văn hoá … Hoạt động của GV - HS Nội dung chính Hoạt động 1 : Hoạt động lớp : *Bước 1 : cho HS quan sát bản đồ thế giới. ? Cho biết sự khác nhau giữa lục địa và châu lục ? ( các lục địa có biển & đại dương bao bọc) (các châu lục bao gồm các lục địa và các đảo thuộc lục địa đó ) ? Xác định vị trí của 6 lục địa ? (Á-Âu ; Phi ; Nam Mĩ - Bắc Mĩ ; Ôxtrâylia; Nam Cực) ? Nêu tên các đại dương bao quanh ? (Thái Bình dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương) ? Kể tên một số đảo và quần đảo lớn nằm chung quanh từng lục địa Hoạt động 2 : Hoạt động lớp : - GV giải thích chỉ số phát triển con người(HDI) :thu nhập bình quân đầu người và tỉ lệ tử vong. - Dựa vào chỉ số phát triển con người (HDI) để phân loại các quốc gia trên thế giới ? - Nước phát triển thu nhập bình quân đầu người trên 20.000 USD/năm và tỉ lệ tử vong trẻ em thấp , HDI từ 0,7 đến 1 . - Nước đang phát triển thu nhập bình quân đầu người dưới 20.000 USD/năm và tỉ lệ tử vong trẻ em khá cao , HDI dưới 0,7 . - Ngoài ra người ta còn phân ra các nhóm nước dựa vào : nước công nghiệp, nông nghiệp … 1. Các lục địa và các châu lục : - Trên thế giới, có 6 châu lục với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. 2. Các nhóm nước trên thế giới : - Người ta thường dựa vào các chỉ tiêu : thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ tử vong của trẻ em … hoặc chỉ số phát triển con người để phân loại các quốc gia vào nhóm phát triển hay nhóm nước đang phát triển . 4.CỦNG CỐ HDVN Câu hỏi 1 : Tại sao nói thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng ? Câu hỏi 2 : Để biết một nước phát triển hay đang phát triển người ta dựa vào những đặc điểm nào ? Về nhà học bài, làm bài tập 2 trang 81, chuẩn bị trước bài 26 . Chương VI: CHÂU PHI Tiết 29 - Bài 26. THIÊN NHIÊN CHÂU PHI I . MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp cho HS - Nắm được vị trí địa lí, hình dạng lục địa châu Phi . - Đặc điểm địa hình và khoáng sản . - Đọc và phân tích lược đồ tự nhiên châu Phi . II .PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : Bản đồ tự nhiên châu Phi Bản đồ thế giới . III .HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 1.Ổn định lớp : 2 .Kiểm tra bài cũ : - Tại sao nói thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng ? - Để biết một nước phát triển hay đang phát triển người ta dựa vào những đặc điểm nào ? 3 .Bài mới : Hoạt động của GV - HS Nội dung chính Hoạt động 1 : Hoạt động nhóm : ? Em hãy cho biết châu Phi tiếp giáp với những đại dương nào ? ( Bắc : Địa trung hải, Tây : giáp đại tây dương, Đông Bắc : Biển đỏ và eo đất Xuyê, Đông Nam : giáp Ấn độ dương ) ? Cho biết đường xích đạo đi qua vùng nào của khu vực Trung phi ? (qua Bồn địa Công gô và hồ Vichtoria) ? Hãy nhận xét bộ phận lãnh thổ châu Phi với hai chí tuyến ? (nằm giữa 2 đường chí tuyến ) ? Với vị trí của châu Phi đã tạo cho châu Phi một loại môi trường đặc biệt . Đó là loại môi trường nào ? (môi trường đới nóng, có khí hậu nóng và khô) ? Nhận xét về đường bờ biển châu Phi như thế nào ? Có ảnh hưởng gì đến khí hậu ? (ít bị chia cắt, ít vịnh, biển nội địa, bán đảo và đảo => khí hậu khô hạn .) - GV Xác định bán đảo Xômali, đảo Mađagaxca. - GV giới thiệu dòng biển nóng và dòng biển lạnh . - Xác định & đọc tên các dòng biển lạnh trên lược đồ ? Có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ? (phía Tây : dòng Canari, Benghêla ; phía Đông : dòng Xômali => nhiệt độ giảm, khô khan , ít mưa ) ? Dòng biển nóng