Giáo án Địa lý 9 - Bài 17 đến bài 30

 I. Mục tiêu bài học:

 1.Về kiến thức: Sau bài học, HS phải:

 - Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển

 dân cư- xã hội.

 - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư-xã hội của

 vùng có thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế, xã hội.

 2. Về kĩ năng:

 - Xác định được trên bản đồ tự nhiên vị trí, giới hạn vùng.

 - Phân tích và giải thích một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế- xã hội của vùng.

 3.Thái độ:

 - Cảm thông với các khó khăn về tự nhiên ảnh hưởng đến dân cư và kinh tế của vùng .

 4. Định hướng phát triển năng lực:

 - Năng lực chung: HS xác định được vị trí, giới hạn và đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên

 nhiên, dân cư xã hội của vùng

 - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, nhận xét bảng số liệu, giải thích đặc điểm tự nhiên, dân cư-xã hội đến phát triển kinh tế của vùng.

 II. Các kĩ năng năng sống cơ bản:

 - Tư duy, tìm kiếm thông tin xử lí thông tin.

 - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin.

 III. Các kĩ thuật và phương pháp dạy học:

 - Động não, học sinh làm việc cá nhân, thảo luận nhóm; giải quyết vấn đề; trình bày

 

doc35 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Bài 17 đến bài 30, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
113,8 121,8 109,5 Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở ĐBS Hồng (%) ? Nêu nhận xét. Chuẩn bị bài 23 tiết sau học. Tiết 26 Bài 23: VÙNG BẮC TRUNG BỘ I. Mục tiêu bài học: 1 Về kiến thức: Sau bài học, HS phải: - Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển dân cư-xã hội. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư-xã hội của vùng có thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế, xã hội. 2.Về kĩ năng: - Xác định được trên bản đồ tự nhiên vị trí, giới hạn vùng. Phân tích, trình bày được đặc điểm tự nhiên , tài nguyên và giải thích một số chỉ tiêu về phát triển KT- XH của vùng. 3.Thái độ: Hiểu được các khó khăn về tự nhiên của vùng và giải pháp khắc phục. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: HS xác định được vị trí, giới hạn và đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư xã hội của vùng Bắc Trung bộ - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, nhận xét biểu đồ và bảng số liệu biết được đặc điểm dân cư-xã hội của vùng. II. Các kĩ năng năng sống cơ bản: - Tư duy, tìm kiếm thông tin xử lí thông tin. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin. III. Các kĩ thuật và phương pháp dạy học: Bản đồ tư duy; cá nhân; thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề và trình bày IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: BĐ tự nhiên vùng Bắc Trung bộ. hình 23.2, bảng 23.1 và 23.2 2. Chuẩn bị của học sinh: Atlat đị lí VN, máy tính cá nhân, thước kẻ. V. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số.vắngcó phép 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu vịị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ: 1. Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan 2. Hình thức tổ chức DH: cá nhân Bước 1: GV treo BĐ tự nhiên của vùng lên bảng cho HS quan sát và hỏi: — Xác định trên BĐ giới hạn lãnh thổ và các tỉnh-thành thuộc vùng kinh tế BTB? ý nghĩa vị trí địa lí của vùng? — Điểm giống nhau của 6 tỉnh trong vùng về vị trí địa lí là gì? ( Phía Đ giáp biển, phía T giáp Lào) Bước 2: GV phân tích thêm với quốc lộ 1A và đường sắt thống nhất B-N, vùng được coi là cầu nối các vùng phía B với phía N đất nước, là cửa ngõ của các nước láng giềng phía Tây Trường Sơn hướng ra biển Đông và ngược lại. Vùng được coi là cửa ngõ của hành lang Đ- T của tiểu vùng sông Mê Công. Bước 3: Giáo viên chuẩn kiến thức: HĐ2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 1. Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, giải quyết vấn đ 2. Hình thức tổ chức DH: nhóm ( 5 phút) Bước 1: GV chia lớp làm 3 nhóm và giao việc: Nhóm 1: Từ H 23.1 và kiến thức đã học, cho biết dải Trường Sơn Bắc có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của vùng Bắc Trung Bộ? Nhóm 2: Từ H 23.1 và H 23.2, hãy so sánh tiềm năng tài nguyên rừng, khoáng sản phía Bắc và Nam dãy Hoành Sơn? Nhóm 3: Nêu 1 số thiên tai thường xảy ra ở vùng? Bước 2: Các nhóm 1, 2, 3 tiến hành báo cáo, nhận xét, bổ sung thêm. Bước 3: GV phân tích ảnh hưởng dải Trường Sơn Bắc có hướng TB-ĐN, gây hiệu ứng phơn TN khô và nóng vào mùa hè, đón gió mùa ĐB gây mưa lớn vào mùa Đông. Bước 3: Giáo viên chuẩn kiến thức: HĐ3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư, xã hội của vùng. 1. Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, tư duy 2. Hình thức tổ chức DH: cá nhân Bước 1: GV nêu câu hỏi để HS suy nghĩ, trả lời — Từ bảng 23.1, nêu sự khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa phía Đ và phía Tây của vùng BTB? Nguyên nhân? — Dựa vào bảng 23.2, nhận xét sự chênh lệch các chỉ tiêu dân cư-xã hội của vùng so với cả nước? — Vì sao vùng có tỉ lệ dân số thành thị thấp và thu nhập bình quân đầu người 1 tháng thấp hơn cả nước? Bước 2: GV giải thích do ĐKTN khó khăn, kinh tế phát triển còn kém, nhất là ngành công nghiệp. GV chuẩn kiến thức: I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ. - Giới hạn: Từ dãy Tam Điệp-> Bạch Mã, lãnh thổ hẹp ngang. - Vị trí địa lí: Giáp ĐB sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và nước Lào. => Ý nghĩa là cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông và ngược lại cửa ngõ hành lang Đông-Tây của tiểu vùng sông Mê Công. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 1. Điều kiện tự nhiên: - Đặc điểm: thiên nhiên có sự phân hóa giữa phía Bắc và phía Nam Hoành Sơn, từ Tây sang Đông các tỉnh đều có: núi, gò đồi, đồng bằng, biển và đảo. - Thuận lợi: có 1 số khoáng sản quan trọng ( crôm, sắt, đá vôi.). Có nhiều bãi tôm, bãi cá, bãi biển đẹp và vườn quốc gia. - Khó khăn: nhiều thiên tai xảy ra như bão, lũ lụt, hạn hán, cát bay, cát lấn, sự xâm nhập mặn của nước biển. III. Đặc điểm dân cư, xã hội. - Đặc điểm: + Là địa bàn cư trú của 25 dân tộc. Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt từ Đ sang Tây + Phía đông: đông dân, chủ yếu người Kinh, kinh tế phát triển. + Phía tây: thưa dân, chủ yếu là các dân tộc, kinh tế kém phát triển. - Thuận lợi: lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống cần cù, giàu nghị lực và kinh nghiệm trong đấu tranh với thiên nhiên. - Khó khăn: mức sống chưa cao, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế. VI. Tổng kết và hướng dẫn học tập 1. Tổng kết: 1. Xác định các bãi biển đẹp, vườn quốc gia và các