I . MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Hệ thống lại những kiến thức cơ bản về địa lý dân cư và địa lí kinh tế Việt Nam.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích và so sánh mỗi liên quan giữa dân cư và phát triển kinh tế
- Có ý thức học tập nghiêm túc.
II . CHUẨN BỊ:
- Bản đồ dân cư VN
- Bản đồ tự nhiên VN
- Bản đồ kinh tế VN
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Tổ chức: 9A:
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ, cách tiến hành bài học.
Nội dung chính:
Lý thuyết:
Phần I: Địa lí dân cư:
* Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận
Thời gian: 6 phút
GV phân công nhiệm vụ:
- Nhóm 1: VN có bao nhiêu dân tộc? Các dân tộc có số lượng đông? nơi phân bố?
- Nhóm 2: Đặc điểm số dân, tình hình gia tăng dân số của nước ta?
- Nhóm 3: Nguyên nhân của sự gia tăng dân số và biện pháp khắc phục?
- Nhóm 4: Đặc điểm nguồn lao động nước ta? Tại sao việc làm là một vấn đề xã
125 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa lý 9 (cả năm), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
it, đồng, chì, kẽm.
- Chú ý : Nêu tên địa phương có khoáng sản.
VD : Than ở Quảng Ninh ....
HĐ2: Cá nhân
- Kể tên một số ngành công nghiệp khai thác phát triển mạnh? Vì sao.
- GV gợi ý về các mỏ khoáng sản này có trữ lượng khá, điều kiện khai thác thuận lợi, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
- Khai thác than nhằm mục đích gì?
- Tìm vị trí các mỏ khoáng sản phân bố gần nhau như : mỏ sắt ( Trại Cau ) cảng trung tâm công nghiệp (7km), than Khánh Hoà ( 10km)
- Xác định vị trí mỏ than Quảng Ninh?
- Vị trí các nhà máy nhiệt điện Phả lại, Uông Bí, Cảng Cửu Ông xuất khẩu than?
- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ
- GV gọi HS có thể vẽ tiếp các ô nhỏ, xuất phát từ ô số 1,2,1.
VD : Năng lượng điện tử, các nhà máy nhiệt điều hoà mạng với lưới điện quốc gia đến tận các vùng sâu, vùng xa ở Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Như vậy than Quảng Ninh trở thành tài sản chung của các nước.
Nội dung
1. Xác định trên hình 17.1 vị trí của các mỏ :
- Than: Quảng Ninh,Thái Nguyên, LạngLạng Sơn.
- Sắt: Thái Nguyên,Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang.
- Mangan:Cao Bằng.
- Thiếc, bôxit: Cao Bằng,Tuyên Quang.
- Apatit: Lào Cai.
- Đồng: Lào Cai, Sơn La.
- Chì, kẽm: Tuyên Quang
2. Phân tích ảnh hưởng các tài nguyên khoảng sản tới phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi Bắc Bộ:
a. Những ngành CN khai thác phát triển mạnh là khai thác khoáng sản, khai thác lâm sản, thuỷ điện dựa vào nguồn tài nguyên phong phú và nguồn thuỷ năng dồi dào.
b. Chứng minh ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu đang sử dụng nguyên liệu tại chỗ: Sử dụng nguồn tài nguyên sắt, thiếc, mangan, đồng, chì, kẽm ở địa phương và các vùng lân cận.
c. Xác định vị trí các vùng mỏ than Quảng Ninh.
d.Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ than theo mục đích.
nhiên liệu
xuất khẩu
tiêu dùng
than
4. Củng cố:
- Giáo viên hệ thống lại những kiến thức cơ bản phần thực hành
- Chấm điểm một số bài thực hành.
5. HDVN:
- Học và xác định vị trí các mỏ khoáng sản trên lược đồ -Đọc trước bài 20.
Soạn:
Giảng:
Tiết 22. Bài 20
Vùng đồng bằng sông Hồng
I. mục tiêu bài học:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với phát triển kinh tế- xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư xã hội của vùng, thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.
