Giáo án Địa lý 9 - Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ

Nêu ý nghĩa của vị trí giới hạn đó?

 Với hình dáng hẹp ngang, kéo dài theo hướng TB-ĐN với quốc lộ 1A và đường sắt thống nhất Bắc Nam, BTB được coi là cầu nối giữa Bắc Bộ với phía Nam của đất nước, do đó GTVT có tầm quan trọng hàng đầu.

-BTB là cửa ngõ các nước láng giềng phía Tây Trường Sơn hướng ra biển Đông và ngược lại. BTB được coi là cửa ngõ của hành lang đông tây của tiểu vùng sông Mê Công (VN, Lào, Thái Lan, Mianma)

- Vị trí ngã 4 đường thuận lợi hợp tác, giao lưu KT-VH-XH giữa các nước.

-Đường số 9 được chọn là 1 trong các con đường xuyên ASEAN. Cửa khẩu Lao Bảo trở thành khu vực trọng điểm phát triển KT – thương mại.

 

docx11 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1711 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10.11.2018 Ngày giảng:.. Tiết 26 BÀI 23 VÙNG BẮC TRUNG BỘ I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: -Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. -Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội. -Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển của vùng. 2.Kĩ năng: -Xác định được trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng, các trung tâm công nghiệp của vùng. -Sử dụng bản đồ Địa lí tự nhiên hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để phân tích và trình bày về đặc điểm tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ. -Phân tích các bảng thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội của vùng. *Kĩ năng sống: - Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin, lược đồ, bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, bảng thống kê và bài viết về vị trí địa lí, giới hạn, đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội của vùng Bắc Trung Bộ. - Phân tích đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí, những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư đối với việc phát triển kinh tế xã hội của vùng Bắc Trung Bộ. - Làm chủ bản thân: Trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ di sản di sản văn hóa thế giới, ứng phó với thiên tai. - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, lắng nghe, phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo nhóm cặp. - Tự nhận thức: Tự nhận thức thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân, đặt và trả lời câu hỏi. 3.Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, lòng tự hào dân tộc. Ý thức bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu. 4. Năng lực: - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh, tư duy theo lãnh thổ,... II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên của vùng Bắc Trung Bộ - Một số tranh ảnh vùng Bắc Trung Bộ - Máy chiếu, bảng phụ 2. Học sinh: - Sách giáo khoa . III. Phương pháp và KT dạy học: 1.PP: Trực quan,nhận xét, phân tích, vấn đáp, thảo luận nhóm, ... 2.KT: Đặt câu hỏi, động não, sơ đồ tư duy, cặp đôi chia sẻ, chia nhóm, IV. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp: 1’ - Kiểm tra sĩ số: 9B. 2. Kiểm tra bài cũ:không 3.Bài mới: *Khởi động: Trò chơi sắc màu em yêu GV: Thẻ có ghi kí hiệu màu sắc các vùng HS: Bốc và cho biết tên vùng lãnh thổ đó trên lược đồ. *Vào bài: Vùng Bắc Trung Bộ có tài nguyên khoáng sản, rừng, biển, tài nguyên du lịch khá phong phú và đa dạng, nhưng đây cũng là mảnh đất đầy biến động trong suốt chiều dài lịch sử. Có lẽ không mảnh đất nào trên đất nước ta lại có nhiều nét tương phản sâu sắc như vùng này cả về tự nhiên, kinh tế -XH. Vậy để hiểu rõ hơn về tự nhiên và con người nơi đây, C và các E cùng tìm hiểu nội dung bài hnay. