Giáo án Địa lý 9 - Tiết 38 - Bài 34: Thực hành phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ

Bài tập 2

- HS thảo luận nhóm nhỏ theo các câu hỏi. Lớp được phân thành 8 nhóm, hai nhóm cùng trao đổi, thảo luận về một câu hỏi.

+ Nhóm 1: Những ngành công nghiệp trọng điểm nào sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng ?

+ Nhóm 2 : Những ngành công nghiệp trọng điểm nào sử dụng nhiều lao động ?

+ Nhóm 3 : Những ngành công nghiệp trọng điểm nào đòi hỏi kĩ thuật cao ?

 + Nhóm 4 : Vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước.

- GV gợi ý HS xem lại các bài học trong SGK (bài 31, 32, 33). Các nhóm thảo luận trong thời gian 5 phút.

- GV gọi đại diện một nhóm được phân công trả lời câu hỏi, đại diện nhóm thứ hai bổ sung, lần lượt như vậy cho đến hết cả 4 câu hỏi.

* Tìm hiểu về các ngành công nghiệp trọng điểm của Đông Nam Bộ

a) Những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng tài nguyên sẵn có trong vùng :

- Khai thác dầu khí (khai thác các mỏ dầu khí ở thềm lục địa phía Nam).

 

doc5 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 750 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Tiết 38 - Bài 34: Thực hành phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29 / 1/ 2018 Ngày giảng: 31/ 1/ 2018 Tiết 38- Bài 34 : THỰC HÀNH PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM Ở ĐÔNG NAM BỘ I. Mục tiêu bài giảng: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức đã học về những điều kiện thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của vùng, làm phong phú kháI niệm về vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng xử lí, phân tích số liệu thống kê về một số ngành công nghiệp trọng điểm.Có kĩ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp, tổng hợp kiến thức theo câu hỏi hướng dẫn. - Hoàn thiện phương pháp kết hợp kênh hình với kênh chữ và liên hệ với thực tiễn 3.Thai độ: Có ý thức chuẩn bị kĩ nội dung bài. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ, tính toán. - Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng ảnh. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: Lược đồ kinh tế Đông Nam Bộ 2. Học sinh: Chuẩn bị trước nội dung bài. III. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp : 1P 2. Kiểm tra bài cũ: 5P ? KÓ tªn c¸c thµnh phè vµ nªu vai trß cña vïng kinh tÕ träng ®iÓm phÝa Nam ? Tr×nh bµy ®Æc ®iÓm d©n c­ x· héi cña vïng §«ng Nam Bé ? §Æc ®iÓm d©n c­ cã thuËn lîi g× ®èi víi sù ph¸t triÓn kinh tÕ cña vïng ? 3. Tiến trình: a. Khám phá: b. Kết nối: - GV cùng HS xác định yêu cầu bài thực hành: + Vẽ biểu đồ hình cột (biểu đồ hình cột đơn, biểu đồ hình cột chồng, biểu đồ thanh ngang ) thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước. + Trình bày những điều kiện thuận lợi trong quá trình phát triển công nghiệp của vùng cũng như vai trò của vùng trong sự phát triển công nghiệp của vùng. Hoạt động 1: 20P Bài tập 1: Vẽ biểu đồ - HS (cá nhân) căn cứ vào số liệu trong bảng thống kê 34.1, vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước. - GV làm việc với toàn lớp : + Yêu cầu HS đọc các số liệu trong bảng, chú ý số liệu có tính tương đối, tính bằng %. Yêu cầu HS nhận xét trực quan nhằm phát hiện ngành nào có tỉ trọng lớn, ngành nào có tỉ trọng nhỏ. + Nên vẽ biểu đồ gì. Kết luận: thích hợp là biểu đồ cột chồng. + Gọi một HS khá lên bảng, đồng thời yêu cầu tất cả HS toàn lớp làm việc theo hướng dẫn của GV theo các bước sau : * Vẽ hệ tọa độ tâm O, trục tung chia thành 10 đoạn tương ứng với 10% mỗi đoạn, tổng cộng trục tung là 100% ; đầu mút trục tung ghi %. * Trục hoành có độ dài hợp lí, chia đều 7 đoạn, đánh dấu điểm cuối đoạn 1 làm đáy để vẽ cột dầu thô. Cũng tương tự như vậy đánh dấu đáy các cột sản phẩm các ngành công nghiệp trọng điểm kế tiếp. Độ cao của từng cột có số phần trăm trong bảng thống kê, tương ứng đúng trị số trên trục tung. (Chú ý: nếu vẽ biểu đồ thanh ngang thì GV hướng dẫn HS làm ngược lại : trục hoành chia % ; trên trục tung là điểm đầu của các thanh biểu thị cho các sản phẩm tiêu biểu của những ngành công nghiệp trọng điểm). + Lấy kết quả của HS vẽ trên bảng làm mốc thời gian chung cho cả lớp. GV yêu cầu cả lớp nhìn lên bảng và nhận xét bổ sung. Chú ý nhắc nhở