- Biết một số loại tài nguyên của vùng quan trọng nhất là đất.Việc sd đất tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ đất khỏi bị ô nhiễm là một trong những vấn đề trọng tâm của vùng; Biết ảnh hưởng của mức độ tập trung dân cư đông đúc tới môi trường.
2 . Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích bản đồ tự nhiên, bảng số liệu
- Vẽ biểu đồ dan số, sản lượng lương thực vùng
3. Thái độ:
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
II . chuẩn bị:
- GV: Lược đồ tự nhiên vùng đồng bằng sông Hồng.
- HS : máy tính bỏ túi.
III . các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức: 9A:
2. Kiểm tra bài cũ:
Xác định trên bản đồ các mỏ khoáng sản chính của vùng TDMNBB?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: SGK
Hoạt động của GV- HS
HĐ 1: Cá nhân
GV treo lược đồ tự nhiên ĐBSH
- Xác định giới hạn lãnh thổ của vùng ĐBSH? Gồm các bộ phận nào? nêu tên các vùng tiếp giáp?
HS : Trả lời, chỉ bản đồ ?
GV: Chuẩn xác, mở rộng
?Vị trí các đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ trong vịnh Bắc Bộ?
- GV gợi ý đánh giá vị trị địa lí của vùng đồng bằng sông Hồng (Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ )
HĐ 2: Cá nhân
- Quan sát hình 20.1 hãy kể tên và nêu sự phân bố các loại đất ở đồng bằng sông Hồng?
- Đặc điểm khí hậu của vùng?
khí hậu có những thuận lợi gì?
- XĐ vị trí các hệ thống sông lớn?
?Dựa vào hình 20.1 và kiến thức đã học nêu ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư? (bồi đắp phù sa, mở rộng diện tích về phía Vịnh Bắc Bộ).
- Xác định trên lược đồ các tài nguyên khoáng sản có giá trị đáng kể và đang được khai thác hiệu quả? So sánhvùng TDMNBB?
-Xác định các ngành kinh tế dựa vào tài nguyên biển?
HĐ 3: Cả lớp/ cặp
- Dựa vào hình 20.2 và kết quả tính toán trên cho biết đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao gấp bao nhiêu lần mức trung bình cả nước của các vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
- Mật dộ dân số cao ở đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển KT - XH?
- GV yêu cầu HS phân tích bảng 20.1
?Nhận xét tình hình dân cư, xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng so với cả nước? Nguyên nhân?
Nội dung
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
- Vùng Đồng bằng sông Hồng
Gồm: vùng đồng bằng châu thổ, rìa trung du và các đảo trong vịnh Bắc Bộ.
- ĐBSH giáp với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ
- ý nghĩa: thuận lợi cho lưu thông, trao đổi với các vùng khác
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Đất: chủ yếu là đất phù sa.
Ngoài ra còn có đất feralit, đất phèn mặn, đất lầy thụt, đất xám phù sa cổ.
thích hợp canh tác nông nghiệp.(lúa)
-Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh, thích hợp để phát triển vụ đông.
-Thuỷ văn: Mạng lưới sông ngòi dày đặc, lớn nhất là hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình. thuận lợi để thâm canh tăng vụ trong nông nghiệp.
- Khoáng sản: Chủ yếu là đá vôi (Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình). sét, cao lanh (Hải Dương), khí tự nhiên (Thái Bình).
-Tài nguyên biển: phát triển ngư nghiệp (ngư trường Hải Phòng- Quảng Ninh) và du lịch(đảo Cát Bà, Đồ Sơn).
III. Đặc điểm dân cư - xã hội :
- Mật độ dân số cao nhất cả nước, Thái Bình : 1179 người/km2(2002 )
-MĐDS của ĐBSH cao gấp 10 lần vùng TD-MN Bắc Bộ, gấp 14 lần Tây Nguyên và gấp 5 lần cả nước.
