Giáo án Địa lý lớp 9 - Học kì I

A: Mục tiêu bài học:

Sau bài học, HS cần:

1.kiến thức:

- Hiểu và trình bày được mật độ dân số , đặc điểm phân bố dân cư.

-Biết được đặc điểm các loại hình quần cư nông thôn,quần cư thành thị và đô thị hoá ở nước ta.

2.kĩ năng:

-Biết phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt nam(năm 1999),một số bảng số liệu về dân cư

3.thái độ:

- Ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường đang sống, chấp hành chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về phân bố dân cư.

B: _Phương tiện dạy học:

- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.

- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam.

- Atlat địa lí Việt Nam.

- Tranh ảnh về nhà ở, sinh hoạt, sản xuất của một số hình thức quần cư ở Việt Nam.

- Bảng thống kê mật độ dân số một số quốc gia và đô thị ở Việt Nam qua các thời kỳ.

C: Hoạt động dạy-học:

 1. ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài cũ:

 - Cho biết số dân và tình hình gia tăng dân số ở nước ta ?

 - HS lên bảng làm bt3 sgk ?

 

doc79 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa lý lớp 9 - Học kì I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trọng dịch vụ trong GDP của một số quốc gia Châu á và thế giới (phần phụ lục): - So sánh tỉ trọng dịch vụ trong GDP của Việt Nam với các nước đang phát triển và các nước trong khu vực. - Làm câu hỏi giữa bài của mục 1.II ở trang 49 SGK Bước 2: - HS phát biểu và chỉ bản đồ treo tường. - GV chuẩn kiến thức. HĐ 3.2 Bước 1: HS nghiên cứu kênh chữ mục 2.II kết hợp bản đồ kinh tế Viêt Nam trả lời các câu hỏi: - Trình bày tinh hình phân bó của ngành dịch vụ. - Tại sao các hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố không đều? ( Các đối tượng đòi hỏi dịch vụ, trước hết là phân bố dân cư không đều) - Nêu dẫn chứng thể hiện: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất, đa dạng nhất,. Giải thích vì sao hai thành phố này là nhũng trung tâm dịch vụ lớn nhất cả nước? Bước 2: HS phát biểu và chỉ bản đồ treo tường. GV chuẩn kiến thức. I- Cơ câu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế. 1.Cơ câu ngành dich vụ. -Khái niệm ngành dịch vụ: Dịch vụ bao gồm các hoạt động kinh tế nhằm đáp ớng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người. - Ngành dịch vụ nước ta có cơ cấu phức tạp, đa dạng, gồm dịch vụ sản xuất, dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ công cộng. - Kinh tế càng phát triển thì hoạt động dịch vụ càng đa dạng. 2- Vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống - Vận chuyển nguyên liệu, vật tư xản xuất, sản phẩm các ngành kinh tế đến nơi tiêu thụ. - Tao mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng,trong nước và ngoài nước. - Tạo làm việc, đem lại nguồn thu nhập lớn cho nên kinh tế. III- Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dich vụ cuả nước ta. 1-Đặc điểm phát triển. - Chiểm 23% lao động GDP (năm 2002) . - Ngày càng phát triển đa dạng, nhiều cơ hội để vươn lên. - So với các nước trong khu vực và các nước phát triển thì còn thấp.. -Vấn đề: nâng cao chất lượng và đa dạng hoá loại hình dịch vụ. 2-Đặc điểm phân bố - Phân bố: Phụ thuộc phân bố dân cư, phát triển nền kinh tế khu vực. - Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn nhât và đa dạng nhất. D- Củng cố: - GV hệ thống lại kiến thức bài giảng. - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. 