1. Kiến thức:
- Nắm vững đặc điểm chung về dân cư và sự phát triển KT – XH của khu vực Đông Á.
- Hiểu rõ đặc điểm có bản phát triển KT-XH của hai nước Nhật Bản và Trung Quốc.
2. Kĩ năng:
- Củng cố, nâng cao kĩ năng đọc, phân tích các bảng số liệu, biểu đồ kinh tế các nước khu vực Đông Á.
3. Phẩm chất:
- Tự giác, tích cực trong hoạt động học tập.
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sáng tạo; Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh, video clip.
II. CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Slile, phiếu học tập.
- Lược đồ dân cư châu Á, Lược đồ kinh tế chung châu Á, lược đồ kinh tế khu vực Đông Á,
- Tranh ảnh về các ngành kinh tế của các nước Đông Á: TQ, Nhật Bản,.
2.Chuẩn bị của trò:
- Vở ghi, SGK địa lý 8, Vở BT địa lý.
- Tranh ảnh, tư liệu về các ngành kinh tế khu vực Đông Á.
19 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 8 - Tiết 14 đến tiết 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g lâm ngư nghiệp chiếm tỉ trọng tương đối lớn nhưng đang có xu hướng giảm. Trong nông nghiệp thực hiện hai cuộc cách mạng xanh và cách mạng trắng. Ngành CN-XD chiếm tỷ trọng tương đối nhưng có xu hướng không ổn định, phát triển các ngành CN cao như cơ khí, điện tử,... Ngành DV chiếm tỷ trọng tương đối lớn, có xu hướng tăng mạnh, phát triển các ngành KT hiện đại như vũ trụ, tên lửa,... Nền kinh tế phát triển theo xu hướng tích cực.
Nhóm 1 phản biện nhóm 3:
Nêu một số đặc điểm phát triển và thành tựu phát triển các ngành KT quan trọng của Ấn Độ?\
+ Công nghiệp hiện đại, với nhiều ngành công nghiệp quan trọng và các ngành CN công nghệ cao, tinh vi, chính xác. Gía trị sản lượng CN của Ân Độ đứng thứ 10 trên thế giới.
+ Nông nghiệp: Với 2 cuộc cách mạng "xanh" và "trắng" ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực cho nhân dân.
+ Dịch vụ : Đang phát triển chiếm tới 48% GDP.
- HS: Nhận xét và bổ sung cho các bạn.
- GV: Nhận xét và chốt kiến thức phần đặc điểm phát triển kinh tế của Nam Á:
- Giáo viên kết luận:
- HS: Biểu quyết lấy ý kiến chung, bầu ra nhóm có nội dung đầy đủ nhất, HS đặt câu hỏi hay nhất.
*GV tuyên dương những bạn đặt câu hỏi tốt.
1. Dân cư và xã hội Nam Á
- Nam á có số dân đông, đứng thứ 2 ở châu á, mật độ dân số cao nhất châu lục.
- Dân cư tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển.
- Dân cư chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
2 Đặc điểm kinh tế
- Kinh tế các nước phần lớn là đang phát triển, hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
* Ấn Độ: là nước có kinh tế phát triển nhất
Hoạt động thực tiễn, trải nghiệm:
Cho HS tìm hiểu sự phân bố dân cư của quận Lê Chân. Theo em, với sự phân bố dân cư đó có thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế và đời sống nhân dân.
IV. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
Hoạt động 1: Vận dụng kiến thức, kỹ năng của bài mới để giải các bài tập, câu hỏi.
* Bước 1: HS xác định các dạng câu hỏi, bài tập liên quan đến kiến thức, kỹ năng của bài học.
- Bài 1: Sơ đồ hóa.
- Bài 2: Chứng minh.
- Bài 3: Giải thích.
