Giáo án Địa lý 9 - Bài 1 đến bài 16

 I. Mục tiêu bài học:

 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần:

 - Cũng cố các kiến thức đã học từ bài 6 về chuyển dịch cơ cấu ngành của nước ta.

 2.Về kĩ năng:

 - Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP của nước ta và nhận xét biểu đồ.

 3. Định hướng phát triển năng lực:

 - Năng lực chung: biết nhận xét biểu đồ và giải thích được nguyên nhân thay cơ cấu kinh tế

 - Năng lực chuyên biệt: vẽ được biểu đồ

 II. Các kĩ năng năng sống cơ bản:

 - Tư duy, tìm kiếm thông tin xử lí thông tin.

 - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin.

 - Làm chủ bản thân: nhận thức mặt tích cực trong huyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay

 III. Các kĩ thuật và phương pháp dạy học:

 - Học sinh làm việc cá nhân, động não, thực hành vẽ

 IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 1. Chuẩn bị của GV: bảng số liệu 16.1, thước kẻ, phấn màu

 2. Chuẩn bị của HS: Bảng số liệu, máy tính, thước kẻ.

 

doc39 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Bài 1 đến bài 16, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
? Bước 2: Các nhóm lần lượt cử đại diện lên bảng trình bày, HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. — Hãy kể một số rau quả đặc trưng theo mùa của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu? GVKL: Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta vì khí hậu có sự phân hoá rõ rệt theo mùa trong năm. Góp phần cải tạo đất chua, đất phèn, đất mặn, mở diện tích canh tác. Phục vụ cho việc tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng. Góp phần tăng năng suất, tăng sản lượng cây trồng. — Trắc nghiệm: Tài nguyên có ý nghĩa hàng đầu đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp là: a. Đất. b. Khí hậu. c. Nước. d. Sinh vật. GV chuẩn kiến thức: HĐ2: Tìm hiểu về các nhân tố kinh tế -xã hội: 1. Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, giải quyết vấn đề, tư duy 2. Hình thức tổ chức DH: nhóm. Bước 1: GV chia lớp làm 3 nhóm và giao việc: Nhóm 1: Cho biết dân cư và lao động, cơ sở vật chất- kĩ thuật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố NN như thế nào ? Nhóm 2: Kể 1 số cơ sở vật chất- kĩ thuật trong nông nghiệp để minh hoạ cho H 7.2/26. Chính sách phát triển nông nghiệp, thị trường trong và ngoài nước hưởng đến sự phát triển và phân bố NN như thế nào? Nhóm 3: Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp? Bước 2: Đại diện các nhóm lần lượt lên bảng trình bày, HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. GVKL: Chính sách khoán 10, phát triển KT hộ gia đình đã khơi dậy, phát huy các mặt mạnh của người nông dân, tạo ra các mô hình nông nghiệp thích hợp và khai thác hợp lí tiềm năng nông nghiệp từng vùng. Sức ép cạnh tranh về một số sản phẩm nông nghiệp VN trên thị trường thế giới. GV chuẩn kiến thức: I. Các nhân tố tự nhiên. 1. Tài nguyên đất: - Đa dạng, đất phù sa 3 triệu ha phân bố ở đồng bằng sông Cửu long, đồng bằng sông Hồng. - Đất feralít trên 16 triệu ha, phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi. 2. Tài nguyên khí hậu. - Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa đa dạng, thuận lợi đa dạng hóa các cây trồng, vật nuôi. - Có nhiều thiên tai: hạn hán, lũ lụt, bão, mưa đá, 3. Tài nguyên nước. - Phong phú, phân bố không đều trong năm.(mùa mưa và mùa khô) 4. Tài nguyên sinh vật. - Phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng và vật nuôi. => Các nhân tố tự nhiên là tiền đề cơ bản. II. Các nhân tố kinh tế- xã hội. 1. Dân cư và lao động nông thôn. - Chiếm tỉ lệ cao 57,3% (2005), cần cù, có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. 2. Cơ sở vật chất- kĩ thuật. - Ngày càng được hoàn thiện. 