di sản thế giới ở VN của vùng? 2. Viết sơ đồ tư duy thể hiện nội dung chủ yếu của baì học? 2. Hướng dẫn học tập: Học bài và sưu tầm tài liệu bài 3/ 85. Chuẩn bị bài 24, xem kĩ các biểu đồ H 24.1, H 24.2, lược đồ 24.3 và các câu hỏi trong bài, đem theo máy tính. Tiết 27 Bài 24: VÙNG BẮC TRUNG BỘ (tiếp theo) I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Sau bài học, HS phải: - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố 1 số ngành sản xuất chủ yếu của vùng. - Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn và chức năng chủ yếu của từng trung tâm. 2.Kĩ năng: - Biết sử dụng lược đồ hay átlát để trình bày sự phân bố 1 số ngành sản xuất chủ yếu của vùng. Quan sát biểu đồ nhận xét và rút ra kết luận. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: HS trình bày, giải thích được sự phát triển các ngành kinh tế của vùng - Năng lực chuyên biệt: nhận xét biểu đồ, bản đồ thấy được sự phát triển kinh tế của vùng II. Các kĩ năng năng sống cơ bản: - Tư duy, tìm kiếm thông tin xử lí thông tin. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin. III. Các kĩ thuật và phương pháp dạy học: Động não, học sinh làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề; trình bày. IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: bản đồ kiinh tế vùng BTB, hình 24.1, bảng 24.1 2. Chuẩn bị của học sinh: Atlat địa lí VN, máy tính cá nhân V. Tiến trình dạy học: 1.Ổn định lớp: Sĩ số.vắngcó phép 2.Kiểm tra bài: Điều kiện tự nhiên của vùng BTB có những thuận lợi và khó khăn gì đối sự phát triển kinh tế - xã hội? 3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế vùng. 1. Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, giải quyết vấn đề 2. Hình thức tổ chức DH: nhóm ( 5 phút) Bước 1: GV chia lớp làm 3 nhóm và giao việc: Nhóm 1: Nhận xét H 24.1? Xác định các cây trồng và vật nuôi chủ yếu và nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở vùng Bắc Trung Bộ? Nhóm 2: Nhận xét H 24.2? Vùng phát triển mạnh ngành công nghiệp nào? Vì sao? (Tính GTSXCN năm sau> năm trước? tỉ đồng, năm 2002 gấp 1995 ? lần) Nhóm 3: Xác định trên BĐ quốc lộ 7, 8, 9 và nêu tầm quan trọng của các tuyến đường này?Ý nghĩa đường Hồ Chí Minh đối với phát triển kinh tế- xã hội của vùng? HĐ1a: Tìm hiểu về nông nghiệp: Bước 1: Các nhóm 1 báo cáo, nhóm khác nhận xét và BS Bước 2: GVTK: Từ 1995-2002, lương thực có hạt BQĐN của vùng và cả nước đều tăng qua các năm nhưng BTB luôn thấp hơn mức TB cả nước là 139 kg/năm. SL lạc của vùng chiếm hơn 30% SL cả nước. Đàn Trâu, bò của vùng chiếm 22,7% SL của cả nước Ý nghĩa trồng rừng của vùng là phòng chống lũ quét, hạn chế nạn cát bay, cát lấn, hạn chế tác hại của phơn Tây Nam và bão lũ nhằm bảo vệ môi trường sinh thái. Trồng rừng kết hợp phát triển thủy lợi được coi là chương trình trọng điểm để phát triển KT và giảm nhẹ thiên tai cho vùng. Bước 3: Giáo viên chuẩn kiến thức: HĐ 1b: Tìm hiểu về ngành công nghiệp của vùng. Bước 1: Nhóm 2 báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung Bước 2: GVTK Từ 1995- 2002, GTSXCN của vùng tăng liên tục: năm 2002 tăng gấp 2,66 lần năm 1995. Ngành CN quan trọng: Khai khoáng, SXVLXD vì sẵn nguồn nguyên liệu và khoáng sản. Vì sao CN của vùng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vốn có? Do hậu quả chiến tranh kéo dài, cơ sở hạ tầng còn yếu kém nên GTSXCN vùng chiếm 3,7% (2005) cả nước. Bước 3: Giáo viên chuẩn kiến thức HĐ 1c: Tìm hiểu về ngành dịch vụ của vùng: Bước 1 Nhóm 3 báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung Bước 2: Giáo viên chuẩn kiến thức: HĐ 2: Tìm hiểu các trung tâm kinh tế của vùng: 1. Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, tư duy 2. Hình thức tổ chức DH: cá nhân Bước 1: GV nêu câu hỏi để HS lên xác định: — Xác định trên BĐ các trung tâm kinh tế của vùng? Mỗi trung tâm phát triển những ngành CN nào? Bước 2: Giáo viên chuẩn kiến thức IV.Tình hình phát triển kinh tế. 1. Nông nghiệp - Trồng lúa: năng suất, sản lượng lương thực tăng liên tục, trồng ở đồng bằng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. - Trồng cây công nghiệp: hàng năm lạc, vừng ở vùng đất cát pha. Cây công nghiệp lâu năm: (cà phê, cao su, hồ tiêu), cây ăn quả. - Chăn nuôi: trâu, bò đàn ở vùng gò đồi phía Tây. - Phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản vùng ven biển. - Trồng rừng, xây dựng hồ chứa nước đang được triển khai nhằm giảm nhẹ thiên tai. - Khó khăn: Diện tích đất canh tác ít, đất xấu, có nhiều thiên tai thường xảy ra. 2. Công nghiệp - Gía trị sản xuất công nghiệp của vùng tăng liên tục. - Ngành CN quan trọng hàng đầu là khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng. - Các ngành chế biến gỗ, cơ khí, dệt phát triển ở quy mô vừa, nhỏ. 3. Dịch vụ - Hoạt động GTVT và du lịch đang phát triển với sự nâng cấp các tuyến đường quốc lộ 7, 8, 9, các cảng biển và điểm du lịch. V. Các trung tâm kinh tế. - Thanh Hóa, Vinh, Huế. - Huế là trung du lịch lớn của miền Trung và cả nước. VI. Tổng kết và hướng dẫn học tập 1.Tổng kết: 1.Dựa vào bản đồ kinh tế, trình bày sự phát triển và phân bố sản xuất NN vùng BTB? 2 Tại sao nói du lịch là thế mạnh của vùng bắc Trung Bộ? 2. Hướng dẫn học tập: Học bài kết hợp quan sát kĩ H 24.1, H 24.2 và làm phần nhận xét vào vở Chuẩn bị bài 25 tiết sau học, xem kĩ các lược đồ, bảng 25.1 và 25.2. Tiết 28 Bài 25: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, HS phải: - Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển dân cư- xã hội. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư-xã hội của vùng có thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế, xã hội. 2. Về kĩ năng: - Xác định được trên bản đồ tự nhiên vị trí, giới hạn vùng. - Phân tích và giải thích một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế- xã hội của vùng. 3.Thái độ: - Cảm thông với các khó khăn về tự nhiên ảnh hưởng đến dân cư và kinh tế của vùng . 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: HS xác định được vị trí, giới hạn và đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư xã hội của vùng - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, nhận xét bảng số liệu, giải thích đặc điểm tự nhiên, dân cư-xã hội đến phát triển kinh tế của vùng. II. Các kĩ năng năng sống cơ bản: - Tư duy, tìm kiếm thông tin xử lí thông tin. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin. III. Các kĩ thuật và phương pháp dạy học: - Động não, học sinh làm việc cá nhân, thảo luận nhóm; giải quyết vấn đề; trình bày IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ tự nhiên vùng DHNTB, hình 25.1, bảng 25.1 và 25.2 2. Chuẩn bị của học sinh: Atlat đị lí VN, máy tính cá nhân. V. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số.vắngcó phép 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các thành tựu và khó khăn trong phát triển KT nông nghiệp, công nghiệp ở Bắc Trung Bộ? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ vùng: 1. Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, tư duy 2. Hình thức tổ chức DH: cá nhân Bước 1: GV nêu câu hỏi, HS lên xác định trên BĐ: — Hãy xác định trên bản đồ vị trí và giới hạn vùng DHNTB? Ý nghĩa vị trí địa lí của vùng? — Xác định Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa? — Về vị trí địa lí các tỉnh thuộc vùng DHNTB có điểm nào cơ bản giống với các tỉnh thuộc vùng BTB? Bước 2: Giáo viên chuẩn kiến thức: HĐ2: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 1. Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, giải quyết vđề 2. Hình thức tổ chức DH: nhóm ( 5 phút) Bước 1: GV chia lớp làm 3 nhóm và giao việc: Nhóm 1: Xác định các vịnh, bãi tắm, điểm du lịch nổi tiếng của vùng? Nêu đặc điểm tự nhiên của vùng? Nhóm 2: Trình bày những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên của vùng đối với phát triển kinh tế -xã hội? Nhóm 3: Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh cực NTB? Bước 2: Các nhóm 1, 2, 3 báo cáo và HS bổ sung.. — Về măt địa hình của vùng có gì giống và khác với BTB? Bước 3: GV giải thích vấn đề bảo vệ, phát triển rừng tỉnh cực Nam vì đây là 2 tỉnh khô hạn nhất cả nước, hiện tượng sa mạc hóa đang mở rộng, ven biển có nhiều đồi cát, cồn cát. - Bão Chen Chu năm 2005 làm chết hàng trăm người và tàu thuyền của ngư dân mất tích. Bão Xan Xeng 2006 tàn phá, gây thiệt hại lớn các tỉnh: Quảng Ngãi, QNam, TP Đà Nẵng. GV chuẩn kiến thức: HĐ3: Tìm hiểu về đặc điểm dân cư, xã hội: 1. Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, tư duy 2. Hình thức tổ chức DH: cá nhân Bước 1: GV nêu câu hỏi để HS suy nghĩ, trả lời — Từ bảng 25.1, nhận xét sự khác biệt về phân bố dân cư, dân tộc và hoạt động KT giữa vùng ĐB ven biển và vùng đồi phía Tây? Vì sao phía Tây lại nuôi nhiều bò? — Từ bảng 25.2, nhận xét tình hình dân cư- XH của vùng so với cả nước? Vì sao vùng có tỉ lệ dân thành thị cao hơn cả nước? — Tại sao phải đẩy mạnh công tác giảm nghèo ở vùng đồi núi phía Tây? Bước 2: GV giải thích vì phía Tây địa hình chủ yếu là gò, đồi. GV chuẩn kiến thức: I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ: - Giới hạn: Lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, nhiều đảo, quần đảo (Hoàng Sa, Trường Sa). - Vị trí địa lí: Giáp vùng BTB, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và biển. => Ý nghĩa: Cầu nối Bắc- Nam, nối Tây Nguyên với biển, thuận lợi lưu thông và trao đổi hàng hóa. Có tầm quan trọng về KT, quốc phòng đối với cả nước. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. - Đặc điểm: các tỉnh đều có núi, gò đồi và dải đồng bằng hẹp ở phía đông, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh. - Thuận lợi: tiềm năng nổi bật là kinh tế biển( biển nhiều hải sản, nhiều bãi biển đẹp: Đà Nẵng, Sa Huỳnh. Nhiều vũng vịnh để xây dựng cảng nước sâu: Nha Trang, Cam Ranh. Có 1 số khoáng sản có: cát thủy tinh, ti tan) - Khó khăn: nhiều thiên tai xảy ra như bão, lũ lụt, hạn hán, hiện tượng sa mạc hóa ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ III. Đặc điểm