* Bước 2: HS vận dụng kiến thức, kỹ năng của bài học để định hướng trả lời các dạng câu hỏi và bài tập:
1. HS hoàn thiện sơ đồ tư duy nội dung bài học.
Mời 2 HS lên bảng hoàn thiện sơ đồ tư duy bài học:
2. Khoanh tròn trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Nền kinh tế của các nước Nam Á phần lớn là nền kinh tế:
A. Nông nghiệp lạc hậu B. Công nghiệp hiện đại xen kĩ thuật trình độ cao
B. Đang phát triển D. Phát triển ở trình độ cao
Câu 2. Dân cư Nam Á:
A. Đông và phân bố khá đồng đều B. Dân cư đông và phân bố không đều
C. Dân cư nhỏ và phân bố đều D. Dân cư ít và phân bố không đều
Câu 3. MĐ DS của Nam Á:
A. Cao nhất trong châu Á B. Cao thứ 2 sau Đông Á
C. Cao thứ 3 sau ĐNA và ĐA D. Thấp nhất trong châu Á
Câu 4. Một số ngành hiện đại của Ấn Độ là:
A. Vũ trụ, tên lửa B. Vũ khí hạt nhân C. Điện hạt nhân D. Bom nguyên tử
Câu 5. Ấn Độ là nước có nền kinh tế:
A. Phát triển B. Đang phát triển C. Chậm phát triển D. Đang PT ở TĐ cao
V. HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG
* Học bài:
- Hoàn thành sơ đồ tư duy về nội dung bài học.
- Sưu tầm một số tài liệu về Kinh tế và xã hội Nam Á.
* Chuẩn bị bài mới : Tiết 15. Bài 12. Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á.
Nhóm 1: Vị trí địa lý và giới hạn Đông Á
Nhóm 2: Đặc điểm tự nhiên: Địa hình và sông ngòi Đông Á
Nhóm 3: Đặc điểm tự nhiên: Khí hậu và cảnh quan Đông Á
VI. KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ
- Tiến hành trong giờ học: Học sinh đánh giá nhau trong quá trình hoạt động.
- Giáo viên đánh giá học sinh về các năng lực sử dụng hình vẽ, năng lực tự quản lí....
Kiểm tra của nhóm/tổ chuyên môn
......................................................................................................
......................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 15 - BÀI 12
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG Á
( Dạng bài lí thuyết)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
1. Kiến thức:
- Xác định được vị trí các nước trong khu vực Đông Á.
- Trình bày được lãnh thổ Đông Á gồm hai bộ phận đất liền và hải đảo.
- Trình bày được các yếu tố tự nhiên khu vực Đông Á: địa hình, sông ngòi, khí hậu và cảnh quan.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nhận biết, phân tích các yếu tố tự nhiên trên bản đồ, rút ra mối quan hệ hữu cơ giữa chúng.
3. Phẩm chất:
- Tự giác, tích cực trong hoạt động học tập.
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sáng tạo; Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh, video clip.
II. CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Slile, phiếu học tập.
- Lược đồ các nước Đông Á; Lược đồ tự nhiên khu vực Đông Á; Lược đồ phân bố lượng mưa khu vực Đông Á; Lược đồ khí hậu châu Á,
- Tranh ảnh về các miền địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan khu vực Đông Á...
2.Chuẩn bị của trò:
- Vở ghi, SGK địa lý 8, Vở BT địa lý.
- Tranh ảnh, tư liệu về các thành phần tự nhiên khu vực Đông Á.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn ®Þnh tæ chøc. (1 phót)
2. KiÓm tra bµi cò. (5 phót)
CH 1: Cho biết đặc điểm phân bố dân cư của Nam Á? Giải thích sự phân bố dân cư.
CH 2: Trình bày sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.
Mời 2 học sinh lên bảng trình bày và có kèm chỉ lược đồ. HS khác nhận xét và cho điểm. GV chốt ND và chuyển sang giới thiệu bài mới.
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Ở tiết học trước cô trò chúng ta tìm hiểu khu vực Nam Á – một miền đất dân cư đông trong khi trình độ phát triển kinh tế chưa cao. Buổi học hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu một miền đất mới, mà ở đó có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng. Vậy đó là khu vực nào? Khu vực đó vị trí địa lý như nào? Các điều kiện tự nhiên ra sao? Cô trò chúng ta cùng nhau tìm câu trả lời qua bài học ngày hôm nay.
3.2. HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU BÀI MỚI
* BƯỚC 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ 1: Đọc và hoàn thiện dàn ý nội dung chính của bài học:
HS lên bảng điền tiếp sơ đồ các nội dung chính của bài học với từ khóa: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á.
GV nhận xét.