+Thuận lợi: cung cấp nguồn lao động, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+Khó khăn: sức ép lên nhà ở, việc làm, y tế, giáo dục
- Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện.
- Quá trình đô thị hóa sớm nhất nước
Có thủ đô Hà Nội.
-Tuy nhiên, đời sống dân cư còn nhiều khó khăn.
4. Củng cố:
- Điều kiện tự nhiên của đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Những đặc điểm dân cư - xã hội đồng bằng sông Hồng.
5. HDVN:
- Học thuộc bài.
- HD làm bài tập 3:
+Sử lí số liệu: đổi đất nông nghiệp ra ha, dân số ra người.
(Dân số=79700000người; đất nông nghiệp= 9406800 ha.)
+Chia diện tích đất cho dân số, vẽ theo kết quả chia được.
- Đọc trước bài 21.
...................................................................................................................
Soạn:
Giảng: Tiết 23. Bài 21
vùng đồng bằng sông hồng (tiếp theo)
ii. mục tiêu bài học:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Trình bày được tình hình phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Hồng( trong cơ cấu GDP nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, nhưng công nghiệp và dịch vụ đang chuyển biến tích cực.)
- Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn
- Nhận biết được vị trí, giới hạn và vai trò của ngành kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích lược đồ kinh tế, bảng số liệu, phân tích mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế
3. Thái độ :
- Có thái độ tích cực học tập
II . chuẩn bị:
- Lược đồ kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
- 1 số tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở đồng bằng sông Hồng
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức: 9A:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những điều kiện thiên nhiên thuận lợi của đồng bằng sông Hồng để phát triển kinh tế - xã hội?
- Những đặc điểm xã hội của đồng bằng sông Hồng?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: SGK
Hoạt động của GV- HS
HĐ 1: Cả lớp
- Quan sát hình 12.1
?Nhận xét về sự phát triển ngành CN ở ĐBSH?
- Căn cứ vào hình 21.1 hãy nhận xét sự chuyển biến về tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng ở đồng bằng sông Hồng?
- Nghiên cứu thông tin đoạn “Giá trị ....2002”, cho biết sự tăng trưởng công nghiệp từ 2005 -> 2002 (nghìn tỷ đ)?
- Dựa vào hình 12.2 cho biết địa bàn phần bố của các ngành CN trọng điểm?
- Giá trị sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở đâu?
- Dựa vào bảng 21.1
hãy so sánh năng suất lúa của ĐBSH với đồng ĐBSCL và cả nước?
- Nông nghiệp đồng bằng sông Hồng đi theo con đường nào?(thâm canh, tăng năng suất là chủ yếu).
- HS: Nghiên cứu thông tin đoạn: “Hầu hết... địa phương” cho biết:
? Lợi ích Kinh tế của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính ở 1 số địa phương thuộc đồng bằng sông Hồng?
HS: liên hệ ngoài nghề lúa trong vùng còn pt chăn nuôi lợn, gà, đánh bắt thuỷ sản...
- Dựa trên hình 21.2 và sự hiểu biết hãy xác định vị trí và nêu ý nghĩa kinh tế xã hội của cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài?
- Các địa điểm du lịch của vùng?
- Bưu chính viễn thông có đặc điểm gì?
HĐ 2: Cá nhân
- Xác định trên 21.2 vị trí của các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
?Hướng chuyển dịch cơ cấu của vùng?
HS: Đọc thuật ngữ “vùng kinh tế trọng điểm”/SGK trang 153.
- Xác định ý nghĩa của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với các vùng TD-MN Bắc Bộ và BTB?
Nội dung
IV. Tình hình phát triển kinh tế:
1. Công nghiệp:
-Công nghiệp ở ĐBSH hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kì CNH- HĐH.
- Gía trị công nghiệp tăng mạnh từ 18,3 nghìn tỷ đồg(1995) lên 55,2 nghìn tỷ đồng (2002).
-Tỷ trọng CN chiếm 21% GDP cả nước (2002).