dân cư, xã hội - Đặc điểm: phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía Tây và phía Đông: + Phía đông: đông dân, chủ yếu người Kinh, kinh tế phát triển. + Phía tây: thưa dân, chủ yếu dân tôc ít người, kinh tế kém phát triển. - Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm. Có nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn như Phố cổ Hội An, Di tích Mĩ Sơn. - Khó khăn: đời sống của 1 bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn. VI. Tổng kết và hướng dẫn học tập 1.Tổng kết: 1.Tại sao du lịch là thế mạnh KT của vùng DHNTB? 2.Vùng DHNTB có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu? Bờ biển có nhiều vũng, vịnh, có mực nước sâu, hiện tượng sa bồi ít. 2. Hướng dẫn học tập - Về nhà học bài, chuẩn bị bài 26 tiết sau học, xem kĩ bảng số liệu, lược đồ và đem máy tính để làm bài. Tiết 29 Bài 26: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (tiếp theo) I. Mục tiêu bài học: 1.Kến thức: Sau bài học, HS phải: - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố 1 số ngành kinh tế chủ yếu của vùng. - Nêu được tên các trung tâm kinh tế chính, nhận biết được vị trí và giới hạn, vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung. 2.Kĩ năng: - Phân tích được bản đồ, lược đồ hoặc át lát kinh tế vùng Nam Trung Bộ và vai trò vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. 3. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: HS trình bày, giải thích được sự phát triển các ngành kinh tế của vùng - Năng lực chuyên biệt: nhận xét biểu đồ, bản đồ thấy được sự phát triển kinh tế của vùng II. Các kĩ năng năng sống cơ bản: - Tư duy, tìm kiếm thông tin xử lí thông tin. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin. III. Các kĩ thuật và phương pháp dạy học: - Động não, học sinh làm việc cá nhân, thảo luận nhóm; giải quyết vấn đề; trình bày. IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ kinh tế vùng Duyên Hải NTB, bảng 26.1 và 26.2 2. Chuẩn bị của học sinh: Atlat đị lí VN, máy tính cá nhân. V. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số.vắngcó phép 2. Kiểm tra bài cũ: Trong phát triển KT-XH, DHNTB có các điều kiện thuận lợi và khó khăn gì? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế: 1. Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, giải quyết vđề 2. Hình thức tổ chức DH: nhóm ( 5 phút) Bước 1: GV chia lớp làm 3 nhóm và giao việc: Nhóm 1: Từ bảng 26.1, hãy tính tỉ lệ tăng trưởng % của đàn bò, thủy sản và nêu nhận xét? Vì sao chăn nuôi bò, khai thác, nuôi trồng thủy sản là thế mạnh kinh tế của vùng? Nhóm 2: Từ bảng 26.2, hãy tính tốc độ tăng trưởng CN của vùng so với cả nước và nêu nhận xét? Nêu 1số thành tựu chuyển dịch cơ cấu ngành CN của vùng? Nhóm 3: Vùng phát triển mạnh dịch vụ gì? Xác định trên BĐ các TP: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang? Vì sao các thành phố này được coi là cửa ngõ của Tây N? HĐ 1a: Tìm hiểu về nông nghiệp: Bước 1: nhóm 1 báo cáo và nhóm khác bổ sung.. Bước 2: Giải thích địa hình nhiều gò đồi phía Tây, bờ biển khúc khuỷu nhiều vũng, vịnh, nhiều bãi tôm, bãi cá. Vùng đúng đầu cả nước về đàn bò, đứng thứ 2 về sản lượng thủy sản. — Vì sao vùng phát triển mạnh ngành làm muối? Phát triển nghề làm muối do khí hậu nóng , khô, mưa ít. — Vì sao sản lượng lương thực bình quân đầu người của