Vẽ trên cùng một trục hệ toạ độ 4 đường biểu diễn tốc độ tăng đàn gia súc, gia cầm qua các năm 1990, 1995 và 2000.
GV Gốc toạ độ thường lấy trị số 0 nhưng cũng có thể lấy một trị số phù hợp ≤ 100
Trục hoành (năm) có mũi tên theo chiều tăng gốc toạ độ trùng với năm gốc(1990) khoảng cách là 5 năm
Nếu ta lấy gốc toạ độ trị số 80% thì trục tung sử dụng hợp lí hơn là lấy gốc toạ độ trị số là 0
6 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Bài 10: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 10 .THỰC HÀNH
VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI
CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO
CÁC LOẠI CÂY, SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức
- Củng cố và bổ sung kiến thức lí thuyết về ngành trồng trọt và chăn nuôi.
1.2. Kĩ năng
-Rèn kĩ năng xử lí bảng số liệu theo các yêu cầu riêng của vẽ biểu đồ cụ thể là tính cơ cấu phần trăm, tính tốc độ tăng trưởng lấy gốc 100,0%
- Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu hình tròn và kĩ năng vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng.
- Rèn kĩ năng đọc biểu đồ, rút ra các nhận xét và giải thích
1.3. Thái độ
Bảo vệ các nguồn tự nhiên của nước ta..
2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên
- Bảng số liệu SGK
2.2. Học sinh:
- Vở ghi, đọc trước bài học trong SGK, sưu tầm các tài liệu có liên quan đến bài học:
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
3.1 . Ổn định tổ chức :
3.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1. Nước ta có những loại rừng nào? Vai trò của từng loại rừng đó?
Câu 2. Nước ta có những nguồn lợi thủy sản nào? Hãy cho biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra cho nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản ở nước ta?
3.3. Tiến trình dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: vẽ và nhận xét biểu đồ tròn
HS Làm việc theo nhóm
Bước1:Lập bảng số liệu đã xử lí
a/ Dựa vào bảng 10.1, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện diện tích cơ cấu diện tích gieo trồng các loại cây. Biểu đồ năm 1990 có bán kính là 20mm;
Bảng 10.1 Diện tích gieo trồng phân theo loại cây
(Đơn vị tính: nghìn ha)
Loại cây
Cơ cấu diện tích gieo trồng
Góc ở tâm trên biểu đồ tròn(độ)
1990
2002
1990
2002
Tổng số
100
100
360
360
Cây lương thực
71.6
64.8
258
233
Cây công nghiệp
13.3
18.2
48
66
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác
15.1
16.9
54
61
b/ Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét về sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các loại cây lương thực và cây công nghiệp .
- Cây lương thực: diện tích gieo trồng tăng 1845.7 nghìn ha, nhưng tỉ trọng giảm từ 71.6% xuống còn 64.8%
- Cây công nghiệp: diện tích gieo trồng tăng 1138 nghìn ha, tỉ trọng cũng tăng từ 13.3% lên 18.2%
- Cây ăn quả, cây thực phẩm, các loại cây khác tăng 807.7 nghìn ha, tỉ trọng tăng từ 15.% lên 16.9%
Hoạt động 2: Vẽ và nhận xét biểu đồ đường
a. Vẽ biểu đồ:
GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ đường
- Trục tung(trị số %) có vạch trị số lớn hơn trị số lớn nhất trong chuổi số liệu. Mũi tên theo chiều tăng giá trị. Đơn vị tính là %. Gốc tọa độ thường láy trị số 0, nhưng cũng có thể láy 1 trị số phù hợp khác. Ở đây ta láy trị số là 80%
- Trục hoành (năm)cũng có mũi tên theo chiều tăng giá trị. Ghi rõ năm. Gốc tọa độ trùng với năm đầu tiên.Chú ý khoảng cách giữa các năm.
- Mỗi đường biễu diễn thể hiện trên biểu đồ có thể vẽ bằng một màu khác nhau hoặc cũng có thể bằng các nét đứt khác nhau.
- Chú giải thường lập thành bảng riêng hoặc có thể ghi trực tiếp lên cuối các đường biễu diễn
* Vẽ trên cùng một trục hệ toạ độ 4 đường biểu diễn tốc độ tăng đàn gia súc, gia cầm qua các năm 1990, 1995 và 2000.
GV Gốc toạ độ thường lấy trị số 0 nhưng cũng có thể lấy một trị số phù hợp ≤ 100
Trục hoành (năm) có mũi tên theo chiều tăng gốc toạ độ trùng với năm gốc(1990) khoảng cách là 5 năm
Nếu ta lấy gốc toạ độ trị số 80% thì trục tung sử dụng hợp lí hơn là lấy gốc toạ độ trị số là 0
b/ Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích tại sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng.Tại sao đàn trâu không tăng?
*Nhận xét:
-Thời kì 1990 - 2002, số lượng đàn gia súc, gia cầm của nước ta đều tăng( trừ đàn trâu) nhưng tốc độ tăng khác nhau.
+ Đàn gia cầm có tốc độ tăng nhanh nhất (tăng hơn 2,17 lần), kế đó là đàn lợn (tăng hơn 1.89 lần).
+ Đàn bò tăng khá nhanh (tăng hơn 1,3 lần).
+ Đàn trâu có xu hướng giảm nhẹ.
* Giải thích:
-Đàn lợn và gia cầm tăng nhanh nhất: Đây là nguồn cung cấp thịt chủ yếu, do nhu cầu về thịt, trứng tăng nhanh và do giải quyết tốt nguồn thức ăn cho chăn nuôi, có nhiều hình thức chăn nuôi đa dạng
- Đàn trâu không tăng chủ yếu do nhu cầu về sức kéo đã giảm nhờ cơ giới hoá trong nông nghiệp
I. BẢNG SỐ LIỆU 10.1
Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây
Bài tập 2:
a. Vẽ biểu đồ đường: Biểu đồ thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm qua các năm 1990,1995,200,2002
b/ Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích tại sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng.Tại sao đàn trâu không tăng?
*Nhận xét:
-Thời kì 1990 - 2002, số lượng đàn gia súc, gia cầm của nước ta đều tăng( trừ đàn trâu) nhưng tốc độ tăng khác nhau.
+ Đàn gia cầm có tốc độ tăng nhanh nhất (tăng hơn 2,17 lần), kế đó là đàn lợn (tăng hơn 1.89 lần).
+ Đàn bò tăng khá nhanh (tăng hơn 1,3 lần).
+ Đàn trâu có xu hướng giảm nhẹ.
* Giải thích:
-Đàn lợn và gia cầm tăng nhanh nhất:Đây là nguồn cung cấp thịt chủ yếu, do nhu cầu về thịt, trứng tăng nhanh và do giải quyết tốt nguồn thức ăn cho chăn nuôi, có nhiều hình thức chăn nuôi đa dạng
- Đàn trâu không tăng chủ yếu do nhu cầu về sức kéo đã giảm nhờ cơ giới hoá trong nông nghiệp
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
4.1. Tổng kết:
Câu hỏi ở tập bản đồ.
4.2 Hướng dẫn tự học:
Học bài. Làm bài tập SGK, Bt ở tập bản đồ. Chuẩn bị bài mới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ve va phan tich bieu do ve su thay doi co cau dien tich gieo trong phan theo cac loai cay su tang tr.docx