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Quan sát bản đồ tự nhiên của vùng Bắc Trung Bộ: ?Em hãy giới thiệu về các tỉnh, diện tích, dân số của Vùng Bắc Trung Bộ? -Gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. (GV: nhớ nhanh tên các tỉnh: Thanh – Nghệ - Tĩnh – Bình – Trị - Thiên) -Diện tích : 51.513 km2 (chiếm 10,5%diện tích cả nước) -Dân số: 10,3 triệu người (chiếm 15,5% dân số cả nước) ->năm 2017: 10,5 triệu người. ? Xác định vị trí giới hạn lãnh thổ của vùng ( vị trí tiếp giáp)? - Giới hạn lãnh thổ từ dãy Tam Điệp đến dãy Bạch Mã. - Dải đất hẹp ngang.( Nơi hẹp nhất là tỉnh Quảng Bình, 47,5km2) -Vị trí tiếp giáp: + Phía Bắc : Giáp TDMN Bắc Bộ và ĐB sông Hồng + Phía Đông : Giáp biển + Phía Tây: Giáp CHDC ND Lào + Phía Nam: Giáp Duyên Hải Nam Trung Bộ. ?Nêu ý nghĩa của vị trí giới hạn đó? Với hình dáng hẹp ngang, kéo dài theo hướng TB-ĐN với quốc lộ 1A và đường sắt thống nhất Bắc Nam, BTB được coi là cầu nối giữa Bắc Bộ với phía Nam của đất nước, do đó GTVT có tầm quan trọng hàng đầu. -BTB là cửa ngõ các nước láng giềng phía Tây Trường Sơn hướng ra biển Đông và ngược lại. BTB được coi là cửa ngõ của hành lang đông tây của tiểu vùng sông Mê Công (VN, Lào, Thái Lan, Mianma) - Vị trí ngã 4 đường thuận lợi hợp tác, giao lưu KT-VH-XH giữa các nước. -Đường số 9 được chọn là 1 trong các con đường xuyên ASEAN. Cửa khẩu Lao Bảo trở thành khu vực trọng điểm phát triển KT – thương mại. Với đặc điểm vị trí địa lí như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên chúng ta cùng tìm hiểu phần II. I.Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ 1.Vị trí và giới hạn - Giới hạn lãnh thổ từ dãy Tam Điệp đến dãy Bạch Mã. - Dải đất hẹp ngang. -Vị trí tiếp giáp: + Phía Bắc : Giáp TDMN Bắc Bộ và ĐB sông Hồng + Phía Đông : Giáp biển + Phía Tây: Giáp CHDC ND Lào + Phía Nam: Giáp Duyên Hải Nam Trung Bộ. 2. Ý nghĩa: - Cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam. - Cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông và ngược lại, cửa ngõ hành lang Đông – Tây của tiểu vùng sông Mê Công. Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Hoạt động của thầy và trò Nội dung Khi tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của bất kì vùng nào chúng ta thường tìm hiểu đặc điểm địa hình, đất đai, khí hậu, sông ngòi, khoáng sản,...của vùng đó.Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu một số ĐKTN và TNTN nổi bật của vùng. Thảo luận nhóm: 3’ Kĩ thuật khăn trải bàn Nhóm 1: Địa hình, sông ngòi của vùng có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm đó có thuận lợi và khó khăn như thế nào cho phát triển kinh tế? Nhóm 2: Quan sát H23.1 và dựa vào kiến thức đã học cho biết dải núi Trường Sơn Bắc ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ở Bắc Trung Bộ? Nhóm 3:Bằng kiến thức đã học hãy nêu các loại thiên tai thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ? Tác hại và biện pháp giảm thiểu tác hại thiên tai cho vùng? Nhóm 4: 1. Dựa vào H23.1, H23.2. Hãy so sánh tiềm năng tài nguyên rừng và khoáng sản, du lịch ở phía Bắc và phía Nam dãy Hoành Sơn. ?Với các tài nguyên này, tạo điều kiện cho vùng phát triển các ngành kinh tế nào? ------------------------------------------------------- Nhóm 1: Địa hình, sông ngòi của vùng có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm đó có thuận lợi và khó khăn như thế nào cho phát triển kinh tế? -Địa hình: có sự phân hóa từ tây sang đông (từ tây sang đông, các tỉnh trong vùng đều có núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo) - Sông ngòi: ngắn dốc, lũ vào thu đông, lũ lên nhanh và rút nhanh. Có các sông lớn: S Cả, S Mã, Sông Gianh,... -Thuận lợi: Phát triển đa ngành như nông, lâm, ngư nghiệp (trồng rừng, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, trồng cây lương thực, đặc biệt tất cả các tỉnh đều