1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh cần nắm:
Củng cố và bổ sung kiến thức, lí thuyết về ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi
1.2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỉ năng xử lí bảng số liệu theo các yêu cầu riêng của vẽ
biểu đồ (tính cơ cấu phần trăm
- Rèn luyện kỉ năng vẽ biểu đồ, đường thể hiện tốc độ tăng trưởng .
- Rèn luyện kỉ năng đọc biểu đồ, rút ra nhận xét và giải thích .
1.3. Thái độ: Có ý thức tham gia tốt các hoạt động và ý thực thực hiện bài vẽ của mình.
2. CHUẨN BỊ :
2.1. Giáo viên: Biểu đồ vẽ ở bảng phụ .
2.2. Học sinh: Đồ dùng học tập, máy tính bỏ túi, thước kẻ, compa.
136 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa lý 9 năm học 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A:
Bài 21: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (tiếp)
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Hiểu được tình hình phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Hồng trong cơ cấu GDP nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao nhưng công nghiệp và dịch vụ đang chuyển biến tích cực
- Thấy được vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đang tác động mạnh đến sản xuất và đời sống dân cư. Các thành phố Hà Nội, Hải Phòng là 2 trung tâm kinh tế lớn và quan trọng của vùng đồng bằng sông Hồng
1.2. Kĩ năng:
- Biết kết hợp kênh chữ và kênh hình để giải thích một số vấn đề bức xúc của vùng.
1.3. Thái độ: Học sinh thấy được ý nghĩa của việc giảm gia tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng.
2. CHUẨN BỊ:
2.1. Giáo viên:
- Lược đồ kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng.
- Một số tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở đồng bằng sông Hồng.
2.2. Học sinh:
- Soạn bài, SGK.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
3.1. Ổn định lớp:
3.2. Kiểm tra miệng: Điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế và xã hội?
3.3. Tiến trình dạy học:
Giáo viên giới thiệu và ghi mục bài lên bảng
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
* HĐ1: Cá nhân, cặp.
- HS quan sát hình 21.1:
H: hãy nhận xét sự chuyển biến về tỉ trọng khu vực CN-XD ở ĐBSH từ 1995 -> 2002.
H: Nêu giá trị xs CN ở ĐBSH?
- HS quan sát hình 21.2 và bản đồ:
- Xác định các trung tâm CN lớn, vừa, nhỏ của ĐBSH. Mỗi trung tâm có những ngành CN nào?
- HS quan sát hình 21.3:
H: Nội dung của hình nói lên điều gì? Kể tên các sản phẩm CN quan trọng của vùng.
- Chuyển ý: Nông nghiệp tuy chiếm tỉ trọng nhỏ (20% năm 2002) nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng và có sản phẩm đa dạng.
* HĐ2: Cá nhân, nhóm.
- HS quan sát kênh chữ và bảng 21.1:
H: Sản xuất lương thực ở ĐBSH có đặc điểm gì? (về diện tích, sản lượng, năng suất)
H: Vì sao ở ĐBSH đứng sau ĐBSCL về diện tích và sản lượng lương thực nhưng năng suất lúa lại cao nhất cả nước?( Trình độ thâm canh cao, cơ sở hạ tầng tốt, do nhu cầu dân số đông)
H: ĐBSH đã phát huy ưu thế của mùa đông lạnh để phát triển các loại cây trồng nào?
- HS thảo luận nhóm: Nêu lợi ích của việc đưa vụ đông thành vụ sx chính ở ĐBSH?
H: Về chăn nuôi ở ĐBSH phát triển như thế nào?
H: Bên cạnh những thuận lợi, ĐBSH còn có những khó khăn gì trong phát triển nông nghiệp?
- Chuyển ý:
* HĐ3: Cá nhân
H: Hoạt động dịch vụ nào đang phát triển mạnh ở ĐBSH? Tại sao?
H: Dựa vào hình 21.2 và hiểu biết, hãy xác định vị trí và nêu ý nghĩa KT-XH của cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài.
- HS xác định trên bản đồ một số địa điểm du lịch nổi tiếng của ĐBSH.