HS đề tên biểu đồ, ghi chú và đánh màu để phân biệt các sản phẩm tiêu biểu thuộc những ngành công nghiệp trọng điểm. GV nhận xét, kết luận. + Những em vẽ chưa xong, có thể cho làm tiếp ở nhà, GV cũng cần kiểm tra kết quả làm việc ở tiết học tiếp theo. Hoạt động 2: 15P Bài tập 2 - HS thảo luận nhóm nhỏ theo các câu hỏi. Lớp được phân thành 8 nhóm, hai nhóm cùng trao đổi, thảo luận về một câu hỏi. + Nhóm 1: Những ngành công nghiệp trọng điểm nào sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng ? + Nhóm 2 : Những ngành công nghiệp trọng điểm nào sử dụng nhiều lao động ? + Nhóm 3 : Những ngành công nghiệp trọng điểm nào đòi hỏi kĩ thuật cao ? + Nhóm 4 : Vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước. - GV gợi ý HS xem lại các bài học trong SGK (bài 31, 32, 33). Các nhóm thảo luận trong thời gian 5 phút. - GV gọi đại diện một nhóm được phân công trả lời câu hỏi, đại diện nhóm thứ hai bổ sung, lần lượt như vậy cho đến hết cả 4 câu hỏi. * Tìm hiểu về các ngành công nghiệp trọng điểm của Đông Nam Bộ a) Những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng tài nguyên sẵn có trong vùng : - Khai thác dầu khí (khai thác các mỏ dầu khí ở thềm lục địa phía Nam). - Điện (phát triển dựa vào nguồn thủy năng trên hệ thống sông Đồng Nai, nguồn khí đốt khai thác từ các mỏ trong thềm lục địa phía Nam) - Vật liệu xây dựng (dựa trên nguyên liệu sét cao lanh ở Bình Dương) - Chế biến thực phẩm (nguồn mía, lạc, đậu tương,.. ở Tây Ninh, Đồng Nai). b) Những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nhiều lao động : dệt may, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng. c) Những ngành công nghiệp trọng điểm đòi hỏi kĩ thuật cao : cơ khí - điện tử, hóa chất. d) Vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước : Đông Nam Bộ là vùng đứng đầu trong giá trị đóng góp công nghiệp cả nước, thúc đẩy xu hướng đa dạng hóa công nghiệp cả nước. c. Luyện tập: ( 3P) GV nhận xét thái độ học tập của HS. d. Hướng dẫn học bài tại nhà: ( 1P) Hoàn thành bài thực hành;Tìm hiểu trước bài 35 VĐBSCL Ngày soạn: 29 / 1/ 2018 Ngày giảng: 31/ 1/ 2018 THỰC HÀNH MÔN ĐỊA LÍ 9: PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM Ở ĐÔNG NAM BỘ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức đã học về những điều kiện thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của vùng, làm phong phú kháI niệm về vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng xử lí, phân tích số liệu thống kê về một số ngành công nghiệp trọng điểm.Có kĩ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp, tổng hợp kiến thức theo câu hỏi hướng dẫn. - Hoàn thiện phương pháp kết hợp kênh hình với kênh chữ và liên hệ với thực tiễn 3. Thai độ: Có ý thức chuẩn bị kĩ nội dung bài. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ, tính toán. - Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng ảnh. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: Lược đồ kinh tế Đông Nam Bộ 2. Học sinh: Chuẩn bị trước nội dung bài, thước kẻ. Bài tập 1: Vẽ biểu đồ. - Học sinh vẽ đúng đủ biểu đồ, đủ các bước. Bài tập 2: Yêu câu học sinh hoàn thiện các bài tập. * Tìm hiểu về các ngành công nghiệp trọng điểm của Đông Nam Bộ a) Những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng tài nguyên sẵn có trong vùng : - Khai thác dầu khí (khai thác các mỏ dầu khí ở thềm lục địa phía Nam). - Điện (phát triển dựa vào nguồn thủy năng trên hệ thống sông Đồng Nai, nguồn khí đốt khai thác từ các mỏ trong thềm lục địa phía Nam) - Vật liệu xây dựng (dựa trên nguyên liệu sét cao lanh ở Bình Dương) - Chế biến thực phẩm (nguồn mía, lạc, đậu tương,.. ở Tây Ninh, Đồng Nai). b) Những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nhiều lao động : dệt may, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng. c) Những ngành công nghiệp trọng điểm đòi hỏi kĩ thuật cao : cơ khí - điện tử, hóa chất. d) Vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước. Đông Nam Bộ là vùng đứng đầu trong giá trị đóng góp công nghiệp cả nước, thúc đẩy xu hướng đa dạng hóa công nghiệp cả nước. - Sau khi hoàn thiện bài thực hành GV yêu cầu học sinh nộp lại bài thu hoạch để chấm điểm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT 38.doc
Tài liệu liên quan