1. Hoạt động khởi động
Tạo hứng thú học tập cho HS (cho xem một số hình ảnh về các nhà máy, khu công nghiệp) HS kể tên các nhà máy, khu công nghiệp mà em biết.
Nêu Những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên đối với việc phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta?
2. Hình thành kiến thức: Cá nhân/cả lớp
Nội dung 1: Các nhân tố tự nhiên.
- PP/HT/KT: xác lập mối quan hệ nhân quả, sử dụng bản đồ, giải quyết vấn đề, cá nhân, nhóm
+ Bước 1: Gv yêu cầu hs từ thực tiễn cuộc sống và kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
- Sự phát triển và phân bố công nghiệp phụ thuộc vào những yếu tố tự nhiên nào?
Hs: Tài nguyên khoáng sản, thủy sản, đất, nước, khí hậu, rừng.
Bước 2: GV: Treo sơ đồ H11.1 chưa hoàn chỉnh (ô bên phải bỏ trống)
HS lên bảng hoàn thành sơ đồ H11.1. Và tập trung khai thác sơ đồ. Dựa vào sơ đồ nhận xét nguồn tài nguyên thiên nhiên và cơ cấu của ngành CN ở nước ta?
10 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 759 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Chủ đề: Công nghiệp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16 / 9/2018 Từ tuần 6 đến tuần 7
Ngày dạy: Từ tiết 12 đến 13
ĐỊA 9 - CHỦ ĐỀ: CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
(2 TIẾT – TIẾT 12, 13)
I. LÍ DO LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ
1. Đây là một nội dung cơ bản nằm trong chương trình SGK Địa lí 9.
2. Chuyên đề thiết thực, gần gũi với các em học sinh trong cuộc sống. Qua học tập chuyên đề các em không những nắm bắt được các đặc điểm của ngành công nghiệp Việt Nam đồng thời thấy được vai trò, tầm quan trọng của TNTN đối với sự phát triển công nghiệp. Từ đó có thái độ và hành động đúng đắn góp phần bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông.
3. Tạo điều kiện thuận lợi để vận dụng các phương pháp dạy học tích cực như đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhómvà sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu, máy tính, các thông tin khai thác từ Interet
4. Phát triển được năng lực tự học, giải quyết vấn đề, làm vệc theo nhómvà giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng năng lương tiết kiệm cho HS.
II. MỤC TIÊU
Kiến thức
- Biết được nước ta có nguồn TNTN phong phú, đa dạng, tạo điều kiện để phát triển một nền công nghiệp có cơ cấu đa ngành và phát triển ngành công nghiệp trọng điểm.
- Trình bày được tình hình phát triển và một số thành tựu trong sản xuất công nghiệp.
- Biết công nghiệp nước ta có cơ cấu đa ngành, các ngành công nghiệp trọng điểm chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, sự phân bố các ngành này.
- Biết được 2 khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất nước là ĐB sông Hồng và vùng phụ cận (phía Bắc) và Đông Nam Bộ. Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí để phát triển công nghiệp.
- Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
2. Kĩ năng
- Phân tích được biểu đồ, bản đồ, lược dồ công nghiệp
- Đọc được bản đồ công nghiệp Việt Nam
- Đánh giá được ý nghĩa kinh tế của TNTN.
- Sơ đồ hoá được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
- Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích 1 hiện tượng địa lí kinh tế.
- Nhận xét được nguồn tài nguyên khoáng sản trên bản đồ địa chất – khoáng sản VN.
3. Thái độ
- Thấy được trách nhiệm phải bảo vệ, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí để phát triển công nghiệp.
- Giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm.
4. Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: NL tự học, sáng tạo, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tính toán, giải quyết vấn đề, hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng số liệu thống kê, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ
III. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
2. Sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp
IV. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
1.Bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành
Nội dung/chủ đề/chuẩn
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
- Nêu lên được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
- Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
- Sơ đồ hoá và đánh giá những thuận lợi và khó khăn của các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. Liên hệ với thực tiễn địa phương.
- Liên hệ những chính sách công nghiệp mới ở địa phương.