+ Nhiệm vụ 2: GV nêu kế hoạch học tập:
Hoạt động báo cáo thảo luận nhóm (3 nhóm):
Nhóm 1: Trình bày đặc điểm Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Á
Nhóm 2: Trình bày đặc điểm Địa hình, sông ngòi Đông Á
Nhóm 3: Trình bày đặc điểm Khí hậu và cảnh quan Đông Á
HS nhắc lại nhiệm vụ trong bài học.
* BƯỚC 2: HS hoàn thành các nhiệm vụ học tập:
- Hình thức tổ chức: Dạy học dự án
- Đồ dùng: Máy chiếu, lược đồ tự nhiên Đông Á, lược đồ các nước Đông Á, lược đồ các đới khí hậu hậu châu Á, các hình ảnh, các số liệu, video minh họa
- PP, kỹ thuật: Trực quan, Nêu và giải quyết vấn đề, Sử dụng bản đồ.
- Không gian: Ngồi theo hình chữ U; thời gian: 10 - 12 phút
- Tài liệu: sách giáo khoa, internet
- Tiến trình tổ chức:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
- GV: Cho HS nhắc lại nhiệm vụ hoạt động đã được giao ở cuối bài học trước:
Nhóm 1: Trình bày đặc điểm Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Á
Nhóm 2: Trình bày đặc điểm Địa hình, sông ngòi Đông Á
Nhóm 3: Trình bày đặc điểm Khí hậu và cảnh quan Đông Á
Nhóm 3: Trình bày đặc điểm sông ngòi và cảnh quan Nam Á
+ Nam Á có các sông lớn, các đới cảnh quan nào?
- Trò: Nhắc lại nội dung của các nhóm đã được giao.
* GV: yêu cầu học sinh xem lại, thống nhất phần nội dung trình bày của các nhóm trong thời gian 5 phút.
* Học sinh tập trung thảo luận, cử đại diện trình bày ý kiến.
- GV: tiến hành tổ chức báo cáo.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đánh giá.
- Các nhóm đặt câu hỏi về nội dung bài học:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lý khu vực Đông Á
HS nhóm 1 TB: (hình thức: chỉ lược đồ)
- Nằm ở rìa phía Đông của châu Á. Liền kề Thái Bình Dương.
- Lãnh thổ gồm hai bộ phận:
+ Phần đất liền: gồm đại lục Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên (Triều Tiên và Hàn Quốc)
+ Phần hải đảo bao gồm Nhật Bản và một số đảo lớn như Hải Nam, Đài Loan)
- Tiếp giáp với các khu vực Bắc Á, Trung Á, Tây Nam Á, Nam Á và Đông Nam Á. Giáp với các biển ở phía Đông như biển NB, B.Hoàng Hải, B.Hoa Đông và B.Đông.
- Lãnh thổ trải rộng từ 21 độ Bắc đến 45 độ Bắc; từ 77 độ Đông đến 143 độ Đông. (thuộc kiểu khí hậu Nhiệt đới và Ôn đới)
-> Với vị trí này khu vực Đông Á thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế giữa các nước trong khu vực và thế giới đặc biệt với các nước ven bờ Thái Bình Dương.
HS nhóm 2 nhận xét phần trình bày cảu nhóm 1.
- GV: chốt kiến thức:
*Hoạt động 2: Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên của Đông Á (địa hình, khí hậu và sông ngòi và cảnh quan tự nhiên)
- GV: Khi tìm hiểu về điều kiện tự nhiên thì chúng ta tìm hiểu những nội dung nào? (Địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan)
- GV: Vậy chúng ta cùng nhau mời hai nhóm còn lại lên trình bày.
HS nhóm 2 trình bày Địa hình và sông ngòi Đông Á:
Có sự khác biệt địa hình phía Đông và Tây lãnh thổ lục địa và biển:
- Phía Tây là núi cao hiểm trở, các dãy núi cao và đồ sộ nhất như Thiên Sơn, Côn Luân, An Tai, chạy theo hướng Tây – Đông, các bồn địa, Sơn nguyên, cao nguyên cao, Là nơi bất nguồn các sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang,
- Phía Đông là hạ lưu của các sông, là đồng bằng rộng lớn, trù phú bậc nhất thế giới, nơi hình thành nên nền VM trước 70000 năm.
- Địa hình của phần bán đảo Đông Á là dải hệ thống các dãy núi lửa ven Thái Bình Dương.
