I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần:
- Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng về các ngành nông nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ.Nêu được các trung tâm kinh tế lớn của vùng.
2.Về kĩ năng: Phân tích được bản đồ kinh tế vùng.
3. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: HS phân tích được một số ngành kinh tế của ĐBS Cửu Long.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, nhận xét bảng số liệu.
II. Các kĩ năng năng sống cơ bản:
- Tư duy, tìm kiếm thông tin và xử lí thông tin.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin.
III. Các kĩ thuật và phương pháp dạy học:
- Cá nhân, động não, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề và trình bày
IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ kinh tế ĐB sông Cửu Long, bảng 36.1, 36.2, H 36.2
2. Chuẩn bị của học sinh: máy tính, Atlat Địa lí Việt Nam
36 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Bài 31 đến bài 43, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c và rút ra kết luận?
Nhóm 2: Trình báy các thế mạnh phát triển nông nghiệp của vùng? Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở ĐBS Cửu Long?
Nhóm 3: Tại sao ĐBS Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản?
Bước 2: Thảo luận xong, các nhóm lần lượt cử đại diện lên bảng báo cáo, hs dưới lớp bổ sung.
GVTK: Năm 2002, ĐBS Cửu Long chiếm 51,1% diện tích trồng lúa cua3 cả nước và chiếm 51,45% sản lượng lúa của cả nước, là vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất của nước ta, chiếm hơn ½ diện tích trồng lúa và chiếm hơn 1/2 sản lượng lương thực của cả nước.
Vùng phát triển mạnh nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản vì có DT mặt nước nuôi trồng rộng 3,5 vạn ha, khí hậu nóng ẩm, nguồn thức ăn phong phú. Vùng biển rộng lớn
Bước 2: GV chuẩn kiến thức:
HĐ2: Tìm hiểu về công nghiệp của vùng:
1.Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, giải quyết VĐ
2. Hình thức tổ chức DH: cá nhân.
Bước 1:GV yêu cầu HS quan sát bảng 36.2 và hỏi:
Cho biết tình hình phát triển CN của vùng?
Vì sao CN chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu CN của vùng?
Nêu một số giải phát nhằm thúc đẩy sự phát triển CN của vùng?
GV là vùng trọng điểm SX lương thực, thực phẩm nên có nguồn nguyên liệu dồi dào.
Phát triển CN chế biến lương thưc, thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với SXNN ở ĐBSCLong?
Chế biến và bảo quản được khối lượng nông sản lớn, lưu kho dài hơn, làm tăng giá trị sản phẩm, xuất khẩu được nhiều nông sản, ổn định SX, nâng cao đời sống người dân.
Bước 2: GV chuẩn kiến thức:
HĐ3:Tìm hiểu về dịch vụ của vùng:
1.Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, giải quyết VĐ
2. Hình thức tổ chức DH: cá nhân.
Bước 1:GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời
ĐBS Cửu Long phát triển chủ yếu dịch vụ gì?
Nêu ý nghĩa của vận tải thuỷ trong sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng?
Vùng có địa hình thấp, mạng lưới sông, rạch chằng chịt. Mùa mưa nhiều nơi trong vùng bị ngập, phương tiện đi lại chủ yếu là đường thuỷ còn đường ô tô kém phát triển.
Bước 2: GV chuẩn kiến thức:
HĐ2: Tìm hiểu về Các trung tâm kinh tế: của vùng:
Bước 1:GV yêu cầu HS quan sát kĩ bản đồ và trả lời
Xác định trên BĐ các trung tâm KT lớn của vùng?
TP Cần Thơ có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành trung tâm KT lớn nhất ở ĐBS Cửu Long?
Bước 2: GV chuẩn kiến thức:
IV. Tình hình phát triển kinh tế:
1. Nông nghiệp:
- Là vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước.
+ Chiếm 51,1% DT và 51,45%
sản lượng lúa của cả nước. Bình quân lương thực đầu người đạt 1066,3 kg, gấp 2,3 lần TB cả nước.
Tỉnh trồng nhiều lúa: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang.
+ Trồng cây CN: mía, đỗ tương, dừa
+ Trồng cây ăn quả nhiệt đới: xoài, bưởi, cam
+ Nuôi vịt đàn: Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long...
+ Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản phát triển mạnh chiếm hơn 50% tổng sản lượng của cả nước.
+ Nghề rừng giữ vị trí quan trọng , trồng rừng ngập mặn, bảo vệ rừng.
2. Công nghiệp:
- Bắt đầu phát triển, sản xuất CN còn chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP của vùng là 20% ( 2002).
- Các ngành CN chính:
+ Sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng Hà Tiên.
+ Cơ khí nông nghiệp(Cần Thơ), chế biến lương thực thực phẩm phát triển và chiếm tỉ trọng cao nhất 65%
3. Dịch vụ:
- Bắt đầu phát triển.
- Các ngành chủ yếu: xuất- nhập khẩu, vận tải đường thuỷ, du lịch sinh thái (du lịch trên sông nước, miệt vườn, biển - đảo)
- Hàng xuất khẩu chủ lực là gạo, thuỷ sản đông lạnh, hoa quả.
V. Các trung tâm kinh tế:
- Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn nhất vùng, Mĩ Tho, Long Xuyên, Cà Mau.
VI. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
1. Tổng kết:
ĐBSCLong có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước ?
5.Hướng dẫn học tập: Về nhà học bài, làm bài tập 2, 3/ 133 SGK vào vở. Chuẩn bị bài 37 thực hành, xem và xử lí bảng số liệu sang % trước và suy nghĩ các câu hỏi.
Tiết 45 Bài 37: THỰC HÀNH:
VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA
NGÀNH THUỶ SẢN Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần:
Biết phân tích được tình hình phát triển ngành thuỷ sản của vùng có nhiều điều kiện
thuận lợi, những khó khăn cần khắc phục để ngành thuỷ sản phát triển bền vững.
2.Về kĩ năng: - Biết xử lí số liệu sang % để vẽ biểu đồ cột chồng và nêu nhận xét.
3. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: HS phân tích được một số ngành kinh tế của ĐBS Cửu Long.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, nhận xét bảng số liệu.
II. Các kĩ năng năng sống cơ bản:
- Tư duy, tìm kiếm thông tin và xử lí thông tin.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin.
III. Các kĩ thuật và phương pháp dạy học:
- Cá nhân, động não, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề và trình bày
IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ tự nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long, bảng 37.1
2. Chuẩn bị của học sinh: máy tính và một số tranh ảnh minh họa.
V. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định lớp: Sĩ số.vắngcó phép
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của ĐBS Cửu Long?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
HĐ1: Tìm hiểu cách vẽ biểu đồ cột chồng:
1.Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, giải quyết VĐ
2. Hình thức tổ chức DH: cá nhân.
Bước 1:GV yêu cầu HS quan sát bảng số liệu và hỏi
Để vẽ được biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng thuỷ sản, trước tiên chúng ta phải làm gì?
Sau khi xử lí sang %, ta nên vẽ biểu đồ gì là thích hợp nhất ?
Gọi 3 HS lên bảng xử lí 3 tiêu chí sang %
Bước 2: GV hướng dẫn HS các bước tiến hành vẽ biểu đồ cột chồng, sau đó gọi 2 HS lên bảng vẽ, số còn lại vẽ vào vở.
Bước 3: GV cho HS dưới lớp nhận xét bài vẽ của 2 HS trên bảng, sau đó GV kiểm tra một số vở xem các em vẽ như thế nào và nhận xét.
HĐ2: Tìm hiểu thế mạnh phát triển ngành thuỷ sản của 2 vùng ĐBSCửu Long, ĐBSHồng.
1.Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, giải quyết VĐ
2. Hình thức tổ chức DH: nhóm.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm tiến hành thảo luận trong 4 phút:
Nhóm 1: ĐBSCLong có những thế mạnh gì để phát triển ngành thuỷ sản?
Nhóm 2: Tại sao ĐBSCLong có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu?
Nhóm 3: Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thuỷ sản ở ĐBSCLong? Biện pháp khắc phục
Bước 1:Các nhóm lần lượt cử đại diện đứng lên báo cáo, bổ sung cho hoàn thiện.
Bước 2: GV chuẩn kiến thức:
1. Dựa vào bảng 37.1, vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở ĐBSC Long và ĐBS Hồng so với cả nước năm 2002.
Bước 1: Xử lí bảng số liệu sang %.
