GV cho HS đọc lược đồ ngành lâm nghiệp H 9.2 để thấy được sựphân bốcác loại rừng
GV có thểhướng dẫn HS đọc lược đồcông nghiệp H 12.4 đểxác định một sốtrung tâm
công nghiệp chếbiến lâm sản, nhất là ởTrung du miền núi Bắc Bộvà Tây Nguyên.
CH: Cơ cấu ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động nào? ( khai thác gỗ, lâm sản và hoạt
động trồng rừng và bảo vệ rừng)
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11419 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 9 - Sự phát triển và phân bố sản xuất lâm nghiệp, thuỷ sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ SẢN
XUẤT LÂM NGHIỆP , THUỶ SẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1.Kiến thức : HS cần nắm được:
- Các loại rừng ở nước ta: Vai trò của ngành lâm nghiệp trong
việc phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường ; các khu vực
phân bố chủ yếu của ngành lâm nghiệp.
- Nước ta có nguồn lợi khá lớn về thuỷ sản, cả về thuỷ sản nước
ngọt, nước lợ và nước mặn. Những xu hướng mới trong phát
triển và phân bố ngành thuỷ sản.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng làm việc vơi bản đồ, lược đồ
- Kĩ năng vẽ biểu đồ đường lấy năm gốc 100,0%
3. Giáo dục tư tưởng
- Lòng yêu quê hương, ý thức bảo vệ môi trường
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
GV : - Bản đồ kinh tế Việt Nam
- Lược đồ lâm nghiệp-thuỷ sản trong SGK
HS: Chuẩn bị theo hướng dãn
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ :
Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta
?
2. GT Bài mới : Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi và đường bờ
biển dài 3260 km….
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
HĐ1: HS Làm việc theo
nhóm
GV nói sơ qua về diện tích
rừng nước ta ở những năm
qua
CH: Dựa vào bảng 9.1, cho
biết cơ cấu các loại rừng ở
I. LÂM NGHIỆP
1. Tài nguyên rừng
- Năm 2000 diện tích đất lâm
nghiệp có rừng là 11,6 triệu ha,
độ che phủ cả nước là 35%
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
nước ta.
CH: Nhận xét về diện tích
rừng tự nhiên và vai trò của
rừng tự nhiên?
GV: Hơn 8/10 diện tích rừng
là rừng tự nhiên
- Rừng tự nhiên đóng vai trò
quan trọng nhất trong sản
xuất và bảo vệ môi trường
- Trong tổng diện tích rừng
11,5 triệu ha , thì khoảng 6/10
là rừng phòng hộ và rừng đặc
dụng, chỉ có 4/10 là rừng sản
xuất.
- Rừng sản xuất có vai trò như
thế nào?
CH: Rừng phòng hộ chiếm
- Rừng sản xuất cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp ,
cho dân dụng và cho xuất khẩu.
- Rừng phòng hộ phòng chống
thiên tai, bảo vệ môi trường
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
bao nhiêu phần trăm diện tích
rừng và đóng vai trò quan
trọng như thế nào? (là khu
rừng đầu nguồn các con sông,
các cánh rừng chống cát ven
biển miền Trung, các dải rừng
ngập mặn ven biển).
Phòng chống thiên tai, bảo vệ
môi trường (lũ lụt, chống xói
mòn, bảo vệ bờ biển…)
CH: Kể tên những rừng đặc
dụng?
( Nước ta có một hệ thống
rừng đặc dụng: Cúc Phương,
Ba Vì, Ba Bể, Bạch Mã, Cát
Tiên…)
- Rừng đặc dụng bảo vệ sinh
thái, bảo vệ các giống loài quý
hiếm bảo tồn văn hoá , lịch sử
môi trường.
2 Sự phát triển và phân bố
ngành lâm nghiệp
- Khai thác khoảng hơn 2,5 triệu
mét khối gỗ / năm
- Công nghiệp chế biến gỗ và
lâm sản phát triển gần các vùng
nguyên liệu.
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
GV cho HS đọc lược đồ
ngành lâm nghiệp H 9.2 để
thấy được sự phân bố các loại
rừng
GV có thể hướng dẫn HS đọc
lược đồ công nghiệp H 12.4
để xác định một số trung tâm
công nghiệp chế biến lâm sản,
nhất là ở Trung du miền núi
Bắc Bộ và Tây Nguyên.
CH: Cơ cấu ngành lâm nghiệp
gồm những hoạt động nào? (
khai thác gỗ, lâm sản và hoạt
động trồng rừng và bảo vệ
rừng)
GV cho HS quan sát hình 9.1
để HS thấy được sự hợp lí về
- Phấn đấu đến năm 2010 trồng
thêm 5 triệu ha rừng đưa tỉ lệ
che phủ rừng lên 45% bảo vệ
rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
và trồng cây gây rừng.