có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu (phía Tây : dòng Ghinê ; Đông : dòng Môdămbich, Mũi kim => nhiệt độ cao , mưa nhiều ) - GV Xác định kênh đào Xuyê trên lược đồ . (Kênh dài 160 km, được đào từ năm 1859 - 1869) - Em hãy nêu ý nghĩa của của kênh đào Xuyê đối với giao thông đường biển trên thế giới ? (là đường giao thông ngắn nhất giữa Thái bình dương và Đại tây dương) Hoạt động 2 : Hoạt động nhóm : - GV treo bản đồ tự nhiên châu Phi , giới thiệu thang màu , phân ra làm 4 nhóm : + Nhóm 1: xác định các dãy núi chính và đồng bằng . ( Núi : Atlát & Đrekenbec ; đồng bằng ven biển ). + Nhóm 2 : Xác định và nêu tên các hồ và sông . (Hồ : Sát, Vichtoria, Tanganica, Niatca ; Sông : Nin, Nigiê,Công gô, Dămbedi ). + Nhóm 3 : Xác định và nêu tên các sơn nguyên . (Sơn nguyên : Etiôpia, Đông phi .) + Nhóm 4 : Xác định và nêu tên các bồn địa . (Bồn địa : Sát , Công gô, Calahari, Nin thượng .) ? Qua đó cho biết châu Phi có dạng địa hình nào chủ yếu (là sơn nguyên xen kẻ bồn địa , ít núi cao và đồng bằng thấp ) ? Hãy xác định hướng nghiêng chung của địa hình châu Phi (Cao phía Đông & Đông Nam thấp dần về Tây Bắc ) Hoạt động 3 : chia 4 nhóm . + Nhóm 1 : Tìm khoáng sản tại đồng bằng ven biển Bắc Phi và Tây Phi . (dầu mỏ, khí đốt ) + Nhóm 2 : Tìm khoáng sản dãy núi At lát (sắt) + Nhóm 3 : Tìm khoáng sản ở khu vực Trung Phi và các cao nguyên ở Nam Phi (vàng) + Nhóm 4 : tìm khoáng sản ở các cao nguyên Nam Phi . (Côban, mangan, đồng , chì, kim cương, Uranium) ? Em có nhận xét gì về tài nguyên khoáng sản châu Phi (Phong phú & đa dạng ) 1.Vị trí địa lí : - Châu Phi tiếp giáp với : + Phía Bắc giáp Đại Trung Hải . + Phía Tây giáp Đại Tây Dương + Phía Đông Bắc giáp biển Đỏ (ngăn cách với châu Á bởi kênh đào Xuyê). + Phía Đông Nam giáp Ấn Độ Dương . - Châu Phi nằm trong môi trường đới nóng nên có khí hậu rất nóng và khô . 2. Địa hình và khoáng sản : a. Địa hình : - Toàn bộ lãnh thổ châu phi là một cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m, chủ yếu là sơn nguyên xen lẫn bồn địa , ít núi cao và đồng bằng thấp . b. Khoáng sản : - Tài nguyên khoáng sản phong phú , đặc biệt là kim loại quý hiếm như : Vàng, kim cương, dầu mỏ, khí đốt … 4.CỦNG CỐ HDVN - Quan sát hình 26.1, hãy nhận xét đường bờ biển châu Phi ? Đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ? - Xác định trên hình 26.1, hồ Vichtoria, và sông Nin,sông Nigiê, sông Công gô, sông Dăm bedi ? - Châu phi thuộc môi trường khí hậu nào ? Tại sao ? - Về nhà học bài, làm bài tập 3 trang 84, chuẩn bị trước bài 27 . Tiết 30 - Bài : 27. THIÊN NHIÊN CHÂU PHI (tt) I . MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp cho HS Nắm vững đặc điểm các môi trường tự nhiên châu phi . Nắm vững sự phân bố các môi trường tự nhiên châu phi . Biết mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu, giữa khí hậu với sự phân bố các môi trường tự nhiên. II .PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : Bản đồ tự nhiên châu Phi . Bản đồ phân bố lượng mưa châu Phi . Bản đồ các môi trường châu phi . III .HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 1. Ổn định lớp : 2 .Kiểm tra bài cũ : ? Nêu những đặc điểm về địa hình và khoáng sản châu Phi như thế nào ? 