1- Điền từ thích hợp vào chỗ chấm () trong các câu sau: Ngành dịch vụ nước ta có đặc điểm là: Phát triển, ngày càng . Tuy nhiên chỉ chiếm .lao động chỉ chiếm tới trong GDP (năm 2002). So với các nước phát triển và một số nước trong khu vực, ngành dịch vụ nước taHoạt động dịch vụ có nhiều để thu hút và phát triển - GV yêu cầu HS làm tiếp các bài tập SGK . E- Dặn dò: - Về nhà làm tiếp bài tập SGK. - Học bài cũ, nghiên cứu bài mới. . Ngày soạn: .. Ngày dạy:. Tiết 17 – bài 14 : Giao thông vận tải và bưu chính viễnthông A: Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức Sau bài học, HS cần: - Hiểu và trình bày được những bước tiến mới trong hoạt động giao thông vận tải, đặc điểm của phân bố mạng lướivà các đầu mối giao thông vận tải quan trọng. - Biết được những thành tựu to lớn của ngành bưu chính viễn thông và tác động của nó đến đời sống kinh tế – xã hội của đất nước. 2.Kĩ năng: - Đọc và phân tích lược đồ giao thông vận tải ở nước ta. - Phân tích mối quan hệ giữa sự phân bố mạng lưới giao thông vận tải với sự phân bố các ngành kinh tế khác. - Xác định trên bản đồ giao thông vận tải Việt Nam một số tuyến giao thông vận tải quan trọng và một số đầu mối giao thông lớn. 3.Thái độ: -Gd ý thức của HS khi tham gia giao thông và sử dụng các dịch vụ Intenet lành mạnh. B: Các thiết bị dạy học: - Bản đồ giao thông vận tải Việt Nam. - Một số hình ảnh về GTVT hiện đại mới xây dựng, hụât động của ngành GTVT. - Một số tư liệu về sự phát triển tăng tốc của ngành bưu chính viễn thông - Atlat địa lí Việt Nam. C: Các hoạt động trên lớp: 1. ổn định: 9c.................................. 2.Kiển tra bài cũ: - Trình bày cơ cấu ngành dịch vụ.Liên hệ thực tế địa phương? -Giải thích tại sao Hà Nội và thành phố HCM là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất nước ta? 3.Bài mới: Hoạt đông của Thầy và Trò Ghi bảng Hoạt động 1: HĐ 1.1: Bước 1: Học sinh dựa vào thực tế và kênh chữ ở mục 1.I, kết hợp vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi sau; -Trình bày ý nghĩa của ngành giao thông vận tải . - Tại sao khi chuyển sang kinh tế thị trường, giao thông vận tải phải đi trước một bước ? Bước 2: GV yêu cầu HS trả lời. GV chuẩn kiến thức. HĐ 1.2. Bước 1: HS dựa vào sơ đồ, bảng 14.1 tr 51 SGK kết hợp vốn hiểu biết cho biết: - Nước ta có các loại hình giao thông vận tải nào? - Loại hình giao thông vận tải chiếm tỷ trọng cao nhất trong vận tải hàng hoá ? tại sao ? - Ngành nào có tỷ trọng tăng nhanh nhất ? tại sao ? Bước 2: - HS trình bày kết quả. - GV chuẩn kiến thức. HĐ 1.3. Bước 1: Chia lớp thành 5 nhóm, môi nhóm nêu vai trò, tình hình phát triển, ưu , nhược điểm của mỗi loại hình giao thông vận tải : - Nhóm 1: Đường bộ. - Nhóm 2: Đg sông, đg biển. - Nhóm 3: Đường sắt.. - Nhóm 4: Đường hàng không. - Nhóm 5: Đường ống. Bước 2: - HS trình bày kết quả (Liên hệ địa phương) - GV chuẩn kiến thức. I- Giao thông vận tải 1.ý nghĩa - Rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội .Thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong nước và ngoài nước , nhờ phát triển GTVT mà nhiều vùng khó khăn có cơ hội phát triển. 