Bước 2: Tiến hành vẽ.biểu đồ cột chồng, trục tung biểu thị %, trục hoành biểu thị thuỷ sản. Vẽ 3 cột cách đều nhau, mỗi cột bề rộng 2 ô và cao 100. Vẽ theo hàng ngang bảng số liệu.
Bước 3: Dùng 3 kí hiệu phân biệt cho ĐBSHồng, ĐBSCửu Long, các vùng khác, có chú giải kèm theo và ghi tên biểu đồ ở phía dưới.
2. Căn cứ vào biểu đồ và các bài 35, 36, hãy cho biết:
a. ĐBSCLong có những thế mạnh để phát triển ngành thuỷ sản:
- Hệ thống sông Mê Công và kênh rạch chằng chịt
- Vùng biển rộng lớn, nhiều tôm cá nhất cả nước.
- Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
- CN chế biến thực phẩm phát triển nhất, có thị trường tiêu thụ rộng lớn như EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ.
b. ĐBSCLong có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu vì:
- Có diện tích mặt nước rộng lớn: Sông, kênh rạch, rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn.Nhiều diện tích trồng lúa kết hợp nuôi tôm quảng canh.
- Nuôi tôm đem lại nguồn thu nhập lớn, người dân sẵn sàng đầu tư, chấp nhận rủi ro, tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới để phát triển nghề nuôi tôm.
- Thị trường nhập khẩu tôm: EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ.
c. Những khó khăn trong phát triển ngành thuỷ sản ở vùng ĐBS Cửu Long hiện nay:
- Thiếu vốn đầu tư để thay đổi phương tiện đánh bắt xa bờ.
- Nghề nuôi trồng chủ yếu phát triển ở hình thức nhỏ, cá thể.
- Môi trường nuôi bị ô nhiễm.
- Thiếu hệ thống công nghiệp chế biến chất lượng cao.
- Thị trường ngoài nước chưa ổn định.
VI. Tổng kết, hướng dẫn học tập:
1. Tổng kết: Không.
2. Hướng dẫn học tập: Học bài và ôn lại từ bài 31-37, để tiết sau ôn tập. Yêu cầu học và trả lời lại được các câu hỏi ở cuối các bài. Từ lược đồ trong SGK trình bày được đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên và các thế mạnh kinh tế của vùng Đông Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tiết 46 ÔN TẬP
I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức: Qua bài này học sinh phải biết hệ thống lại các kiến thức của 2 vùng kinh
tế phía Nam là vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCLong.
- Thấy được những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và phát triển KT-XH 2
vùng có sự khác biệt nhau. Nhưng cơ bản 2 vùng có nhiều điều kiện thuận lợi hơn các
vùng ở phía Bắc.
2.Về kĩ năng: Biết kết hợp kênh hình với kênh chữ để giải thích một số vấn đề bức xúc ở
Vùng ĐNB và đồng bằng sông Cửu Long. Củng cố thêm kĩ năng vẽ BĐ cột chồng.
3. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: HS trình bày được thế mạnh phát triển kinh tế của 2 vùng
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, nhận xét bảng số liệu, vẽ biểu đồ
II. Các kĩ năng năng sống cơ bản:
- Tư duy, xử lí thông tin.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin.
III. Các kĩ thuật và phương pháp dạy học:
- Cá nhân, động não, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề và trình bày
IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ tự nhiên và kinh tế của 2 vùng, bảng 37.1
2. Chuẩn bị của học sinh: máy tính và một số tranh ảnh minh họa.
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: Sĩ số.vắngcó phép
2. Kiểm tra bài cũ:: ĐBS Cửu Long có những thế mạnh gì để phát triển ngành thuỷ sản?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
HĐ1: GV nêu ra các câu hỏi, các bảng số liệu và cho
HS xung phong lên bảng trả lời hoặc vẽ biểu đồ và đánh giá điểm cho vào cột kiểm tra không thường xuyên.
1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ ?
2. Vì sao ĐNB có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước?( Xem kĩ bảng 31.2 chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở ĐNB so với cả nước)
3. Trình bày sự phát triển ngành CN, NN của ĐNB? Vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở ĐNB?
4. Ngành dịch vụ ĐNB phát triển như thế nào? Vì sao ĐNB có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài ?
5. Từ bảng 31.3/116, hãy vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện tỉ lệ dân số thành thị và nông thôn ở thành phố Hồ Chí Minh qua các năm và nhận xét?
