Giáo án Địa lý 9 - Tiết 46 - Bài 40: Thực hành đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí

- Từ 1999 - 2003, hoạt động của công nghiệp dầu khí ngày càng sôi động và đa dạng:

+ Khai thác dầu thô tăng từ 15,2 " 16,9 triệu tấn (tăng 111%).

+ Xuất khẩu dầu thô tăng từ 14,9 " 16,9 triệu tấn (tăng 113%).

+ Nhập khẩu xăng dầu và chế biến dầu khí tăng từ 7,4 " 10,0 triệu tấn (tăng 135%).

- Hầu như toàn bộ lượng dầu khí được xuất khẩu dưới dạng dầu thô đặc biệt năm 2002 khai thác bao nhiêu là xuất khẩu hết bấy nhiêu cụ thể khai thác 16,9 triệu tấn đồng nghĩa là xuất khẩu hết 16,9 triệu tấn.

=> Điều này cho thấy công nghiệp chế biến dầu khí chưa phát triển. Đây là điểm yếu của ngành công nghiệp dầu khí nước ta.

 

doc3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 782 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Tiết 46 - Bài 40: Thực hành đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/4/2018 Ngày giảng: 5/4/2018 Tiết 46. Bài 40: THỰC HÀNH ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KINH TẾ CỦA CÁC ĐẢO VEN BỜ VÀ TÌM HIỂU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ KIỂM TRA 15 PHÚT I. Mục tiêu bài giảng 1. Kiến thức: Nhận biết tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ, quần đảo Việt Nam, tình hình phát triển của ngành dầu khí. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức. - Xác định được mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí. 3.Thái độ: - Có niềm tin vào sự phát triển của các ngành kinh tế biển ở nước ta, thấy được sự cần thiết và mong muốn góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo.nước ta; - Đấu tranh với các hành vi làm suy giảm tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường biển- đảo. →Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường biển – đảo. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ, tính toán. - Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng ảnh. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: Bản đồ kinh tế chung Việt Nam. Bản đồ: Giao thông và du lịch VN. 2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị trước nội dung bài. III.Tổ chức các hoạt động dayjk học 1. Ổn định lớp: 1p 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15p 3. Tiến trình: a. Khám phá: Ở hai bài trước chúng ta đã tìm hiểu sự phát triển tổng hợp kinh tế biển-đảo, đó là sự phát triển nhiều ngành gồm: khai thác môi trường chế biến hải sản, du lịch biển-đảo, khai thác và chế biến khoáng sản biển, giao thông vận tải biển. Giữa các ngành có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau để cùng phát triển. Bài thực hành hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu tiềm năng phát triển kinh tế của các đảo ven bờ và hiểu thêm về sự phát triển của các ngành công nghiệp dầu khí trong những năm qua. b. Kết nối: Hoạt động của Thầy-Trò NỘI DUNG ? Dựa vào bảng 40.1, hãy cho biết những đảo có điều kiện thích hợp để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển. GV hướng dẫn HS cần dựa vào: + Lược đồ 39.2 trong SGK. + Bảng 40.1 trong SGK. ? Nêu điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế của từng đảo. HS trả lời; GV bổ sung, chuẩn xác kiến thức. - Hs thảo luận theo nhóm; sau đó lần lượt các nhóm trình bày; nhóm khác nghe và nhận xét. GV hướng dẫn HS cách phân tích biểu đồ: + Phân tích diễn biến của từng đối tượng qua các năm. + Phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng để làm rõ các câu hỏi sau: ? Sản lượng khai thác dầu mỏ qua các năm như thế nào? Điều này cho thấy gì? ? Qua số liệu dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu cho thấy điều gì? - HS trả lời, bổ sung, nhận xét; - GV bổ sung, chuẩn xác kiến thức. Bài tập 1 - Các đảo có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp kinh tế là: Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc. * Các điều kiện: - Diện tích tương đối lớn. - vùng biển bao quanh khá rộng. - có điều kiện xây dựng cảng, bao gồm: + Cát Bà : nông - lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ biển. + Phú Quốc: nông - lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ biển. + Côn Đảo : nông - lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ biển. => Các đảo còn lại tuy diện tích không lớn (Lý Sơn, Phú Quý ), nhưng có thế mạnh độc đáo, có thể khai thác tiềm năng kinh tế và khẳng định chủ quyền vùng biển của đất nước. Bài tập 2 - Nước ta có trữ lượng dầu khí lớn và dầu mỏ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm qua. Sản lượng dầu không ngừng tăng. 1999 2000 2001 2002 15,2 16,2 16,8 16,9 (triệu tấn) - Từ 1999 - 2003, hoạt động của công nghiệp dầu khí ngày càng sôi động và đa dạng: + Khai thác dầu thô tăng từ 15,2 " 16,9 triệu tấn (tăng 111%). + Xuất khẩu dầu thô tăng từ 14,9 " 16,9 triệu tấn (tăng 113%). + Nhập khẩu xăng dầu và chế biến dầu khí tăng từ 7,4 " 10,0 triệu tấn (tăng 135%). - Hầu như toàn bộ lượng dầu khí được xuất khẩu dưới dạng dầu thô đặc biệt năm 2002 khai thác bao nhiêu là xuất khẩu hết bấy nhiêu cụ thể khai thác 16,9 triệu tấn đồng nghĩa là xuất khẩu hết 16,9 triệu tấn. => Điều này cho thấy công nghiệp chế biến dầu khí chưa phát triển. Đây là điểm yếu của ngành công nghiệp dầu khí nước ta. - Trong khi xuất khẩu dầu thô thì nước ta vẫn nhập khẩu lượng xăng dầu đã chế biến với số lượng ngày càng lớn. Đây là khó khăn và thiệt thòi đối với nước ta. c. Luyện tập: 3p - GV nhận xét thái độ học tập, sự chuẩn bị bài thực hành của HS. - GV đánh giá (cho điểm) đối với cá nhân và các nhóm làm đúng. d. Vận dụng: 1p - Hoàn thành bài thực hành - Nghiên cứu trước bài mới: (GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm địa lí địa phương: Nghiên cứu Vị trí địa lý phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính tỉnh Vị trí địa lý, giới hạn. Điều kiện TN, TNTN. Các đặc điểm dân cư XH.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT 46. 15p.doc
Tài liệu liên quan