2- Giao thông vận tải ở nước ta đã phát triển đầy đủ các loại hình - Có đủ các loại hình vận tải. - Đường bộ chiếm tỷ trọng lớn nhất. - Đường hàng không có tỷ trọng tăng nhanh nhất. - Được đầu tư lớn và có hiệu quả: nâng cấp các tuyến đường, cảng biển, cảng hàng không, bắc cầu mới thay cho phà, ngnàh hàng không được hiện đại hoá nhanh, mở rộng mạng lưới quốc tế và nội địa. D- Củng cố: - GV hệ thống lại kiến thức bài giảng - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. E- Dặn dò: - Về nhà làm tiếp bài tập SGK - Học bài cũ, nghiên cứu bài mới. ---------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: .. Ngày dạy:. Tiết 18 – bài 14 : Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông (Tiếp theo) A: Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức Sau bài học, HS cần: - Hiểu và trình bày được những bước tiến mới trong hoạt động giao thông vận tải, đặc điểm của phân bố mạng lướivà các đầu mối giao thông vận tải quan trọng. - Biết được những thành tựu to lớn của ngành bưu chính viễn thông và tác động của nó đến đời sống kinh tế – xã hội của đất nước. 2.Kĩ năng: - Đọc và phân tích lược đồ giao thông vận tải ở nước ta. - Phân tích mối quan hệ giữa sự phân bố mạng lưới giao thông vận tải với sự phân bố các ngành kinh tế khác. - Xác định trên bản đồ giao thông vận tải Việt Nam một số tuyến giao thông vận tải quan trọng và một số đầu mối giao thông lớn. 3.Thái độ: -Gd ý thức của HS khi tham gia giao thông và sử dụng các dịch vụ Intenet lành mạnh. B: Các thiết bị dạy học: - Bản đồ giao thông vận tải Việt Nam. - Một số hình ảnh về GTVT hiện đại mới xây dựng, hụât động của ngành GTVT. - Một số tư liệu về sự phát triển tăng tốc của ngành bưu chính viễn thông - Atlat địa lí Việt Nam. C: Các hoạt động trên lớp: 1. ổn định: 9c.................................. 2.Kiển tra bài cũ: - Giao thông vận tải ở nước ta đã phát triển đầy đủ các loại hình như thế nào? 3.Bài mới: Hoạt đông của Thầy và Trò Ghi bảng Hoạt Động 2: Cá nhân/cặp Bước 1: HS dựa vào kênh chữ muc II, hình 14.3, kết hợp vốn hiểu biết cho biết: - Nêu nhiệm vụ cơ bản của ngành bưu chính, viễn thông. - Nhận xét tốc độ phát triển điện thoại từ năm 1991 đến năm 2002. - Trình bày thành tựu của ngành bưu chính viễn thông: Internet, điện thoại.. - Sự phát triển cua ngành bưu chính viễn thông đã làm thay đổi đời sống xã hội của địa phương như thế nào ? Bước 2: - HS trình bày kết quả. - GV chuẩn kiến thức II- Bưu chính viễn thông - ý nghĩa: đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, hội nhập nền kinh tế thế giới. - Phát triển nhanh được đầu tư lớn, có hiệu quả. - Số người dùng điện thoại tăng vọt, số thuê bao internet tăng rất nhanh. D- Củng cố: - GV hệ thống lại kiến thức bài giảng - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. 1- Chỉ trên bản đồ quốc lộ: 1A, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 5, 18, 28, 5; đường sắt thống nhất; các cảng biển: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn, các sân bay quốc tế; Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất. E- Dặn dò: - Về nhà làm tiếp bài tập SGK - Học bài cũ, nghiên cứu bài mới. ------------------------------------------------------ Ngày soạn : Ngày giảng: ...../...../......... Tiết 19- bài 15 : Thương mại và du lịch A: Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức.: - Hiểu được tình hình phát triển và phân bố ngành thương mại, du lịch ở nước ta. - Thấy được nước ta có nhiếu tiềm năng du lịch và ngành này đang trở thành ngành kinh tế quan trọng. - Chứng minh và giải thích tại sao Hà Nồi