2. Sự phát triển và phân bố công nghiệp
- Trình bày được cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ.
- Nhận xét được cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ và nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp.
- Hiểu và trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta.
- Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê, sơ đồ về các ngành công nghiệp.
Sử dụng bản đồ và Atlat để phân tích cơ cấu ngành của một số trung tâm công nghiệp và phân bố của các ngành công nghiệp trọng điểm.
Định hướng năng lực được hình thành:
+ Năng lực chung: NL tự học, sáng tạo, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tính toán, giải quyết vấn đề, hợp tác
+ Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng số liệu thống kê, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ.
2. Câu hỏi và bài tập
2.1. Nhận biết
Câu 1: . Yêu cầu HS quan sát H11.1 (hoặc Át lát địa lí Việt Nam) trả lời các câu hỏi : Nước ta có những tài nguyên chủ yếu nào?
Câu 2:
Câu 3: Đặc điểm dân cư, lao động tạo điều kiện như thế nào cho công nghiệp khai thác thế mạnh đó để phát triển.
Câu 4: Qua thực tế em có nhận xét gì về CSVC- KT và cơ sở hạ tầng trong công nghiệp nước ta.
2.2. Thông hiểu
Câu 1: Quan sát bản đồ khoáng sản VN hãy nhận xét về ảnh hưởng của phân bố tài nguyên khoáng sản tới sự phân bố 1 ngành công nghiệp trọng điểm.
Câu 2: Cần hiểu rõ giá trị trữ lượng các TNTN là rất quan trọng, nhưng không phải là nhân tố quyết định sự phát triển và phân bố công nghiệp.
Câu 2: Thị trường có nghĩa như thế nào đối với việc phát triển công nghiệp.
Câu 2: Trong giai đoạn hiện nay chính sách phát triển công nghiệp ở nước ta có định hướng như thế nào?
Câu 2: Việc cải thiện hệ thống đường giao thông có ý nghĩa như thế nào với việc phát triển công nghiệp.
2.3. Vận dụng
Câu 1: Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
Câu 2: Hãy điền các ô bên phải của sơ đồ để biểu hiện các mối quan hệ giữa các thế mạnh về tự nhiên và khả năng phát triển mạnh các ngành trọng điểm .
Câu 3: Cho biết vai trò của nhân tố KT-XH với ngành công nghiệp.
2.4. Vận dụng cao
Câu 1: Trong giai đoạn hiện nay chính sách phát triển công nghiệp ở nước ta có định hướng như thế nào? Liên hệ địa phương.
Câu 2: Ý nghĩa của nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp?
Câu 3: Sản phẩm công nghiệp nước ta hiện nay đang phải đối đầu với những thách thức gì khi chiếm lĩnh thị trường?
V. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH HỌC DẠY HỌC
Hoạt động 1. Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp (Tiết 1)
1. Hoạt động khởi động
Tạo hứng thú học tập cho HS (cho xem một số hình ảnh về các nhà máy, khu công nghiệp) HS kể tên các nhà máy, khu công nghiệp mà em biết.
Nêu Những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên đối với việc phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta?
2. Hình thành kiến thức: Cá nhân/cả lớp
Nội dung 1: Các nhân tố tự nhiên.
- PP/HT/KT: xác lập mối quan hệ nhân quả, sử dụng bản đồ, giải quyết vấn đề, cá nhân, nhóm
+ Bước 1: Gv yêu cầu hs từ thực tiễn cuộc sống và kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
- Sự phát triển và phân bố công nghiệp phụ thuộc vào những yếu tố tự nhiên nào?
Hs: Tài nguyên khoáng sản, thủy sản, đất, nước, khí hậu, rừng.
Bước 2: GV: Treo sơ đồ H11.1 chưa hoàn chỉnh (ô bên phải bỏ trống)
HS lên bảng hoàn thành sơ đồ H11.1. Và tập trung khai thác sơ đồ. Dựa vào sơ đồ nhận xét nguồn tài nguyên thiên nhiên và cơ cấu của ngành CN ở nước ta?
Bước 3: Dựa vào bản đồ và sơ đồ H11.1 cho biết thế mạnh về công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ.