Nhóm 3 nhận xét và đặt câu hỏi phản biện nhóm 2:
+ Nêu đặc điểm của vùng núi cao phần phía Tây của Đông Á?
(Cao và đồ sộ, là hệ quả của vận động tân kiến tạo, hai mảng Á Âu và Phi xô húc vào nhau tạo nên miền địa hình cao nhất TG)
+ Nêu hiểu biết của bạn về vành đai núi lửa Thái Bình Dương?
(Vành đai lửa Thái Bình Dương là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vòng lòng chảo Thái Bình Dương. Nó có hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40.000 km. Nó gắn liền với một dãy liên tục các rãnh đại dương, vòng cung quần đảo, các dãy núi lửa và / hoặc sự chuyển động của các mảng kiến tạo)
+ Nêu hiểu biết của bạn về hai con sông Hoàng Hà và Trường Giang? (Trường Giang là con sông là con sông dài nhất châu Ávà đứng thứ ba trên thế giới sau sông Nin ở Châu Phi, sông Amazon ở Nam Mỹ. Trường Giang dài khoảng 6.385 km, bắt nguồn từ phía tây Trung Quốc (Thanh Hải) và chảy về phía đông đổ ra Biển Hoa Đông, Trung Quốc. Thông thường sông này được coi như điểm phân chia giữa hai miền Hoa Bắc và Hoa Nam Trung Quốc. Hoàng Hà là con sông dài thứ 3 châu Á xếp sau sông Trường Giang (Dương Tử) và sông Yenisei, với chiều dài 5.464 km sông Hoàng Hà xếp thứ 6 thế giới về chiều dài, bắt nguồn từ dãy núi Côn Lôn ở phía tây bắc tỉnh Thanh Hải, từ độ cao 4.500 m trong vùng lòng chảo Yekuzonglie nằm ở phía bắc của dãy núi Khách Lạp trên cao nguyên Tây Tạng. Cùng với Hoàng Hà, Trường Giang là sông quan trọng nhất trong lịch sử, văn hóa, và kinh tế của Trung Quốc. Đồng bằng châu thổ Trường Giang màu mỡ tạo ra 20% GDP của TQ)
- GV: chốt kiến thức địa hình Nam Á bằng chiếu ND bảng:
Phần đất liền
Phía Tây
- Dãy núi Côn Luân, Thiên Sơn, Đại Hưng An, Tần Lĩnh,
- Sơn nguyên Hoàng Thổ, Tây Tạng,
- Bồn địa Tứ Xuyên, Duy Ngô Nhĩ, Ta -Rim
- Là các dãy núi cao và đồ sộ, quanh năm có tuyết bao phủ. Địa hình cao, đồ sộ và hiểm trở.
- Là nơi bắt nguồn các dòng sông lớn.
Phía Đông
ĐB Tùng Hoa, Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam
Địa hình đồi núi thấp và đồng bằng châu thổ rộng lớn và bằng phẳng. Hạ lưu các sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang, A –mua
Phần biển đảo
Dạng địa hình núi thấp và trưng bình xen các đồng bằng nhỏ hẹp. Địa hình núi trẻ.
Nằm trong vành đai lửa TBD và thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa
HS nhóm 3 trình bày đặc khí hậu và cảnh quan Đông Á:
- Khí hậu Đông Á nằm ở:
+ Kiểu khí hậu cận nhiệt và ôn đới gió mùa ở phía Đông của ĐA và phần biển đảo: Mùa Đông có gió mùa Tây Bắc rất lạnh và khô; mùa hè có gió Đông Nam thổi vào đất liền mang hơi ấm ẩm từ biển.
+ Kiểu khí hậu núi cao, hoang mạc và bán hoang mạc ở vùng trung tâm nằm sâu trong nội địa.
- Cảnh quan phổ biến là rừng cận nhiệt, hoang mạc và bán hoang mạc, thảo nguyên,
HS nhóm 1 phản biện nhóm 3:
+ Tại sao Khí hậu ở ĐA lại có sự khác biệt nhau như vậy? (Do vị trí địa lý và các yếu tố địa hình tạo nên sự khác biệt trong KH ở ĐÁ)
+ Nêu một số khó khăn của thiên tai khu vực Đông Á?
