? Dải núi Trường Sơn Bắc có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Bắc Trung Bộ
GV: Vận dụng kiến thức toán học để giải thích rõ .
- Dãy núi Trường Sơn Bắc vuông góc với hai hướng gió chính của hai mùa
+ Mùa đông đón gió mùa đông Bắc gây ra mưa lớn
+ Mùa hạ chịu ảnh hưởng của hiệu ứng Phơn gây ra hiệu ứng Phơn với gió mùa Tây Nam Khô nóng
-> HS quan sát mô hình hiệu ứng Phơn
GV vận dụng kiến thức Vật lí để mô tả hiệu ứng phơn
Từ bên sườn núi đón gió không khí chuyển động đi lên, càng lên cao không khí càng lạnh dần đi,(lên cao 100m nhiệt độ lại giảm xuống 0,6 0C ) rồi ngưng tụ tạo thành mây cho mưa ở sườn đón gió, đồng thời thu thêm nhiệt do ngưng kết tỏa ra. Sau khi gió thổi qua sườn bên kiakhoong khí khô hơn,càng xuống dưới nhiệt độ càng tăng dần do quá trình không khí bị nén đoạn nhiệt do vậy không khí bên sườn khuất gió khô và nóng hơn so với sườn đón gió -> hiêu ứng phơn
8 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 9 Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 23 VÙNG BẮC TRUNG BỘ
I) Mục tiêu bài học HS cần nắm
1) Kiến thức:
- Hiểu biết về đặc điểm vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, điều kiện tự nhiên dân cư xã hội của vùng Bắc Trung Bộ.
- Thấy được những khó khăn do thiên tai , hậu quả của chiến tranh,những biện pháp cần khắc phục và triển vọng phát triển kinh tế của vùng trong thời kì đổi mới.
2) Kỹ năng:
- Biết đọc lược đồ, biểu đồ, và khai thác kiến thức trả lời các câu hỏi
- Biết vận dụng tính tương phản không gian lãnh thổ theo hướng Bắc -> Nam, Đông -> Tây trong phân tích 1 số vấn đề Tự nhiên và Dân cư - xã hội trong điều kiện của vùng Bắc Trung Bộ.
- Vận dụng kiến thức liên môn: Lịch sử, Vật Lí, Công nghệ, giáo dục công dân trong bài học
- Giáo dục kỹ năng sống:
+ Kỹ năng tư duy qua thu thập và xử lý thông tin. Phân tích. đánh giá.
+ Kỹ năng giao tiếp qua trình bày suy nghĩ và hợp tác khi làm việc.
+ Kỹ năng làm chủ bản thân qua trách nhiệm bảo vệ di sản và ứng phó với thiên tai.
+ Kỹ năng tự nhận thức, tự tin khi làm việc cá nhân.
3) Thái độ: Yêu thiên nhiên đất nước, yêu thích môn học
II) Phương tiện dạy học.
- Lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ
- Một số tranh ảnh về vùng.
III. Hoạt động dạy và học
1) Ổn định lớp:
2/ Bài mới:
gv đưa ra một số hình ảnh về vùng Bắc Trung Bộ
? Những hình ảnh trên gợi cho ta nhớ về những tỉnh nào? Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế....
GV. Đó là những tỉnh vùng Bắc Trung Bộ .Vùng Bắc Trung Bộ là vùng có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên: rừng, biển, khoáng sản, du lịch song lại là vùng có nhiều thiên tai gây không ít khó khăn cho vùng trong sx và đời sống. Để tìm hiểu rõ nội dung này, hôm nay cô và trò chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
* HĐ1: Tìm hiểu Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ:
HS hoạt động cá nhân. Dựa
H 23.1 + thông tin sgk
Xác định vị trí, giới hạn của vùng trên lược đồ tự nhiên Việt Nam
? Diện tích của vùng là bao nhiêu?
? So sánh với diện tích vùng ĐBSH và miền núi trung du Bắc Bộ.
ĐBSH: 14806 km2
Miền núi trung du Bắc Bộ: 100965 km2.
