Giáo án Địa lý lớp 11 - Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế Nhật Bản

- Mở bài:Bài học trước đã cho chúng ta biết được những nguyên nhân

cơ bản giúp Nhật Bản đạt được những bước tiến diệu kì từ những điêu tàn

đổ nát trong thế chiến thứ hai và đặc biệt vị trí của công nghiệp Nhật Bản

trên trường quốc tế.

Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu thành quả của ngành dịch vụ, ngành công

nghịêp và bốn vùng kinh tế gắn bó với bốn đảo lớn.

pdf10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 23856 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 11 - Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế Nhật Bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬT BẢN Tiết 2. CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ. *** I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của những ngành kinh tế chủ chốt của Nhật Bản. - Trình bày và giải thích được sự phân bố một số ngành sản xuất tại vùng kinh tế phát triển ở đảo Honshu, Kyushu. - Ghi nhớ một số địa danh. 2. Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ kinh tế chung, các lược đồ công nghiệp, nông nghiệp để nhận xét và trình bày về sự phân bố của một số ngành kinh tế. - Phân tích các bảng biểu, nêu các nhận xét. - Xác định các trung tâm công nghiệp gắn với các đảo chính của Nhật Bản. 3. Thái độ: Nhận thức được sức mạnh và đặc điểm một số ngành kinh tế của Nhật Bản, từ đó lien hệ để thấy được sự đổi mới phát triển kinh tế hợp lí ở nứơc ta hịên nay. II. Thiết bị dạy học: Bản đồ kinh tế chung Nhật Bản. III. Trọng tâm bài: - Vị trí của công nghiệp Nhật Bản trong nền kinh tế đất nước và trên thế giới. Đặc điểm phát triển và phân bố một số ngành công nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản. - Đặc điểm phát triển của thương mại và tài chính. - Đặc điểm chủ yếu của nông nghiệp Nhật Bản. IV. Tiến trình dạy học: - Kiểm tra bài cũ: Câu 1 SGK. - Mở bài: Bài học trước đã cho chúng ta biết được những nguyên nhân cơ bản giúp Nhật Bản đạt được những bước tiến diệu kì từ những điêu tàn đổ nát trong thế chiến thứ hai và đặc biệt vị trí của công nghiệp Nhật Bản trên trường quốc tế. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu thành quả của ngành dịch vụ, ngành công nghịêp và bốn vùng kinh tế gắn bó với bốn đảo lớn. TG ạt Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung HĐ 1. Cả lớp Tìm hiểu về ngành công nghiệp I. Các ngành kinh tế: 1. Công nghiệp: Nhật Bản - GV sử dụng bản đồ kinh tế chung Nhật Bản, SGK hướng dẫn HS nghiên cứu và trả lời các câu hỏi sau: ? Vị trí của sản lượng công nghiệp Nhật Bản trên trường quốc tế ? ? Em kể tên những sản phẩm công nghiệp nổi tiếng, các hãng sản xuất của Nhật Bản ? ? Giải thích tại sau Nhật Bản có khả năng phát triển cả những ngành không có lợi thế về tài nguyên ? → Dựa vào ưu thế về lao động (cần cù, có tinh thần trách nhịêm cao, ham học, thông minh, sáng tạo, và trình độ khoa học công nghệ hiện đại). ? Quan sát hình 9.5, nhận xét về mức độ tập trung và đặc điểm phân bố công nghiệp của Nhật Bản? - Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì. - Phát triển với tốc độ cao, nhiều ngành đứng đầu thế giới. - Cơ cấu: bao gồm nhiều ngành sản xuất truyền thống và hiện đại chiếm tỉ trọng lớn trên thế giới như: công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt. → Mức độ tập trung công nghiệp cao, nhiều trung tâm công nghiệp với qui mô lớn và rất lớn. Cơ cấu các ngành công nghiệp đa dạng: cơ khí, hóa chất, hóa dầu, chế tạo máy bay… - Phân bố vùng ven biển, phía nam chủ yếu đảo Honshu. - Tên các trung tâm công nghiệp điển hình: Tokyo, Yokohama, Nagoya… - Địa hình khá bằng phẳng, có các cảng biển thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu với các vùng trong nước và quốc tế. - Phân bố: tập trung chủ yếu ở phía đông trên đảo Honshu. HĐ 2. Cá nhân. Tìm hiểu về ngành dịch vụ Nhật Bản ? Dựa vào kênh chữ SGK, nhận xét tình hình phát triển và vai trò của thương mại Nhật Bản và giao thông vận tải. ? Gọi HS chỉ 1 số cảng quan trọng của Nhật Bản. 2. Dịch vụ: - Thương mại có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản. (đứng thứ tư thế giới về thương mại, bạn hàng chính: Hoa Kì, Trung Quốc, EU, Đông