có biển: nên vùng thuận lợi phát triển kinh tế biển (như nuôi trồng đánh bắt thủy sản, GTVT biển, du lịch,...) -Khó khăn: Đồng bằng nhỏ hẹp, ít màu mỡ. +Lũ lên nhanh và đột ngột. Nhóm 2: Quan sát H23.1 và dựa vào kiến thức đã học cho biết dải núi Trường Sơn Bắc ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ở Bắc Trung Bộ? -Mùa hạ gió tây nam có nguồn gốc từ vịnh Bengan thổi vào khu vực Đông Nam Á đến Lào gặp dải Trường Sơn Bắc cao chặn lại, gió di chuyển lên cao, hơi nước ngưng tụ gây mưa ở sườn đón gió (bên Lào). Sau khi vượt núi cao lượng ẩm giảm, đồng thời lại tăng nhiệt nên có tính chất khô và nóng. -Mùa đông: Đón gió mùa đông bắc gây mưa lớn. GV: Mùa hạ gió tây nam từ vịnh Ben gan thổi vào khu vực ĐNA, đến Lào gặp dải Trường Sơn Bắc chặn lại, gió thổi gần như vuông góc với dãy Trường Sơn Bắc, gió leo dốc để vượt dãy núi: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm (Theo tiêu chuẩn khí ẩm, trung bình cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6C), hơi nước ngưng tụ thành mây và gây mưa ở sườn đón gió, đồng thời giảm áp suất. Khi vượt qua đỉnh núi, hơi nước giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên, theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi, trung bình 100m tăng 1C (hiện tượng đoạn nhiệt) nên gió trở nên khô và nóng. Gọi là hiệu ứng phơn khô nóng hay gió Lào. GV: Nắng nóng làm cho cây cỏ tự nhiên bốc cháy. Buổi chiều một số cánh đồng săm sắp nước, nhưng chỉ qua 1 đêm có gió Tây Nam, gió hút nước mạnh đến hôm sau không còn 1 giọt nước nào. Tóm lại: dải Trường Sơn Bắc có ảnh hưởng sâu sắc đến khí hậu của vùng: Mùa hạ đón gió, bão, chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn Tây Nam khô, nóng. Mùa đông đón gió mùa Đông Bắc gây mưa lớn. ?Sự khác biệt về khí hậu của sườn đông và sườn tây dãy Trường Sơn Bắc đã được ghi lại trong lời ca tiếng hát. Theo em đó là bài hát nào? -Bài hát Sợi nhớ sợi thương – Phan Huỳnh Điểu Nhóm 3:Bằng kiến thức đã học hãy nêu các loại thiên tai thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ? Tác hại và biện pháp giảm thiểu tác hại thiên tai cho vùng? -Thiên tai thường xảy ra ở BTB: Bão, hạn hán, gió phơn Tây Nam, xâm nhập mặn, cát lấn ven biển, -Tác hại: Thiệt hại lớn về người và của (Gây chết người, phá hủy tàu thuyền, sản xuất nông nghiệp,) +Khó khăn cho GTVT, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất, nguy cơ cháy rừng cao, -Biện pháp: Dự báo thời tiết đề phòng, trồng rừng và phát triển rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, xây hồ chứa nước, phát triển mô hình nông –lâm kết hợp, Nhóm 4: 1. Dựa vào H23.1, H23.2. Hãy so sánh tiềm năng tài nguyên rừng và khoáng sản, du lịch ở phía Bắc và phía Nam dãy Hoành Sơn. ?Với các tài nguyên này, tạo điều kiện cho vùng phát triển các ngành kinh tế nào? 1/So sánh tiềm năng tài nguyên rừng và khoáng sản, du lịch phía Bắc và phía Nam Hoành Sơn: Rừng Khoáng sản Tài nguyên du lịch Phía Bắc Hoành Sơn Chiếm tỷ lệ lớn:61% toàn vùng Nhiều khoáng sản: Đá vôi,sắt(Thạch Khê-Hà Tĩnh), Thiếc(Quỳ Châu-Nghê An, Crôm(Cổ Định-Thanh Hoá), Bãi tắm:Sầm Sơn,Cửa Lò Vườn Quốc gia:Bến En,Pù Mát Vũ Quang Phía Nam Hoành Sơn Chiếm tỷ lệ nhỏ:39% toàn vùng Ít khoáng sản Bãi tắm :Nhật lệ,Lăng Cô, Thuận An, Di sản Phong Nha-Kẻ Bàng, Cố Đô Huế, Vườn Quốc Gia Bạch Mã - Thuận lợi: Phát triển ngành CN chế biến lâm sản, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển du lịch,... ?Qua kết quả thảo luận của các nhóm: Em hãy khái quát lại về đặc điểm nổi bật về ĐKTN và TNTN của vùng? ?ĐKTN và TNTN ở BTB có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội? Chuyển ý: Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng vùng có nhiều tiềm năng để phát triển KT-XH, đó là sự đa dạng của tài nguyên và đặc biệt là sự quyết tâm, tinh thần lao động cần cù, dũng cảm của người dân nơi đây, II.