Vận dụng kiến thức toán học,(so sánh diện tích vùng Bắc Trung Bộ với ĐBSH và MNTD BB)
= ½ diện tích MNTDBB, > 3.5 lần ĐBSH
I. Vị trí địa lí và giới hạn
- Diện tích: 51. 513km2
? Vùng núi trung du Bắc Bộ tiếp giáp với những vung nào
- Phía Tây giáp CHDCND Lào, phía Bắc giáp Trung du miền núi Bắc bộ và đồng bằng sông Hồng, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp duyên hải Nam Trung bộ
? Vùng núi trung du Bắc Bộ bao gồm những tỉnh nào
- Bào gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Bình,Quảng Trị, Thừa Thiên Huế
? Em có nhận xét gì về hình dáng lãnh thổ của vùng
? Tỉnh nào có chiều rộng hẹp nhất theo chiều từ Đông sang Tây
Quảng Bình- nơi hẹp nhất chưa đến 47,5 km
? Với vị trí trên có ý nghĩa như thế nào đối vói vùng Bâc Trung Bộ
( GV Cho hs quan sát cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, hành lang kinh tế Đông –Tây)
gv: Phân tích mở rộng.: Các nước tiểu vùng sông Mê công: Lào, Thái Lan, Mi an ma
- Vị trí ngã tư đường của vùng, mở ra triển vọng và khả năng hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước.
- Đường số 9 được chọn là một trong những con đường xuyên ASEAN : Lao Bảo trở thành khu vực trọng điểm phát triển kinh tế thương mại
*GV Chuyển ý: Vị tri địa lí của vùng có ý nghĩa rất quan trọng.Còn điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có đặc điểm gì nổi bật và có thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế xã hội.,ta cùng chuyển sang phần 2
- Lài dải đất hẹp ngang kéo dài từ dãy núi Tam Điệp đến dãy núi Bạch Mã.
* Ý nghĩa
- Là cầu nối giữa miền Bắc với miền nam
- Của ngõ của các nước làng giềng ra biển
- Cửa ngõ của hành lang đông tây cả tiểu vùng sông Mê Công
Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
? HS Quan sát H23.1 SGK cho biết từ Tây sang Đông đia hình phân bố như thế nào
? Nêu một số dãy núi tiêu biểu của vùng
Dãy Trường Sơn Bắc (ở phía tây)
Dãy núi lan sát ra bờ biển- dãy Bạch Mã, Hoành Sơn
Vận dụng kiến thức lịch sử nhấn mạnh vị trí dãy Hoành Sơn
Đèo ngang là gianh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành khi nước Đại Việt giành độc lập 939, và đây cũng là gianh giới phân tranh giưa Đàng trong và đàng ngoài thời Trịnh –Nguyễn.
? Đặc điểm địa hình như vậy thuận lợi cho phát triển ngành kinh tế nào
? Dải núi Trường Sơn Bắc có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Bắc Trung Bộ
GV: Vận dụng kiến thức toán học để giải thích rõ .
- Dãy núi Trường Sơn Bắc vuông góc với hai hướng gió chính của hai mùa
+ Mùa đông đón gió mùa đông Bắc gây ra mưa lớn
+ Mùa hạ chịu ảnh hưởng của hiệu ứng Phơn gây ra hiệu ứng Phơn với gió mùa Tây Nam Khô nóng
-> HS quan sát mô hình hiệu ứng Phơn
GV vận dụng kiến thức Vật lí để mô tả hiệu ứng phơn
Từ bên sườn núi đón gió không khí chuyển động đi lên, càng lên cao không khí càng lạnh dần đi,(lên cao 100m nhiệt độ lại giảm xuống 0,6 0C ) rồi ngưng tụ tạo thành mây cho mưa ở sườn đón gió, đồng thời thu thêm nhiệt do ngưng kết tỏa ra. Sau khi gió thổi qua sườn bên kiakhoong khí khô hơn,càng xuống dưới nhiệt độ càng tăng dần do quá trình không khí bị nén đoạn nhiệt do vậy không khí bên sườn khuất gió khô và nóng hơn so với sườn đón gió -> hiêu ứng phơn
? Qua đây em hiểu gì về mối quan hệ giữa địa hình và khí hậu
Có mối quan hệ rất chặt chẽ, địa hình chi phối đặc điểm của khí hậu (địa hình phân hóa theo chiều đông –tây, thì khí hậu cũng phân hóa theo chiều đông-tây
* GV Vận dụng kiến thức âm nhạc để khắc ghi đặc điểm khí hậu sườn đông và sườn tây của dãy Trường Sơn
? Trong kháng chiến chống mĩ, đã từng có bài hát thể hiện rõ sự phân hóa khí hậu ở đây, đó là bài hát nao?