H: Ngoài GTVT, còn hoạt động dịch vụ nào cũng phát triển mạnh ở ĐBSH?
* HĐ4: Cá nhân.
- HS xác định trên bản đồ các trung tâm kinh tế lớn của vùng.
- HS quan sát kênh chữ SGK:
H: Nêu DT, DS, tên các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
IV/ Tình hình phát triển kinh tế:
1. Công nghiệp:
- Giá trị và tỉ trọng CN-XD tăng nhanh trong cơ cấu GDP của vùng, chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước.( 2002)
- Các ngành CN trọng điểm: Chế biến LTTP, sx hàng tiêu dùng, sản xuấtVLXD, cơ khí.
- Sản phẩm CN quan trọng: Máy công cụ, động cơ điện, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng.
2. Nông nghiệp:
* Trồng trọt:
- Có trình độ thâm canh cao -> Năng suất lúa cao nhất cả nước.
- Vụ đông đang trở thành vụ sx chính với các cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao: Ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải, cà chua
* Chăn nuôi:
- Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước (27,2% năm 2002).
- Nuôi bò sữa, gia cầm, thuỷ sản đang được chú ý.
3. Dịch vụ:
- Hoạt động vận tải sôi động -> Hà Nội, Hải Phòng là 2 đầu mối giao thông quan trọng -> Thúc đẩy giao lưu kinh tế và phát triển du lịch.
- Du lịch phát triển mạnh với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, hấp dẫn.
- Bưu chính viễn thông phát triển mạnh.
V/ Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ:
- Trung tâm kinh tế lớn: Hà Nội, Hải Phòng.
- Vùng KT trọng điểm Bắc Bộ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu KT của cả 2 vùng: ĐBSH, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP.
4.1. Tổng kết: *Khu tam giác CN lớn của ĐBSH gồm 3 tỉnh- thành phố nào sau đây:
a. Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định * b. HN, Hải Dương, Vĩnh Phú
c. Hà Nội, Thái Bình, Bắc Ninh d. Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam.
ĐÁP ÁN: a (HN, HP, N Định)
4.2. Hướng dẫn tự học:
- Soạn bài thực hành (Chuẩn bị thước kẻ, bút chì, màu để vẽ biểu đồ)
Tiết PPCT 24 Ngày soạn: 11/11/2016
Tuần 12 Lớp dạy: 9A
Bài 22: THỰC HÀNH
VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA DÂN SỐ, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN
LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức
- Phân tích được mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người để củng cố kiến thức đã học về vùng đồng bằng sông Hồng, một vùng đất chật người đông mà giải pháp quan trọng thâm canh tăng vụ và tăng năng suất.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ trên cơ sở xử lí bảng số liệu
1.3. Thái độ:
- Biết suy nghĩ về các giải pháp phát triển bền vững.
2. CHUẨN BỊ:
2.1. Giáo viên: Bản đồ dân cư vùng đồng bằng sông Hồng.
2.2. Học sinh:
- Thước kẻ, máy tính bỏ túi, bút chì, bút màu.
- Vở thực hành
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
3.1. Ổn định lớp:
3.2. Kiểm tra miệng:
3.3. Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
* HĐ1: Cá nhân.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1:
- GV hướng dẫn cách vẽ
- Gọi 1 HS khá lên vẽ trên bảng. HS cả lớp vẽ vào vở.
- GV treo biểu đồ mẫu -> chuẩn kiến thức.
1/ Vẽ biểu đồ đường:
Biểu đồ: Tốc độ tăng DS, sản lượng LT và bình quân LT theo đầu người ở ĐBSH
* HĐ2: Nhóm
- HS đọc yêu cầu của bài tập 2:
H: Dựa vào biểu đồ, hãy nhận xét về tốc độ tăng DS, SLLT, BQLT theo đầu người ở ĐBSH
- HS thảo luận nhóm: (4 nhóm)
Nhóm 1: Những điều kiện thuận lợi để phát triển xs lương thực ở ĐBSH?
Nhóm 2: Nêu những khó khăn ảnh hưởng đến sx lương thực ở ĐBSH?
