Giáo án Địa lý 9 - Bài 21: Vùng đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)

3/? Đặc điểm phát triển ngành chăn nuôi của vùng?

-Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước (27,2% năm 2002).Chăn nuôi bò (đặc biệt là bò sữa) đang phát triển. Chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thủy sản được chú ý phát triển.

3/? Tại sao đàn lợn của vùng chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước?

- Đây là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm, nguồn thức ăn cho chăn nuôi dồi dào, chăn nuôi lợn phục vụ nhu cầu của nhân dân.

GV: Còn ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản phát triển do có vùng biển rộng, các bãi cá lớn ở Vịnh Bắc Bộ.

-Ngoài ra vùng ĐB sông Hồng còn phát triển cây công nghiệp chủ yếu là đay và cói.

 

docx8 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Bài 21: Vùng đồng bằng sông Hồng (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05.11.2018 Tiết 24 Ngày giảng:............... Bài 21: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ( tiếp theo) I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: -Trình bày được tình hình phát triển kinh tế. -Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn. 2. Kỹ năng: -Sử dụng các bản đồ,lược đồ kinh tế vùng đông bằng sông Hồng để thấy rõ sự phân bố tài nguyên và các ngành kinh tế của vùng. *Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục trong bài:Tìm kiếm và xử lí thông tin, lắng nghe và phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm,... 3.Thái độ -Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Khai thác hợp lí các điều kiện để phát triển kinh tế. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh, tư duy theo lãnh thổ,... II. Chuẩn bị: 1. GV: Lược đồ vùng đồng bằng sông Hồng - Một số tranh ảnh về các hoạt động kinh tế của vùng. 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, tập bản đồ Địa lí 9, đọc và chuẩn bị trước bài,... III. Phương pháp và KT dạy học: 1.PP: Trực quan,nhận xét, phân tích, vấn đáp, thảo luận nhóm, ... 2.KT: Đặt câu hỏi, động não, sơ đồ tư duy, cặp đôi chia sẻ, chia nhóm, IV. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp: (1’) 9A9C 2. Kiểm tra bài cũ:4’ Đánh dấu “X” vào ô trống thích hợp: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội? Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên T.lợi Khó khăn 1 – Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh x 2 – Bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm, sương muối x 3 – Nguồn nước phong phú, ít nhiễm phèn x 4 – Đất phù sa màu mỡ x 5– Một số khoáng sản có giá trị đáng kể. x 6 – Biển rộng, có nhiều bãi tôm, bãi cá, bãi tắm x 3.Giảng bài mới (35’): *Vào bài: Nhờ vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi, vùng đồng bằng sông Hồng có nền kinh tế khá phát triển, có ý nghĩa quan trọng đối với cả nướcTrong tiết học này, chúng ta tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng, các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hoạt động 1: Tình hình phát triển kinh tế 1.Mục tiêu: Trình bày được tình hình phát triển kinh tế của vùng, thể hiện ở một số ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. 2. Phương pháp:trực quan, động não, đàm thoại, giải quyết vấn đề. Kĩ thuật dạy học (học tập hợp tác) 3. Thời gian: từ 25 đến 27 phút 4. Cách thức tiến hành: HĐ cá nhân và nhóm, cặp Hoạt động của thầy và trò Nội dung Đọc TT-SGK: ?Lịch sử phát triển công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng như thế nào? -Hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kì CNH, HĐH. ?Dựa vào H21.1, Hãy nhận xét sự chuyển biến tỉ trọng khu vực CN - XD ở đồng bằng sông Hồng? Từ năm 1995 đến 2002, tỉ trọng khu vực CN-XD tăng nhanh (từ 26,6% lên 36,0%, tăng gần 10%) ?Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng thay đổi như thế nào trong giai đoạn 1995 đến 2002? - Giá trị SXCN tăng mạnh: Từ 18,3 nghìn tỷ đồng -> 52,2 nghìn tỷ đồng (tăng 36,9 nghìn tỉ đồng, tăng gấp 3 lần), chiếm 21% GDP của cả nước. Atlat trang 26 ?Dựa vào H21.2 Xác định các trung tâm CN có quy mô lớn và vừa? HN (lớn), HP (vừa), còn lại là các trung tâm CN có quy mô nhỏ. ?Vậy phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp sẽ tập trung ở đâu? -HN, HP GV: Vùng có một số ngành công nghiệp trọng điểm. ?Quan sát H21.2 Vùng có các ngành CN trọng điểm nào? Phân bố? Các ngành CN trọng điểm: Chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng. -Phân bố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Vĩnh Yên. GV: Chiếu H/a minh họa ?Quan sát ảnh sau: ?Kể tên một số sản phẩm CN quan trọng của vùng? -Sản phẩm CN quan trọng: Máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng,... Quan