- Bờ biển dài 3260 km với vùng biển đặc quyền về kinh tế rộng hơn 1 triệu km2.
- Số lượng giống loài hải sản lớn:
+ Trên 2000 loài cá.
+ Trên 100 loài tôm.
+ Nhiều đặc sản: hải sâm, bào ngư, sò huyết
Trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao. - Nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú.
+ Trên 120 bãi cát rông, dài, phong cảnh đẹp; ví dụ: .
+ Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn; ví dụ:.
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Tiết 44 - Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/3/2018
Ngày giảng: 22/3/2018
Tiết 44- Bài 38
PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được các đảo và quần đảo lớn (tên, vị trí). Phân tích được ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng.Trình bày được đặc điểm của các ngành kinh tế biển: đánh bắt và nuôi trồng hải sản, du lịch biển đảo.
- Biết được thực trạng giảm sút tài nguyên ô nhiễm môi trường biển - đảo nguyên nhân và hậu quả của nó.
2. Kỹ năng :
- Xác định được vị trí, phạm vi vùng biển Việt Nam. Kể tên và xác định trên bản đồ vị trí một số đảo và quần đảo lớn từ Bắc vào Nam (Cát Bà, Cái Bầu, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Thổ Chu, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa).
* Giáo dục kỹ năng sống: Giao tiếp; trình bày suy nghĩ.
3. Thái độ: Có niềm tin vào sự phát triển của các ngành kinh tế biển ở nước ta, thêm yêu quý quê hương đất nước. Có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo→ Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường biển – đảo.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ, tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng ảnh.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Lược đồ:Vùng biển và đảo Việt Nam; Bản đồ: Giao thông và du lịch Việt Nam.
2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: 1p
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: 2p
3. Tiến trình:
a. Khám phá:Việt Nam có vùng biển rộng với nhiều đảo và quần đảo. Nguồn tài nguyên biển-đảo phong phú của nước ta là tiền đề để phát triển nhiều ngành kinh tế biển: đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, du lịch biển, khai thác khoáng sản biển, giao thông vận tải biển.
b. Kết nối:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
HĐ1: Biển và đảo Việt Nam ( 20p)
? Quan sát bản đồ Việt Nam, em có nhận xét gì về vùng biển Việt Nam?
- HS trả lời; GV khắc lại: Việt Nam là 1 quốc gia độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ bao gồm phần đất liền, các đảo và phần biển. Vùng biển nước ta có đường bờ biển dài và diện tích rộng.
? Quan sát H 38.1, hãy nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta.
HS nêu giới hạn
- GV bổ sung và trình bày phần chủ quyền vùng biển nước ta:
+ Nội thuỷ là vùng nước ở trong đường cơ sở giáp với bờ biển. Đường cơ sở là đường nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra.
+ Lãnh hải có chiều rộng 12 hải lí. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải là đường biên giới quốc gia trên biển.
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải có chiều rộng 12 hải lí. Trong vùng này, nước ta có quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh, dây cáp ngầm, kiểm soát thuế quan, di cư, môi trường, các quy định về y tế...
+ Vùng đặc quyền kinh tế tiếp liền lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Vùng này nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế.
+ Thềm lục địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam cho đến bờ rìa lục địa. Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò và khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.
- GV yêu cầu HS quan sát bản đồ Việt Nam, kết hợp lược đồ H.38.2, rút ra nhận xét về đảo và quần đảo nước ta.
? Tìm trên H.38.2, các đảo lớn: Phú Quốc, Cát Bà, Cái Bầu, Phú Quý, Lý Sơn, Côn Đảo, Bạch Long Vĩ và các quần đảo lớn: Hoàng Sa và Trường Sa. Xác định các đảo và quần đảo đó trên bản đồ Việt Nam.
- HS tìm trên H38.2, lên bảng chỉ trên bản đồ; GV chuẩn xác.
- GV kết luận: Có vùng biển rộng lớn là một lợi thế của nước ta trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế thế giới.GV tích hợp BVMT.