Nhóm 3: Vai trò của vụ đông trong sản xuất LTTP ở ĐBSH?
Nhóm 4: Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo vấn đề lương thực của vùng?
- GV giáo dục ý thức DS-KHHGĐ ở địa phương.
2/ Nhận xét:
Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở ĐBSH:
* Thuận lợi:
- Đất phù sa màu mỡ thích hợp với cây lương thực, nhất là lúa nước.
- Khí hậu thuỷ văn thuận lợi -> cho phép thâm canh tăng vụ.
- Thời tiết mùa đông lạnh có thể trồng một số cây lương thực ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Số dân đông -> nguồn lao động dồi dào.
- Cơ sở hạ tầng hoàn thiện nhất cả nước.
* Khó khăn:
- Diện tích đẩt canh tác có xu hướng thu hẹp.
- Thời tiết thất thường
- Dân số quá đông, chuyển dịch cơ cẩu KT còn chậm.
Vai trò của vụ đông trong sản xuất LTTP ở ĐBSH:
- Do có mùa đông lạnh nên các tỉnh ở ĐBSH đã phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao như: ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải -> Vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính ở ĐBSH.
- Vụ đông đã giải quyết được vấn đề lương thực cho vùng và còn xuất khẩu một số rau quả ôn đới.
Mối quan hệ giữa gia tăng dân số với sản xuất lương thực ở ĐBSH:
- Tỉ lệ tăng DS của ĐBSH giảm (1,1%) à sản lượng lương thực tăng à Bình quân lương thực theo đầu người tăng.
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP.
4.1. Tổng kết:
- Vì sao thâm canh tăng vụ, tăng năng suất là biện pháp hàng đầu ở ĐBSH?
4.2. Hướng dẫn tự học:
- Hoàn thành những phần việc chưa làm xong ở lớp
Tiết PPCT: 25 Ngày soạn: 18/11/2016
Tuần: 13 Lớp dạy: 9A
Bài 23: VÙNG BẮC TRUNG BỘ
1/ MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: HS hiểu được ý nghĩa của vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ của Bắc Trung Bộ. Hiểu và trình bày được đặc điểm của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm dân cư- xã hội của vùng Bắc Trung Bộ, những thuận lợi và khó khăn của vùng.
1.2. Kĩ năng: Đọc bản đồ, lược đồ, phân tích bảng số liệu.
1.3. Thái độ: Có ý thức cộng đồng bảo vệ các di sản văn hoá TG và phòng chống thiên tai.
2/ CHUẨN BỊ:
2.1 Giáo viên:
- Bản đồ vùng Bắc Trung Bộ.
2.2. Học sinh:
- Soạn bài, sưu tầm tư liệu tranh ảnh về vùng BTB.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
3.1. Ổn định:
3.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi: Nêu vai trò của vụ đông trong sản xuất LTTP ở ĐBSH?
Trả lời: Do mùa đông lạnh nên các tỉnh ở ĐBSH đã trồng những cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao như: ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải, cà rốt Vì vậy vụ đông đã trở thành vụ sx chính ở ĐBSH àgiải quyết được vấn đề lương thực cho vùng và xuất khẩu một số rau quả ôn đới.
3.3/ Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
* HĐ1: Cá nhân. Tìm hiểu ý nghĩa của vị trí địa lí của vùng Bắc Trung Bộ.
- HS quan sát hình 23.1 và bản đồ:
H: Xác định trên bản đồ vị trí giới hạn của vùng Bắc Trung Bộ, đọc tên các tỉnh - thành phố, nêu diện tích, dân số của vùng.
Nhận xét hình dáng lãnh thổ của vùng.
H: Vị trí của vùng Bắc Trung Bộ có ý nghĩa như thế nào?
- GV phân tích thêm: Bắc Trung Bộ có thể coi là ngã tư đường đối với trong nước và các nước trong khu vực. Vị trí càng thuận lợi thì cơ hội phát triển càng lớn.
* HĐ2: Nhóm. Tìm hiểu về ĐKTN và nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tể của vùng Bắc Trung Bộ.
