I. Cơ cấu sinh học.
1. Cơ cấu dân số theo giới.
-Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương
quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.
2. Cơ cấu dân số theo tuổi.
-Cơ cấu dân số theo tuổi là sự tập hợp
những nhóm người sắp xếp theo những
nhóm tuổi nhất định.
-Dân số thường được chia thành 3 nhóm tuổi chính (SGK).
-Sự phân chia cơ cấu dân số già hay trẻ
tuỳ thuộc vào tỉ lệ của từng nhóm tuổi trong cơ cấu dân số.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7115 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 10 - Cơ cấu dân số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cơ cấu dân số
A. Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài học, học sinh phải cần:
- Hiểu và phân biệt được các loại cơ cấu dân số: Cơ cấu dân số theo tuổi và giới;
cơ cấu dân số theo lao động, khu vực kinh tế và trình độ văn hoá.
- Nhân biết được ảnh hưởng của cơ cấu dân số đến sự phát triển dân số và phát
triển kinh tế- xã hội.
- Biết cách phân chia dân số theo nhóm tuổi và cách biểu hiện tháp tuổi.
- Nhận xét, phân tích bảng số liệu về cơ cấu dân số theo tuổi, theo trình độ văn
hoá; nhận xét và phân tích tháp tuổi; nhận xét và vẽ biểu đồ cơ cấu dân số theo
khu vực kinh tế.
B. Thiết bị dạy học:
- Bản đồ Dân cư và Đô thị lớn trên thế giới.
- Tranh về 3 kiểu tháp tuổi.
C. Hoạt động dạy học:
Kiểm tra 1 số kiến thức cũ đã học.
Mở bài:
Cơ cấu dân số là gì? Có các loại cơ cấu dân số nào? Cơ cấu dân số ảnh hưởng như
thế nào đối với sự phát triển kinh tế- xã hội?..
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
GV giải thích thuật ngữ “Cơ cấu dân số” và
ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ cấu dân số.
HĐ 1: HS làm việc theo nhóm.
Bước 1:
- GV chia HS trong lớp thành nhiều nhóm
nhỏ và chia nhiệm vụ cho các nhóm:
+ 1/2 số nhóm tìm hiểu cơ cấu dân số theo
giới và theo độ tuổi (phiếu học tập 1).
+ 1/2 số nhóm tìm hiểu về tháp tuổi (phiếu
học tập 2).
- HS thảo luận nhóm (khoảng 10 phút).
Bước 2:
- HS báo cáo kết quả làm việc (đại diện
một vài nhóm).
- GV chuẩn xác kiến thức và bổ sung thêm
về khía cạnh xã hội của giới.
I. Cơ cấu sinh học.
1. Cơ cấu dân số theo giới.
- Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương
quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc
so với tổng số dân.
2. Cơ cấu dân số theo tuổi.
- Cơ cấu dân số theo tuổi là sự tập hợp
những nhóm người sắp xếp theo những
nhóm tuổi nhất định.
- Dân số thường được chia thành 3
nhóm tuổi chính (SGK).
- Sự phân chia cơ cấu dân số già hay trẻ
tuỳ thuộc vào tỉ lệ của từng nhóm tuổi
trong cơ cấu dân số. Các nước đang
- GV dặt câu hỏi: Cơ cấu dân số theo giới
có ảnh hưởng như thế nào đến việc phát
triển kinh tế và tổ chức xã hội?
- GV đặt câu hỏi: Nêu những khó khăn của
cơ cấu dân số trẻ và cơ cấu dân số già đối
với việc phát triển kinh tế- xã hội?
- GV mô tả ngắn gọn về tháp dân số.
HĐ 2: Cá nhân/cặp.
- GV thuyết trình, giảng giải về cơ cấu dân
số theo lao động.
Bước 1: HS dựa vào sơ đồ về nguồn lao
động, phân biệt dân số hoạt động kinh tế và
dân số
- Cơ cấu dân số ho không hoạt động kinh
tế. Dựa vào hình 23.2 và kênh chữ, vốn
hiểu biết.ạt động theo khu vực kinh tế được
phát triển có cơ cấu dân số trẻ, các nước
phát triển có cơ cấu dân số già.