(Cùng với sự nóng lên của Trái đất, khu vực Đông Á hứng chịu nhiều thiên tai như hạn hán kéo dài hoặc là bão lũ với cường độ mạnh,)
- GV mở rộngvà tích hợp giáo dục môi trường:
Hậu quả của Biến đổi khí hậu đặc biệt trong hoàn cảnh phát triển “Nóng” nền kinh tế của Trung Quốc gây ô nhiễm môi trường không khí ở TQ lên mức báo động cao. Các cơn mưa axit và ô nhiễm MT không khí tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Quyến làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sinh hoạt của người dân
+ Theo em, cần đưa ra biện pháp là gì?
HS đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường.
+ Vậy là HS trung học, bảo vệ môi trường có phải chỉ bảo vệ những nơi bị ô nhiễm không? Và theo bạn thì chúng ta nên hành động như nào để bảo vệ tài nguyên môi trường?
GV kết luận phần tích hợp: là một công dân, chúng ta nên đoàn kết mọi người, chung tay bảo vệ môi trường, chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
- GV: Nhận xét và chốt kiến thức:
- Giáo viên kết luận:
- HS: Biểu quyết lấy ý kiến chung, bầu ra nhóm có nội dung đầy đủ nhất, HS đặt câu hỏi hay nhất.
*GV tuyên dương những bạn đặt câu hỏi tốt.
1. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ
- Nằm ở phía Đông châu Á, giáp với TBDg
- gồm hai bộ phận đất liền và hải đảo.
-> ý nghĩa:
2. Đặc điểm tự nhiên
- Địa hình và sông ngòi phân hóa theo chiều Tây – Đông của lãnh thổ.
- Khí hậu mang tính gió mùa, kiểu khô hạn, núi cao.
- Cảnh quan phổ biến là rừng cận nhiệt, thảo nguyên và bán hoang mạc
Hoạt động thực tiễn, trải nghiệm:
- Tìm những bài văn thơ đã học hoặc các hình ảnh tự nhiên các nước Đông Á.
IV. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
Hoạt động 1: Vận dụng kiến thức, kỹ năng của bài mới để giải các bài tập, câu hỏi.
* Bước 1: HS xác định các dạng câu hỏi, bài tập liên quan đến kiến thức, kỹ năng của bài học.
- Bài 1: Sơ đồ hóa.
- Bài 2: Giải thích.
* Bước 2: HS vận dụng kiến thức, kỹ năng của bài học để định hướng trả lời các dạng câu hỏi:
1. HS hoàn thiện sơ đồ tư duy nội dung bài học.
Mời 2 HS lên bảng hoàn thiện sơ đồ tư duy bài học:
2. Khoanh tròn trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1. Đông Á bao gồm:
A. Phần đất liền và bán đảo Triều Tiên B. Phần đất liền và hải đảo
B. Phần đất liền và Nhật Bản D. Hải đảo, Bán đảo Triều Tiên
Câu 2. Địa hình Đông Á là:
A. Các dãy núi và sơn nguyên cao và đồ sộ B. Các đồn bằng châu thổ rộng lớn
C. Các đảo và quần đảo trong dải núi lửa TBD D. Tất cả các dạng địa hình trên
Câu 3. Khí hậu phổ biến ở Đông Á là:
A. Nhiệt đới gió mùa B. Cận nhiệt gió mùa
C. Nhiệt đới và cận nhiệt gió mùa D. Nhiệt đới khô
Câu 4. Sông ngòi ở Đông Á có đặc điểm:
A. Kém phát triển B. Phát triển với các sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang
C. Ít sông lớn D. Khá phát triển với các sông Obi, Hoàng Hà,
Câu 5. Cảnh quan chính của Đông Á là:
A. Rừng nhiệt đới B. Xa van, hoang mạc C. Núi cao D. Tất cả các đáp án trên
V. HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG
* Học bài:
- Hoàn thành sơ đồ tư duy về nội dung bài học.
- Sưu tầm một số tài liệu về tự nhiên Đông Á.