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- Các nhóm quan sát lược đồ, bản đồ kết hợp những kiến thức đã học ở lớp 8 để tìm hiểu các nội dung:
Nhóm1:- Trình bày các đặc điểm địa hình của BTB trên bản đồ.
Nhóm 2:- Tìm hiểu về ĐKTN ở bắc Hoành Sơn và nam Hoành Sơn.
- Ảnh hưởng của dãy Trường Sơn tới khí hậu của BTB? ( phía đông của Trường Sơn bắc là sườn đón gió mùa đông bắc à gây mưa lớn ở các địa phương. Trường Sơn bắc cũng là nguyên nhân gây hiện tượng gió phơn( gió Lào) về mùa hạ)
Nhóm 3: So sánh các nguồn tài nguyên ở bắc và nam Hoành Sơn? ( về quỹ đất, rừng, khoảng sản, du lịch)
- HS xác định dãy Hoành Sơn, xác định các nguồn tài nguyên trên bản đồ.
Nhóm 4: Bắc Trung Bộ thường hay gặp những thiên tai gì? Vì sao?
- Để khắc phục thiên tai, BTB cần phải có những biện pháp gì?
- GV cho HS quan sát hình 23.3 à Giáo dục tư tưỏng.
* HĐ3: Cá nhân.
H: Nêu số dân, số dân tộc sinh sống trong vùng.
- HS quan sát bảng 23.1:
H: Hãy cho biết sự khác biệt về địa bàn cư trú, hoạt động kinh tế giữa phía đông và phía tây của Bắc Trung bộ?
- HS quan sát bảng 23.2:
H: Nhận xét sự chênh lệch giữa các chỉ tiêu của BTB so với cả nước. à Nhận xét về đời sống của nhân dân trong vùng.
H: Mặc dù đời sống còn khó khăn nhưng nhân dân BTB có những điểm tích cực nào?
- HS xác định trên bản đồ một số điểm du lịch của vùng.
I/Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
- Là dải đất hẹp chiều ngang, có diện tích 51.513 Km2
- Là cầu nối giữa các vùng lãnh thổ phía Bắc và phía Nam đất nước, giữa nước ta với Lào. Là cửa ngõ của các nước tiểu vùng sông Mê Công ra biển Đông và ngược lại.
II/ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Địa hình từ tây -> đông là: Núi -> gò đồi ->đồng bằng -> biển và hải đảo.
- Dãy Trường Sơn bắc có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của vùng (Mưa nhiều vào mùa thu đông, gió nóng tây nam vào mùa hạ)
- Các nguồn tài nguyên quan trọng (Quỹ đất, rừng, KS, tài nguyên biển) tập trung nhiều hơn ở bắc Hoành Sơn.
- Thường xuyên gặp thiên tai: bão lụt, gió Lào, hạn hán, cát lấn
III/ Đặc điểm dân cư, xã hội:
- Số dân: 10,3 triệu người (2002)
- Là địa bàn cư trú của 25 dân tộc.
- Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía tây và phía đông của vùng ( bảng 23.1)
- Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn
- Nhân dân có truyền thống hiếu học, cần cù lao động, dũng cảm, giàu nghị lực trong đấu tranh chống thiên tai và giặc ngoại xâm.
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP.
4.1. Tổng kết:
Nêu sự khác biệt về địa bàn cư trú và hoạt động kinh tế của các dân tộc ở đồng bằng ven biển phía đông và vùng gò đồi phía tây.
4.2. Hướng dẫn tự học: - Làm các câu hỏi và bài tập trong SGK ( trang 85)
- Chuẩn bị bài 24: Chú ý phân tích các hình 24.1, 24.2, 24.3 để trả lời các câu hỏi trong bài.
Tuần: 13 Ngày soạn: 18/11/2016
Tiết: 26 Lớp dạy: 9A
Bài 24: VÙNG BẮC TRUNG BỘ (Tiếp theo)
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: HS hiểu được: So với các vùng khác, kinh tế BTB còn nhiều khó khăn, nhưng đang đứng trước triển vọng lớn trong thời kì mở cửa, hội nhập của nền kinh tế nước nhà. Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành kinh tế trong vùng.