HS trả lời:
ĐB Sông Hồng phát triển CN chế biến Nông, thủy sản, vật liệu xây dựng.
Đông Nam Bộ: CN năng lượng và CN hóa chất (dầu khí)
Kiến thức của nội dung 1
-TNTN đa dạng là cơ sở, nguyên liệu và năng lượng, để phát triển cơ cấu đa ngành.
- Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
- Sự phân bố các loại tài nguyên khác nhau tạo ra thế mạnh khác nhau của từng vùng.
- Than: ĐBB Bộ
- Dầu khí: ĐN Bộ.
-Kim loại: TN TDMNBBộ
- Apatíc: Lào Cai
- Sắt, đá vôi: đồng bằng sông Hồng, BTB.
- Than nâu, bùn: ĐB Sông CLong.
Nội dung 2: Tìm hiểu các nhân tố KT- XH
- PP/HT/KT: giải quyết vấn đề (cá nhân/ Nhóm).
+ Bước 1: Gv yêu cầu hs bằng hiểu biết kết hợp với kiến thức sgk trả lời các câu hỏi sau:
Dân cư và lao động nông thôn có đặc điểm gì. Ảnh hưởng ntn đến sự phát triển công nghiệp?
+ Hs trả lời: Dân đông có khả năng tiếp thu KH – KT. Phát triển được các ngành cần nhiều lao động và một số ngành công nghệ cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Khó khăn: Thiếu việc làm.
+ Gv nhận xét, chuẩn xác, mở rộng...
+ Bước 2. GV chia lớp 4 nhóm, phân công thảo luận. Nêu đặc điểm nổi bật của từng nhân tố thuận lợi và khó khăn.
- HS làm việc cá nhân từ 1- 2 phút, thảo luận nhóm từ 4 phút. Đại diện một số nhóm trình bày các ý đã thảo luận trước lớp. Gv tóm tắt và chuẩn xác kiến thức
N1: Dân cư và lao động.
N2: Cơ sở vật chất – kinh tế và cơ sở hạ tầng.
N3: Chính sách phát triển CN.
N4: Thị trường.
+ Bước 3: Gv yêu cầu Hs trình bày vai trò của yếu tố chính sách đã tác động lên những vấn đề gì trong công nghiệp?
- HS trả lời: Chính sách công nghiệp hóa và đầu tư, phát triển kinh tế nhiều thành phần khuyến khích đầu tư ngoài và trong nước, đổi mới cơ chế quản lý.
- GV chuẩn kiến thức, liên hệ thực tế một số chính sách mới về kêu gọi đầu tư ...
+ Bước 4: GV chốt kiến thức nội dung 2.
Kiến thức nội dung 2: Các nhân tố kinh tế - xã hội
1. Dân cư và lao động nông thôn
- Thị trường trong nước rộng lớn và quan trọng .
- Thuận lợi cho nhiều ngành công nghiệp cần nhiều lao động và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
2 Cơ sở vật chất kĩ thuật
- Trình độ công nghệ còn thấp, chưa đồng bộ, phân bố tập trung ở 1 số vùng.
- Cơ sở hạ tầng được cải thiện
3. Chính sách phát triển nông nghiệp
. - Chính sách CNH và đầu tư
- Chính sách kinh tế nhiều thành phần và đổi mới chính sách khác.
4. Thị trường trong và ngoài nước.
. - Sự cạnh tranh hàng ngoại nhập
- Sức ép cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu
- Sự phát triển và phân bố công nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào các nhân tố KT- XH .
4. Hoạt động vận dụng:
- Treo sơ đồ H11.1 chưa hoàn chỉnh (ô bên phải bỏ trống)
HS lên bảng hoàn thành sơ đồ H11.1. Và tập trung khai thác sơ đồ.
-Dựa vào sơ đồ nhận xét nguồn tài nguyên thiên nhiên và cơ cấu của ngành CN ở nước ta?
HS nhận xét: tài nguyên thiên nhiên đa dạng, cơ cấu CN đa ngành.