và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại, du lích lớn nhất của Việt Nam 2.Kĩ năng: - Biết phân tích bảng số liệu, đọc và phân tích biểu đồ, tìm ra các mối liên hệ địa lí 3.Thái độ: - Có ý thức trách nhiệm với cộng đồng trong vấn đề bảo vệ tài nguyên du lịch, các giá trị văn hoá truyền thống ,chống các biểu hiện gian lận thương mại cạnh tranh không lành mạnh. B: Các thiết bị dạy học: - Bản đồ du lịch Việt Nam - Atlat địa lí Việt Nam - Tranh ảnh về hoạt động thương mại, du lịch Việt Nam C: Hoạt động dạy- học 1. ổn định: 9c........................... 2.Kiểm tra bài cũ: -Trình bày ý nghĩa của ngành giao thông vận tải. Trong các loại hình giao thông vận tải loại hình nào có khối lượng vận chuyển lớn nhất .Giải thích? 3.Bài mới: *Giới thiệu bài: Trong điều kiện nền kinh tế càng phát triển và mở cửa thì các hoạt động thương mại và du lịch ngày càng có vai trò quan trọng thúc đẩy sx, cải thiện đời sống tăng cường quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế .Vởy thương mại và du lịch ở nước ta hiện nay phát triển ntn chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay Hoạt đông của Thầy và Trò Ghi bảng Hoạt động 1: Bước 1: Học sinh dựa vào hiền 15.1 kết hơp vốn hiểu biến và kênh chữ mục 1.1 - Cho biết tình hình phát triển nội thương từ khi đổi mới? - Nhận xét sự khác nhau về hoạt động nội thương giữa các vùng và giải thích. (VD) : Đông Nam Bộ đạt mức cao nhất do kinh tế phát triển, dân đông; Tây Nguyên thấp nhất do kinh tế chậm, dân thưa) - Chưng minh và giải thích tại sao Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất, đa dang nhất cả nước? Bước 2: GV Chuẩn kiến thức HĐ 2: Bước 1: HS dựa vào sơ đồ, bảng 15.6 kết hợp kênh chữ, vón hiểu biết: - Nêu vai trò của ngành ngoại thưpơng. - Nhân xét cơ cấu gia trị xuất khẩu, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực? - Các mặt hàng nhập khẩu. - Thị trường chủ yếu. Tình hình xuất nhập khẩu VD: các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như khoang sản, lâm sản, nông sản và thuỷ sản, sản phẩm công nghiệp chế biển, hàng dệt may, điện tử. Bước 2: - HS phát biểu, - GV chuẩn kiến thức. HĐ 3 Bước 1: Học sinh đọc SGK. Trả lời các câu hỏi sau: -Kể tên các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn của nước ta? -Địa phương em có những tài nguyên du lịch gì? Bước 2: - HS phát biểu, - GV: Chuẩn kiến thức I- Thương mại 1. Nội thương - Có thay đổi căn bản: + Nhiều thành phần kinh tế tham gia, đặc biệt kinh tế tư nhân. + Hàng hoá dồi dào, tự do lưu thông - Phát triển không đồng đều,tập trung ở Đông Nam Bộ, Đồng băng sông Hồng và Đông băng sông Cửu Long. - Thành phố Hò Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất, đa dang nhất cả nước 2 Ngoại thương. - Có vai trò quan trọng nhất trong hoạt động kinh tế đối ngoại ở nước ta - Phát triển và mở rông các mặt hàng, các thị trường xuất nhập khẩu. - Xuất: Hàng công nghiệp nặng, khoáng sản; hàng cong nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp; hàng nông - lâm - thuỷ sản. - Nhập: Máy móc thiết bị nguyên vật liệu - Buôn bán nhiều nhất với khu vực châu á Thái Bình Dương II. Du lịch - Vai trò: Nguồn lợi thu nhập lớn, mở rộng giao lưu, cải thiện đời sống nhân dân. - Tiềm năng phong phú gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. - Phát triển mạnh - Tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. D- Củng cố: - GV hệ thống lại kiến thức bài giảng. - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. 