1.2. Kĩ năng: Xác lập mối quan hệ giữa tự nhiên và hoạt động sx của con người.
1.3. Thái độ: Có ý thức trách nhiệm trong việc tuyên truyền khai thác và bảo vệ tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên du lịch.
2. CHUẨN BỊ:
2.1. Giáo viên
- Bản đồ tự nhiên, kinh tế vùng Bắc Trung Bộ
2.2. Học sinh:
- SGK, soạn bài.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
3.1. Ổn định tổ chức:
3.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi: Điều kiện tự nhiên ở BTB có thuận lơi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của vùng?
Trả lời: - Vị trí địa lí: Thuận lợi cho giao lưu KT –XH với các vùng trong nước, với nước ngoài.
- ĐKTN: Địa hình liên hoàn từ tây sang đông -> phát triển kinh tế vùng đồi núi -> đồng bằng -> kinh tế biển.
Khí hậu: không có mùa đông lạnh à thuận lợi phát triển nông- lâm- ngư nghiệp.
Tài nguyên phong phú.
Khó khăn: Nhiều thiên tai: Gió lào, bão lũ, cát lấn
3.3. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
* HĐ1: Nhóm nhỏ.
- HS quan sát hình 24.1:
H: Nhận xét về sản lượng lương thực có hạt bình quân theo đầu người của BTB so với cả nước thời kì 1995 -> 2002.
H: Hãy nêu một số khó khăn trong sx nông nghiệp của BTB? (Thiên tai, đất ít và xấu, dân đông, cơ sở hạ tầng kém phát triển)
H: Để tăng sản lượng LT, vùng BTB đã có những biện pháp gì?
- HS xác định trên hình 24.3 và bản đồ; các vùng trồng lúa, vùng nông- lâm kết hợp, các vùng trồng cây CN, chăn nuôi của Bắc Trung Bộ.
H: Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở BTB
H: Để giảm bớt thiên tai, bảo vệ môi trường, vùng BTB đang chú ý đến vấn đề gì?
(Trồng rừng, xây hồ chứa nước.)
- Liên hệ ở địa phương, giáo dục ý thức BVMT
* HĐ2: Nhóm nhỏ
- HS quan sát hình 24.2:
H: Nhận xét sự gia tăng giá trị sx công nghiệp ở Bắc Trung Bộ.
H: Vì sao BTB chưa có điều kiện để phát triển CN tương xứng với tiềm năng?( Hậu quả của chiến tranh kéo dài, cơ sở hạ tầng còn yếu kém)
H: Những ngành CN nào đang phát triển nhanh và là thế mạnh của vùng BTB? Tại sao?
- HS xác định trên bản đồ các cơ sở khai thác KS: Thiếc, crôm, ti tan, đá vôi.
H: Ngoài 2 ngành CN nói trên, ở BTB đang phát triển những ngành CN nào? Ỏ đâu?
- HS xác định trên bản đồ các trung tâm CN, các ngành CN thuộc mỗi trung tâm.
H: Nhận xét sự phân bố của các trung tâm CN trong vùng.
* HĐ3: Cá nhân.
H: Vị trí của BTB có thuận lợi gì để phát triển kinh tế?
- HS quan sát hình 24.3 và bản đồ:
H: Xác định vị trí các quốc lộ 7, 8, 9 và nêu tầm quan trọng của các tuyến đường này.
(Nối với các cửa khẩu ở biên giới Việt- Lào)
- HS xác định các địa điểm du lịch nổi tiếng của vùng.
* HĐ4: Cá nhân.
- HS xác định trên bản đồ các trung tâm kinh tế của vùng. Nhận xét đặc điểm của mỗi trung tâm?
IV/ Tình hình phát triển kinh tế:
1. Nông nghiệp:
- Sản lượng LT bình quân đầu người đã tăng nhiều nhưng vẫn còn ở mức thấp so với cả nước.
- Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất lúa ở dải đồng bằng ven biển.
- Tăng cường trồng cây CN, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, trồng rừng, phát triển rộng rãi nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
2. Công nghiệp:
- Giá trị CN tăng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng tự nhiên và kinh tế của vùng.