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên -Đặc điểm: + Thiên nhiên có sự phân hóa giữa phía Bắc và phía Nam Hoành Sơn + Phân hóa từ tây sang đông ( các tỉnh trong vùng đều có núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo) - Thuận lợi : Có 1 số tài nguyên quan trọng: + Rừng có diện tích tương đối lớn + Khoáng sản: crôm, sắt, đá vôi,.. + Tài nguyên biển có nhiều bãi tôm, bãi cá, + Tài nguyên du lịch có nhiều bãi tắm, vườn quốc gia đẹp, di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới, => Thuận lợi phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành. -Khó khăn: Địa hình dốc, có nhiều thiên tai xảy ra: bão, lũ lụt, hạn hán, nạn cát bay, cát lấn, sự xâm nhập mặn của nước biển, Hoạt động 3: Đặc điểm dân cư – xã hội Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Bắc Trung Bộ có bao nhiêu dân tộc? Kể tên một số dân tộc chủ yếu?( GV chiếu minh hoạ hình ảnh một số dân tộc của vùng) GV chiếu bảng 23.1 ? Quan sát bảng 23.1, hãy cho biết những khác biệt trong phân bố dân cư và hoạt động kinh tế theo hướng từ đông sang tây ở Bắc Trung bộ. GV chiếu bảng 23.2 ?Dựa vào bảng 23.2 hãy nhận xét sự chênh lệch và các chỉ tiêu của vùng so với cả nước. - Nhiều tiêu chí về kinh tế xã hội còn thấp hơn nhiều so với cả nước Giáo viên lưu ý : Tỉ lệ người lớn biết chữ cao hơn mức trung bình cả nước trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn thể hiện truyền thống hiếu học của người dân trong vùng. ? Với sự khắc nghiệt của thiên nhiên con người ở BTB có những truyền thống gì? HS: hiếu học, lao động cần cù, giàu nghị lực trong đấu tranh với thiên tai và chống giặc ngoại xâm. ?Đời sống của người dân ở BTB ntn? (HS gặp nhiều khó khăn) ? Hãy trình bày những hiểu biết của mình về một số công trình dự án lớn đã và đang được xây dựng và tiếp tục bảo tồn ở BTB. HS trả lời giáo viên chiếu minh hoạ; Động Phong Nha- Kẻ Bàng, Ngọ Môn( Huế), nghĩa trang Trường Sơn, đường mòn Hồ Chí Minh, đường hầm đèo Hải Vân... III. Đặc điểm dân cư – xã hội - Đặc điểm: là địa bàn cư trú của 25 dân tộc. Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt từ đông sang tây. + Phía Đông: đông dân, chủ yếu người Kinh, kinh tế phát triển. + Phía Tây thưa thớt, đa số người dân tộc, kinh tế kém phát triển. - Thuận lợi: lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống lao động, cần cù, giàu nghị lực và kinh nghiệm trong đấu tranh với thiên nhiên. - Khó khăn: mức sống chưa cao, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế. 4. Củng cố:?Bằng 1 phút em hãy cho biết điều quan trọng nhất em học được hôm nay là gì? Phiếu học tập số 2 Đọc thông tin SGK, bảng 23.1, bảng 32.2 trả lời các câu hỏi sau: 1/ Bắc Trung Bộ có bao nhiêu dân tộc? Kể tên một số dân tộc chủ yếu? .......................................................................................................................................................................................................................................................................... 2/ Quan sát bảng 23.1, hãy cho biết những khác biệt trong phân bố dân cư và hoạt động kinh tế theo hướng từ đông sang tây ở Bắc Trung bộ. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 3/Dựa vào bảng 23.2 hãy nhận xét sự chênh lệch và các chỉ tiêu của vùng so với cả nước. ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 4/ Nêu thuận lợi và khó khăn của dân cư –xã hội đối với phát triển kinh tế của vùng? ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................   