6. Nêu thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế-xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long?Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn và đất mặn ở ĐBS Cửu Long?
7. Nêu những điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long? Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng?
8. Đồng bằng sông Cửu long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước?Phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở ĐBS cửu Long?
9. Sản lượng thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long (nghìn tấn)
Năm
1995
2000
2002
Đồng bằng sông Cửu Long
81
,2
1169,1
1354,5
Cả nước
1584,4
2250,5
2647,4
Vẽ biểu đồ cột ghép thể hiện sản lượng thuỷ sản ở đồng ĐB Cửu Long và cả nước giai đoạn 1995-2002 và nhận xét? Vì sao ĐBS Cửu Long có thế mạnh phát triển ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản?
11. Nhũng khó khăn trong phát triển ngành thuỷ sản ở vùng ĐBS Cửu Long hiện nay?
HS nêu được những thuận lợi và khó khăn về ĐKTN và TNTN.
Vì bình quân GDP/người/tháng cao gấp 1,8 lần mức trung bình của cả nước. KT phát triển năng động.
Cây cao su trồng nhiều.ở ĐNB vì
DT đất xám, đất ba dan màu mỡ.
Khí hậu cận xích đạo có nền nhiệt ẩm cao, ít gió mạnh. Người dân có kinh nghiệm trồng, lấy mủ cao su đúng kĩ thuật. Là nguyên liệu sử dụng cho nhiều ngành công nghiệp trong vùng. Có thị trường lớn, ổn định.
Vì ĐNB có vị trí địa lí thuận lợi.
- Có ĐKTN và tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.
- Lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
- Kinh tế phát triển năng động, có chính sách phát triển kinh tế hợp lí.
Nhận xét: thời kì 1995-2002, tỉ lệ dân thành thị ở TP Hồ Chí Minh tăng dần qua các năm và tăng%
Còn tỉ lệ dân nông thôn giảm dần qua các năm và giảm%
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Đất phù sa màu mỡ chiếm diện tích lớn gồm 1,2 triệu ha đất phù sa ngọt, 2,5 triệu ha đất phèn và đất mặn. Địa hình thấp và tương đối bằng phẳng -> sản xuất lương thực quy mô lớn.
- Khí hậu cận xích đạo, ít thiên tai -> phát triển nông nghiệp quanh năm.
- Sông ngòi: Sông Tiền, sông Hậu -> tiềm năng cung cấp phù sa cho đồng ruộng, nước để sản xuất nông nghiệp và để cải tạo đất phèn, đất mặn.
Điều kiện kinh tế-xã hội:
- Vùng đông dân thứ 2 của cả nước nên có nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trồng lúa nước. Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn.
- Vùng đang được đầu tư lớn các dự án thoát lũ, cải tạo đất phèn, đất mặn, cung cấp nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt về mùa khô.
- Cơ sở vật chất- kĩ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp đang được chú trọng đầu tư phát triển: máy móc, phân bón, dịch vụ cung ứng vật tư và thu mua nông sản, phát triển công nghiệp chế biến nông sản.
Nhận xét: giai đoạn 1995 - 2002, sản lưởng thuỷ sản của đồng bằng sông Cửu Long và cả nước tăng, tăng liên tục qua các năm, trong đó đồng bằng sông Cửu Long tăng là 535,3 nghìn tấn (gấp 1,65 lần), cả nước tăng là 1063 nghìn tấn(gấp 1,67lần). Qua các năm bằng sông Cửu Long luôn chiếm hơn 51% giá trị tổng sản lượng thuỷ sản của cả nước.
VI. Tổng kết, hướng dẫn học tập:
1. Tổng kết: Không.
2. Hướng dẫn học tập: Học kĩ các phần đã ôn và đọc lại bài viết trong SGK và vở ghi, xem và nhận xét các bảng số liệu trong SGK , nhất là vùng Đông Nam Bộ để tiết sau làm bài kiểm tra.
Tiết 47: KIỂM TRA 1 TIẾT
1. Xác định mục tiêu kiểm tra:
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Kiểm tra 3 mức độ: Nhận biết 40%, thông hiểu 30%, vận dụng 30%.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Cấp độ
Tên
chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1.VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển KT ở Đông Nam Bộ?