- Công nghiệp trọng điểm: chế biến LTTP, sx hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, CN cơ khí: máy công cụ, động cơ điện.
- Các trung tâm CN lớn: Hà Nội, HảI Phòng.
2. Nông nghiệp:
a. Trồng trọt:
-Là vùng thâm canh lúa sớm nhất cả nước, năng suất lúa đạt 56,4 tạ/ha.
- Thâm canh tăng năng suất nên năng suất lúa cao hơn vùng ĐB sông Cửu Long và trung bình cả nước.
-Phát triển cây ưa lạnh trong mùa đông: : Ngô, khoai tây, su hào,cải trắng,cà chua Cây trồng vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính.
- Chăn nuôi:
+ lợn:chiếm tỷ trọng cao.
+ bò sữa, bò thịt
+ gia cầm,thuỷ cầm.
+ thuỷ sản.
3. Dịch vụ:
- Giao thông vận tải:mạng lưới giao thông dày đặc, đầu mối giao thông quan trọng: Hà Nội, Hải Phòng.
- Du lịch: Chùa Hương, Tam Cốc-Bích Động, Tây Sơn, Đồ Sơn
- Bưu chính viễn thông phát triển
V. Các trung tâm kinh tế và vùng ktế trọng điểm Bắc Bộ:
-Hà Nôi, Hải Phòng là 2 trung tâm kinh tế lớn nhất của ĐBSH.
-Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và lao động trong vùng và các vùng lân cận.
4. Củng cố:
- GV nhắc lại những nội dung chính của bài.
- HS đọc phần ghi nhớ.
- GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm
5. HDVN:
- Học thuộc bài, trả lời câu hỏi 1 - 2 - 3 trang79
- Đọc trước bài 22.
Soạn:
Giảng:
Tiết 24. Bài 22 Thực hành: vẽ và phân tích biểu
đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương
thực và bình quân lương thực theo đầu người
I . Mục tiêu bài học:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Phân tích được mối quan hệ giữa dân số sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người để củng cố kiến thức đã học về vùng đồng bằng sông Hồng, 1 vùng đất chật người đông mà giải quyết quan trọng là thâm canh tăng vụ và tăng năng suất.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ trên cơ sở xử lý bảng số liệu
3. Thái độ:
- Biết suy nghĩ về các giải pháp bền vững .
II . chuẩn bị:
- Thước kẻ, máy tính bỏ túi, bút chì, bút màu, hộp màu vở thực hành
III . các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức: 9A:
9B:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những điều kiện thiên nhiên thuận lợi của đồng bằng sông Hồng để phát triển kinh tế - xã hội?
- Xác định vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và ý nghĩa của vùng?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ, cách tiến hành bài dạy
HĐ1: Cá nhân
- GV hướng dẫn học sinh cùng cả lớp vẽ biểu đồ 3 đường ( cùng 1 hệ trục toạ độ).
- Cách vẽ từng đường trong 3đường tương ứng với biến đổi dân số, sản lượng lương thực, bình quân lương thực qua các năm.
GV:Tổ chức cho HS vẽ biểu đồ.
2 HS lên bảng vẽ, các HS khác vẽ vào vở
GV: Chuẩn xác
HĐ 2: Nhóm
GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận:5p
Nội dung : các câu a, b, c SGK
a. Dựa vào biểu đồ hãy cho biết những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng?
b. Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng
c. ảnh hưởng của việc giảm tỷ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực của vùng?
- HS: Thảo luận, đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung
- GV: Chuẩn xác
1. Bài tập 1:
Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, SLLL và bình quân lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở ĐBSH.
%
130
120
110
100
1995 1998 2000 2002năm
Chú giải: sản lượng LT
BQLT đầu người
Dân số.