- Các ngành CN quan trọng hàng đầu của BTB là: + CN khai khoáng
+ CN sản xuất vật liệu xây dựng
- Các ngành CN khác: Chế biến gỗ, cơ khí, dệt kim, may mặc, chế biến LTTP đang phát triển ở các địa phương.
3. Dịch vụ:
-C ó vị trí thuận lợi để trung chuyển hàng hoá, hành khách à GTVT phát triển.
- Hoạt động du lịch phát triển với nhiều điểm du lịch nổi tiếng.
V/ Các trung tâm kinh tế:
- TP Thanh Hoá
- TP Vinh
- TP Huế
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP.
4.1. Tổng kết:
- Tại sao nghề rừng, chăn nuôi gia súc lớn, khai thác nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ?
- Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ? (Có nhiều điểm du lịch nổi tiếng: Du lịch lịch sử (Làng Kim Liên, ngã ba Đồng Lộc), du lịch di sản văn hoá, di sản thiên nhiên, du lịch sinh thái, nghỉ mát)
4.2. Hướng dẫn tự học:
- Làm các câu hỏi và bài tập ở SGK.
-S oạn bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
Tiết PPCT: 27 Ngày soạn: 26/11/2014
Tuần: 16 Lớp dạy: 9A:
Bài 25: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: Khắc sâu được ý nghĩa quan trọng của vị trí giới hạn của vùng. Là vùng có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của đất nước.Biết được sự đa dạng của tài nguyên thiên nhiên giúp cho vùng phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng, đặc biệt là ngành kinh tế biển.
1.2. Kĩ năng: Đọc bản đồ, phân tích bảng số liệu, xác lập mối quan hệ địa lí.
1.3. Thái độ: Giáo dục ý thức khắc phục khó khăn, bảo vệ tài nguyên biển.
2. CHUẨN BỊ:
2.1. Giáo viên:
- Bản đồ tự nhiên vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
2.2. Học sinh: SGK, soạn bài.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
3.1. Ổn định tổ chức:
3.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi: Nêu tình hình phát triển nông nghiệp của Bắc Trung Bộ. Vì sao nghề rừng, chăn nuôi gia súc lớn, khai thác và chế biến lâm sản là thế mạnh của vùng BTB?
Trả lời: - Sản lượng LT bình quân theo đầu người tăng nhiều nhưng vẫn ở mức độ thấp so với cả nước. Vùng BTB đang đẩy mạnh thâm canh tăng vụ ở đồng bằng Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tăng cường trồng rừng, cây CN, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
Giải thích: - Có vùng núi trung du chiếm trên 50% diện tích của vùng, riêng rừng chiếm 40% diện tích à Nghề rừng, chăn nuôi gia súc lớn phát triển.
- Nhiều sông, bờ biển dài, nhiều đầm phá à đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản phát triển, đang thực hiện mô hình nuôi tôm trên cát.
3.3. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
* HĐ1: Cả lớp.
- HS quan sát hình 25.1 và bản đồ:
+ Xác định vị trí, giới hạn của vùng DHNTB. Xác định các quần đảo Hoàng Sa, trường Sa, đảo Lí Sơn, Phú Quý.
+ Đọc diện tích dân số, các tỉnh, thành phố của vùng.
+ Nhận xét về hình dáng lãnh thổ của vùng.
+ Vị trí của vùng DHNTB có tầm quan trọng như thế nào( Về vị trí: Liên kết BTB, ĐNB, Tây Nguyên
Về quốc phòng: Kết hợp quốc phòng đất liền với 2 quần đảo trên biển
Về Kinh tế: Sự phong phú của các ĐKTN tạo cho vùng tiềm năng phát riển KT đa dạng, đặc biệt là kinh tế biển)
* HĐ2: Nhóm nhỏ
- HS quan sát hình 25.1 và bản đồ:
H: Nhận xét về địa hình của DHNTB? Địa hình của vùng có gì giống và khác với địa hình của Bắc Trung Bộ.
- HS xác định trên bản đồ vị trí của các vịnh: Dung Quất(Q.Ngãi), Vân Phong, Cam Ranh(Khánh Hoà)
- Xác định các bãi tắm, các điểm du lịch nổi tiếng trong vùng.