3. Chính sách phát triển nông nghiệp. - Có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển 4. Thị trường trong và ngoài nuớc. - Thị trường trong và ngoài nước ngày càng được mở rộng. => Là yếu tố quyết định đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. VI. Tổng kết và hướng dẫn học tập 1.Tổng kết: 1. Viết sơ đồ tư duy thể hiện nội dung chính của bài học? 2. Hướng dẫn học tập: Học bài, trả lời được các câu hỏi cuối bài. Chuẩn bị bài 8 tiết sau học, chú ý bảng 8.1 và 8.2, các câu hỏi trong bài Bảng 8.3, nhận xét phân bố các cây trồng theo hàng ngang, hàng dọc khác nhau. Tiết 8 Bài 8 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Trình bày được tình hình phát triển của sản xuất nông nghiệp - Trình bày được sự phân bố sản xuất nông nghiệp với các phẩm nông nghiệp chủ yếu. 2.Về kĩ năng: - Phân tích bản đồ, lược đồ nông nghiệp hoặc Atlat địa lí VN và bảng phân bố cây công nghiệp để thấy rõ sự phân bố của 1 số cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở nước ta. - Vẽ và phân tích biểu đồ sự thay đổi cơ cấu NN, tình hình tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm 3. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: trình bày và giải thích được sự phân bố 1 số cây trồng và vật nuôi. - Năng lực chuyên biệt:nhận xét bảng số liệu, xác định được phân bố 1 số cây trồng, vật nuôi. II. Các kĩ năng năng sống cơ bản: - Tư duy, tìm kiếm thông tin xử lí thông tin. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin. - Làm chủ bản thân: ý thức được việc phát triển nông nghiệp với bảo vệ môi trường. III. Các kĩ thuật và phương pháp dạy học: - Thảo luận nhóm; giải quyết vấn; cá nhân- động não suy nghĩ., trình bày vấn đề IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của GV: bản đồ nông nghiệp VN. Bảng 8.1, bảng 8.2 và 8.3 2. Chuẩn bị của HS: máy tính cá nhân, thước kẻ V. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: Sĩ sốVắngCó phép 2. Kiểm tra bài: Hãy nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp? Nhân tố nào quyết định tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp.? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về ngành trồng trọt. 1. Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, tư duy, giải quyết vấn đề. 2. Hình thức tổ chức DH: nhóm Bước 1: GV chia lớp làm 3 nhóm và giao việc: Nhóm 1: Nhận xét sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt? Sự thay đổi này nói lên điều gì? Nhóm 2: Cho biết cơ cấu cây lương thực? Từ bảng 8.2, hãy trình bày các thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980-2002? (So sánh các tiêu chí hơn kém nhau bao nhiêu lần của năm 1980 và 2002). Nhóm3: Dựa vào bảng 8.3, nêu sự phân bố các cây công nghiệp hàng năm và cây CN lâu năm chủ yếu? Vì sao Tây Nguyên và ĐNB là 2 vùng trọng điểm trồng cây công nghiệp lâu năm? Bước 2: Đại diện các nhóm lần lượt lên bảng trình. GVTK: Từ năm 1980-2002: Diện tích trồng lúa tăng gấp 1,34 lần. Năng suất lúa cả năm tăng gấp 2,2 lần. Sản lượng lúa cả năm tăng gấp 2,96 lần. Sản lượng lúa BQ đầu người tăng gấp 1,99 lần. Từ 1989 đến nay VN trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới. Bảng 8.3, tổng hợp dưới dạng ma trận, vì nếu: - Đọc theo hàng ngang, biết được các vùng phân bố chính của một cây công nghiệp. - Đọc theo cột dọc, ta sẽ biết ở một vùng có các cây công nghiệp chính nào được trồng. — Kể một số cây ăn quả đặc trưng ở Nam Bộ? Vì sao Nam Bộ lại trồng được nhiều loại cây ăn quả có giá trị? Giải thích: Vì có đất đai màu mỡ, lượng nhiệt-ẩm lớn quanh năm, số giờ nắng và nhiệt độ cao, ổn định. Bước 3: GV chuẩn kiến thức: HĐ2: Tìm hiểu về ngành chăn nuôi. 1. Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, tư duy 2. Hình thức tổ chức DH: cá nhân Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát bản đồ kết hợp SGK để trả lời các câu hỏi sau: — Trình bày sự phát triển của ngành chăn nuôi ?Xác định trên các vùng nuôi nhiều trâu, bò, lợn của nước ta? — Giải thích vì sao lợn được nuôi nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng? (Do việc đảm bảo cung cấp thức ăn, thị trường đông dân, nhu cầu việc làm lớn ở vùng này) Bước 2: GV chuẩn kiến thức: Đặc điểm chung: Phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng, trồng trọt vẫn là ngành chính. I. Ngành trồng trọt: - Cơ cấu đa dạng. + Lúa là cây trồng chính, trồng khắp trên cả nước. Diện tích, năng suất, sản lượng, bình quân đầu người không ngừng tang. Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là ĐBS Cửu Long và ĐBS Hồng. vì ĐKTN thuận lợi, đông dân, cơ sở vật chất kĩ thuật cho nông nghiệp khá tốt. + Cây công nghiệp và ây ăn quả: phát triển khá mạnh, hình thành các vùng chuyên canh cây CN quy mô lớn(Tây Nguyên và Đông Nam Bộ) và chuyên canh cây ăn quả lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. - Có nhiều sản phẩm xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, trái cây,.. II. Ngành chăn nuôi. - Chiếm tỉ trọng nhỏ trong nông nghiệp, đàn gia súc gia cầm tăng nhanh: + Bò 4 triệu con(2002), nuôi nhiều ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Trâu 3 triệu con, nuôi nhiều ở Trung Du và Miền Núi Bắc Bộ. + Lợn 23 triệu, nuôi nhiều ở đồng bằng Sông Hồng. + Gia cầm 230 triệu con, nuôi để lấy thịt, trứng. VI. Tổng kết và hướng dẫn học tập 1.Tổng kết: . Cho biết vai trò của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp ở nước ta? - Tạo ra các sản phẩm có giá trị xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến. - Tận dụng tài nguyên, phá thế độc canh trong nông nghiệp. Góp phần bảo vệ môi trường 2. Hướng dẫn học tập: Về nhà học bài và làm bài tập sau: Năm 1995 1999 2003 2008 Số dân (nghìn người) 71995 76596 80468 85122 Sản lượng lương thực (nghìn tấn) 26142 33150 37706 43305 a. Tính bình quân lương thực đầu người của nước ta giai doạn 1995-2008 và nêu nhận xét? (BQLTĐ người năm 1995 là (26142 * 1000 kg ) : 71995 = 363,1 kg/người., 1999 Nhận xét: giai doạn 1995-2008, dân số và sản lượng lương thực nước ta tăng và tăng liên tục qua các năm, DS tăng 1,18 lần còn sản lương lương thực tăng 1,65 lần và tăng nhanh hơn) - Chuẩn bị bài 9, phần I lâm nghiệp để tiết sau học. Đem theo máy tính để làm bài. Tiết 9 & 10 Bài 9: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Trình bày được thực trạng, vai trò và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta. - Trình bày sự phát triển và phân bố của ngành thủy sản ở nước ta và giải thích nguyên nhân. 2. Về kĩ năng: - Phân tích bảng số liệu, biểu đồ để hiểu, trình bày thực trạng và điều kiện và sự phát triển lâm nghiệp, thủy sản. 3. Về thái độ: HS ý thức bảo vệ tài nguyên rừng và biển của nước ta. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: biết được nguyên nhân suy giảm tài nguyên rừng, thủy sản và giải pháp khắc phục. - Năng lực chuyên biệt: nhận xét bảng số liệu, xác định 4 ngư trường, vẽ biểu đồ cột ghép II. Các kĩ năng năng sống cơ bản: - Tư duy, tìm kiếm thông tin xử lí thông tin. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin. - Làm chủ bản thân: trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng và biển III. Các kĩ thuật và phương pháp dạy học: - Thảo luận nhóm; giải quyết vấn; cá nhân- động não suy nghĩ., trình bày 1 phút. IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của GV: bản đồ lâm nghiệp và thủy sản VN. Bảng 9.1 và bảng 9.2 2. Chuẩn bị của HS: máy tính, thước kẻ. V. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: Sĩ sốVắngCó phép 2. Kiểm tra bài: Nhận xét và giải thích các vùng trồng lúa ở nước ta? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu cơ cấu ngành lâm nghiệp và tài nguyên rừng nước ta: 1. Phương pháp-kĩ thuật DH: giải quyết vấn đề, trực quan. 2. Hình thức tổ chức DH: cá nhân ● Cơ cấu ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động nào?Vì sao độ che phủ rừng của nước ta còn thấp? ● Từ bảng 9.1, cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta và tác dụng của chúng? Bước 2: Các nhóm lần lượt cử đại diện lên bảng trình bày, học sinh dưới lớp nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh. GVTK: Gồm 3 hoạt động: Khai thác gỗ và lâm sản; chế biến gỗ và lâm sản, trồng rừng và bảo vệ rừng. Rừng phòng hộ chiếm DT lớn nhất 46,6%, phân bố ở vùng núi cao, ven biển: chống thiên tai, bảo vệ môi trường(Lũ lụt, xói mòn, cát bay..).Rừng sản xuất chiếm 40,9%, Phân bố ở vùng núi thấp và TB. Rừng đặc dụng chiếm 12,5%, phân bố rải rác vùng núi, đảo (vườn quốc gia), phát triển ngành du lịch. Bình quân DT rừng tính /đầu người của VN thấp(0,15 ha/ người). Bước 3: GV chuẩn kiến thức: HĐ2: Tìm hiểu sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp: 1. Phương pháp-kĩ thuật DH: giải quyết vấn đề 2. Hình thức tổ chức DH: cá nhân Bước1: GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời: ● Cho biết tình hình phát triển của ngành lâm nghiệp? ● Tại sao chúng ta phải vừa khai thác, vừa đi đôi với bảo vệ rừng? Việc đầu tư trồng rừng đem lại những lợi ích gì? Bước 2: GVTK Sản lượng khai thác còn thấp chua tương xứng với tiềm năng sẵn có. Hiện nay hoạt động trồng rừng được coi trọng, diện tích rừng đã tăng lên nhưng chất lượng rừng vẫn tiếp tục giảm sút do nạn phá rừng bừa bãi. GV chuẩn kiến thức: HĐ3: Tìm hiểu về nguồn lợi thuỷ sản nước ta: 1. Phương pháp-kĩ thuật DH: bản đồ, đọc hiểu văn bản 2. Hình thức tổ chức DH: cá nhân Bước1: GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời: ● Cơ cấu ngành thuỷ sản bao gồm những hoạt động nào? ● Nước ta có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển ngành thuỷ sản? ● Xác định 4 ngư trường trọng điểm của nước ta? Bước 2: GV chuẩn kiến thức: HĐ4: Tìm hiểu sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản. 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, giải quyết vấn đề 2. Hình thức tổ chức DH: nhóm Bước1: GV chia lớp làm 3 nhóm và giao việc: Nhóm 1: Từ bảng bảng 9.2, hãy nhận xét về sự phát triển của ngành thủy sản? Nhóm 2: Vì sao sản lượng thuỷ sản nuôi trồng của nước ta vẫn còn thấp và chưa tương xứng với tiềm năng hiện có? Nhóm 3: Nêu một số nguyên nhân làm suy giảm nguồn lợi thủy sản ở nước ta? Phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản có ý nghĩa gì? Bước2: đại diện các nhóm lần lượt lên bảng trình bày, học sinh dưới lớp nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh. Bước 3: GVTK: Từ năm 1990-2002, SL thủy sản khai thác và nuôi trồng tăng liên tục, trong đó SLKT tăng 1074,1 nghìn tấn (tăng gấp 2,47 lần). SLN trồng tăng 682,7 nghìn tấn( tăng gấp 5,21 lần). Thuỷ sản là 1 trong 3 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. ● Vì sao sản lượng thuỷ sản sản nuôi trồng tăng nhanh ? Giải thích: Do chính sách khuyến ngư của nhà nước, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Do mở rộng DT mặt nước nuôi trồng, ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Khai thác được tiềm năng to lớn của đất nước, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân. GV chuẩn kiến thức: I. Lâm nghiệp 1. Tài nguyên rừng - Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỉ lệ thấp 37% (năm 2005). - Rừng phòng hộ là các khu rừng đầu nguồn, ven biển: góp phần hạn chế thiên tai, bảo vệ môi trường. - Rừng sản xuất: cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dân dụng và xuất