3 .Bài mới : Hoạt động của GV - HS Nội dung chính Hoạt động nhóm : mỗi nhóm 4 HS . - Cho HS xem lược đồ 26.1 và 27.1 ? Giải thích vì sao châu Phi là châu lục nóng ? (Phần lớn lãnh thổ châu phi nằm giữa hai chí tuyến) ? Giải thích tại sao khí hậu ở châu Phi khô, hình thành những hoang mạc lớn ? (bờ biển châu Phi không cắt xẻ nhiều châu Phi là một lục địa hình khối, kích thước châu Phi rất lớn, ảnh hưởng của biển không sâu trong đất liền nên châu Phi là lục địa khô) ? Giải thích tại sao hoang mạc chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi ? (do chí tuyến Bắc đi qua giữa Bắc Phi nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến , thời tiết rất ổn định , không có mưa diện tích mở rộng, tiếp cận với lục địa Á-Âu lớn, biển ít ăn sâu vào đất liền ). ? Dựa vào hình 27.1 cho biết sự phân bố lượng mưa ở châu Phi ? (lượng mưa phân bố rất không đồng đều) ? Các dòng biển nóng, lạnh có ảnh hưởng tới lượng mưa các vùng ven biển châu Phi như thế nào ? (những nơi có dòng biển nóng chảy qua nhiệt độ tăng cao và mưa nhiều ; còn những nơi có dòng biển lạnh chảy qua nhiệt độ giảm và ít mưa) Hoạt động lớp : - Cho HS quan sát hình 27.2 ? Châu Phi có những môi trường nào ? (có các môi trường : môi trường xích đạo ẩm có rừng xích đạo ; môi trường nhiệt đới có xavan ; môi trường hoang mạc có hoang mạc chí tuyến ; môi trường Địa Trung Hải có 2 môi trường cận nhiệt đới khô) ? Trong các môi trường vừa nêu, môi trường nào chiếm diện tích lớn nhất ? (môi trường hoang mạc và xavan lớn hơn cả) 3. Khí hậu : - Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới. Nhiệt độ trung bình năm trên 20o C, thời tiết ổn định , lượng mưa ít . - Xahara là hoang mạc lớn nhất trên thế giới . 4. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên : - Các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo, gồm : môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường hoang mạc và môi trường địa trung hải . Trong đó hoang mạc chiếm diện tích lớn ở châu Phi . 4.CỦNG CỐ HDVN - Các dòng biển nóng, lạnh có ảnh hưởng tới khí hậu ở các vùng ven biển châu Phi ? - Xem hình 27.1 & 27.2 và sự hiểu biết, nêu mối quan hệ giữa lượng mưa và thực vật ? - Giải thích tại sao hoang mạc chiếm diện tích lớn nhất Bắc Phi ? - Về nhà học bài, chuẩn bị trước 2 câu hỏi bài thực hành 28 . Tiết 31 - Bài : 28 THỰC HÀNH : PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ CÁC MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA Ở CHÂU PHI . I . MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp cho HS - Nắm vững sự phân bố các môi trường tự nhiên ở châu Phi và giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phân bố đó . - Nắm vững cách phân tích một biểu đồ khí hậu ở châu Phi và xác định được trên lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi vị trí địa điểm đó của biểu đồ đó . II .PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : Bản đồ các môi trường tự nhiên châu Phi . Biểu đồ khí hậu của 4 địa điểm ở châu phi . Một số hình ảnh về các môi trường tự nhiên ở châu Phi .. III .HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 1.Ổn định lớp : 2 .Kiểm tra bài cũ : - Các dòng biển nóng, lạnh có ảnh hưởng tới khí hậu ở các vùng ven biển châu Phi ? - Giải thích tại sao hoang mạc chiếm diện tích lớn nhất Bắc Phi ? 3 .Bài mới : 1. Trình bày và giải thích sự phân bố các môi trường tự nhiên * Quan sát hình 27.2 và dựa vào kiến thức đã học : ? So sánh diện tích các môi trường ở châu Phi . (có các môi trường như : môi trường xích đạo ẩm; môi trường cận nhiệt đới ẩm ; môi trường nhiệt đới ; môi trường địa trung hải ; môi trường hoang mạc . Trong các môi trường ở châu Phi thì môi trường xavan và môi trường hoang mạc chiếm diện tích lớn nhất). ? Giải thích vì sao các hoang mạc ở châu Phi lại lan ra sát bờ biển : xem hình 27.1. (Là do ảnh hưởng của dòng biển lạnh & đường chí tuyến & lục địa Á - Âu lớn khó gây mưa : (hoang mạc Xahara do dòng biển lạnh Canari & Xômali vào tháng 7 ; hoang mạc Namip do dòng biển lạnh Ben-gê-la) 2. