Hs TL: HS xác định các sông trên lược đồ.
- Gv nhấn mạnh: Do đất trồng cây công nghiệp chiếm tỉ lệ lớn, diện tích rừng còn rất ít nên nguồn sinh thủy bị hạn chế. Như vậy việc bảo vệ rừng đầu nguồn sinh thủy là rất quan trọng. Phần hạ lưu do đô thị hóa và công nghiệp phát triển mạnh nguy cơ ô nhiễm các dòng sông rất lớn nên hạn chế sự ô nhiễm nước ở ĐNB.
? Sông nào có tầm quan trọng nhất vùng? Vì sao?
- Hs TL: Sông Đồng Nai vì lưu vực sông hầu như phủ kín lãnh thổ của vùng.
- GV: ( mở rộng) Tổng diện tích đất tự nhiên của ĐNB có 2354,5 nghìn ha: có khoảng 60,7% đang sử dụng đất nông nghiệp; 20,8% đất lâm nghiệp; 8,5% đất chuyên dùng; 2,0% đất thổ cư. Đất chưa sử dụng 7,2 %.
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Tiết 35 - Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/ 1/ 2019
Ngày giảng: 9A: 4/ 1/ 2019
9B: 05/1/2019 Điều chỉnh:..
Tiết 35. Bài 31:
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Học sinh cần hiểu được ĐNB là vùng phát triển kinh tế rất năng động. Đó là kết quả khai thác tổng hợp lợi thế vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tên đất liền, trên biển, cũng như các đặc điểm dân cư- xã hội.
2. Kĩ năng:
- Nắm vững phương pháp kênh hình và kênh chữ để giải thích.
+ Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng.
+ Trình độ đô thị hóa và một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội cao nhất trong cả nước.
3. Thái độ:
- Đọc kĩ bản số liệu, lược đồ để khai thác nội dung, liên kết các kênh nội dung theo câu hỏi dẫn dắt.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ, tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Bản đồ khu vực Đông Nam Á.
Lược đồ tự nhiên Đông Nam Bộ - Tài liệu, tranh ảnh về tự nhiên Đông Nam Bộ.
2. HS: - Tìm hiểu trước bài mới, sgk, vở bài tập, tập bản đồ.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp 1’
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Tiến trình:
a. Khám phá: Là một vùng đất mới trong lịch sử phát triển của đất nước, Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi với tiềm năng kinh tế lớn hơn các vùng khác, có vị thế quan trọng đối với cả nước và khu vực. Để có hiểu biết về vùng Đông Nam Bộ, bài hôm nay ta cùng tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của vùng và vì sao
Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước
b. Kết nối:
HĐ của GV và HS
Nội dung cơ bản
HĐ1: Vị trí địa lí và gới hạn lãnh thổ 10’
- GV: dùng lược đồ ’’các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm’’ sơ lược lại ý nghĩa, vị trí những vùng kinh tế đã học và giới thiệu giới hạn lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ
? Dựa vào H31.1 xác định ranh giới vùng Đông Nam Bộ?
- Hs TL: - Bắc và Đông Bắc giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Tây và Nam kề ĐBSCL.
- Đông và Đông Nam giáp biển.
? Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng?
- Hs TL: - Vùng nằm vĩ độ thấp( dưới 120B), ít bão và gió phơn.
- Gv nhận xét, chuẩn kiến thức: Vị trí chuyển tiếp giữa vùng kinh tế giàu tiềm năng lớn về nông nghiệp lớn nhất nước ta. Giữa các vùng có tài nguyên rừng giàu có, trữ lượng khoáng sản, thủy năng phong phú. Biển Đông- tiềm năng kinh tế biển lớn.
- Là trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- GV: Dùng bản đồ khu vực Đông Nam Á phân tích vị trí của thành phố Hồ Chí Minh với thủ đô các nước trong khu vực.
I. Vị trí địa lí và gới hạn lãnh thổ
* Vị trí địa lí:
- Bắc và Đông Bắc giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Tây và Nam kề ĐBSCL.
- Đông và Đông Nam giáp biển.
- Tây bắc giáp Campuchia
* Ý nghĩa:
- Là cầu nối giữa Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ với đồng bằn sông Cửu Long, giữa đất liền với biển Đông giàu tiềm năng.
- Là đầu mối giao lưu kinh tế - xã hội quan trọng của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế qua mạng lưới các loại hình giao thông.
HĐ2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: 15’
- GV: Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
+ Nhóm 1, 2: Dựa vào bảng 31.1 và hình 31.1 nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng Đông Nam Bộ.
- Hs TL: Địa hình thoải, độ cao trung bình, đất badan - đất xám, khí hậu nóng ẩm cận xích đạo, nguồn thủy sinh tốt, mặt bằng xây dựng tốt, các cây trồng thích hợp( cao su, đậu tương, lạc, mía,...)
- GV: Nhận xét và ghi bảng.
? Loại cây công nghiệp nào trong vùng chiếm phần lớn diện tích và sản lượng của cả nước?
- Hs TL: Cây cao su
- GV: Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu đất nước. Đặc biệt là cây cao su.
+ Nhóm 3, 4: Vì sao Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển?
