Giáo án Địa lý 9 - Tiêt 48: Ôn tập học kì II

Câu 5:. Tình hình phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ:

 * Công nghiệp

- Công nghiệp tăng trưởng nhanh chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.

- Cơ cấu sản xuất CN đa dạng, bao gồm các ngành như: Khai thác dầu khí, hóa dầu, điện tử, công nghệ cao Là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.

- Trung tâm công nghiệp: TP HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu (TP HCM chiếm 50% giá trị sản lượng công nghiệp toàn vùng)

* Nông nghiệp

- Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước

- Cây công nghiệp cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, lạc, mía đường, đậu tương, thuốc lá, cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữa.).

- Chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng phát triển.

- Thuỷ sản nuôi trồng và đánh bắt đem lại nguồn lợi lớn.

* Dịch vụ

- Khu vực dịch vụ rất đa dạng.

- TP HCM là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ và của cả nước.

- Đông Nam Bộ là địa bàn có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài.

- TP HCM là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước.

 

doc3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Tiêt 48: Ôn tập học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/4/2017 Ngàu giảng: 17/4/2017 Tiêt 48 : ÔN TẬP HỌC KÌ II I. Mục tiêu bài giảng: 1. Kiến thức : - Giúp hs củng cố kiến thức đã học ở học kì II 2. Kĩ năng: Khái quát, tổng hợp kiến thức 3. Thái độ: Tinh thần tự giác trong học tập: II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. giáo viên: hệ thống câu hỏi 2. học sinh: ôn luyện: III. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1. ổn dịnh lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Tiến trình: a. khám phá: b. Kết nối: Hoạt động 1: Lí thuyết - Gv yêu cầu hs về nhà ôn lại lí thuyết về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên cảu hai vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Hoạt động 2: Hướng dẫn hs trả lời câu hỏi Câu 1. Những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở đồng Bằng sông Cửu Long: - Diện tích đất rừng 4 triệu ha, đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha . - Khí hậu nóng ẩm quanh năm . - Nguồn nước dồi dào. - Vùng biển ấm quanh năm, ngư trường lớn, nguồn hải sản phong phú. - Nhiều đảo và quần đảo . Câu 2. Những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành sản xuất nông nghiệp ở đồng Bằng sông Cửu Long: - Vị trí địa lí thuận lợi: Nằm liền kề phía tây vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Căm Pu Chia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông nam giáp biển à Thuận lợi cho sự phát triển kinh tế trên đất liền cũng như trên biển, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong tiểu vùng sông Mê Công. - Địa hình: Đồng bằng thấp khá bằng phẳng. - Khí hậu: Cận xích đạo nóng ẩm quanh năm. - Mạng lưới sông ngòi dày đặc, kênh rạch chằng chịt à Nguồn nước dồi dào. - Đất phù sa: 4 triệu ha (1,2 triệu ha đất phù sa ngọt, 2,5 triệu ha đất phèn, đất mặn) - Tài nguyên sinh vật phong phú. - Nguồn lao động dồi dào, nhân dân có nhiều kinh nhiệm trong sản xuất, năng động thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hoá. - Nhiều cơ sở chể biến phát triển. - Thị trường ngày càng mở rộng. Câu 3. Những điều kiện thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển: Vùng biển nước ta có nhiều tiềm năng thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển: - Bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh. - Vùng biển rộng, nằm trong vùng nhiệt dới ẩm à Hải sản phong phú, các ngư trường đánh bắt lớn. Có nhiều cảnh quan đẹp. Nằm trên đường hàng hải quốc tế à Giao thông đường biển thuận lợi. Thềm lục địa có khoáng sản biển: Dầu mỏ, khí đốt, muối .... Câu 4. Vì sao phải bảo vệ tài nguyên và môi trường biển- đảo? Phương hướng bảo vệ tài nguyên và môi trường biển- đảo. + Lí do bảo vệ biển: Vì biển nuớc ta đang suy thoái về tài nguyên và ô nhiễm môi trường. + Phương hướng: Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. - Chuyển hướng khai thác hải sản ra các vùng biển sâu, xa bờ. - Bảo vệ và trồng rừng ngập mặn. - Bảo vệ rạn san hô ngầm và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức. - Bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản. - Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ. Câu 5:. Tình hình phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ: * Công nghiệp - Công nghiệp tăng trưởng nhanh chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng. - Cơ cấu sản xuất CN đa dạng, bao gồm các ngành như: Khai thác dầu khí, hóa dầu, điện tử, công nghệ cao Là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh. - Trung tâm công nghiệp: TP HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu (TP HCM chiếm 50% giá trị sản lượng công nghiệp toàn vùng) * Nông nghiệp - Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước - Cây công nghiệp cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, lạc, mía đường, đậu tương, thuốc lá, cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữa...). - Chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng phát triển. - Thuỷ sản nuôi trồng và đánh bắt đem lại nguồn lợi lớn. * Dịch vụ - Khu vực dịch vụ rất đa dạng. - TP HCM là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ và của cả nước. - Đông Nam Bộ là địa bàn có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài. - TP HCM là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước. Hoạt động 3: Thực hành - Gv yêu cầu hs vẽ biểu đồ sgk - Hs vẽ biểu đồ c. Luyện tập: - Gv củng cố kiến thức d. Vận dụng: Học bài và ôn tập, vẽ và nhận xét biểu đồ giờ sau kiểm tra học kì II IV. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT 48. ÔN TẬP.doc
Tài liệu liên quan