sát ảnh:Ngành CN của vùng phát triển mạnh ảnh hưởng như thế nào đến môi trường của vùng? - Ô nhiễm môi trường ?Biện pháp để khắc phục khó khăn trên? Xử lí nước thải chất thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường. Chung tay bảo vệ môi trường. Chuyển ý: Nông nghiệp tuy chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP của vùng nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng và có sản phẩm đa dạng. Hoạt động nhóm: Chia lớp 6 nhóm Nhóm 1,2: 1-Đọc TT SGK: 1/ Nhận xét gì về diện tích trồng lúa và sản lượng lương thực, của đồng bằng sông Hồng so với đồng bằng sông Cửu Long? 2/ Dựa vào bảng 21.1, so sánh năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long và cả nước? Vì sao vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước? Nhóm 3,4: 1/ Kể tên các cây trồng vụ đông? Vì sao ở đây trồng được một số cây ưa lạnh? 2/Em hãy cho biết lợi ích kinh tế của việc đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính ở Đồng bằng sông Hồng? Nhóm 5,6: 1/ Đặc điểm phát triển ngành chăn nuôi của vùng? 2/ Tại sao đàn lợn của vùng chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước? ---------------------------------------------------------- 1-Đọc TT SGK: ?Nhận xét gì về diện tích trồng lúa và sản lượng lương thực, của đồng bằng sông Hồng so với đồng bằng sông Cửu Long? -Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực sau Đb sông CL. ?Dựa vào bảng 21.1, so sánh năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long và cả nước? Vì sao vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước? -Năng suất lúa của Đb sông Hồng qua các năm đều tăng, luôn cao hơn Đb sông Cửu Long và cả nước. (năm 2002 66,4 tạ/ha, cao hơn Đb sông CL 10,2 tạ/ha, cao hơn cả nước:10,5 tạ/ha.) -Nguyên nhân: Địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, khí hậu NĐGM, hệ thống sông Hồng cung cấp phù sa và nước tưới. - Có trình độ thâm canh cao, tăng vụ, tăng năng suất. - Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện: Hệ thống đê điều, thuỷ lợi, giống tốt, 2/?Kể tên các cây trồng vụ đông? Vì sao ở đây trồng được một số cây ưa lạnh? Hầu hết các tỉnh ở Đồng bằng SH đều phát triển cây cận nhiệt, ôn đới (ưa lạnh) đem lại hiệu quả kinh tế cao như ngô vụ đông, khoai tây, su hào, bắp cải, cà chua và trồng hoa xen canh. Vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương. Trồng được nhiều cây ưa lạnh là do: có một mùa đông lạnh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. 2/Em hãy cho biết lợi ích kinh tế của việc đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính ở Đồng bằng sông Hồng? . Lợi ích kinh tế của việc đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính: - Đem lại hiệu quả kinh tế cao. - Cơ cấu cây trồng đa dạng -Tăng khả năng sản xuất -Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân. - Phát huy thế mạnh của vùng. 3/? Đặc điểm phát triển ngành chăn nuôi của vùng? -Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước (27,2% năm 2002).Chăn nuôi bò (đặc biệt là bò sữa) đang phát triển. Chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thủy sản được chú ý phát triển. 3/? Tại sao đàn lợn của vùng chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước? - Đây là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm, nguồn thức ăn cho chăn nuôi dồi dào, chăn nuôi lợn phục vụ nhu cầu của nhân dân. GV: Còn ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản phát triển do có vùng biển rộng, các bãi cá lớn ở Vịnh Bắc Bộ. -Ngoài ra vùng ĐB sông Hồng còn phát triển cây công nghiệp chủ yếu là đay và cói. ?Nông nghiệp vùng ĐBSH còn gặp phải những khó khăn gì?BP khắc phục? Khó khăn: Khí hậu thất thường, nhiều gió bão, úng lụt, khô hạn, rét đậm, rét hại, sâu bệnh, dịch bệnh trong chăn nuôi,... Đất dễ bị bạc màu, nhiễm mặn, khả năng mở rộng diện tích hạn chế, - Biện pháp: Làm thuỷ lợi, cơ khí hoá làm đất, lựa chọn giống cây trồng vật nuôi phù hợp, phòng chống thiên tai, dịch bệnh,... Chuyển ý: Các ngành kinh tế phát triển đã thúc đẩy dịch vụ phát triển sôi động và đa dạng. Dựa thông tin sgk+ H21.1 ? Nhận xét gì về tỉ trọng của ngành dịch vụ so với các ngành khác và sự biến chuyển của dịch vụ từ 1995 -> 2002? - Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng và ngày càng tăng. (42,7% năm 1995, đến năm 2002 tăng lên 43,9%). Thảo luận nhóm bàn/cặp đôi Đọc TT SGK- Kết hợp H21.2, Atlat trang 25: 1/Vùng phát triển các loại hình dịch vụ nào? -Giao thông vận tải, du lịch, bưu chính viễn thông phát triển. 