Kể tên các tỉnh-thành thuộc vùng KT trọng điểm phía Nam
Biện pháp khắc phục khó khăn và góp phần bảo vệ môi trường của vùng?
Số câu 1
Điểm 5
Tỉ lệ 50%
4/5
4,0 đ
40%
1/5
1,0 đ
10%
1 câu
5,0
50%
2.VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Phân tích các thế mạnh về tự nhiên để phát triển sản xuất lương thực và thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long? Xác định các đảo: Côn Đảo, Thổ Chu, Phú Quốc, thuộc tỉnh nào?
Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, nêu nhận xét.
Số câu 2
Điểm 5
Tỉ lệ 50 %
1
3,0 đ
30 %
1
2,0 đ
20%
2 câu
5,0
50%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
4/5
4,0
40%
1
3,0
30%
1
2,0
20%
1/5
1,0
10%
3
10
100%
Đề:
Câu 1( 5,0 đ): a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ? Biện pháp để khắc phục khó khăn và góp phần bảo vệ môi trường của vùng?
b. Kể tên các tỉnh-thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
Câu 2 ( 3,0 đ):a. Phân tích các thế mạnh về tự nhiên để phát triển sản xuất lương thực và thực phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long?
b. Xác định các đảo: Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, thuộc tỉnh nào?
Câu 3 ( 2,0 đ): Sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long (nghìn tấn)
Năm
2000
2002
2008
Đồng bằng sông Cửu Long
1169,1
1354,5
2702,0
Cả nước
2250,5
2647,4
4602,0
Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước ? Từ biểu đồ đã vẽ hãy nêu nhận xét?
ĐÁP ÁN CHẤM:
Câu 1(5,0đ): Thuận lợi: (2,0đ)
- Vùng đất liền: + Địa hình thoải, đất ba dan và đất xám có diện tích lớn. Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, thời tiết ít biến động, nguồn sinh thủy tốt, thuận lợi trồng các cây công nghiệp lâu năm như cao su, cà phê, điều, hồ tiêu và trồng cây công nghiệp hàng năm như mía, lạc, đậu tương, trồng cây quả của miền nhiệt đới như xoài, sầu riêng, vú sữa..
+ Hệ thống sông Đồng Nai có nguồn thuỷ năng lớn, thuận lợi phát triển thủy điện ( Trị An, Thác Mơ, Cẩn Đơn)
- Vùng biển: + Biển ấm, ngư trường rộng lớn và hải sản phong phú, thuận lợi nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản.
+ Gần đường hàng hải quốc tế, thềm lục địa nông, rộng, nhiều dầu khí, thuận lợi phát triển dịch vụ giao thông vận tải. khai thác và chế biến dầu khí.
+ Nhiều bãi tắm đẹp: Vũng tàu, Long Hải. Nhiều vườn quốc gia: Bù Gia Mập,Lò-Gò-Xa-Mát, Cát Tiên, Côn Đảo, thuận lợi phát triển du lịch tắm biển và du lịch sinh thái.
Khó khăn: (1,0 đ) Trên đất liền ít khoáng sản. Diện tích rừng tự nhiên ít và đang suy giảm.
Nguy cơ ô nhiễm môi trường trên đất liền vả trên biển do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng. Mùa khô thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt, gây cháy rừng. Việc bảo vệ môi trường đất liền là nhiệm vụ quan trọng của vùng.
Biện pháp: (1,0 đ) Trồng rừng và bảo vệ rừng, tuyên truyền vận động người dân ý thức bảo vệ và phòng chống cháy rừng, phát triển thuỷ lợi để chủ động nguồn nước tưới vào mùa khô phục vụ sản xuất nông nghiệp của vùng.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (1,0 đ): gồm 8 tỉnh - thành: TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.
Câu 2 ( 3,0 đ). Các thế mạnh về tự nhiên để phát triển SX lương thực và thực phẩm (2,25 đ)
- Là vùng có nhiều tài nguyên thiên nhiên để phát triển SX lương thực và thực phẩn nhất nước ta
+ Đất phù sa màu mỡ.gần 4 triệu ha (1,2 triệu ha phù sa ngọt, 2,5 triệu ha đất phèn và đất mặn) và hàng năm vẫn được mở rộng vùng đất Mũi Cà Mau, thuận lợi trồng lúa nước và một số cây CN hàng năm như mía, đỗ tương.