- Các nhóm thảo luận: Đánh giá về tài ngưên và khả năng phát triển kinh tế ở từng miền địa hình của vùng.
- HS trình bày, nhận xét bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức :
I/ Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
- Diện tích: 44.254 km2. Gồm 8 tỉnh – thành phố.
- Lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài từ Đà Nẵng à Bình Thuận
à Là cầu nối giữa BTB với ĐNBộ, là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, có tầm quan trọng đặc biệt về an ninh quốc phòng.
II/ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Địa hình từ tây sang đông là: Núi, gò đồi à Đồng bằng à biển và đảo.
Địa hình
Tài nguyên
Khả năng phát triển kinh tế
Núi, gò đồi
Rừng: Gỗ, đặc sản
Chăn nuôi gia súc lớn, khai thác và chế biến lâm sản
Đồng bằng ven biển
Đất nông nghiệp, khoáng sản
Trồng cây lương thực, rau quả, cây CN ngắn ngày, khai thác khoáng sản.
Biển, hải đảo
Hải sản, tổ yến, du lịch
Khai thác , nuôi trồng thuỷ sản, phát triển du lịch
H: Hiện nay ở DHNTB đang gặp những khó khăn gì? (thiên tai hạn hán, bão lũ, hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng)
H: Cần có biện pháp gì để hạn chế những khó khăn đó? (trồng rừng)
H: Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ?
* HĐ3: Cá nhân
- HS nêu số dân của vùng.
- HS đọc bảng 25.1:
H: Nhận xét sự khác biệt trong phân bố dân cư, dân tộc và hoạt động kinh tế giữa vùng ĐB ven biển với vùng đồi núi phía Tây của vùng?
- HS quan sát bảng 25.2:
H: Nhận xét về tình hình dân cư, xã hội của DHNTB so với cả nước?
- HS quan sát hình 25.2, 25.3 à tìm trên bản đồ vị trí của phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn.
III/ Đặc điểm dân cư, xã hội:
- Dân số: 8,4 triệu ngườI (2002)
- Phân bố dân cư, dân tộc và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía tây và phía đông của vùng (Bảng 25.1)
- Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn (nhất là vùng núi phía tây)
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP.
4.1. Tổng kết: Vùng DHNTBcó những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển KT-XH?
4.2. Hướng dẫn tự học: Soạn bài 26, Phân tích các bảng số liệu, các kênh hình trong bài.
Tiết PPCT: 28 Ngày soạn: 27/11/2014
Tuần : 16 Lớp dạy: 9A
Bài 26: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (Tiếp theo)
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: HS hiểu và trình bày được tiềm năng KT của vùng. Nhận thức được sự chuyển biến mạnh mẽ về KT-XH của vùng DHNTB. Biết được vai trò của vùng KT trọng điểm Miền Trung đang tác động mạnh tới sự tăng trưởng và phát triển KT của vùng DHNTB.
1.2. Kĩ năng: Đọc, xử lí số liệu và phân tích quan hệ không gian: Đất liền- biển và đảo của DHNTB.
1.3. Thái độ: Có ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng trong việc khai thác tài nguyên, đặc biệt là tài ngưyên du lịch
2. CHUẨN BỊ:
2.1. Giáo viên:
- Bản đồ tự nhiên, kinh tế vùng DHNTB.
2.2. Học sinh:
- SGK, soạn bài.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
3.1. Ổn định tổ chức:
3.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi: Vùng DHNTB có những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển KT-XH?
Trả lời: - Thuận lợi về vị trí địa lí: .., Các nguồn tài nguyên ở vùng đồi núi:, Tài nguyên vùng ĐB:.., vùng biển:
- Khó khăn: Hạn hán, thiên tai bão lũ, hiện tượng sa mạc hoá đang có nguy cơ mở rộng.
3.3. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
* HĐ1: Nhóm nhỏ.