* Chuẩn bị bài mới: Tiết 16+17. Ôn tập học kì I
Nhóm 1: tự nhiên CA. Nhóm 2: Dân cư CA. Nhóm 3: Kinh tế chung CA
Nhóm 4: khu vưc TNA. Nhóm 5: Khu vực Nam Á Nhóm 6: Khu vực Đông Á
VI. KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ
- Tiến hành trong giờ học: Học sinh đánh giá nhau trong quá trình hoạt động. Giáo viên đánh giá.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 16+17. ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học học sinh cần nắm:
Kiến thức:
- Củng cố các kiến thức về châu Á
- Các đặc điểm về vị trí, ĐKTN và tình hình dân cư xã hội của các vùng kinh tế các khu vực châu Á như Tây Nam Á, Nam Á và Đông Á
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích tổng hợp khi trả lời các câu hỏi. Xác định các đối tượng địa lí trên bản đồ, lược đò và bảng số liệu thống kê.
3. Phẩm chất:
Tự giác trong học tập
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sáng tạo; Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh, video clip.
II. CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của giáo viên:
BĐ địa lí tự nhiên, BĐ kinh tế châu Á, lược đồ kinh tế các vùng trên GA ĐT
2.Chuẩn bị của trò:
- Vở ghi, SGK địa lý 8, Vở BT địa lý;
- Các tư liệu, nội dung được phân công chuẩn bị
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức. (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. (2 phút)
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới
* BƯỚC 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV nêu kế hoạch nhiệm vụ học tập:
HĐ1. Báo cáo hoạt động ôn tập phần tự nhiên, dân cư và các ngành KTchâu Á, các nội dung vùng kinh tế TNA, NA, ĐA.
Nhóm 1: tự nhiên CA. Nhóm 2: Dân cư CA. Nhóm 3: Kinh tế chung CA
Nhóm 4: khu vưc TNA. Nhóm 5: Khu vực Nam Á Nhóm 6: Khu vực Đông Á
HĐ2: Giải đáp các câu hỏi liên quan đến đề cương ôn tập HKI.
HS nhắc lại nhiệm vụ trong bài học.
* BƯỚC 2: HS hoàn thành các nhiệm vụ học tập:
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, tập thể và hoạt động thảo luận nhóm
- Đồ dùng: Máy tính; các số liệu, các hình ảnh video minh họa,
- PP, kỹ thuật: Trực quan, Nêu và giải quyết vấn đề, Sử dụng lược đồ.
- Không gian: Ngồi theo hình chữ U;
- Tài liệu: sách giáo khoa, bảng số liệu, kiến thức cũ,..
- Tiến trình tổ chức:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
HĐ1: Báo cáo hoạt động ôn tập phần tự nhiên, dân cư và các ngành KTchâu Á, các nội dung vùng kinh tế TNA, NA, ĐA.
- GV: Cho HS nhắc lại nhiệm vụ hoạt động đã được giao.
Yêu cầu học sinh xem lại, thống nhất phần nội dung trình bày của các nhóm trong thời gian 2 phút.
* Học sinh tập trung thảo luận, cử đại diện trình bày nội dung của nhóm.
Nhóm 1: Tự nhiên CA. Nhóm 2: Dân cư CA.
Nhóm 3: Kinh tế chung CA Nhóm 4: Khu vưc TNA.
Nhóm 5: Khu vực Nam Á Nhóm 6: Khu vực Đông Á
- GV: Tiến hành tổ chức báo cáo.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đánh giá.
- Các nhóm đặt câu hỏi về nội dung bài học. HS chấm điểm cho nhau.
- GV chốt kiến thức và cho điểm mỗi nhóm.
*GV tuyên dương những bạn viết bài và sưu tầm tài liệu tốt.
- GV chốt kiến thức:
HĐ 2: Giải đáp một số câu hỏi:
C©u 1: Nªu ®Æc ®iÓm vÞ trÝ ®Þa lý vµ nguån tµi nguyªn chñ yÕu cña T©y Nam ¸ ? §Æc ®iÓm ®ã cã liªn quan g× tíi sù mÊt æn ®Þnh cña khu vùc trong nhiÒu n¨m gÇn ®©y ?
C©u 2: Nam ¸ cã mÊy miÒn ®Þa h×nh? C¸c miÒn ®Þa h×nh cã ¶nh hëng g× tíi sù mÊt æn ®Þnh cña khu vùc trong nhiÒu n¨m gÇn ®©y?
C©u 3: Gi¶i thÝch t¹i sao Nam ¸ l¹i cã sù ph©n bè d©n c kh«ng ®ång ®Òu ?