1- Chon ý đúng nhất trong câu sau: Hà Nội và Thanh phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất, đa dang nhất cả nước do: A. có vị trí thuân lợi. B. hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nướcư C. Đông dân nhất cả nước D. Tập trung nhiều tài nguyên du lịch. Đ. Đầu mối giao thông quan trọng nhất cả nước. E Tất cả các ý trên 2- Trình bày tình hình phát triển, phân bố của hoạt động nội thương ở nước ta khi đổi mới E- Dặn dò: - Về nhà làm tiếp bài tập SGK. - Học bài cũ, nghiên cứu bài mới. --------------------------------------------------- Ngày soạn : . Ngày giảng: ...../...../......... Tiết 20 –bài 16: Thực hành vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấU kinh tế A: Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: - Biết vẽ biểu đồ để thể hiện sự thay đổi cơ câu kinh tế. - Có kĩ năng phân tích vẽ biểu đồ miền. - Củng cố các kiền thức đã học ở bài 6 về cơ cấu kinh tế theo ngành của nước ta. B: Các thiết bị dạy học: HS chuẩn bị thước kể, bút trì, máy tính cá nhân. GV vẽ trước biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu GBP thới kỳ 1991-2002. C: Các hoạt động trên lớp: ổn định.: 9c.................. Kiểm tra: Nêu các đặc điểm cơ bản của ngành thương mại. Bài mới: - GV: Nêu nhiệm vụ cần phải hoàn thành. + Vẽ song biểu đồ miền thể hiển cơ cấu GDP của nước ta thời kỳ 1991- 2002 + Nhân xét biểu đồ - Cách thức tiên hành: + Cả lớp nghe hướng dẫn cách vẽ biểu đồ miền. + Cá nhân vẽ xong cùng nhóm trao đổi, kiểm tra lẫn nhau Hoạt đông của Thầ yvà Trò Ghi bảng Hoạt động 1: HĐ 1. Giáo viên hương dẫn học sinh cách vẽ biểu đò miền gồm các bước sau: Bước 1: Nhận biết khi nao vẽ biểu đồ miền (khi thể hiện cơ cấu và động thái phát triển của các đối tượng trong nhiều năm) - Trong khoảng ít năm (2-3năm) dùng biẻu đồ hình tròn HĐ 2. Vẽ biểu đồ miền - Khung biểu đồ là một hình chữ nhất hoặc hình vuông trong đó cạnh đứng bên trái ( trục tung) thể hiện tỉ lệ ( 100%) cạnh ngang bên dưới ( trục hoành) thể hiện khoảng cách từ năm đầu đén năm cuối của biểu đồ ( khoảng cách giữa các năm phải chính xác) - - Vẽ lần lượt tưng đối tượng, chứ không vẽ lần lượt theo năm. ở đây: đối tượng 1 ( miền 1) là khu vực nông- lâm- ngư- nghiệp; đối tượng miền2 ( miền 2) là khu vực công nghiệp và xây dựng, đối tượng 3( miền 3) là khu vực dịch vụ . - Thứ tự vẽ lần lượt bắt đầu từ đối tượng 1( miền 1) tính từ dưới lên ( vẽ như khi vẽ biểu đồ miền) . Sau đó vẽ đối tượng 3 (miền 3) tính từ trên xuông dưới cho dễ. Nằm giữa 2 miền 1 và 3 sẽ là miền 2. Làm như vậy thì dễ hơn khi tính các số lẻ. - Vẽ xong miền nào thì làm kí hiệu và tập bản chú giải ngay miền đó + Ghi tên biểu đồ Hoạt động 2. Bước 1: HS tự vẽ biểu đồ. Chú ý: cách chon tỉ lệ sao ch thích hợp + Dùng bút chì dóng các cạnh đường ( kẻ mới) + Vẽ từng miền Bước 2: - Cả nhóm trao đổi, bổ xung lẫn nhau Bước 3: HS báo cáo kết quả GV: kiểm tra và chuẩn kiến thức. 1. Nội dung chính 2. Nhận xét - Sự thay đổi trong cơ cấu: + Tỉ trọng nông – lâm ngư nghiệp giảm từ 40,5% còn 23,0%. + Công nghiệp – xây dựng tăng nhanh liên tục từ 23,8% lên 38,5%. + Dịch vụ tuy chiếm tỉ lệ cao nhưng có nhiều biến động. Nguyên nhân: Nước ta đang đẩy mạnh quả trình công nghiệp hoá đất nước D- Củng cố. - GV hệ thống lại kiến thức bài giảng. - GV chấm mốt số bài của học