I. Biển và đảo Việt Nam
1. Vùng biển nước ta
- Bờ biển dài 3260km và vùng biển rộng khoảng
- Việt Nam là một quốc gia có vùng biển rộng 1 triệu km2.
- Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông, bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
2. Các đảo và quần đảo
- Trong vùng biển nước ta có hơn 3000 đảo lớn nhỏ, chia thành:
+ Các đảo ven bờ khoảng 2800 đảo, một số đảo ven bờ có diện tích khá lớn: Phú Quốc, Cát Bà, Cái Bầu, Phú Quý, Lý Sơn, Côn Đảo
+ Các đảo xa bờ: Bạch Long Vĩ, quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa.
HĐ2: II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển (18p)
GV nêu khái niệm phát triển tổng hợp kinh tế biển: là sự phát triển nhiều ngành, giữa các ngành có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau để cùng phát triển và sự phát triển của một ngành không được kìm hãm hoặc gây thiệt hại cho ngành khác.
? Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.
HS trả lời; GV giải thích lại.
( Việt Nam có vùng biển rộng với nhiều đảo và quần đảo. Nguồn tài nguyên biển-đảo phong phú của nước ta là tiền đề để phát triển nhiều ngành kinh tế biển: đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, du lịch biển, khai thác khoáng sản biển, giao thông vận tải biển)
- HS đọc sơ đồ H 38.3.
HS thảo luận nhóm.
? Dựa vào thông tin SGK và sự hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết những điều kiện thuận lợi và tình hình phát triển của 2 ngành kinh tế biển: khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản và du lịch biển đảo.
+ Tiềm năng phát triển của ngành?
+ Một số nét về sự phát triển của ngành?
+ Những hạn chế?
+ Phương hướng phát triển?
* Nhóm 1,2: Tìm hiểu ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.
* Nhóm 3,4: Tìm hiểu ngành du lịch biển đảo.
=> Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc, các nhóm khác nhận xét, bổ sung; GV chuẩn xác kiến thức
GV tích hợp BVMT: HS hiểu được việc phát triển các ngành kinh tế biển phải đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển nhằm phát triển bền vững.
II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển
Khai thác và nuôi trồng hải sản
Du lịch biển đảo
Tiềm năng
- Bờ biển dài 3260 km với vùng biển đặc quyền về kinh tế rộng hơn 1 triệu km2.
- Số lượng giống loài hải sản lớn:
+ Trên 2000 loài cá.
+ Trên 100 loài tôm.
+ Nhiều đặc sản: hải sâm, bào ngư, sò huyết
Trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao.
- Nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú.
+ Trên 120 bãi cát rông, dài, phong cảnh đẹp; ví dụ:..
+ Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn; ví dụ:..
Sự phát triển
Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triêu tấn, trong đó:
+ Vùng biển gần bờ khai thác khoảng 500 nghìn tấn/ năm.
+ Vùng biển xa bờ: còn lại.
Một số trung tâm du lịch đang phát triển nhanh.
Hạn chế
Trong khi sản lượng đánh bắt ven bờ đã cao gấp 2 lần khả năng cho phép thì sản lượng đánh bắt xa bờ chỉ đạt 1/5 khả năng cho phép.
Tiềm năng rất lớn trong lúc đó chỉ chỉ chủ yếu phát triển hoạt động tắm biển.
Phương hướng
phát triển
- Ưu tiên đánh bắt xa bờ.
- Đẩy mạnh nuôi trồng hải sản.
- Phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến hải sản.
Đẩy mạnh sự đa dạng các loại hình du lịch biển.
c. Luyện tập: 3p
- Gv củng cố kiến thức bài học
? Tại sao phải phát triển tổng hợp kinh tế biển? Tại sao cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ?
d. Hướng dẫn học bài ở nhà: 1p
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
- Chuẩn bị bài:Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo (tiếp theo).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T 44. dia 9.doc