2. Bài tập 2:
a. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng:
- Đất phù sa, nước dồi dào, khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh
- Dân cư có trình độ thâm canh cao
- Đầu tư các khâu thuỷ lợi, cơ khí hoá khâu làm đất giống cây trồng vật nuôi, T bảo vệ thực vật, CN chế biến
b. Vai trò vụ đông khoai ngô đậu có năng suất cao, ổn định, dtích đang mở rộng chính là nguồn lương thực, thức ăn gia súc quan trọng
c. Do việc triển khai chính sách dân số có kế hoạch hoá gia đình có hiệu quả do đó cùng với phát triển nông nghiệp bình quân lương thực đạt trên 400kg/ người. Đồng bằng sông Hồng đã bắt đầu xuất
khẩu 1 phần lương thực
4. Củng cố:
- HS hoàn chỉnh bài thực hành.
-GV thu bài làm của HS, chấm điểm một số bài.
5. HDVN:
- Hoàn chỉnh vào vở giờ sau nộp.
- Đọc trước bài 23
.
Soạn:
Giảng:
Tiết 25. Bài 23
vùng bắc trung bộ
I . Mục tiêu bài học:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với phát triển kinh tế- xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư xã hội của vùng, thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.
- Biết một số tài nguyên của vùng, quan trọng nhất là rừng, xây dựng hồ chứa nước đã góp phần giảm nhẹ thiên tai và BVMT.
2. Kĩ năng:
- Phân tích bản đồ tự nhiên của vùng để phân tích tiềm năng tự nhiên của vùng.
II . Chuẩn bị:
- Lược đồ tự nhiên vùng Bắc trung Bộ (hoặc bản đồ tự nhiên Việt nam)
- 1 số tranh ảnh về vùng Bắc Trung Bộ
III . Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức: 9A:
9B:
2. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra 1 số bài vẽ thực hành của học sinh
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: SGK
Hoạt động của GV - HS
HĐ1: Cả lớp
-HS quan sát hình 23.1:
+ XĐ vị trí, giới hạn lãnh thổ của vùng?
( Xác định đường biên giới trên đất liền?
+ Xác định dải TS Bắc, đường ven biển,...
+ Các vùng tiếp giáp?)
? ý nghĩa vị trí của vùng?
- HS: Trả lời, chỉ bản đồ
- GV: Chuẩn xác
HĐ2: Cả lớp
- HS: Xác định các dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã.
- Xác định trên bản đồ vịnh Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh.
- Dãy Trường Sơn Bắc có ảnh hưởng ntn đến khí hậu của vùng?
-Tại sao về mùa đông gió mùa ĐB lại suy giảm khi đến vùng này?
- Quan sát H23.1, nhận xét gì
về sự phân hóa điạ hình của vùng?
- Quan sát H21.1 và 23.2,so sánh tiềm năng tài nguyên rừng và k/s ở phía bắc và nam d.Hoành Sơn?
?Bằng sự hiểu biết của mình, hãy nêu những khó khăn về mặt tự nhiên ở vùng BTB mà em biết.
GV: Mở rộng
HĐ3: Nhóm
GV chia nhóm thảo luận 5 phút
Câu hỏi
1. Phân tích bảng 23.1 hãy cho biết những khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa phía Đông và phía Tây của BTB? vì sao có sự khác biệt?
2. Phân tích bảng 23.2 nhận xét sự chênh lệch về các chỉ tiêu pt dân cư- xã hội của vùng so với cả nước?
HS: thảo luận, trình bày, nhóm khác nhận xét.
GV: Chuẩn xác.
Nội dung
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
- Bắc Trung Bộ là dải đất hẹp ngang kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía bắc đến dãy Hoành Sơn ở phía nam
- Tiếp giáp:Vùng ĐBSH, vùng TD-MN Bắc Bộ, vùng duyên hải NTB.
- Phía Tây là Trường Sơn Bắc giáp Lào
- Phía Đông giáp biển Đông.
*ý nghĩa: là cầu nối giữa vùng kinh tế Bắc Bộ với các vùng phía Nam, cửa ngõ các nước láng giềng ra biển Đông, của ngõ hành lang Đông- Tây của tiểu vùng sông Mê Công.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
*Có sự phân hóa giữa phía bắc và nam dãy Hoành Sơn.
-Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa, mùa đông gió mùa ĐB đã suy giảm. mùa hạ có gió Tây khô nóng.
- Địa hình:Phân hoá Tây-Đông.
+phía Tây: núi đồi
+phía Đông là đồng bằng,biển,hảI đảo.
-Rừng và khoáng sản tập trung nhiều ở phía bắc d.Hoành Sơn. khoáng sản chủ yếu là đá vôi, sắt, thiếc, đá quý.
*Khó khăn:Thường xảy ra thiên tai: lũ lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng, cát lấn, cát bay, tài nguyên ít, khoáng sản có trữ lượng nhỏ.
III. Đặc biệt dân cư xã hội:
- Có 25 dân tộc.
- Sự phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa vùng đồi núi phía Tây và đồng bằng ven biển phía Đông.
-Người dân có truyền thống lao động cần cù, dũng cảm, giàu nghị lực, là nơi có nhiều di tích lịch sử-văn hoá.
- Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, bình quân thu nhập đầu người còn thấp so với cả nước.
- Tình hình dân cư- xã hội còn nhiều khó khăn.
4. Củng cố:
- Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế- xã hội; phân bố đều ở Trung Bắc Bộ có những đặc điểm gì
5. HDVN:
- Học thuộc bài, trả lời câu hỏi 1, 2 , 3 trang 85
.
Soạn:
Giảng:
Tiết 26. Bài 23
vùng bắc trung bộ (Tiếp theo)
I . Mục tiêu bài học:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất chủ yếu ở Bắc Trung Bộ.
- Nêu được các trung tâm kinh tế lớn và chức năng chủ yếu của từng trung tâm
- Biết một số loại tài nguyên quan trọng của vùng, nhất là rừng, các chương trình trồng rừng,xây dựng hồ chứa nước đã góp phần giảm nhẹ thiên tai và BVMT.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ tự nhiên của vùng để phân tích những tiềm năng của vùng.
II . Chuẩn bị:
- Lược đồ kinh tế Bắc Trung Bộ
- Tranh ảnh về Huế, Nghệ An
III. Các hoạt động dạy học :
1.Tổ chức: 9A: 9B:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút
Đề bài
Điều kiện tự nhiên của vùng Bắc Trung Bộ có thuận lợi và khó khăn gì để phát triển kinh tế xã hội?
Đáp án
- Khí hậu: 2đ
Nhiệt đới gió mùa, mùa hạ có hiện tượng gió Tây nam khô nóng
- Địa hình: 2 đ
Phía tây núi đồi: trồng cây công nghiệp, chăn nuôi trâu bò
Phía đông ven biển: thuận lợi nuôi trồng và đánh bắt thủy sản
- Đất : 2đ: cát pha, phát triển cây công nghiệp hàng năm
- Rừng, khoáng sản: 2đ: phía bắc dãy Hoành Sơn
- Khó khăn về tự nhiên: 2đ: thường xảy ra thiên tai
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: SGK
Hoạt động của GV- HS
HĐ 1: Cả lớp
HS: Quan sát H24.1:
?Nhận xét bình quân lương thực theo đầu người ở BTB?
?Xác định trên lược đồ các cây trồng, các vật nuôi chủ yếu và sự phân bố?
?Xác định các vùng nông- lâm kết hợp?
?ý nghĩa của việc trồng rừng ở BTB?
HĐ2: Cá nhân
Quan sát H24.2, nhận xét sự gia tăng giá trị sản xuất CN ở BTB?
HS: Phân tích H 24.3.
?Các ngành công nghiệp trọng điểm ở BTB?
?Xác định các cơ sở khai thác khoáng sản chủ yếu.
HĐ 3: Nhóm
GV: Chia nhóm thảo luận:
N1:xác định vị trí các quốc lộ 7,8,9,13.
Dựa vào hình 24.3 nhận xét về hoạt động vận tải của vùng BTB?