- HS quan sát bảng 26.1, hình 26.1:
H: Nhận xét về tình hình chăn nuôi bò và đánh bắt thuỷ sản ở DHNTB? (sản lượng lớn, phát triển nhanh)
H: Vì sao chăn nuôi bò và đánh bắt thuỷ sản là thế mạnh của vùng?
- HS xác định các bãi tôm, bãi cá trên bản đồ.
- HS quan sát hình 26.1:
H: Ở vùng biển DHNTB, ngoài nổi tiếng về khai thác nuôi trồng thuỷ sản, còn nổi tiếng về nghề gì? Vì sao?
H: Nêu tình hình sx lương thực của DHNTB?
H: Vì sao bình quân LT theo đầu người ở DHNTB còn thấp?
H: Cần có biện pháp gì để hạn chế bớt tác hại của thiên tai?
* HĐ2: Nhóm nhỏ.
- HS quan sát bảng 26.2:
- GV hướng dẫn HS tính tốc độ tăng trưởng( = % )
H: Nhận xét sự tăng trưởng giá trị sx CN của DHNTB so vớI cả nước? (Chiếm tỉ trọng nhỏ so với cả nước, nhưng tốc độ tăng trưởng khá cao: tăng 2,6 lần, trong khi cả nước chỉ tăng 2,5 lần)
- HS xác định các trung tâm CN, các ngành CN trên bản đồ.
H: Nhận xét chung về cơ cấu CN của vùng?
- HS trình bày, GV phân tích thêm: Vùng có lực lượng công nhân cơ khí có tay nghề cao, năng động trong KT thị trường, xây dựng nhiều khu CN trong phạm vi vùng KT trọng điểm Miền Trung.
* HĐ3: Cá nhân.
- HS xác định trên bản đồ các tuyến đường giao thông đi qua vùng và nêu vai trò của các tuyến đường đó.
- HS các định các địa điểm du lịch trong vùng.
* HĐ4: Cá nhân, cặp.
- HS xác định trên bản đồ các trung tâm kinh tế lớn của vùng.
H: Vì sao các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên?
(Có QL 14, 19, 26 nối Tây Nguyên với các thành phố ra biển.)
- HS tìm hiểu kênh chữ mục V:
H: Vùng KT trọng điểm Miền Trung gồm những tỉnh, thành phố nào? Có diện tích, dân số là bao nhiêu? Có vai trò như thế nào đối với các vùng lân cận?
IV/ Tình hình phát triển kinh tế:
1. Nông nghiệp:
- Chăn nuôi bò và khai thác thuỷ sản là thế mạnh của vùng (27,4% giá trị thuỷ sản của cả nước (2002)
- Là vùng nổi tiếng về nghề làm muối và chế biến thuỷ sản.
- Sản lượng LT bình quân theo đầu người: 281,5 kg -> Thấp hơn mức trung bình của cả nước (463,6 kg)
2. Công nghiệp:
- Chiếm tỉ trọng nhỏ trong giá trị sx CN của cả nước nhưng tốc độ tăng trưởng khá cao.
- Cơ cấu công nghiệp bước đầu được hình thành và khá đa dạng: Gồm các ngành: Cơ khí, chế biến lương thực, sx hàng tiêu dùng, khai thác khoáng sản, lâm sản
3. Dịch vụ:
- Dịch vụ GTVT phát triển mạnh với các đầu mối giao thông thuỷ- bộ: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.
- Du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng.
V/ Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung:
- Trung tâm KT lớn: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.
- Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung gồm 5 tỉnh, thành phố à Có tầm quan trọng không chỉ với vùng DHNTB mà với cả Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP.
4.1. Tổng kết:
- Điền các tuyến đường QL14,19, 26 nối các thành phố, thị xã của Tây Nguyên với các cảng biển ở DHNTB ( Tuyến đường ngằn nhất):
+ Kon Tum - Đà Nẵng: QL.
+ Plei Ku - Quy Nhơn: QL.
+ Buôn Mê Thuột - Nha Trang: QL.
4.2. Hướng dẫn tự học:
- Soạn bài thực hành: Bài 2 lập bảng xử lí số liệu: Cộng sản lượng của cả 2 vùng = tổng sản lượng của cả Miền Trung, sau
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12408549.doc