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa theo gợi ý sau : + Lượng mưa trung bình năm, sự phân bố lượng mưa trong năm ? (A : lượng mưa TB năm : 1244mm ; mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) (B : lượng mưa TB năm : 897mm ; mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9 ) (C : lượng mưa TB năm : 2592mm ; mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau) (D : lượng mưa TB năm : 506mm ; mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 7) + Biên độ nhiệt trong năm, sự phân bố nhiệt độ trong năm? (A : biên độ nhiệt trong năm khoảng 13 oC ; nóng nhất là tháng 3 & 11 khoảng 25 oC ; tháng lạnh nhất là tháng 7 khoảng 12 oC => ở nửa cầu Nam) (B : biên độ nhiệt trong năm khoảng 15 oC ; nóng nhất là tháng 5 khoảng 35 oC ; tháng lạnh nhất là tháng 1 khoảng 20 oC => ở nửa cầu Bắc) (C : biên độ nhiệt trong năm khoảng 8 oC ; nóng nhất là tháng 4 khoảng 28 oC ; tháng lạnh nhất là tháng 7 khoảng 20 oC => ở nửa cầu Nam) (D : biên độ nhiệt trong năm khoảng 12 oC ; nóng nhất là tháng 2 khoảng 22 oC ; tháng lạnh nhất là tháng 7 khoảng 10 oC => ở nửa cầu Nam) + Cho biết từng biểu đồ thuộc kiểu khí hậu nào ? Nêu đặc điểm chung của kiểu khí hậu đó? (A : là kiểu khí hậu nhiệt đới ở nửa cầu Nam . Nên mưa từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau) (B : là kiểu khí hậu nhiệt đới ở nửa cầu Bắc .Nên mưa từ tháng 5 đến tháng 10) (C : là kiểu khí hậu xích đạo ẩm .Nên mưa nhiều và mưa đều quanh năm) (D : là kiểu khí hậu hoang mạc . Do có lượng mưa ít ) + Hãy sắp xếp các biểu đồ nhiệt độ & lượng mưa A, B, C, D vào các vị trí 1, 2, 3, 4 trên hình 27.2 cho phù hợp. ( A với 3 ; B với 2 ; C với 1 ; D với 4 ) * Các em hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ dân số của 3 thành phố sau : - Niu York : 10% dân số Hoa Kì . - Tôkiô : 27% dân số Nhật . - Pari : 21% dân số Pháp . Qua biểu đồ em có nhận xét gì ? 4 .DẶN DÒ : - Về nhà học bài, chuẩn bị bài 29. Tiết 32 - Bài 29 : DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU PHI I . MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp cho HS - Nắm vững sự phân bố dân cư rất không đồng đều ở châu Phi . - Hiểu rõ những hậu quả của lịch sử để lại qua việc buôn bán nô lệ và thuộc địa hoá bởi các cường quốc phương Tây . Hiểu được : sự bùng nổ dân số không thể kiểm soát được qua sự xung đột sắc tộc triền miên đang cản trở sự phát triển của châu Phi . II .PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : Bản đồ phân bố dân cư và đô thị châu Phi . Bảng số liệu thống kê về tỉ lệ gia tăng dân số một quốc gia châu Phi . Một số hình ảnh về xung đột vũ trang và di dân do xung đột vũ trang ở châu Phi . III .HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 1.