Vùng biển có thể phát triển loại hình giao thông nào?
? Hãy nêu những đk thuận lợi để phát triển giao thông đường biển?
HS:
- Vùng biển rộng.
- Bờ biển nhiều vũng, vịnh-> tạo đk XD cảng nước sâu, 1 số cửa sông thuận lợi cho việc Xd cảng.
? Dựa vào H39.2 Vậy bờ biển nước ta có cảng biển và tuyến đường giao thông biển nào? Đi đâu?
HS:
- Cảng: Hải Phòng, Cửa Lò, Nhật Lệ, Đà Nẵng
- Tuyến đường: Vla-đi- vô- xtốc( LB Nga) gần ( Triều Tiên)
GV: Hiện nay trên toàn quốc có hơn 90 cảng biển lớn nhỏ.
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 974 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Tiết 45 - Bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/3/2018
Ngày giảng: 29/3/2018 Ngày điều chỉnh:..........................
Tiết 45. Bài 39:
PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO (Tiếp theo)
I. Mục tiêu bài giảng:
1. Kiến thức:
- Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo và phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Thấy được sự giảm sút của tài nguyên biển, vùng ven bờ nước ta và các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển..
2. Kỹ năng:
- Nắm vững hơn cách đọc và phân tích các lược đồ, sơ đồ, bản đồ để nhận biết tiềm năng kinh tế biển-đảo của Vệt Nam, tình hình phát trển của ngành dầu khí ở nước ta. Phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
3. Thái độ: Có niềm tin vào sự phát triển của các ngành kinh tế biển ở nước ta, thấy được sự cần thiết và mong muốn góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo nước ta; Đấu tranh với các hành vi làm suy giảm tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường biển- đảo.
- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường biển – đảo.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ, tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng ảnh.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
Bản đồ: Giao thông và du lịch Việt Nam.
2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: 1p
2. Kiểm tra bài cũ: 3p
? Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển nước ta
3. Tiến trình:
a. Khám phá: Khai thác, chế biến khoáng sản biển và giao thông vận tải biển cũng là những ngành kinh tế biển quan trọng ở nước ta. Để phát triển bền vững kinh tế biển, cần khai thác tổng hợp và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo.
b. Kết nối:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
HĐ1: Phát triển tổng hợp kinh tế biển (tiếp theo) 15p
( HS quan sát H39.2 trang 141).
? Em hãy cho biết vùng biển VN có tài nguyên khoáng sản chính nao?
HS:
dầu mỏ, khí đốt.
Muối.
Cát trắng có chứa oxit ti tan.
? Dựa vào KT đã học cho biết độ mặn của vùng biển VN và diện tích của biển VN?
HS: 30-> 33% Với diện tích 1 triệu km2.
Lượng muối chứa trong nước biển rất lớn.
? Qua đó em có nhận xét gì về nguồn tài nguyên muối ở vùng biển nước ta?
HS: Là nguồn muối vô tận.
? Với nguồn muối vô tận nước ta đã khai thác và sử dụng muối từ bao giờ? ở những nơi nào
HS:
? Em có nhận xét gì về muối trong cuộc sống?
HS: Vai trò to lớn.
? Vậy muốn có nhiều ở địa danh nào trên lãnh thổ nước ta? Tại sao? Hãy xác định?
HS: Khí hậu nhiệt đới và số giờ nắng trong năm lớn.
? Cát trắng ở vùng biển nước ta có giá trị , vai trò ntn?
? tiềm năng cát biển ở nước ta ntn?
( quan sát H39.2)
? Cát biển nước ta dùng để làm gì được khai thác nhiều ở đâu?
HS
? Tài nguyên có giá trị và quan trọng nhất ở vùng biển và thềm lục địa nước ta là gì? Tại sao lại nói là ngành KT quan trọng nhất ?
HS:
? Cho biết dầu mỏ, khí đốt được tìm thấy ở KV nào trên vùng biển VN?
HS:
- ở thềm lục địa vùng gần bờ ĐNB.
? Dựa vào H39.2 thềm lục địa ĐNB gồm có mỏ dầu nào?
HS:
GV: Những thùng dầu đầu tiên được khai thác ở nước ta vào năm 1986, từ đó sản lượng dầu liên tục tăng lên qua các năm.
? Vậy ngành khai thác dầu khí ở nước ta hiện nay ntn?
GV nói đến vai trò của nhà máy lọc dầu Dung Quất ( Quảng Ngãi) đối với KT đất nước.
? Đến đây cho biết tài nguyên K-S nào có giá trị nhất?
HS: dầu khí.
? Vùng biển có thể phát triển loại hình giao thông nào?
? Hãy nêu những đk thuận lợi để phát triển giao thông đường biển?
HS:
- Vùng biển rộng.
- Bờ biển nhiều vũng, vịnh-> tạo đk XD cảng nước sâu, 1 số cửa sông thuận lợi cho việc Xd cảng.
? Dựa vào H39.2 Vậy bờ biển nước ta có cảng biển và tuyến đường giao thông biển nào? Đi đâu?