sinh, sau đó rủt ra vấn đề còn tồn tại. - Yêu cầu HS tìm nguyên nhan và đề xuất biện pháp khắc phục. E- Dặn dò: - HS hoàn thiện nốt những phần còn chưa làm song của bài thực hành - Xem lại các bài từ 1 đến 16 và chuẩn bị đề cương theo câu hỏi để tiết sau ôn tập. Ngày soạn: Ngày giảng: ...../...../......... Tiết 21 : Ôn tập A: Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: - Củng cố lại kiến thức từ bài 1 đến bài 15 - Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ B: Các thiết bị dạy học: Các biểu đồ H1.1; 2.1; 4.1; 4.2; 5.1; 6.1; 12.1; 13.1; 14.3; 15.1;1 5.6. Các sơ đồ H7.2; 11.1;13.1. C: Các hoạt động trên lớp: ổn định: Kiểm tra:(kết hợp cùng bài giảng) Bài mới: Mở bài: Để chuẩn bị cho tiết sau làm bài kiểm tra 1 tiết hôm nay chúng ta ôn lại kiến thức từ bài 1 đến bài 15. Hoạt đông của Thầy và Trò Ghi bảng Hoạt động 1: Bước 1: Học sinh dựa vào SGK: GV: Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? GV: Treo biểu đồ H1.1 Dân tộc nào có số dân đông nhất ? phân bố chủ yếu ở đâu ? GV: Các dân tộc ít người phân bố ở đâu ? GV treo biểu đồ ga tăng dân số H2.1 Dân cư nước ta tăng nhanh nhất trong giai đoạn nào ? GV: Dân cư tăng nhanh gây lên những hậu quả gì ? Nêu hậu quả gia tăng dân số. GV: Trên thế giới nước ta có mật độ dân số cao hay thấp ? Bước 2: - HS trình bày kết quả. chỉ bản đồ. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Bước 1: Học sinh dựa vào SGK: GV: Nông nghiệp nước ta bao gồm hai ngành chính là ngành trồng trọt và chăn nuôi. - Dựa vào hiểu biết của mình và nội dung SGK em hãy cho biết ngành trồng trọt nước ta phát triển như thế nào ? - So với ngành trồng trọt ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng cao hay thấp - Ngành công nghiệp nước ta phụ thuộc vào các yếu tố nào ? - Những thuận lợi và khó khăn của nền công nghiệp nước ta - Ngành giao thông vận tải có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển kinh tế ? - Nêu những thuận lợi và khó khăn của hoạt động GTVT ? - Cơ cấu ngành thương mại nước ta như thế nào ? - Ngành du lịch nước ta phát triển dựa trên những điều kiện nào ? Bước 2: - Đại diện học sinh trả lời, chỉ bản đồ, - GV chuẩn kiến thức. I. Địa lí dân cư - nước ta có 54 dân tộc. - Dân tộc Việt có số dân đông nhất.Tập trung ở đồng bằng trung du và duyên hải. - Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đồi núi và trung du. - Dân số nước ta tăng nhanh trong giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1960(Giữa thế kỉ 20). - Trên thế giới nước ta thuộc hàng nước có mật độ dân số cao ,và phân bố không đều. II. Địa lí kinh tế 1. nông nghiệp: - Ngành trồng trọt đang phát triển đa dạng cây trồng. - Trong cơ cấu cây trồng. + cây công nghiệp tăng tỉ trọng. + cây lương thực và cây trồng khác giảm tỉ trọng. - Chăn nuôi chiếm tỉ trọng chưa lớn trong nông nghiệp. 2. Công nghiệp: - Phụ thuộc nhiều vào các yếu tố đầu + Các yếu tố đầu vào: nguyên liệu nhiên liệu năng lượng ,lao động ,cơ sở vật chất kĩ thuật. + Các yếu tố đầu ra: Thị trường trong và ngoài nước. 3. Giao thông vận tảivà bưu chính viễn thông: - Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ,thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển + Tạo mối giao lưu văn hoá giữa các vùng trong nước và với nước ngoài. - Đường bộ có khối lượng vận chuyển hành hoá lớn nhất. - Là nước có tốc độ phát triển điện thoại đứng thứ hai trên thế giới. 