Ổn định lớp : 2. Bài mới : Giới thiệu : dân cư châu Phi phân bố không đều và gia tăng nhanh. Bùng nổ dân số, và đại dich AIDS, xung đột giữa các tộc người và sự can thiệp của nước ngoài là những nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội của châu lục này . Hoạt động của GV - HS Nội dung chính 1. Hoạt động lớp : - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về 4 thời kì phát triển lịch sử châu Phi do sự buôn bán nô lệ và thuộc địa hoá của các đế quốc phương Tây để thấy được hậu quả của nó là : sự lạc hậu , chậm phát triển về dân số ở các thế kỉ XVI - XVIII và sự xung đột sắc tộc triền miên hiện nay ở châu Phi . ? Xem hình 29.1. Tại sao sự phân bố dân cư châu Phi không đều ? + Ở hoang mạc hầu như không có người sinh sống, mà chỉ tập trung ở các ốc đảo . + Ở sông Nin có mật độ dân số cao nhất vì ở đây có đồng bằng châu thổ phì nhiêu . + Ở xavan có mật độ trung bình . + Còn ở xích đạo ẩm mật độ dân số khá cao . ? Hãy đọc tên các thành phố châu Phi từ 1 triệu dân trở lên ? Phân bố ở đâu ? (kể tên : Cairô, Angiê …và phân bố ở ven biển ). Hoạt động lớp : ? Các quốc gia có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn mức trung bình nằm ở vùng nào của châu Phi ? (tăng cao hơn mức trung bình (2,4%) : Êtiôpia 2,9% , Tandania 2,8% ở Đông Phi ; Nigiêria 2,7% ở Tây Phi ). (còn quốc gia tăng tự nhiên thấp nhất là : CH Nam Phi 1,1% ). * Nguyên nhân : khó thực hiện kế hoạch hoá gia đình do ảnh hưởng của tập tục , truyền thống, sự thiếu hiểu biết về khoa học kĩ thuật … * Xung đột tộc người : do mâu thuẩn của sự khác nhau về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tôn giáo … * GV nói thêm hậu quả của xung đột sắc tộc ở châu Phi : - Có những luồng di cư đến những nơi an toàn . - Làng mạc bị tàn phá, nhà máy xí nghiệp , hầm mỏ , ruộng đồng bị bỏ hoang , sản xuất bị đình trệ … - Nạn thất nghiệp, bệnh tật , dịch bệnh, suy dinh dưỡng … => Làm cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước . 1. Lich sử và dân cư : a. Sơ lược về lịch sử : - Châu Phi có nền văn minh sông Nin rực rỡ trong thời Cổ đại. - Từ thế kỉ XVI - XIX 125 triệu người da đen ở châu Phi bị đưa sang châu Mĩ làm nô lệ . - Đến cuối thế kỉ XIX đầu XX gần như toàn bộ châu phi bị chiếm làm thuộc địa . - Sau chiến tranh thế giới thứ hai lần lượt các nước châu phi giành được độc lập . b. Dân cư : - Dân cư châu Phi phân bố rất không đều. Các thành phố có trên 1 triệu dân thường tập trung ở ven biển . 2. Sự bùng nổ dân số và xung đột tộc người châu Phi : - Bùng nổ dân số, xung đột tộc người , đại dịch AIDS và sự can thiệp của nước ngoài là những nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội ở châu Phi. 4.CỦNG CỐ HDVN - Trình bày và giải thích sự phân bố dân cư ở châu Phi ? - Những nguyên nhân nào đã kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội các nước châu Phi ? - Về nhà học bài, chuẩn bị trước bài 30 . Tiết 33 - Bài 30 : KINH TẾ CHÂU PHI I . Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức : giúp cho HS Nắm vững đặc điểm nông nghiệp và công nghiệp châu Phi . Nắm vững tình hình phát triển nông nghiệp và công nghiệp ở châu Phi . Đọc và phân tích lược đồ để hiểu rõ sự phân bố các ngành nông nghiệp & công nghiệp ở châu Phi . 2. kĩ năng : II .Phương tiện dạy học : Bản đồ nông nghiệp châu Phi . Bản đồ công nghiệp châu Phi . Một số hình ảnh về trồng trọt và chăn nuôi, về các ngành công nghiệp châu Phi . III .Hoạt động trên lớp : 1.Ổn định lớp : 2 .Kiểm tra bài cũ : ? Trình bày và giải thích sự phân bố dân cư ở châu Phi ? ? Những nguyên nhân nào đã kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội các nước châu Phi ? 3 .Bài mới : Giới thiệu : kinh tế châu Phi còn lạc hậu . Nền kinh tế phát triển theo hướng chuyên môn hoá phiến diện, phụ thuộc nhiều vào thị trường nên dễ bị thiệt hại khi kinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGA Địa 7 trọn bộ theo CT giảm tải.doc
Tài liệu liên quan