N2: hãy kể tên một số điểm du lịch nổi tiếng ở Bắc Trung Bộ?
HĐ4: Cả lớp
- Xác định các trung tâm kinh tế : Thanh Hoá, Vinh, Huế
- Xác định trên hình 24.3 những ngành công nghiệp chủ yếu xủa các thành phố này.
Nội dung
VI. Tình hình phát triển Ktế
1. Nông nghiệp:
- Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.
- Bình quân lương thực có hạt theo đầu người thấp.năm 2002 là 333,7 kg/ng.
- Lúa: trồng chủ yếu ở dảI đồng bằng ven biển.
- Cây công nghiệp hàng năm: lạc, vừng trồng chủ yếu ở các vùng đất cát pha ven biển.
- Cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi trâu bò chủ yếu ở vùng đồi núi phía Tây.
- Nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản ở ven biển.
2. Công nghiệp
- Giá trị sản xuất CN của BTB tăng theo từng năm ->mức tăng chậm.
- Các ngành quan trọng là sản xuất VLXD và CN khai khoáng, các ngành CN chế biến gỗ, cơ khí, dệt may, chế biến LT-TP, sx hàng tiêu dùng với quy mô vừa và nhỏ đang phát triển ở hầu hết các địa phương.
3. Dịch vụ:
- Hoạt động giao thông vận tải:là cầu nối giữa 2 miền Bắc- Nam, giữa Việt Nam với trung Lào, đông bắc Thái Lan ra biển Đông.
các quốc lộ1 B -N; quốc lộ 7, 8, 9 đi Lào, Thái Lan.
- Du lịch:là thế mạnh của vùng. các điểm du lịch nổi tiếng như Huế, Phong Nha-Kẻ Bàng; các bãI biển Sầm Sơn, Cửa Lò,Thiên Cầm, Thuận An, Lăng Cô
V. Các trung tâm kinh tế:
- Thanh hoá
- T Phố Vinh, TP Huế.
4. Củng cố:
- Nêu tình hình phát triển kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ.
-Xác định các ngành kinh tế chính của vùng và các trung tâm kinh tế chính.
-Hoàn thành sơ đồ:
Bắc Trung Bộ
Tp Thanh Hoá
TP Vinh
Di sản văn hoá thế giới. du lịch,tp Festival
Ngành
kinh tế
chính
5. HDVN:
- Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi trong sgk.
- Đọc trước bài 25.
Soạn:
Giảng: Tiết 27. Bài 25
vùng duyên hải nam trung bộ
I . Mục tiêu bài học:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế- xã hội
-Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư xã hội của vùng, thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.
- Biết vùng có thế mạnh về du lịch và KT biển, để phát triển các ngành KT biển cần có những biện pháp BVMT, tránh ô nhiễm. Biết hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực NTB nên vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt.- Biết 2 di sản của vựng
2. Kĩ năng: Sử dụng bđ tự nhiên của vùng để phân tích tiềm năng tự nhiên của vùng
3. Thái độ: Nâng cao ý thức BVMT, bảo vệ cỏc di sản
II . Chuẩn bị:
- Lược đồ tự nhiên vùng duyên hải Nam Trung Bộ
- Tranh ảnh về vùng duyên hải Nam Trung Bộ
III. các hoạt động dạy học:
1.Tổ chức: 9A: 9B:
2.Kiểm tra bài cũ:
Trình bày tình hình phát triển kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ?
3. Bài mới: Giới thiệu bài: SGK
Hoạt động của GV- HS
HĐ1: Cá nhân
Dựa vào hình 25.1 hãy xác định:
- Vị trí, giới hạn của vùng duyên hải NTB?
- Vùng tiếp giáp với các vùng nào?
- ý nghĩa của vị trí địa lí của vùng?
- Xác định vị trí 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các đảo Lý Sơn, Phú Quý?