vùng lại thấp hơn mức trung bình cả nước? Bước 3: Giáo viên chuẩn kiến thức: HĐ 1b: Tìm hiểu về công nghiệp: Bước 1: nhóm 2 báo cáo và nhóm khác bổ sung.. Bước 2: GV sản xuất CN của vùng chiếm tỉ trọng nhỏ (14,7 nghìn tỉ đồng = 5,63% của cả nước), nhưng tốc độ tăng trưởng khá cao: Năm 2002 gấp 1995 là 14,7 : 5,6 = 2,63 lần, trong khi cả nước đạt 2,5 lần. — Kể một số khu CN đã và đang được xây dựng ở trong vùng? Khu CN Liên Chiểu ĐN, Chu Lai Quảng Nam, Dung Quất Quảng Ngãi, và chuẩn kiến thức: HĐ 1c: Tìm hiểu về dịch vụ: Bước 1: nhóm 3 báo cáo và nhóm khác bổ sung.. Bước 2: GV giải thích vì có các tuyến đường nối Tây Nguyên đến các cảng biển trong vùng, đó là quốc lộ 14, 19, 26. Bước 3: Giáo viên chuẩn kiến thức: HĐ5: Tìm hiểu các trung tâm kinh tế của vùng và vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung: 1. Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, tư duy 2. Hình thức tổ chức DH: cá nhân Bước 1: GV nêu câu hỏi cho HS suy nghĩ, trả lời: — Xác định các trung tâm KT của vùng?Trung tâm kinh tế lớn nhất vùng phát triển các ngành CN nào? — Xác định trên BĐ các tỉnh - thành thuộc VKTT điểm Miền Trung? — Nêu tầm quan trọng của VKTTĐMT đối với sự phát triển kinh tế ở BTB, DHNTB và Tây Nguyên? + Phân bố lại dân cư và lao động, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực. Bước 2: Giáo viên chuẩn kiến thức: IV. Tình hình phát triển kinh tế: 1. Nông nghiệp: - Trồng cây công nghiệp hàng năm: bông, mía. - Chăn nuôi: số lượng đàn bò đứng đầu cả nước. - Khai thác và nuôi trồng và chế biến thủy sản là thế mạnh kinh tế của vùng: chiếm 27,4% giá trị thủy sản của cả nước, làm muối (Cà Ná, Sa Huỳnh) - Khó khăn: Quỹ đất nông nghiệp còn hạn chế, sản lượng lương thực bình quân đầu ngưới thấp hơn mức TB của cả nước. 2. Công nghiệp: - Công nghiệp: cơ cấu đa dạng. - Sản xuất công nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ so với cả nước 5,6%. - Phát triển CN cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến lương thực thực phẩm, phân bố Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. 3. Dịch vụ: - Phát triển dịch vụ giao thông vận tải đường thủy và đường bộ và du lịch V. Các trung tâm kinh tế, vùng KT trọng điểm miền Trung. 1. Các trung tâm kinh tế: - Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. 2. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. - Gồm có 5 tỉnh, thành. - Vai trò: có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, DHNTB,Tây Nguyên chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế liên vùng và thu hút đầu tư nước ngoài. VI. Tổng kết và hướng dẫn học tập 1.Tổng kết: 1. Vùng DHNTB đã phát triển mạnh những ngành kinh tế nào? 2. Hướng dẫn học tập: - Về nhà học bài và làm bài tập 3 vào vở.( NX: DT nuôi trồng TS các tỉnh có sự chênh lệch lớn, lớn nhất tỉnh Khánh Hòa, nhỏ nhất là TP Đ Nẵng, DT KH gấp ĐN là 7,5 lần). - Chuẩn bị bài 27 tiết sau thực hành, đem theo Át lát địa lí VN, máy tính để làm bài. Tiết 30 Bài 27: THỰC HÀNH: KINH TẾ BIỂN CỦA BẮC TRUNG BỘVÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: 1.Về kiến thức: - Trình bày được cơ cấu KT biển của 2 vùng: BTBộ và DHNTB, gồm hoạt động các cảng biển, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, nghề làm muối, du lịch và dịch vụ biển. 2.Về kĩ năng: - Hoàn thiện phương pháp đọc bản đồ, phân tích số liệu thống kê, liên kết không gian vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ. 3. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: HS phân tích, đánh giá ảnh hưởng tài nguyên b đến phát triển CN của vùng. - Năng lực chuyên biệt: đọc bản đồ, vẽ sơ đồ và xác lập mối quan hệ giũa phân bố tài nguyên với phát triển CN của vùng. II. Các kĩ năng năng sống cơ bản: - Tư duy, tìm kiếm thông tin xử lí thông tin. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin. III. Các kĩ thuật và phương pháp dạy học: Động não, học sinh làm việc cá nhân, thảo luận nhóm; giải quyết vấn đề; thực hành IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của GV: - Bản đồ tự nhiên và kinh tế v ùng BTB và DHNTB, Bảng 27.1 2. Chuẩn bị của HS: máy tính cá nhân, thước kẻ V. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số.vắngcó phép 2. Kiểm tra bài cũ: Cho biết vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về thế mạnh kinh tế biển của 2 vùng. 1. Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, tư duy 2. Hình thức tổ chức DH: cá nhân Bước 1: GV nêu câu hỏi để HS lên bảng xác định: — Xác định các cảng biển? Các bãi cá, bãi tôm?Các cơ sở sản xuất muối? — Xác định các bãi biển có giá trị du lịch nổi tiếng ở Bắc Trung Bộ và DHNTB? — Nhận xét tiềm năng phát triển kinh tế biển ở BTB và Duyên Hải Nam Trung Bộ? Bước 2: GV chuẩn kiến thức: HĐ2: TH sản lượng thuỷ sản NT và KT của 2 vùng: 1. Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, giải quyết vđề 2. Hình thức tổ chức DH: nhóm ( 5 phút) Bước 1: GV chia lớp làm 2 nhóm và giao việc: HS xử lí bảng 27.1 từ nghìn tấn sang % mới so sánh. Tiêu chí Bắc Trung Bộ Duyên Hải NTB Nuôi trồng 38,8 (58,43%) 27,6 (41,57%) Khai thác 153,7 (23,75%) 493,5 (76,25%) Nhóm 1,2: Từ bảng 27.1, so sánh sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác của 2 vùng BTB và DHNTB. Nhóm 3,4: Từ bảng 27.1, giải thích vì sao có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác giữa 2 vùng. Bước 2: Nhóm 1, 2, lần lượt cử đại diện lên báo cáo. Bước 3: GV chuẩn kiến thức: 1.Dựa vào các hình 24.3 và 26.1 trong SGK hoặc bản đồ, hãy xác định: - Hai vùng đều có tiềm năng phát triển kinh tế biển rất lớn: + Nuôi trồng thủy sản, cá nước lợ, tôm. + Đánh bắt hải sản gần và xa bờ vì có nhiều bãi tôm và bãi cá. + Chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu. 2. Căn cứ bảng số liệu 27.1: - Sản lượng thủy sản nuôi trồng của vùng Bắc Trung Bộ cao hơn là 16,8%. - Sản lượng thủy sản khai thác của Duyên Hải Nam Trung Bộ cao hơn là 52,50%. Giải thích: - Vùng Bắc Trung Bộ: Phía đông là dãy cồn cát, có phá Tam Giang, đầm Cầu Hai rộng lớn nên thuận lợi cho việc nuôi tôm, nuôi cá nước lợ. - Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có nhiều bãi tôm, bãi cá lớn hơn, hoạt động khai thác xa bờ được chú trọng đầu tư. VI. Tổng kết và hướng dẫn học tập 1.Tổng kết: Không. 2. Hướng dẫn học tập - Học bài, chuẩn bị bài 28 , xem kĩ H 28.1, B 28.1 và 28.2. Tiết 31 Bài 28: VÙNG TÂY NGUYÊN I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Nhận biếtđược vị trí Tây Nguyên quan trọng về an ninh và quốc phòng. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, dân cư với những thuận lợi, khó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBÀI 17 - 30 -ĐỊA 9( HẠNH VTT).doc