+ Khí hậu nóng ẩm, lượng mưa khá lớn là điều kiện tốt để phát triển nông nghiệp trồng lúa nước, trồng cây ăn quả nhiệt đới.
+ .Sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn: hệ thống kênh rạch chằng chịt, thuận lợi giao thông đường thuỷ sản xuất và sinh hoạt, phát triển thuỷ lợi và nuôi trồng thuỷ sản, nuôi vịt.
- Tài nguyên biển nguồn lợị hải sản phong phú, biển ấm, ngư trường rộng ( Cà Mau-Kiên Giang), có nhiều đảo và quần đảo thuận lợi khai thác hải sản và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.
- Đảo Cô Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), đảo Thổ Chu và Phú Quốc (Kiên Giang) (0,75 đ)
Câu 3 ( 2,0 đ). Vẽ ( 1,0 đ): yêu cầu vẽ đúng, đẹp và chính xác về độ cao các cột, có kí hiệu, chú giải đầy đủ
Nhận xét:( 1,0 đ) Thời kì 1995 - 2008, sản lượng thuỷ sản của đồng bằng sông Cửu Long và cả nước tăng và tăng liên tục qua các năm, trong đó đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn và tăng 1532,9 nghìn tấn (gấp 2,31 lần), cả nước tăng là 2351,5 nghìn tấn (gấp 2,04 lần).
Tiết 48 Bài 38: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ
TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO
I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần:
- Biết được các đảo và quần đảo lớn.
- Trình bày các hoạt động khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, du lịch biển -đảo
thấy được tiềm năng to lớn của 2 ngành và những hạn chế và các giải pháp phải thực hiện.
2.Về kĩ năng:
- Xác định trên BĐ vị trí, phạm vi vùng biển nước ta, các đảo và quần đảo lớn.
- Phân tích bản đồ, sơ đồ, số liệu thống kê để thấy được tiềm năng kinh tế biển-đảo nước ta
3.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ nguồn lợi hải sản, bảo vệ sự trong sạch môi trường biển.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: HS trình bày được hoạt động khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, du
lịch biển -đảo
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, nhận xét bảng số liệu.
II. Các kĩ năng năng sống cơ bản:
- Tư duy, tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin.
III. Các kĩ thuật và phương pháp dạy học:
- Cá nhân, động não, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề và trình bày
IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ biển- đảo Việt Nam. BĐ giao thông vận tải và du lịch VN
2. Chuẩn bị của học sinh: máy tính và một số tranh ảnh minh họa.
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: Sĩ số.vắngcó phép
2. Kiểm tra bài: Không, GV trả và sửa bài kiểm tra 1 tiết.
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHINH
HĐ1: Tìm hiểu về biển và đảo Việt Nam.
1.Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, nêu vấn đề.
2. Hình thức tổ chức DH: cá nhân
Bước 1: GV treo bản đồ vùng biển VN lên và hỏi:
Em hãy giới thiệu sơ lược về vùng biển nước ta?
Từ sơ đồ H 38.1, em hãy nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta?
Bước 2: GV từ đảo Cồn Cỏ trở ra chưa xác định được đường cơ sở, tạm chia vịnh Bắc Bộ: VN là 35,23%, T.Quốc 46,77%.Vùng biển nước ta gồm 5 bộ phận:
- Nội thuỷ: lấy điểm nhô ra nhất của bờ biển và các đảo ngoài cùng của đảo ven bờ.
- Lãnh hải: rộng 12 hải lí, ranh giới phía ngoài lãnh hải được coi là biên giới quốc gia trên biển.
- Vùng tiếp giáp: lãnh hải rộng 12 hải lí, nước ta có quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh, kiểm soát thuế quan, di cư và nhập cư.
- Vùng đặc quyền kinh tế: tiếp liền lãnh hải, hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở. Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về KT nhưng vẫn để nước ngaòi đặt ống dẫn dầu, thả cáp ngầm ..
- Thềm lục địa: gồm đáy biển, lòng đất dưới đáy biển..
Nhận xét về sự phân bố các đảo và quần đảo trong vùng biển nước ta? Xác định các đảo, quần đảo lớn?
GV vùng vịnh Hạ Long có 1969 đảo lớn nhỏ.