C©u 4: Nªu nh÷ng khã kh¨n ¶nh hëng tíi sù ph¸t triÓn kinh tÕ x· héi cña khu vùc T©y Nam ¸?
C©u 5: L·nh thæ §«ng ¸ chia lµm mÊy bé phËn? Nªu c¸c d¹ng ®Þa h×nh cña §«ng ¸? KÓ tªn c¸c quèc gia vµ l·nh thæ thuéc khu vùc §«ng ¸?
I. Châu Á
- vị trí địa lý
- địa hình
- khí hậu
- sông ngòi
- cảnh quan TN
II. Các ngành KT
- NN
- CN
- DV
III. Các khu vực
- Tây Nam Á
- Nam Á
- Đông Á
+ vị trí địa lý
+ điều kiện tự nhiên
+đặc điểm dân cư – xã hội
+ tình hình kinh tế
IV. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
* HS xác định các dạng câu hỏi, bài tập liên quan đến kiến thức, kỹ năng của bài học.
- Bài 1: Sơ đồ hóa.
- Bài 2: Giải thích.
1. HS hoàn thiện sơ đồ tư duy nội dung bài học.
Mời 2 HS lên bảng hoàn thiện sơ đồ tư duy bài học
2. Chọn đáp án đúng trong các đáp án sau:
Câu 1: Nước nào là cường quốc công nghiệp ở châu Á?
A. Nhật Bản. B. Trung Quốc C. Hàn Quốc D. Đài Loan
Câu 2: Những tôn giáo nào sau đây ra đời ở Ấn Độ ?
A. Phật giáo và Ki-tô-giáo B. Hồi giáo và Ấn độ giáo
C. Phật giáo và Ấn độ giáo D. Ki tô giáo và hồi giáo
Câu 3: Nước nào ở Châu Á xuất khẩu lúa gạo nhiều nhất thế giới?
A.Trung quốc B. Ấn Độ C. Việt Nam D.Thái Lan
Câu 4:Khu vực nào của Châu Á có dân số đông nhất ?
A. Tây Nam Á B. Nam Á C. Đông Á D. Đông Nam Á
Câu 5:Mạng lưới sông ngòi của châu Á phát triển nhất ở khu vực nào?
A. Bắc Á. B. Ven biển Đông Nam Á.
C. Ven biển Đông Á. D. Ven biển Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á
Câu 6:Tại sao Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất châu Á?
Vì Nhật Bản thực hiện đổi mới trong nông nghiệp sớm.
Vì Nhật Bản buôn bán vũ khí trong thế chiến thứ hai.
Vì Nhật Bản thực hiện cuộc cải cách Minh Trị ngay từ thế kỉ XIX, mở cửa quan hệ với các nước phương Tây, xóa bỏ mọi ràng buộc của chế độ phong kiến, phát triển kinh tế.
Vì Nhật Bản Được sự bảo trợ của các nước đế quốc như Anh, Pháp và Hà Lan,...
Câu 7: Nước nào là nước có nền kinh tế phát triển sớm nhất ở châu Á?
A. Nhật Bản. B. Trung Quốc C. Hàn Quốc D. Đài Loan
Câu 8: Phật Giáo và Ấn Độ giáo được ra đời ở nước nào ?
A. Trung Quốc B. Vùng Tây Nam Á C. Ấn Độ D. Ả - rập xê - út
Câu 9: Nước nào ở Châu Á sản xuất lúa gạo nhiều nhất thế giới?
A.Trung Quốc B. Ấn Độ C. Việt Nam D.Thái Lan
Câu 10:Khu vực nào của Châu Á có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất ?
A. Nam Á B. Đông Nam Á C. Tây Nam Á D. Đông Á
Câu 11: Mạng lưới sông ngòi của châu Á kém phát triển nhất ở khu vực nào?
A. Bắc Á. B. Ven biển Đông Nam Á.
C. Ven biển Đông Á. D. Tây Nam Á và Trung Á
Câu 12: Các nước thuộc nhóm nước công nghiệp mới NIC ở châu Á là:
A. Việt Nam, Trung Quốc, Philippin B. Thái Lan, Triều Tiên, Nhật Bản
C. Trung Quốc, Ấn Độ, Malaixia D. Brunay, Pakixtan, Cô oét
IV. HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG
* Học bài:
Ôn luyện để chuẩn bị thi học kì I
VI. KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ
- Tiến hành trong giờ học: Học sinh đánh giá nhau trong quá trình hoạt động.