khẩu. - Rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên: bảo vệ hệ sinh thái và các giống loài quý hiếm, phát triển du lịch. 2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp: - Khai thác gỗ và chế biến gỗ, lâm sản chủ yếu ở miền núi, trung du, mỗi năm hơn 2,5 triệu m3 gỗ. - Công nghiệp chế biến lâm sản phát triển gắn với các vùng nguyên liệu. - Trồng rừng: tăng độ che phủ rừng, phát triển mô hình nông-lâm kết hợp. II. Ngành thuỷ sản: 1. Nguồn lợi thuỷ sản: - Thuận lợi: có 4 ngư trường trọng điểm. Có nhiều diện tích mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản. Nguồn LĐ dồi dào. - Khó khăn: có nhiều thiên tai, thiếu vốn, giá nhiên liệu cao và luôn biến động, môi trường bị suy thoái. 2. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản. - Phát triển nhanh do thị trường mở rộng. - Khai thác hải sản: sản lượng tăng khá nhanh, các tỉnh dẫn đầu: Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận - Nuôi trồng thuỷ sản phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá. Các tỉnh nuôi trồng lớn nhất: Cà Mau, An Giang, Bến Tre. - Xuất khẩu thủy sản đã có những bước phát triển vượt bậc. VI. Tổng kết và hướng dẫn học tập 1.Tổng kết: 1. Xác định trên bản đồ 4 ngư trường trọng điểm của nước ta? 2. Hướng dẫn học tập Về nhà học bài và làm bài tập sau: Năm Tổng số Chia ra Khai thác Nuôi trồng 1990 890,6 728,5 162,1 1994 1465 1120,9 344,1 1998 1782 1357,0 425,0 2005 3432,8 1995,4 1437,4 a. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng TS khai thác và nuôi trồng nước ta thời kì 1990 - 2005 và nêu nhận xét? Lưu ý: Vẽ biểu đồ cột kép, dùng 2 kí hiệu phân biệt, có chú giải kèm theo. Xem và chuẩn bị bài 10 để tiết sau thực hành, đem theo máy tính, thước đo độ và com pa. Tiết 11 Bài 10: THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY, SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: củng cố và bổ sung thêm lí thuyết đã học về ngành trồng trọt và chăn nuôi của nước ta. 2.Về kĩ năng: Rèn luyện cho HS các kĩ năng xử lí bảng số liệu từ nghìn ha sang %. Kĩ năng vẽ biểu đồ hình tròn, nhận xét . 3. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: giải thích nguyên nhân thay đổi tỉ trọng các nhóm cây và gia súc, gia cầm - Năng lực chuyên biệt: xử lí số liệu để vẽ biểu đồ hình tròn và nhận xét.nhận xét bảng số liệu II. Các kĩ năng năng sống cơ bản: - Tư duy, xử lí thông tin. - Làm chủ bản thân: III. Các kĩ thuật và phương pháp dạy học: - Thảo luận nhóm; giải quyết vấn; cá nhân- động não suy nghĩ., trình bày 1 phút. IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của GV: bảng số liệu 10.1 và 10.2 2. Chuẩn bị của HS: máy tính, thước kẻ, thước đo độ, com pa V. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: Sĩ sốVắngCó phép 2. Kiểm tra bài: Xác định trên BĐ 4 ngư trường trọng điểm của nước ta? Vì sao hiện nay nước ta cần phải cải tiến các phương tiện đánh bắt hải sản ? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu bài 1. 1. Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan. 2. Hình thức tổ chức DH: cá nhân GV yêu cầu HS quan sát số liệu bài 1 và hỏi: ● Để làm được bài 1, chúng ta tiến hành các bước như thế nào? Bước 1: Xử lí số liệu từ nghìn ha sang %, sau đó đổi ra độ để đo vẽ cho chuẩn xác. Bước 2: Tiến hành vẽ biểu đồ cơ cấu theo quy tắc là bắt đầu vẽ từ tia 12 giờ, thuận theo chiều quay kim đồng hồ. Vẽ xong dùng 3 kí hiệu phân biệt, có chú giải và ghi tên biểu đồ ở phía dưới. Bước 3: Nêu nhận xét về sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích các nhóm cây. HĐ2: Cho HS thực hành vẽ. 1. Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, hình thành kĩ năng và xác lập các mối quan hệ. 2. Hình thức tổ chức DH: cá nhân Bước 1: GV gọi 2 HS lên bảng xử lí số liệu sang % của 2 năm và vẽ biểu đồ, HS dưới lớp làm vào vở. Bước 2: HS dưới lớp nhận xét bài làm 2 bạn trên bảng, đồng thời GV kiểm tra vở 1 số HS xem vẽ đạt yêu cầu chưa và nhận xét. Bài 2: GV hướng dẫn và gợi ý phần nhận xét, ra bài tập để HS về nhà vẽ vào vở. Bài 1: Bảng 10.1 Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây(nghìn ha): a. Vẽ biểu đồ: b. Nhận xét: Quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng các nhóm cây năm 2002 so với năm 1990, có sự thay đổi là: - Cây lương thực: diện tích gieo trồng tăng 1845,7 nghìn ha nhưng tỉ trọng giảm là 6,8%. - Cây Công nghiệp diện tích gieo trồng tăng 1138 nghìn ha và tỉ trọng tăng 4,9%. - Các cây khác diện tích gieo trồng tăng 807,7 nghìn ha và tỉ trọng tăng 1,9%. Bài 2: bảng 10.2. - Đàn trâu, bò giảm do cơ giới hóa trong NN. Đàn lợn, gia cầm tăng do nhu cầu về thịt, trứng tăng. VI. Tổng kết và hướng dẫn học tập 1.Tổng kết:: Học sinh tiến hành làm bài tập 2.ở bảng 10.2 2. Hướng dẫn học tập: Về nhà hoàn thành xong bài tập 2. Chuẩn bị bài 11 để tiết sau học, xem kĩ các sơ đồ và các câu hỏi ở trong bài, đem theo Át lát địa lí Việt Nam để học. Tiết 12 Bài 11: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Phân tích các nhân tố tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố CN - Vai trò của các nhân tố tự nhiên và các nhân tố KT-XH đối với sự phát triển và phân bố CN 2.Về kĩ năng: Phân tích bản đồ khoáng sản VN hoặc atlát địa lí VN về đặc điểm và phân bố Một số khoáng sản ảnh hưởng đến phân bố các ngành CN trọng điểm của nước ta. 3. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phát triển CN - Năng lực chuyên biệt: nhận xét sơ đồ hình 11.1, sử dụng atlat địa lí VN. II. Các kĩ năng năng sống cơ bản: - Tư duy, tìm kiếm thông tin xử lí thông tin. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin. - Làm chủ bản thân: nhận thức được phát triển CN và vấn đề ô nhiễm môi trường ở tp VT III. Các kĩ thuật và phương pháp dạy học: - Thảo luận nhóm; giải quyết vấn; cá nhân- động não suy nghĩ., trình bày 1 phút. IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của GV: bản đồ khoáng sản Việt Nam, hình 11.1 2. Chuẩn bị của HS: Atlat địa lí VN V. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: Sĩ sốVắngCó phép 2. Kiểm tra bài: Kiểm tra vở bài tập một số học sinh về việc làm bài tập 2/ 38 ở nhà. 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về các nhân tố tự nhiên. 1. Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, giải quyết vấn đề. 2. Hình thức tổ chức DH: cá nhân Bước 1: GV đưa ra sơ đồ ráp để HS điền tiếp: Nhiên liệu.Cơ sở ptcn Khoáng sản: Kim loại..... Phi kim loại... NTTN VLXD.... Thủy năng:. Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng nhưng không phải là nhân tố quyết định sự phát triển và phân bố công nghiệp. ● Dựa vào BĐ khoáng sản VN và kiến thức đã học, nhận xét ảnh hưởng phân bố tài nguyên KS tới phân bố một số ngành CN trọng điểm? GV gọi 1 HS đọc thuật ngữ CN trọng điểm / 153. Bước 2: GV chuẩn kiến thức: HĐ2: Tìm hiểu các nhân tố kinh tế-xã hội. 1. Phương pháp-kĩ thuật DH: giải quyết vấn đề. 2. Hình thức tổ chức DH: nhóm.5 phút. Bước1: GV chia lớp làm 3 nhóm và giao việc: Nhóm 1: Dân cư và lao động đã ảnh hưởng gì đến sự phát triển và phân bố công nghiệp? Cho ví dụ? Nhóm 2: Cơ sở VC-KT và cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố CN? Việc cải thiện giao thông có ý nghĩa gì đối với sự phát triển công nghiệp? Nhóm 3: Thị trường có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển công nghiệp? Cho ví dụ? Bước 2: Các nhóm lần lượt cử đại diện lên bảng trình bày, học sinh dưới lớp nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh. GVTK: Hiện nay về nông nghiệp cả nước có 5300 công trình thủy lợi, về công