Trường Sơn Đông-Trường Sơn Tây
Bên nắng đốt, bên mưa bay
* GV chuyển ý: Với đặc điểm địa hình, khí hậu như vậy ảnh hưởng như thế nào đến sông ngòi của vùng
? Quan sát H23. 1 hãy kể tên và xác định vị trí các con sông lớn của vùng
S. Mã, S cả, S. Gianh
* Vận dụng kiến thức lịch sử.
? Em hãy nêu những con sông đi vào lịch sử với những chiến công hiển hách của vùng Bắc Trung Bộ
- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cảng Gianh và nhiều bến đò nhỏ trở thành của ngõ duy nhất đưa cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong, vũ khí...vào nam chiến đấu vì vậy đây là mục tiêu quan trọng trong việc đánh phá của máy bay và tàu chiến Mĩ
- Sông Bến Hải trở thành ranh giới phân chia hai miền nam –bắc
?Em có nhận xet gì về mạng lưới sông ngòi của vùng
Sông ngòi ngắn, dốc, đều bắt nguồn từ phía tay rồi đổ ra biển, thường có lũ vào mùa thu, đông
? Tại sao sông ngòi ở đây lại ngắn, dốc
- Do địa hình phân hóa từ Tây sang đông
-> GV nhấn mạnh như vậy đặc điểm khí hậu, địa hình cũng chi phối cả đặc điểm của sông ngòi./
? Sông ngòi khu vực cò giá trị gì
* gv chuyển ý: Bên cạnh điều kiện tự nhiên thì tài nguyên thiên nhiên của vùng cũng có vai trò rất quan trọng tạo thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển kinh tế xã hội. Vậy vùng có những tài nguyên thiên nhiên nào
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
1.Thuận lợi
* Điều kiện tự nhiên
- Địa hình: phân hóa từ Tây sang Đông: núi, gò, đồi, đồng bằng và biển
-> Thuận lợi cho trồng rừng, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc...
Khí hậu: Mùa hạ khô, nóng thu đông mưa nhiều vào có bão.
Sông ngòi: Ngắn, dốc,thu đông có lũ lớn
-> Gía trị về thủy điện, thủy lợi
? Xác định tren bản đồ dãy Hoành Sơn
? Quan sát biểu đồ có rừng phân theo phía Bắc và phía nam của dãy Hoành Sơn.
? Em có nhận xét gì về sự phân bố tài nguyên ở phía bắc và phía nam dãy Hoành Sơn
- Có sự khác nhau về tài nguyên giữa 2 vùng phía Bắc và phía Nam của dãy Hoành Sơn.
+ Phía Bắc tài nguyên khoáng sản nhiều
Crôm, sắt, thiếc, vàng, Măn gan, ti tan ; độ che phủ rừng lớn (61%)
+ Phía Nam tài nguyên ít, độ che phủ rừng thấp (39%)
? Ngoài những tài nguyên trên vùng còn có nguồn tài nguyên nào khác nữa
- Tài nguyên biển và du lịch
? Nêu các bãi tắm và địa điểm du lịch nổi tiếng nổi tiếng
- Sầm Sơn 9( Than Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Nhật Lệ
0 Động Phong Nha- Kẻ Bảng
? HS Quan sát một số hình ảnh về thiên tai
? Bên cạnh những thuận lợi, đặc điểm tự nhiên còn có những khó khăn gì cho phát triển kinh tế.
? Trước những khó khăn trên vùng có những biện pháp gì để khắc phục
-Trồng cây chắn cát bay, cát lấn
- Xây dựng hồ chứa nước
- Phát triển mô hình nông-lâm kết hợp
- Xây dựng các công trình thủy lợi.
GV: Vận dụng kiến thức môn giáo dục công dân để giáo dục tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau.
? Trước những khó khăn trên của người dân Bắc Trung Bộ , bản thân em đã làm gì để chia sê với đồng bào miền trung,
- Ủng hộ các bạn sách vở, quần áo, .....
GV: Chuyển ý: Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, đó là sự đa dạng của tài nguyên thiên nhiên và đặc biệt là sự quyết tâm , tinh thần lao động cần cù của người dân nơi đây...và để giúp các em nắm được vài nét nổi bật về dân cư xã hội của vùng ta cùng chuyển sang phần III. Đặc điểm dân cư, xã hội...