2/Tình hình phát triển ngành giao thông vận tải của vùng? Xác định và nêu ý nghĩa kinh tế - xã hội của cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài? - Cảng Hải Phòng là cảng quốc tế, đầu mối giao thông vận tải đường thủy lớn nhất vùng, nối với thủ đô bằng quốc lộ số 5, nối các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng bằng đường số 10. -Sân bay Nội Bài là đầu mối quốc tế về đường hàng không => vận chuyển hàng hóa và hành khách khắp các vùng trong nước và quốc tế. Dựa vào Atlat trang 25: 3/Vùng có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển ngành du lịch? Kể tên các trung tâm du lịch lớn của vùng? Vùng có nhiều điều kiện để phát triển du lịch với các loại hình du lịch đa dạng: + Du lịch sinh thái: Tam Cốc- Bích Động, Cúc Phương, Ba Vì, Cát Bà, + Du lịch nhân văn: Chùa Hương, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Côn Sơn, - Hà Nội, Hải Phòng là 2 trung tâm du lịch lớn nhất ở phía Bắc nước ta. 4/Ngành bưu chính viễn thông phát triển như thế nào? -Bưu chính viễn thông là ngành phát triển mạnh. ĐBSH nổi trội hơn hẳn các vùng khác về dịch vụ bưu điện và kinh doanh tiền tệ (Tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, kho bạc, xổ số). Vùng có HN là trung tâm thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ, đồng thời là một trong hai trung tâm tài chính, ngân hàng lớn nhất của nước ta. GV: Chốt: Tóm lại vùng phát triển tất cả các loại hình dịch vụ nhưng phát triển nhất là giao thông vận tải, du lịch và bưu chính viễn thông. Chuyển ý: Là trung tâm thương mại, dịch vụ lớn của cả nước, vùng đồng bằng SH có các trung tâm kinh tế nào? Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có vai trò gì? IV. Tình hình phát triển kinh tế 1.Công nghiệp -Hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kì CNH, HĐH. - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh - Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng. 2. Nông nghiệp: - Trồng trọt: + Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực: + Đứng đầu cả nước về năng suất lúa (56,4 tạ/ha, cả nước: 45,9 tạ/ha, năm 2002) + Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao. - Chăn nuôi: + Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước. +Chăn nuôi bò, gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang phát triển. 3.Dịch vụ -Giao thông vận tải, du lịch, bưu chính viễn thông phát triển. - Hà Nội, Hải Phòng là 2 đầu mối giao thông quan trọng và là 2 trung tâm du lịch lớn nhất phía Bắc. - Các địa danh du lịch nổi tiếng: Chùa Hương, Tam Cốc – Bích Động, Đồ Sơn, Cát Bà,... HĐ 2: Tìm hiểu các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 1.Mục tiêu: Nêu được tên các trung tâm kinh tế và các ngành kinh tế của từng trung tâm. 2. Phương pháp: động não, đàm thoại, giải quyết vấn đề. Kĩ thuật dạy học (học tập hợp tác) 3. Thời gian: từ 8 đến 10 phút 4. Cách thức tiến hành: HĐ cá nhân Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Xác định trên H21.2: Các trung tâm kinh tế lớn nhất của vùng? ?Kể tên và xác định các tỉnh, thành là tam giác kinh tế của vùng? HS chỉ trên lược GV: Vùng còn có vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Để hiểu thế nào là vùng kinh tế trọng điểm- đọc TN SGK –T156. Chiếu lược đồ 21.2 ?Dựa vào lược đồ nêu tên và xác định vị trí của các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ? HS chỉ trên lược đồ - Gồm 6 tỉnh của vùng: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Quảng Ninh (TD & MNBB). Với 3 cực phát triển là Hà Nội- Hải Phòng- Hạ Long (Quảng Ninh) tạo thành tam giác kinh tế mạnh cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. ?Cho biết diện tích và dân số của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ? ?Nêu vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ? Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của 2 vùng Đb sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ. V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 1. Các trung tâm kinh tế - Hai thành phố, trung tâm kinh tế lớn: Hà Nội, Hải Phòng. -Tam giác kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. 2.Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: - Gồm 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội , Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. - Vai trò: Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của 2 vùng Đb sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ. 4. Củng cố:2’ ?Qua bài hôm nay các E cần nắm được các nội dung chính nào? 5. Hướng dẫn về nhà và dặn dò:2’ - Học bài theo vở ghi kết hợp nội dung SGK - Trả lời các câu hỏi cuối bài. (SGK –T79) - Chuẩn bị bài mới: Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người. - Xem lại cách vẽ biểu đồ đường, chuẩn bị bút chì , thước kẻ, V. Rút kinh nghiệm: .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 21 Vung Dong bang song Hong tiep theo_12483137.docx
Tài liệu liên quan