- Than: ĐBB Bộ
- Dầu khí: ĐN Bộ.
-Kim loại: TN TDMNBBộ
- Apatíc: Lào Cai
- Sắt, đá vôi: Đồng bằng sông Hồng, BTB.
- Than nâu, bùn: Đồng bằng sông Cửu Long.
5. Tìm tòi mở rộng: (Gv gợi ý để HS thực hiện)
- Lập sơ đồ mối quan hệ giữa các tài nguyên khoáng sản với các ngành công nghiệp.
Khoáng sản
(Một số loại chủ yếu)
Nhiên liệu: than dầu khí
KL: Sắt, magan, crôm, thiết, chì, kẽm...
Vật liệu xây dựng(sắt, đá vôi)
Thủy năng của sông suối.
Phi kim loại (Apatit, pirit, phốtphorit)
CN năng lượng (thủy điện)
CN vật liệu xây dựng
CN luyện kim đen, luyện kim màu.
CN hóa chất
CN năng lượng, hóa chất.
- Kinh tế nhiều thành phần gồm những thành phần kinh tế nào?
- Phân tích ý nghĩa của việc phát triển Nông – Ngư nghiệp đối với ngành Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
- Các ngành CN trọng điểm phát triển dựa trên những thế mạnh nào?
- Nghiên cứu trước “SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP”
Hoạt động 2. Tìm hiểu sự phát triển và phân bố công nghiệp (Tiết 2)
(Tiến hành tương tự hoạt động 1)
1. Hoạt động khởi động
Hãy sắp xếp các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội (được nêu trong bài) tương ứng với các yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
Các yếu tố đầu vào
Các yếu tố đầu ra
Sự phát triển và phân bố CN
2. Hình thành kiến thức: Cá nhân/cả lớp
Nội dung 1:
Bước 1: Dựa vào SGK, cho biết hệ thống công nghiệp nước ta hiện nay gồm các cơ sở nào? cho biết cơ sở ngoài nhà nước gồm các thành phần kinh tế nào?
HS: Cơ sở Nhà nước; cơ sở ngoài Nhà nước; cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài; Kinh tế tập thể, cá thể, tư nhân.
GV: Cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng và cơ sở Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo.
Bước 2: Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Kể tên các ngành CN trọng điểm.
HS: Công nghiệp trọng điểm là ngành CN chiểm tỷ trọng lớn, có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao, có tác động đến các ngành kinh tế khác.
Bước 3: Dựa vào H12.1 hãy xếp thứ tự các ngành trọng điểm của nước ta theo tỷ trọng từ lớn đến nhỏ?
HS: Chế biến lương thực, thực phẩm; Công nghiệp cơ khí, điện tử; Công nghiệp khai thác nhiên liệu; Vật liệu xây dựng hóa chất.; Dệt may; Điện.
Bước 4: Ngoài các ngành công nghiệp trọng điểm trên nước ta còn có các ngành tiểu thủ công nghiệp nào phát triển mạnh?
HS: Đồ gốm. thêu dệt, thổ cẩm, đan lát, mây tre.
Kiến thức nội dung 1: Bảng tóm tắt sự phân bố các ngành công nghiệp
Phân bố
CN trọng điểm
Trung du miền núi
ĐNB
ĐBSH
ĐBSCL
Công nghiệp khai thác nhiên liệu
Than, thuỷ điện, nhiệt điện
Dầu khí
Công nghiệp luyện kim
Kim loại màu, kim loại đen
Công nghiệp hoá chất
SX phân bón, hoá chất cơ bản
SX phân bón
Công nghiệp SX vật liệu xây dựng
Đá vôi,
xi măng
Sét, xi măng
Bước 5. GV chia lớp 4 nhóm, phân công thảo luận.
Nhóm 1: Cho biết cơ cấu và sự phát triển CN khai thác nhiên liệu ? Xác định các mỏ than lớn, mỏ dầu của nước ta?
Nhóm 2: Cho biết cơ cấu và sự phát triển CN điện? Xác định một số nhà máy điện lớn của nước ta?
Nhóm 3: Trình bày cơ cấu và sự phát triển CN chế biến lương thực thực phẩm.