II. NGÀNH THUỶ SẢN
1. Nguồn lợi thuỷ sản
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
kinh tế sinh thái của mô hình
này
GV cho HS đọc lại lược đồ
8.2 để thấy diện phân bố của
các mô hình nông – lâm kết
hợp là rất rộng, do nước ta
phần lớn là đồi núi.
CH: Việc đầu tư trồng rừng
đem lại lợi ích gì? Tại sao
chúng ta phải vừa khai thác
vừa bảo vệ rừng?
CH: Chính sách Đảng ta về
lâm nghiệp như thế nào?
CH: Nước ta có những điều
kiện tự nhiên nào thuận lợi
cho ngành thuỷ sản phát triển
* Khai thác:
- Nước ta có điều kiện tự nhiên
và tài nguyên thiên nhiên khá
thuận lợi để phát triển khai thác
và nuôi trồng thuỷ sản nước
mặn, lợ và nước ngọt. Khai thác
khoảng 1 triệu km2 mặt nước
biển.
- Có 4 ngư trường trọng điểm.
* Nuôi trồng: Có tiềm năng lớn.
* Khó khăn: Biển động do bão,
gió mùa đông bắc, môi trường
suy thoái và nguồn lợi bị suy
giảm.
2. Sự phát triển và phân bố
ngành thuỷ sản
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
?(bờ biển dài 3260km vùng
đặc quyền kinh tế rộng, khí
hậu ấm,ven biển có nhiều bãi
triều, vũng vịnh,đầm , phá)
CH: Kể tên các ngư trường
trọng điểm?. Hãy xác định
trên hình 9.2 những ngư
trường trọng điểm ở nước ta?
CH: Hãy cho biết những khó
khăn do thiên nhiên gây ra
cho nghề đi biển và nuôi
trồng thủy sản. Khó khăn này
chủ yếu ở những vùng
nào?(vốn ít nhiều ngư dân còn
nghèo, nhiều vùng ven biển ô
nhiễm)
- Khai thác hải sản: Sản lượng
khai thác khá nhanh chủ yếu do
số lượng tàu thuyền và tăng
công suất tàu. Các tỉnh dẫn đầu:
Kiên Giang, Cà Mau, BR-V Tàu
và Bình Thuận.
- Nuôi trồng thuỷ sản: gần đây
phát triển nhanh: Cà Mau, An
Giang và Bến Tre
- Xuất khẩu thuỷ sản có bước
phát triển vượt bậc. Năm 1999
đạt 917 triệu USD năm 2002 đạt
2014 triệu USD
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
CH: Bảng 9.2.Hãy so sánh số
liệu năm 1990 và năm 2002,
rút ra nhận xét về sự phát
triển của ngành thủy sản.
CH: Hãy xác định các tỉnh
trọng điểm nghề cá ở nước ta
? (dẫn đầu là tỉnh Kiên Giang,
Cà Mau. Bà Rịa- Vũng Tàu
và Bình Thuận)
4.Củng cố và đánh giá
a. Xác định trên bản đồ hình 9.2 các vùng phân bố rừng chủ
yếu?
b. Hãy xác định trên hình 9.2 những ngư trường trọng điểm ở
nước ta?
Câu 3 vẽ biểu đồ biểu diến sản lượng thuỷ sản thời kì 1990 –
2002
biÓu ®å s¶n lîng thuû s¶n thêi k×
1990 - 2002
0
1000
2000
3000
1990 1994 1998 2002
N¨m
N
gh
×n
tÊ
n
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1; năm 2000 độ che phủ rừng nước ta đạt;
a. Gần 30% b. Hơn 30% c. 35% d. 40%
(ý c)
Câu: Có độ che phủ rừng lớn nhất nước ta là vùng:
a. Trung du và miền núi Bắc Bộ b. Bắc Trung Bộ
c. Duyên hải Nam Trung Bộ d. Đông Nam Bộ
(ý d)
Câu 3. Nguyên nhân nào sau đây làm cho diện tích rừng nước ta
suy giảm nhiều nhất
a. Cháy rừng b. Chiến tranh
c. Đốt rừng làm rẫy d. Khai thác rừng
bừa bãi (ý d)
Câu 4. Tỉnh có sản lượng thuỷ sản lớn nhất của vùng duyên hải
Nam Trung Bộ là:
a. Bình Định b. Ninh Thuận c. Khánh Hoà d.
Bình Thuận (ý d)
Câu 5. Thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực
nước ta hiện nay;
a. Đúng b. Sai (ý a)
Câu 5. Tỉnh có sản lượng thuỷ sản lớn nhất của vùng đồng bằng
sông Cửu Long là:
a. Bến Tre b. Cà Mau c. Tiền Giang d.
Kiên Giang (ýd)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_phat_trien_va_phan_bo_san_xuat_lam_nghiep_1536.pdf