- Tháp dân số là biểu đồ thể hiện cơ cấu
dân số theo tuổi và giới.
- 3 kiểu tháp dân số cơ bản (SGK).
- Tháp dân số cho biết những đặc trưng
cơ bản về dân số như: Cơ cấu tuổi, giới;
tỉ suất sinh, tử; gia tăng dân số; tuổi thọ
trung bình…
II. Cơ cấu xã hội.
1. Cơ cấu dân số theo lao động.
a. Nguồn lao động
Bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi
phân chia như thế nào? Dựa vào cơ cấu này
ta biết được điều gì?
- Trả lời câu hỏi Mục b .
Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS
chuẩn kiến thức.
HĐ 3: Cả lớp.
Hỏi: Dựa vào SGK, vốn hiểu biết hãy:
+ Cho biết căn cứ để xác định cơ cấu dân
số theo trình độ văn hoá.
từ 15 tuổi trở lên có khả năng tham gia
lao động.
- Nguồn lao động được chia thành 2
nhóm: Nhóm dân số hoạt động kinh tế
và nhóm dân số không hoạt động kinh
tế.
b. Dân số hoạt động theo khu vực kinh
tế.
- Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế
được phân chia thành 3 khu vực (SGK).
- Cơ cấu dân số hoạt động kinh tế phản
ánh trình độ phát triển kinh tế- xã hội.
- Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế
có sự khác nhau giữa các nước.
+ Các nước đang phát triển ở Châu Phi
có tỉ lệ lao động ở khu vực I cao nhất.
+ Các nước phát triển có tỉ lệ lao động ở
khu vực I thấp nhất.
2. Cơ cấu dân số theo trình độ văn
hoá.
- Căn cứ: tỉ lệ người biết chữ (từ 15 tuổi
+ So sánh và rút ra nhận xét về tỉ lệ biết
chữ, số năm đi học của các nhóm nước trên
thế giới.
trở lên) và số năm đi học của những
người từ 25 tuổi trở lên.
- Các nước phát triển có tỉ lệ người biết
chữ và số năm đi học cao nhất, thấp
nhất là các nước kém phát triển.
Đánh giá.
1. Khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa đứng trước ý đúng trong các câu sau:
a) Cơ cấu dân số theo giới biểu thị:
A. Tương quan giữa giới nam so với giới nữ.
B. Tương quan giữa giới nữ so với giới nam.
C. Tương quan giữa giới nam so với tổng số dân.
D. Cả 2 ý A và C.
b) Tỉ lệ nhóm tuổi 0-14 trong cơ cấu dân số trẻ là:
A. Dưới 30%
B. Dưới 35%
C. Trên 30%
D. Trên 35%
c) Kiểu tháp tuổi ổn định thể hiện:
A. Tỉ suất sinh cao, tuổi thọ trung bình thấp.
B. Tỉ suất sinh cao, tuổi thọ trung bình cao.
C. Tỉ suất sinh thấp, tuổi thọ trung bình cao.
D. Tỉ suất sinh thấp, tuổi thọ trung bình thấp.
2. Tính tỉ số giới tính của Việt Nam năm 2001.
Biết: Dân số Việt Nam năm 2001 là 78,7 triệu người, trong đó số nam là
38,7 triệu và số nữ là 40,0 triệu.
Bài tập về nhà.
Làm các bài tập 2, 3
Phụ lục.
Phiếu học tập 1.
1. Cơ cấu dân số theo giới và cơ cấu dân số theo độ tuổi là gì?
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
2. Dựa vào bảng số liệu (mục 2), so sánh tỉ lệ các nhóm tuổi trong cơ cấu
dân số trẻ và cơ cấu dân số già.
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
3. Những khó khăn của cơ cấu dân số trẻ và cơ cấu dân số già đối với việc
phát triển kinh tế- xã hội?
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
Phiếu học tập 2.
1. Có các loại tháp tuổi cơ bản nào? Hãy mô tả các kiểu tháp tuổi đó.
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
2. Nêu những đặc trưng cơ bản của dân số được thể hiện ở từng kiểu tháp
tuổi.
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
Rỳt kinh nghiệm sau bài dạy...................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37_333.pdf