Nhóm 4: Cho biết sự phát triển và phân bố của CN dệt may? Tại sao các thành phố trên là những trung tâm dệt may lớn nhất của nước ta?
HS làm việc cá nhân từ 1- 2 phút, thảo luận nhóm từ 4 phút. Đại diện một số nhóm trình bày các ý đã thảo luận trước lớp. Gv tóm tắt và chuẩn xác kiến thức.
Bảng kiến thức nội dung 2
Ngành
Phát triển dựa trên thế mạnh
Cơ cấu
Nơi phân bố chủ yếu
1. CN khai thác nhiên liệu
Than
dầu mỏ, khí đốt.
CN khai thác than.
CN dầu khí.
Quảng Ninh (Hòn Gai, cẩm Phả)
Thèm lục địa phía Nam
2. CN điện
Thủy năng, than, dầu khí.
Thủy điện
Nhiệt điện
Hòa Bình, Y-a-ly, Trị An, Phả Lại. Uông Bí, Phú Mỹ.
3. Một số ngành CN nặng khác.
- Kim loại: Sắt, thiêt, chì, kẽm.
- Phi kim loại: Apatit, pirit, phốtphorit.
- Đá vôi, đất sắt.
- Công nghiệp: Cơ khí, điện tử.
- Công nghiệp: hóa chất.
- CN vật liệu xây dựng
- Thành phố HCM, Hà Nội, Đà Nẵng.
- TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Lâm Thao,
- ĐB sông Hồng, Bắc Trung bộ .
4. CN chế biến LTTP
Cây lương thực, cây công nghiệp, thịt, sữa, trứng.
Thủy sản
Chế biến SP trồng trọt.
...... SP chăn nuôi
....... Thủy sản
TP HCM, Hải Phòng, Hà Nội, Biên Hòa, Đà Nẵng.
5. CN dệt, may
Nguồn lao động rẽ.
CN dệt
CN may
TP HCM, HNội, Đà Nẵng, Nam Định.
Bước 1: GV treo bản đồ CN Việt Nam và hỏi:
- Quan sát trên bản đồ, em có nhận xét gì về sự phân bố các trung tâm CN lớn ở nước ta? Xác định 2 khu vực tập trung CN lớn nhất nước ta?
HS: Hai khu vực tập trung CN lớn nhất nước ta: Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Hồng.
- Hai trung tâm CN lớn nhất nước ta: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Các TT CN chủ yếu phân bố ở những vùng nào? Vì sao?
HS: Ở đồng bằng ven biển vì gần nguồn nguyên liệu, năng lượng, nước, giao thông thuận lợi, lao động dồi dào.
Bảng kiến thức nội dung 3
. Các trung tâm công nghiệp lớn:
- Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất là ĐB sông Hồng và Đông Nam Bộ.
- TP HCM và Hà Nội là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất.
4. Hoạt động vận dụng:
- Vì sao TP Hồ chí Minh và Hà Nội là 2 trung tâm CN lớn của nước ta? (Là 2 thành phố lớn nhất, phát triển nhiều ngành công nghiệp nhất là các ngành CN trọng điểm có từ 6-7 ngành trở lên)
- Trong giai đoạn hiện nay chính sách phát triển công nghiệp ở nước ta có định hướng như thế nào? Liên hệ thực tế các ngành CN địa phương. (Ở Sóc Trăng có các ngành công nghiệp chế biến thủy sản, vật liệu xây dựng và tiểu thủ công nghiệp.)
5. Tìm tòi mở rộng:
- Sản phẩm công nghiệp nước ta hiện nay đang phải đối đầu với những thách thức gì khi chiếm lĩnh thị trường thế giới?
- Đọc biểu đồ cơ cấu GDP của các ngành dịch vụ năm 2014, phân tích.
- Đọc và tìm hiểu bài 13 “VAI TRÒ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA DỊCH VỤ”. Sưu tầm một số tranh ảnh hoạt động dịch vụ.
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................
..................
..................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 11 Cac nhan to anh huong den su phat trien va phan bo cong nghiep_12431361.doc