HS:
- Cảng: Hải Phòng, Cửa Lò, Nhật Lệ, Đà Nẵng
- Tuyến đường: Vla-đi- vô- xtốc( LB Nga) gần ( Triều Tiên)
GV: Hiện nay trên toàn quốc có hơn 90 cảng biển lớn nhỏ.
Cảng có công xuất lớn nhất là cảng Sài Gòn ( 12 triệu tấn/ năm)
? Vậy với cảng biển và giao thông biển như vậy có giá trị quan trọng gì?
HS:
? Để phát triển theo hướng CNH ngành hàng hải nước ta giai đoạn tới có kế hoạch gì?
HS: có lực lượng hàng hải mạnh và hiện đại.
? Em có nhận xét gì về giao thông biển của nước ta?
HS: Rất có tiềm năng phát triển.
? Vậy việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa ntn đối với ngành ngoại thương nước ta?
HS: Tạo đk thúc đẩy phát triển KT đất nước
II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển (tiếp theo)
3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển:
- Nghề làm muối được phát triển từ lâu đời, phát triển mạnh ở Q. Ngãi, Ninh Thuận.
- Cát trắng là nguyên liệu cho CN thuỷ tinh , pha lê và giá trị xuất khẩu, khai thác nhiều ở Q. Ninh, Khánh hòa.
- Ngành CN hoá dầu đang xây dựng các nhà máy lọc dầu, cơ sở sx chất dẻo, sợi tổng hợp, cao su tổng hợp các loại hoá chất cơ bản.
- CN chế biến khoáng sản bước đầu phục vụ cho phát điện, sx phân đạm, chế biến khí CN cao, xuất khẩu khí tự nhiên và khí hoá lỏng.
4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải:
- Đáp ứng nhu cầu KT đối nội, đối ngoại.
- Phát triển đồng bộ, từng bước hiện đại hoá, nhằm nâng công xuất các cảng biển.
- Giai đoạn tới, chúng ta phát triển nhanh đội tàu chở công- ten- nơ tàu chở dầu và các tàu chuyên dùng khác để có lực lượng hàng hải mạnh và hiện đại.
HĐ2: Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo ( 22p)
? Thực trạng tài nguyên biển - đảo ở nước ta như thế nào?
- HS trả lời; GV bổ sung, nhấn mạnh:
+ Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh. * Những năm 40 của thế kỉ XX: 450.000ha.
* Năm 1962: 290.000ha.
* Năm 1983: 252.000ha.
* Năm 1986: 190.000ha.
=> Việt Nam là một trong những quốc gia có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất thế giới, nay không ngừng giảm.
+ Nguồn lợi thuỷ sản giảm có nguy cơ tuyệt chủng: Đồi mồi, hải sâm, bào ngư
+ MT biển bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng do các hoạt động của con người..
? Sự ô nhiễm MT biển xảy ra rõ nhất ở đâu và có tác hại ntn?
( chuyển ý)
? Nêu một số nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển-đảo ở nước ta. Sự giảm sút và ô nhiễm môi trường biển-đảo sẽ dẫn tới hậu quả gì?
- HS trả lời; GV bổ sung (lấy 1 vài ví dụ chứng minh):
Ở nhiều cảng và cửa sông, hàm lượng dầu trong nước biển đã vượt quá xa giới hạn cho phép (0,3 mg/lít) như Hải Phòng: > 10 lần, Sầm Sơn: 2 lần; Cửa Lò: 1,5 lần; Cửa Thuận An: 4 lần; Vũng Tàu: 2-3 lần
- GV liên hệ thực tế: những năm trước vùng biển nước ta, đặc biệt là vùng biển Trung Bộ, các váng dầu trên các bãi biển rất nhiều
? Để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, nước ta đã và đang thực hiện những biện pháp gì?
- HS trả lời;
- GV giới thiệu một vài nét về Việt Nam tham gia cam kết quốc tế:
+ Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982.
+ Công ước Marpol 73/78 về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển gây ra.
+ Công ước Đa dạng sinh học.
+ Công ước Ram Sar về các vùng đất ngập nước.
III. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo
1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển- đảo:
- Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh.
- Hải sản giảm đáng kể khiến cho ngành đánh bắt hàng năm giảm.
- Ô nhiễm MT biển có xu hướng gia tăng.
2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
- Việt Nam tham gia một số công ước quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường biển.
* Nhà nước đã đề ra 5 phương hướng cụ thể: (SGK)
- Điều tra đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu, đầu tư khai thác hải sản xa bờ.
- Bảo vệ và trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ rạn san hô.
- Bảo vệ và PT nguồn lợi thuỷ sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển.
c. Luyện tập: 3p
- Gv củng cố kiến thức bài học
? Chúng ta cần tiến hành những biện pháp gì để phát triển giao thông vận tải biển? Trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển – đảo?
d. Vận dụng: 1p
- Học bài ;
- Chuẩn bị trước bài 40: Thực hành .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T 45.doc