HĐ2: Nhóm
GV chia nhóm thảo luận
Câu hỏi thảo luận:
Quan sát H25.1
1. Nêu đặc điểm địa hình của vùng?
XĐ vị trí các vịnh, bãi tắm của vùng?
2. Nhận xét mạng lưới sông ngòi của vùng?
3. Đặc điểm đất của vùng?
4. Các khoáng sản chính của vùng, nơI phân bố?
5. Những khó khăn về mặt tự nhiên của vùng?
- HS: Thảo luận, đại diện trình bày
- GV: Chuẩn xác, mở rộng
HĐ 3: Cả lớp
GV yêu cầu học sinh đọc bảng 25.1
- Nhận xét sự tăng giảm trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa đồng bằng ven biển vùng núi, đồi gò gió tây?
GV yêu cầu học sinh đọc bảng 25.2
- Nhận xét về tình hình dân cư, xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ?
- Dựa vào lược đồ để xác định phố cổ Hội An di tích Mĩ Sơn được UNESCO công nhận là di sản VHTG.
Nội dung
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
- Vùng DHNTB kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận
- ý nghĩa : Là cầu nối BTB với Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, thuận lợi cho lưu thông và trao đổi hàng hóa
-Vùng có nhiều đảo và quần đảo, có tầm quan trọng cả về kinh tế và quốc phòng
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên :
* Địa hình: phân hoá tây-đông:
-Phía tây: gò đồi,.
-Phía đông: đồng bằng bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang ra sát biển, bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh.
*Nước:Nước lợ, nước mặn ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản.
* Đất: diện tích đất nông nghiệp ít. ở đồng bằng thích hợp trồng cây lương thực, rau quả, cây CN ngắn ngày. Miền núi chăn nuôi gia súc, trồng cây CN.
* Khoáng sản: ít. Có cát thuỷ tinh, titan, vàng, sắt, crôm, đá quý.
Tiềm năng tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế biển
* Khó khăn: tự nhiên rất khắc nghiệt. thiên tai thường xuyên (hạn hán, lũ lụt, sa mạc hoá, chất lượng đất kém).
-Tài nguyên rừng rất cần được bảo vệ và phát triển vốn rừng.
III. Đặc điểm dân cư xã hội:
- Phân bố dân cư có sự khác biệt giữa vùng đồi núi phía Tây và vùng đồng bằng phía đông.
+ Đồng bằng ven biển chủ yếu là người kinh, 1 số người Chăm.
+ Vùng đồi núi phía Tây: chủ yếu dân tộc Nơ Tu, Ra Giuai, Bân, Êđê mật độ dân số thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao.
-Tình hình dân cư - xã hội còn nhiều khó khăn.
- Có nhiều di tích văn hóa, lịch sử: Phố cổ Hội An, Di tích Mĩ Sơn
4. Củng cố:
- HS đọc phần ghi nhớ SGK tr 94.
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
5. HDVN:
- Học thuộc bài, trả lời câu hỏi 1,2,3 trang 94. - Chuẩn bị trước bài 26.
Soạn:
Giảng:
Tiết 28. Bài 26:
vùng duyên hải nam trung bộ (tiếp theo)
I . Mục tiêu bài học:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Trình bày được một số ngành kinh tế tiêu biểu của vùng
- Nêu được tên các trung tâm kinh tế chính của vùng
- Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền trung
2. Kĩ năng:
Phân tích bản đồ, số liệu thống kê
II . Chuẩn bị:
- Lược đồ kinh tế duyên hải Nam Trung Bộ,
-1 số tranh ảnh
III. các hoạt động dạy học :
1. Tổ chức: 9A: 9B:
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu những đặc điểm điều kiện tự nhiên và TNTN Nam Trung Bộ?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: SGK
Hoạt động của GV - HS
HĐ 1: Nhóm
GV chia nhóm thảo luận: 5 phút
Câu hỏi thảo luận:
1. Sự phát triển ngành trồng cây lương thực của vùng? Những khó khăn?
2. Phân tích bảng 26.1, vì sao chăn nuôi tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12306892.doc