nghiệp có 2821 xí nghiệp, mạng lưới GTVT lan tỏa khắp nơi. Thị trường có tác dụng định hướng sản xuất CN, ảnh hưởng đến cơ cấu ngành và phân bố công nghiệp. Bước 3: GV chuẩn kiến thức: I. Các nhân tố tự nhiên. - Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo cơ sở để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành: như than, dầu khí là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu để phát triển CN năng lượng, hóa chất. Các khoáng sản kim loại là cơ sở phát triển CN luyện kim đen và luyện kim màu, - Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. - Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng. => Là nhân tố tiền đề ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp II. Các nhân tố kinh tế - xã hội. 1. Dân cư và lao động. - Nguồn lao động dồi dào, thị trường lớn, có khả năng tiếp thu khoa học-kĩ thuật. 2. Cơ sở vật chất-Kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng. - Đang được cải thiện, song còn nhiều hạn chế: + Có nhiều trình độ công nghệ, chưa đồng bộ. + Phân bố tập trung ở một số vùng. 3. Chính sách phát triển CN. - Có nhiều chính sách phát triển: chính sách CN hóa và đầu tư, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. 4. Thị trường. - Ngày càng mở rộng, song đang bị cạnh tranh quyết liệt: + Thị trường trong nước bị sự cạnh tranh bởi hàng ngoại nhập. + Sức ép cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. => Là nhân quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. VI. Tổng kết và hướng dẫn học tập 1.Tổng kết: 1. Học sinh lên bảng làm bài tập 1/ 41. Các yếu tố đầu vào: Nguyên- nhiên liệu, năng lượng, lao động, cơ sở vật chất - kĩ thuật. Các nhân tố đầu ra: Chính sách, thị trường trong và ngoài nước. 2. Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, đối với ngành CN chế biến lương thực thực phẩm? - Là cơ sở cung cấp nguyên liệu, đảm bảo cho sự phát triển của ngành CN chế biến LTTP. 2. Hướng dẫn học tập: Về nhà làm bài tập 1, 2. Chuẩn bị bài 12 để tiết sau học, lưu ý xem kĩ H 12.1 và câu hỏi. Lược đồ H 12.2, H 12.3 và các câu hỏi trong bài. Tiết 13 Bài 12: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Biết sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta. - Giải thích được vì sao Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 trung tâm CN lớn nhất nước ta. 2.Về kĩ năng: - Phân tích biểu đồ để thấy được nước ta có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng. - Phân tích bản đồ CN hoặc Atlát địa lí VN để thấy rõ một số ngành CN trọng điểm, các trung tâm CN ở nước ta. Xác định được 2 khu vực tập trung CN lớn, 2 trung tâm CN lớn. 3. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: trình bày và giải thích được sự phát triển, phân bố các ngành CN. - Năng lực chuyên biệt: nhận xét hình 12.1, xác định được các mỏ dầu khí, các trung tâm CN II. Các kĩ năng năng sống cơ bản: - Tư duy, tìm kiếm thông tin xử lí thông tin. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin. - Làm chủ bản thân: nhận thức được biện pháp hạn chế ô nhiễm MT do sự phát triển CN III. Các kĩ thuật và phương pháp dạy học: - Thảo luận nhóm; giải quyết vấn; cá nhân- động não suy nghĩ., trình bày 1 phút. IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của GV: bản đồ khoáng sản Việt Nam, hình 11.1 2. Chuẩn bị của HS: Atlat địa lí VN V. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: Sĩ sốVắngCó phép 2. Kiểm tra bài: Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố CN nước ta? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu cơ cấu ngành công nghiệp nước ta. 1. Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, giải quyết VĐ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBÀI 1- BÀI 16 ĐỊA 9 (HẠNH VTT).doc
Tài liệu liên quan