- Hs TL: Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế, thềm lục địa nông rộng giàu tiềm năng dầu khí,khai thác dầu khí,đánh bắt hải sản, giao thông, dịch vụ, du lịch biển.
+ Nhóm 5, 6: Quan sát H31.1, hãy xác định các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé. Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ?
- Hs TL: HS xác định các sông trên lược đồ.
- Gv nhấn mạnh: Do đất trồng cây công nghiệp chiếm tỉ lệ lớn, diện tích rừng còn rất ít nên nguồn sinh thủy bị hạn chế. Như vậy việc bảo vệ rừng đầu nguồn sinh thủy là rất quan trọng. Phần hạ lưu do đô thị hóa và công nghiệp phát triển mạnh nguy cơ ô nhiễm các dòng sông rất lớn nên hạn chế sự ô nhiễm nước ở ĐNB.
? Sông nào có tầm quan trọng nhất vùng? Vì sao?
- Hs TL: Sông Đồng Nai vì lưu vực sông hầu như phủ kín lãnh thổ của vùng.
- GV: ( mở rộng) Tổng diện tích đất tự nhiên của ĐNB có 2354,5 nghìn ha: có khoảng 60,7% đang sử dụng đất nông nghiệp; 20,8% đất lâm nghiệp; 8,5% đất chuyên dùng; 2,0% đất thổ cư. Đất chưa sử dụng 7,2 %.
Đây là vùng có mức độ sử dụng đất cao so với tỉ lệ chung cả nước. Điều đố nói lên trình độ phát triển khá mạnh và mức độ thu hút khá lớn tài nguyên đất vào sản xuất và đời sống.
? Hãy phân tích những khó khăn của vùng ĐNB trong việc phát triển kinh tế - xã hội và nêu biện pháp khắc phục?
- Hs TL:
+ Khó khăn: trên đất liền ít khoáng sản, dt rừng không lớn đang suy giảm, ô nhiễm môi trường đất và biển rất lớn.
+ Biện pháp: Sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản, trồng cây gây rừng, giảm sự ô nhiễm môi trường đến mức có thể.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Vùng đất liền: Địa hình thoải, tiềm năng lớn về đất,có hai loại chủ yếu là đất badan và đất xám rất thích hợp với cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao.
- Vùng biển, thềm lục địa có nguồn dầu khí lớn đang được khai thác, nguồn thủy sản phong phú, giao thông vận tải và du lịch biển phát triển.
Kết luận: Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong cơ cấu.
HĐ3: Đặc điểm dân cư – xã hội: 12’
? Dựa vào SGK và H31.1 nhận xét tình hình đô thị hóa của vùng ĐNB và những tác động tiêu cực của tốc độ đô thị hóa và phát triển công nghiệp tới môi trường?
- Hs TL:
+ Tốc độ đô thị hóa nhanh 55,5% tỉ lệ dân thành thị, công nghiệp phát triển mạnh làm cho nguy cơ ô nhiễm môi trường trở nên nặng nề.
+ Ô nhiễm môi trường do khai thác vận chuyển dầu.
? Căn cứ vào bảng 31.2 nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở vùng ĐNB so với cả nước?
- HS: Đọc bảng 31.2 để rút ra nhận xét.
? Các tiêu chí cao hơn cả nước có ý nghĩa gì.
- Hs TL: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu hút mạnh lao động, chất lượng cuộc sống được cải thiện, nâng cao...
? Các tiêu chí thấp hơn cả nước có ý nghĩa gì
- Hs TL: Giải quyết tốt vấn đề việc làm của người lao động. Nền kinh tế phát triển, năng lực sản xuất của vùng nâng cao...
GV: Làm việc ở ĐNB những người có tay nghề cao thì có thu nhập cao, còn lao động chưa qua đào tạo có mức thu nhập thấp gặp hiều khó khăn trong cuộc sống. Do đó vấn đề việc làm và thất nghiệp còn chiếm tỉ lệ cao chỉ thấp hơn mức trung bình của cả nước chút ít.
? Tìm hiểu và trình bày tóm tắt những di tích tự nhiên, lịch sử văn hóa có giá trị lớn để phát triển du lịch?
- Hs TL: Khu dự trữ sinh quyển của thế giới - Rừng Sác - huyện Cần Giờ.
+ Địa đạo Củ Chi, nhà tù Côn Đảo, Bến cảng Nhà Rồng...
- Gv nhận xét, chuẩn kiến thức.
III. Đặc điểm dân cư – xã hội:
- Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, lành nghề và năng động, sáng tạo trong nền kinh tế thị trường.
- Nhiều di tích lịch sử- văn hóa có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.
c. Luyện tập: 5’
- Gv củng cố kiến thức bài giảng:
Câu 1: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở ĐNB.
Câu 2: Vì sao ĐNB có sức thu hút mạnh mẽ đối với cả nước?
d. Vận dụng: 2’
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Tìm hiểu trước bài 32 ”Vùng Đông Nam Bộ’’(tiếp theo)
+ Cơ cấu kinh tế của ĐNB có gì tiến bộ so với cả nước.
+ Trong phát triển kinh tế vùng đang gặp phải những khó khăn gì?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T 35.doc