* Tài nguyên thiên nhiên.
-> Thiên nhiên có sự phân hóa Tây-Đông, Bắc – Nam rất rõ rệt.
* Khó khăn
- Thường xuyên có bão, lũ và gió tây khô nóng vào mùa hạ
Hoạt động 3: III. Đặc điểm dân cư xã hội.
? Học sinh dựa vào bảng 32.1; 23.2 và kênh chữ SGK hãy cho biết
? Vùng Bắc Trung Bộ có số dân là bao nhiêu?
- 10,3 triệu người (2002)
? Vùng là địa bàn cư trú của những dân tộc nào
là địa bàn cư trú của 25 dân tộc, Khơ Me, Chứt...
? Quan sát H23.1 nêu sự khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa phía đông và phía tây cảu vùng kinh tế Bắc Trung Bộ
- Đồng bằng là địa bàn cư trú chủ yếu của người Kinh, hoạt động kinh tế chính là sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản
- Miền núi, gò đồi phía tây: chủ yếu là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người: Thái, Mường, Tày, Mông...Kinh tế chủ yếu là nghề rừng, cây công nghiệp, làm nương rẫy, chăn nuôi gia súc.
GV: Vận dụng kiến thức môn Công Nghệ: giải thích được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, địa hình đên sự phân bố dân cư và hoạt động kinh tế
- Địa hình đồi núi: hiểm trở, đi lại khó khăn nên dân cư thưa, là vùng đồi núi nên thích hợp với mô hình nông-lâm nghiệp
- Vùng ven biển , đông bằng địa hình bằng phẳng đi lại dễ dàng dân tập trung đông. Đây là vùng có đất đai phù hợp cho trồng cây lương thực và đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản.
GV. Vận dụng kiến thức lịch sử: GV có thể cho hs biết Bắc Trung bộ trong quá khứ cũng như hiện tại người dân phải gánh chịu nhiều đau thương mất mát.
- Thời kì phong kiến: Chiến tranh đàng trong-đàng ngoài:Trịnh-Nguyễn phân tranh
- Trong Kháng chiến chống Mĩ thì đây là chiến trường khốc liệt nhất với các địa danh :Vĩ tuyến 17,Khe Sanh,Đường 9 nam Lào, Thành Cổ Quảng Trị..
GV: Vận dung kiến thức môn giáo dục công dân để giáo dục ý thức vươn lên vượt khó
? Trong điều kiện khó khăn dân cư của vùng có những đặc điểm gì
GV. đưa một số hình ảnh về cách khắc phục khó khăn thiên nhiên của người dân- Hầm Hải Vân,Trồng rừng, xây dựng hồ thủy lợi...
? Em hãy kể tên một số tấm gương tiêu biểu của vùng
Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh,Võ Nguyên giáp...
? Em hãy nêu một số di tích lịch sử của vùng
- Cố Đô Huế, Nhà lưu niệm Bác Hồ, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, ....
III. Đặc điểm dân cư xã hội.
Dân số: 10,3 triệu người (2002)
Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía tây và phía đông
- Người dân có truyền thống lao động cần cù, dũng cảm, giàu nghị lực, hiếu học
- Vùng có nhiều di tích lịch sử.
?Quan sát bảng 23.2 hãy
Nhận xét sự chênh lệch các chỉ tiêu của vùng so với cả nước
- Tỉ lệ gia tâng tự nhiên cao hơn , tỉ lệ hộ nghèo cao hơn, thu nhập bình quân đầu người cao hơn
? sự chênh lệch trên nói lên điều gì
Đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
GV: Mặc dù đời sống của người dân còn nhiều khó khăn song với lỗ lực truyền thống cần cù, giàu nghị lực cùng với hàng loạt dự án đang được triển khai ...sẽ mở ra cho vùng nhiều cơ hội để phát triển. Các dự án lớn đang được triển khai đó là: việc hoàn thành đường Hồ Chí Minh, hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, nhiệt điện Vũng Áng, nhà mày lọc dầu Nghi Sơn...) giúp cho việc khai thác có hiệu quả nguồn lực tự nhiên của vùng,từng bước cải thiện đời sống của người dân, ....
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dia 9 vung bac trung bo_12307951.doc