Bước 2: GV chỉ trên bản đồ và chuẩn kiến thức:
HĐ2: Tìm hiểu khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản.
1.Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, giải quyết VĐ
2. Hình thức tổ chức DH: nhóm
Bước 1: GV chia lớp làm 4 nhóm và thảo luận 5 phút.
Nhóm 1: Trình bày về ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản: tiềm năng, sự phát triển?
Nhóm 2: Những hạn chế và phương hướng phát triển của ngành? Tại sao phải ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ?
Nhóm 3: Trình bày du lịch biển-đảo: tiềm năng, sự phát triển? Xác định trên bản đồ một số bãi tắm đẹp?
Nhóm 4: Những hạn chế và phương hướng phát triển của ngành? Kể một số đảo có thế mạnh phát triển du lịch tắm biển, du lịch sinh thái biển của nước ta?
Bước 2: Đại diện các nhóm 1,2 báo cáo, ..
GV hỏi tiếp-HS trao đổi cặp đôi-chia sẻ 1 phút:
Kể một số hình thức đánh bắt mang tính chất huỷ diệt nguồn lợi hải sản đang bị nghiêm cấm?
Phát triển nghề nuôi trồng hải sản có ý nghĩa gì?
GVTK: Có tiềm năng rất lớn để phát triển, cơ sở vật chất không ngừng được cải tiến. Việc đánh bắt xa bờ cần vốn lớn để thay đổi trang thiết bị, lao động phải có tay nghề cao.
Sản lượng nuôi trồng chiếm tỉ lệ nhỏ, gặp nhiều khó khăn do môi trường bị ô nhiễm. Phần lớn xuất khẩu thuỷ sản ở dạng thô nên hiệu quả kinh tế thấp.
Bước 3: GV chuẩn kiến thức:
Bước 4: Đại diện nhóm 3,4 báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV giải thích thêm: Hoạt động khác ít được khai thác như du lịch sinh thái biển-đảo, nghiên cứu biển-đảo, thể thao trên biển như lướt ván, ca nô. Do thiếu vốn đầu tư, hạn chế về năng lực quản lí, trình độ chuyên môn và ngoại ngữ của đội ngũ hướng dẫn viên.
Cần tăng cường quảng bá du lịch biển-đảo của VN trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước như trên truyến hình, Internet, bằng các lễ hội Festi val biển. Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các hình thức du lịch. Bảo vệ sự trong sạch của môi trường biển-đảo.
Bước 3: GV chuẩn kiến thức:
I. Biển và đảo Việt Nam.
1. Vùng biển nước ta.
- Đường bờ biển dài 3260 km.
- Diện tích khoảng 1 triệu km2., là một bộ phận của biển Đông.
2. Các đảo và quần đảo.
- Có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, chia thành các đảo ven bờ và đảo xa bờ.
- Hai quần đảo lớn nhất là Hoàng Sa(Đà Nẵng), Trường Sa(Khánh Hoà).
II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.
- Có tiềm năng rất lớn.
- Phát triển đánh bắt chủ yếu ở ven bờ, sản lượng còn thấp.
- Hạn chế phương tiện thô sơ. Nuôi trồng phát triển chưa tương xứng.
- Phương hướng phát triển: Ưu tiên phát triển đánh bắt xa bờ. Phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến. Đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, ven biển.
2. Du lịch biển-đảo.
- Có tiềm năng rất lớn.
- Phát triển chủ yếu du lịch tắm biển.
- Hạn chế về hình thức chưa phong phú, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu của du khách.
- Phương hướng phát triển: Cải tiến và nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển nhiều loại hình du lịch biển-đảo.
VI. Tổng kết, hướng dẫn học tập:
1. Tổng kết:
2 .Công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản?
(Chế biến được khối lượng lớn, làm tăng giá trị sản phẩm, tăng nguồn hàng thuỷ sản xuất khẩu, ổn định sản xuất, góp phần ổn định sản xuất và nâng cao đời sống người lao động.)
2. Hướng dẫn học tập:
Học bài và chuẩn bị bài 39 để tiết sau học, yêu cầu xem kĩ các câu hỏi trong bài, hình 39.2. Đe
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BÀI 31- 43 ĐỊA 9 (HẠNH VTT).doc