- Giáo viên đánh giá học sinh về các năng lực sử dụng hình vẽ, năng lực tự quản lí....
Kiểm tra của tổ/ nhóm chuyên môn
......................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 18 : KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. Môc tiªu cÇn ®¹t
- §¸nh gi¸ viÖc hiÓu biÕt vµ n¾m v÷ng mét sè kiÕn thøc c¬ b¶n vÒ tự nhiên, dân cư và kinh tế châu Á.
- kiểm tra kĩ năng ve và ph©n tÝch biÓu ®å.
II. ChuÈn bÞ
ThÇy : ra ®Ò kiÓm tra
Trß: chuÈn bÞ giÊy kiÓm tra, thíc kÎ, mµu
III. C¸c bíc lªn líp
1. æn ®Þnh tæ chøc (1 phót)
2. Tæ chøc c¸c ho¹t động học tập
3. TiÕn hµnh kiÓm tra
- Gv ph¸t ®Ò cho HS lµm bµi:
®Ò chung cña nhµ trêng
KiÓm tra cña nhãm/ Tæ chuyªn m«n
......................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 19 - BÀI 12
DÂN CƯ VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ KHU VỰC ĐÔNG Á
( Dạng bài lí thuyết)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
1. Kiến thức:
- Nắm vững đặc điểm chung về dân cư và sự phát triển KT – XH của khu vực Đông Á.
- Hiểu rõ đặc điểm có bản phát triển KT-XH của hai nước Nhật Bản và Trung Quốc.
2. Kĩ năng:
- Củng cố, nâng cao kĩ năng đọc, phân tích các bảng số liệu, biểu đồ kinh tế các nước khu vực Đông Á.
3. Phẩm chất:
- Tự giác, tích cực trong hoạt động học tập.
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sáng tạo; Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh, video clip.
II. CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Slile, phiếu học tập.
- Lược đồ dân cư châu Á, Lược đồ kinh tế chung châu Á, lược đồ kinh tế khu vực Đông Á,
- Tranh ảnh về các ngành kinh tế của các nước Đông Á: TQ, Nhật Bản,...
2.Chuẩn bị của trò:
- Vở ghi, SGK địa lý 8, Vở BT địa lý.
- Tranh ảnh, tư liệu về các ngành kinh tế khu vực Đông Á.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn ®Þnh tæ chøc. (1 phót)
2. KiÓm tra bµi cò. (5 phót)
CH 1: Trình bày sự khác nhau về địa hình, khí hậu và sông ngòi, cảnh quan tự nhiên của các khu vực Đông Á?
Mời 2 học sinh lên bảng trình bày và có kèm chỉ lược đồ. HS khác nhận xét và cho điểm. GV chốt ND và chuyển sang giới thiệu bài mới.
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Đầu thập kỷ 70 Thế giới nói nhiều đến sự phát triển “thần kỳ” của nền KT Nhật Bản. Vào những năm của thập kỷ 80, những “con rồng” kinh tế khu vực châu Á đã xuất hiện và phát triển mạnh mẽ, dẫn đến sự thay đổi sự biến đổi to lớn về mọi mặt (kinh tế, khoa học, chính trị, xã hội) và đóng vai trò đáng kể trong nền kinh tế giới (Hàn Quốc, Hồng Công và Đài Loan). Đặc biệt những năm gần đây nềnKt của TQ vươn lên rất nhanh, với sự phát triển đầy hứa hẹn. Vậy sự phát triển KT của khu vực Đông Á như nào, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
3.2. HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU BÀI MỚI
* BƯỚC 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ 1: Đọc và hoàn thiện dàn ý nội dung chính của bài học:
HS lên bảng điền tiếp sơ đồ các nội dung chính của bài học với từ khóa: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á.
GV nhận xét.
+ Nhiệm vụ 2: GV nêu kế hoạch học tập:
Hoạt động báo cáo thảo luận nhóm (3 nhóm):
Nhóm 1: Dân cư và tình hình phát triển kinh tế chung các nước
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an tong hop cuoi ki 1_12351802.docx