Nam Á,…). - Trong điều kiện thiếu hầu hết các nguyên, nhiên liệu cơ bản để phát triển công nghiệp, nhu cầu nhập khẩu nguyên, nhiên liệu tăng lên không ngừng, thêm vào đó nhu cầu nhập khẩu LT-TP cũng tăng lên thì phát triển ngoại thương là con đường tất yếu, có ý nghĩa sống còn đối với Nhật Bản. - GTVT phát triển, phục vụ đắc lực cho đời sống và nền kinh tế, đặc biệt là vận tải biển có vai trò quan trọng nhất. (nhiều cảng biển lớn: Tokyo, Osaka, Kobe, Nagoya, Yokohama...) - Ngành tài chính, ngân hàng phát triển hàng đầu thế giới. HĐ 3. Cá nhân. Tìm hiểu về ngành nông nghiệp Nhật Bản ? Giải thích tại sao nông nghiệp giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp ở Nhật bản phát triển theo hướng nào ? → Thiếu đất đai, đang có xu hướng 3. Nông nghiệp: bị thu hẹp, thiên tai, động đất… Giải thích tại sao đất đai bị thu hẹp ? => Do qúa trình đô thị hoá mạnh. - GV hướng dẫn HS dựa vào hỉnh 9.7 nhận xét gì về sự phân bố sản xuất nông nghiệp của Nhật Bản ? → Có cả nông sản ôn đới và cận nhiệt, nhiệt đới. ? Tại sao đánh bắt hải sản lại là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản ? ? GV gọi HS kể các ngành chính trong sản xuất nông nghiệp của NB =>- Trồng trọt: lúa gạo, chè, thuốc lá, ( sản lượng tơ tầm đứng đầu thế giới). - Chăn nuôi: bò, lợn,… - Đánh bắt hải sản: cá thu, cá ngừ,..không chỉ ven bờ mà còn đánh bắt đến bắc Thái Bình Dương và cả vùng biển châu Nam Cực. - Ít có điều kiện phát triển nông nghiệp; nông nghiệp thâm canh trình độ cao nhờ áp dụng KHKT tiên tiến. - Các nông sản chính: lúa gạo; chè, thuốc lá, dâu tằm… - Ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản được chú trọng và phát triển mạnh. - Nuôi trồng hải sản: tôm, sò, ốc, trai (lấy ngọc),… HĐ 4. Cá nhân. Tìm hiểu về 4 vùng kinh tế chính của Nhật Bản - GV gọi HS: ? Xác định 4 đảo chính của Nhật. ? Xác định các trung tâm công nghiệp của 4 vùng kinh tế (Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku) ? Nêu được các ngành công nghịêp quan trọng của mỗi vùng. II. Bốn vùng kinh tế gắn với 4 đảo lớn: 1. Honshu: Diện tích rộng, dân số đông nhất, kinh tế phát triển nhất trong các vùng. Trung tâm công nghiệp chính: Tokyo, Yokohama, Nagoya,… 2. Kyushu: phát triển công nghiệp nặng. Trung tâm công nghiệp chính: Fukuoka, Nagasaki, Kagoshima... 3. Shikoku: nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế. Trung tâm công nghiệp chính: Kochi, Matsuyama.. 4. Hokkaido: rừng bao phủ phần lớn diện tích. Dân cư thưa thớt. Trung tâm công nghịêp chính: Sapporo, Muroran,.. IV. Đánh giá: *Ghép các ý sao cho đúng: CÁC MẶT HÀNG XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN Sản phẩm xuất, nhập khẩu 1. Xuất khẩu 2. Nhập khẩu a. Sản phẩm nông nghiệp: lúa mì, lúa gạo, hải sản b. Năng lương: than, dầu mỏ, khí đốt… c. Nguyên liệu công nghiệp: quặng mỏ, gỗ, cao su, bông vải… d. Sản phẩm công nghiệp chế biến: tàu bỉên, xe ôtô, xe gắn máy… V. Hoạt động nối tiếp: Về nhà học bài, xem trước bài thực hành và làm Bài tập 3. SGK trang 83. VI. Phụ lục: - Hiện nay Nhật Bản sở hữu 12/15 ngân hàng lớn nhất thế giới: trong đó có ngân hàng Sumitomo với số vốn gần 20 tỉ $, SanWa đứng thứ 3 trên thế giới với số vốn gần 17.1 tỉ $... - Tokyo có 13 khu phố dưới lòng đất to rộng, tráng lệ với diện tích kiến trúc tổng cộng trên 300.000m2. Khu phố ngầm lớn nhất sau 17m dưới mặt đất, diện tích kiến trúc đến 70.000m2, có ga xe lửa và chia thành 3 tầng: tầng một là dãy phố thương nghiệp có trên 250 gian hàng lớn nhỏ bán thành phẩm, đồ điện, hàng may mặc, tiệm café…Tầng hai là gara có thể chứa trên 500 ôtô. Tầng ba là nơi cung cấp điện, thông tin và thông gió. Ngày ngày dòng người chảy vào lòng đất để mua sắm, ăn uống nhờ vậy trên mặt đất Tokyo trở nên thoáng rộng. - Cầu Sêtô là cầu bắc qua vịnh Sêtô nối liền tỉnh Okayama với tỉnh Kagawa trên đảo Shikoku sau khi uốn lượn qua 5 hòn đảo, được xây dựng trong 10 năm với chiều dài 9.4 km. Giá thành chiếc cầu 2 tầng dài nhất TG này là 10.000 tỉ Yen (125 tỉ $) nối Honshu - Shikoku - Đường hầm ngầm dưới biển dài nhất thế giới nối liền 2 đảo: Hokkaido - Honshu dài 53.8 km khánh thành ở năm 1988.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf32_5577.pdf
Tài liệu liên quan