Gió fơn: - Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, bị núi chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn của khí ẩm, trung bình cứ lên cao l00m giảm 0,6°C. Vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và mưa rơi bên sườn đón gió. - Khi không khí vượt sang sườn bên kia, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi, trung bình là 100m tăng 1°C nên gió trở nên khô và rất nóng, gọi là hiệu ứng phơn khô nóng  Hiện tượng gió phơn xảy ra khi gió mang hơi ẩm bị núi chắn ngang trên đường di chuyển. Khi đó, gió buộc phải leo dốc để vượt qua dãy núi. Càng lên cao nhiệt độ càng lạnh (trung bình cứ lên cao 100m thì nhiệt độ không khí giảm 0,6 độ C) điều này khiến hơi ẩm trong gió ngưng tụ, hình thành mây và gây mưa ở sườn núi đón gió, đồng thời làm gió giảm áp suất. Khi vượt qua đỉnh núi, gió trở thành khối khí khô và di chuyển xuống dốc. Không khí càng khô đồng nghĩa càng ít mây được hình thành bên sườn khuất gió. Vì vậy, gió càng nhận được nhiều nhiệt từ Mặt trời. Bên canh đó, càng di chuyển xuống chân núi, gió càng bị nén lại do mật độ không khí đậm đặc hơn. Quá trình này gây ra hiện tượng đoạn nhiệt khiến nhiệt độ của gió càng tăng lên. Kết quả là gió sau khi xuống núi trở nên rất khô và nóng. Dãy núi càng cao thì gió phơn càng khô và nóng hơn. Gió phơn, hay còn gọi là gió tây nam. Gió Tây nam có nguồn gốc từ vịnh Ben Gan mang theo nhiều hơi ẩm. Khi gặp bức chắn của sườn tây Trường Sơn, gió buộc phải di chuyển lên cao, hơi nước ngưng tụ gây mưa ở sườn đón gió..Sau khi vượt núi, lượng hơi ẩm giảm đồng thời nhiệt độ lại tăng lên nên có tính chất khô, nóng . .  Nguyên nhân chủ yếu do vị trí của hai vùng này (nằm ở sườn đón gió và khuất gió của dãy ts) dẫn tới sự khác nhau về khí hậu. Sự khác nhau về yếu tố khí hậu dẫn tới sự khác nhau về thiên nhiên giứ 2 vùng. - ĐTS (khu vực DHMT): mưa lệch vào thu đông (tháng 8 -1 năm sau) do đón nhận trực tiếp các lường gió thổi từ biển đông vào theo hướng đb, gió tín phong BBC, các cơn bão, áp thấp nhiệt đới từ biển đông, chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới, frong lạnh. Mùa hạ do chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn nên khô nóng, đẩy lùi mùa mưa vào thu đông. Mùa đông, vùng có nền nhiệt khá thấp, cuối đông có mưa phùn do chịu ảnh hưởng của gió mùa đb suy yếu. - TTS (Tây Nguyên): mưa vào mùa hạ - thu do gió mùa ĐN mang lại. Đầu mùa hạ ( t5-6), gió mùa mùa hạ có nguồn gốc là khối khí chí tuyến vịnh Bengan (TBg) có lượng ẩm lớn thổi vào nước ta theo hướng TN mang lại mưa cho TN và Nam Bộ đồng thời gây hiệu ứng phơn khô nóng cho ĐTS. Mùa khô ở TN hết sức khắc nghiệt, hình thành rừng thưa nhiệt đới khô rụng lá (rừng khộp). Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc: Bản chất khô, lạnh, khi vào VN, địa hình Đông Bắc là địa hình đón gió tạo điều kiện cho gió vào sâu trong đất liền. Tuy nhiên địa hình phía Đông Bắc phần lớn là đồi núi nên cường độ của nó giảm dần. Khi đến Bắc Trung Bộ địa hình thu hẹp, gió bị suy yếu, nền nhiệt giảm, không ảnh hưởng nhiều như ở miền Bắc. Khi gió đi qua biển mang theo 1 lượng hơi nước gây mưa lớn vào mùa đông. -Mùa hạ gió Tây Nam bản chất rất khô và nóng, thổi từ Tây Thái Bình Dương vào vịnh Thái Lan làm cho nước bốc hơi thổi vào đất liền đi qua Thái Lan, Campuachia gây mưa lớn. Gió tiếp tục thổi qua Lào với 1 lượng hơi nước đáng kể. Khi đến vùng thượng Lào bị dãy Trường Sơn Bắc chặn lại có bao nhiêu hơi nước trút hết ở sườn Tây Trường Sơn, gió trở lại nguyên tính chất ban đầu. Lúc này không khí nhẹ vượt qua dãy Trường Sơn sang VN hút hơi nước bị biến tính trở nên khô và nóng tạo nên hiệu ứng phơn (Phơn Tây Nam – Gió Lào), gây khô hạn kéo dài dẫn tới hiện tượng cháy rừng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 23 Vung Bac Trung Bo_12484091.docx
Tài liệu liên quan