4. Thương mại và dịch vụ: - Thương mại bao gồm hai ngành: Nội thương và ngoại thương. - Du lịch phát triển dựa vào điều kiện tự nhiên và nhân văn. D- Củng cố: - GV hệ thống lại kiến thức bài giảng. - Trình bày những thuận lợi và khó khăn về dân cư - kinh tế - xã hội Việt Nam - - GVyêu cầu HS làm tiếp các bài tập SGK . E- Dặn dò: - Về nhà làm tiếp bài tập SGK. - Học bài cũ, nghiên cứu bài mới, giờ sau kiểm tra viết 1 tiết. ............................................................................................ Ngày soạn: .. Ngày giảng: ...../..... Tiết 22 : kiểm tra 1 tiết A. Mục tiêu bài học: - Kiểm tra đánh giá việc nắm kiến thức của HS. - Rèn kĩ năng làm bài viết ngắn gọn, đủ ý. - Kĩ năng trình bày bài viết. - Kĩ năng tổng hợp kiến thức. B. Phương tiện dạy học - Đề kiểm tra cho từng HS. C. Hoạt động trên lớp. 1. ổn định: 9c 2.Kiểm tra: Chuẩn bị của HS Bài mới: Đề bài Câu 1: Đánh dấu nhân (x) vào ô vuông những ý em cho là đúng nhất: Tại sao trong những năm gần đây tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đã giảm dần ? a. Trình độ dân trí ngày càng cao. b. Nhờ thực hiện tốt chế độ chính sách kế hoạch hoá gia đình. c. Do đại dịch HIV/AIDS. d. Câu a, b đúng. Hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư nông thôn là : a. Nông nghiệp. b. Lâm nghiệp c. Ngư nghiệp. d. Tất cả các câu trên đều đúng. Các loại hình giao thông vận tải là: a. Đường bộ, đường sắt. b. Đường biển, đường sông. c. Đường hàng không, đường ống. d. Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 2: Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta ? hãy liên hệ địa phương ? Câu 3: Dựa vào bảng số liệu sau: Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991-2002. (%). 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002 Tổng 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Nông, lâm, ngư nghiệp 40.5 29.9 27.2 25.8 25.4 23.3 23.0 Công nghiệp - xây dựng 23.8 28.9 28.8 32.1 34.5 38.1 38.5 Dịch vụ 35.7 41.2 44.0 42.1 40.1 38.6 38.5 a. Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2002 b. dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy đánh dấu x vào ô trống ý em cho là đúng nhất. Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, thuỷ sản giảm mạnh thể hiện: Diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh. Tỉ trọng lao động trong nông nghiệp giảm. Nông nhghiệp vẫn phát triển nhưng công nghiệp và dịch vụ vẫn phát triển nhanh hơn. Nông nghiệp và công nghiệp đều phát triển. Tỉ trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng tăng mạnh hơn: Khu vực này có tốc độ phát triển nhanh nhất Nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá Khu vực này thu hút đầu tư nước ngoài Khu vực này tạo ra nhiều việc làm Đáp án và thang điểm Câu 1: 1- a và b 1 điểm 2- d 1 điểm 3- d 1 điểm Câu 2: - Nước ta hiện nay nhiều lao đông thiếu việc làm (> 1triệu LĐ) đặc biệt là ở nông thôn. (1 điểm) - Nhiều lao đông không có việc làm dãn đến các tệ nạn xã hội: Trộm cắp, cướp gật, mại dâm, ma tuý. (1 điểm) - Biên pháp: Giảm tỉ lệ sinh, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đa dạng hoá các ngành nghề, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề. (1điểm) Câu 3: a. Vẽ biểu đồ chinh xác, đẹp, rõ ràng và có chú thích đầy đủ. (2điểm) b. Điền ý đúng nhất 1- ý a 2- ý b (2đ) Sự phân hoá lãnh thổ Ngày soạn:.. Ngày giảng: ...../...../..... Tiết 23 Bài 17 : Vùng trung du và miền núi bắc bộ A: Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: - Hiểu được ý nghĩa vị trí địa lí, một số thế mạnh và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư của mỗi vùng. - Hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa hai tiểu vùng: Tây Bắc và Đông bắc, đánh giá trình độ và phát triển giữa hai tiểu vùng và tầm quan trọng của các giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế- xã hội. - Xác định trên bản đồ ranh giới của vùng vị trí của một số tài nguyên quan trọng. - Phân tích và giải thích một số chỉ tiêu phját triển dân cư và xã hội. - Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ và lược đồ. B: Các thiết bị dạy học: Bản đồ địa lí tự nhiên và bản đồ hành chính Việt Nam. Bản đồ tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Atlat địa lí Việt Nam. Một số hình ảnh về thiên nhiên, con người ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.. C: Các hoạt động trên lớp: 1. ổn định: . 2.Kiểm tra: Khụng 3.Bài mới: Hoạt đông của Thầy và Trũ Ghi bảng Hoạt động 1: Cá nhân/ cặp Bước 1: Học sinh dựa vào SGK: - Xác định vị trí của vùng (ranh giới, tên các tỉnh thành, tiếp giáp). - Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí vùng. Bước 2: - Đại diện học sinh trả lời, chỉ bản đồ, - GV chuẩn kiến thức. * Ngòai vị trí địa lí quan trọng vùng còn có những đặc điểm gì nổi bật ? HĐ 2. Cặp/Nhóm Bước 1: HS dựa vào sơ đồ, bảng 17.1 hoặc Atlat địa lí Việt Nam, bảng 17.1 kênh chữ trong SGK, vốn hiểu biết: - Cho biết vùng có mấy tiểu vùng ? - Nêu sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh của hai tiểu vùng Đông Bắc - Tây Bắc. - Khu vực trung du Bắc Bộ có đặc điểm như thế nào? Có khả năng phát triển ngành gì? - Xác định trên bản đồ các mỏ: than, sắt, apatít; các sông có tiềm năng thuỷ điện lớn: Sông Đà, sông Lô, sông Gâm, sông Chảy. - Nêu những khó khăn về tự nhiên đối với sẳn xuất và đời sống. Bước 2: - HS trình bày kết quả. chỉ bản đồ. - GV chuẩn kiến thức. - GV tóm tắt thế mạnh, khó khăn, chuyển ý sang đặc điểm dân cư và xã hội. HĐ 3: Cặp/ nhóm Bước 1: HS dựa vào kênh chữ, bảng 17.2 tranh ảnh, vốn hiểu biết, thảo luận theo câu hỏi: - Trung du và miền núi Bắc Bộ có những dân tộc nào? - Nêu những thuận lợi về dân cư, dân tộc của vùng. - Nhận xét về sự chênh lệch trình độ phát triển dân cư, xã hội giữa hai tiểu vùng so với cả nước? Bước 2: - HS trình bày - GV chuẩn kiến thức. I- Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ - Diện tích 100.965 km2, chiếm 30,7% diện tích cảc nước. - Vùng lãnh rộng lớn. - Giao lưu thuân tiện với các tỉnh phía Nam Trung Quốc, thượng Lào, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Bắc Trung Bộ. - Có vùng giàu tiềm năng du lịch và hải sản II- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. - Thiên nhiên có khác nhau giữa Đông Bắc- và Tây Bắc - Tài nguyên phong phú, đa dạng, giàu khoáng sản, trữ năng thuỷ điện lớn nhất nước. KHí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh, thuận lợi trồng cây cận nhiệt và ôn đới. Có nhiều tiềm năng du lịch, kinh té biển: - Khó khăn: + Địa hình chia cắt, khó khăn trong việc giao thông. + Khí hậu thất thường. + Khoáng sản trũ lượng nhỏ, khai thác khó khăn + Chất lượng môi trường bị giảm sút. III. Đặc điể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiáo án Địa 9 kì 1.doc
Tài liệu liên quan