I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nắm vững tính chất hóa học của bazơ và muối.
2. Kĩ năng: Viết PTHH, các thao tác thí nghiệm
3.Thái độ tình cảm: HS yêu thích môn học có lòng tin vào khoa học.
II CHUẨN BỊ:
• Dụng cụ: Ống nghiệm( 10 ), kẹp gỗ ( 5 ), giá ống nghiệm ( 2 ), Cốc thủy tinh 250 ml ( 2), ống hút ( 5 ).
• Hóa chất: các dung dịch: CuSO4, NaOH, FeCl3, BaCl2, Na2SO4, HCl, H2SO4.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Ổn định lớp.
Điểm danh sĩ số các nhóm.
Kiểm tra phiếu học tập.
Kiểm tra dụng cụ hóa chất.
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ:
HS1: Viết sơ đồ thể hiện tính chất hóa học của bazơ tan và bazơ không tan?
HS2: Viết sơ đồ thể hiện tính chất hóa học của muối ?
HS2: Nêu điều kiện xảy ra của phản ứng trao đổi?
116 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 26269 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy môn Hóa học Lớp 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kim loại:
Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là ……………., thấp nhất là…………, .
Cứng nhất trong tất cả các kim loại là ……………...........
Mềm nhất trong tất cả các kim loại là ……………............
Nhẹ nhất trong tất cả các kim loại là ……………..............
Dẻo nhất trong tất cả các kim loại là ……………..............
Dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại là ……………
Tuần 11 tiết 22:
BÀI 16 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS hiểu được tính chất hóa học của kim loại.
2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm quan sát rút ra kết luận từ hiện tượng quan sát được
Viết PTHH.
3.Thái độ tình cảm:
II CHUẨN BỊ: Lá đồng, kẽm viên, Mg, CuSO4, HCl, ống nghiệm, kẹp gỗ, giá ống nghiệm.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Tìm hiểu phản ứng của kim loại với phi kim.
Hỏi :
Quan sát hình 2.3/ tr49 và mô tả hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm sắt cháy rong khí oxi?
Kết luận về TCHH của kim loại ?
Viết PTHH của phản ứng giữa các Kim loại với khí oxi:
Al + O2 K + O2
Zn + O2 Mg + O2
Cu + O2 Na + O2
4)Quan sát hình 2.4 cho biết :
Kim loại Na có màu gì ?
Màu của khí clo ?
Phản ứng giữa Na với Cl2 xảy ra trong đk nào?
Hiện tượng xảy ra trong TN ?
Sản phẩm tạo thành là chất gì? ở trạng thái gì? màu sắc như thế nào ?
Viết PTHH xảy ra giữa các cặp chất sau:
Fe + S Na + S Al + S Mg + S
Cu + S Fe + Cl2 Na + Cl2 Al + Cl2
Mg + Cl2 Cu + Cl2
Trả lời và ghi bài :
I/ Tác dụng với phi kim :
a/ Với oxit oxit bazơ
3Fe + 2O2 Fe3O4
4Na + O2 2 Na2O
b/ Với kim loại khác muối
Hoạt động 2: Tìm hiểu phản ứng của kim loại với dung dịch axit.
Hỏi :
Hiện tượng gì xảy ra khi :
Thả lá kẽm vào dung dịch HCl
Thả lá đồng vào dung dịch HCl
Viết PTHH thể hiện phản ứng xảy ra giữa Zn + HCl ?
Nêu kết luận về tchh của kim loại ?
Viết PTHH của phản ứng giữa các kim loại với các dung dịch axit cho dưới đây:
Fe + H2SO4
Mg + H3PO4
Na + HCl
K + H2SO4
Làm TN-Trả lời và ghi bài
II Tác dụng với dung dịch axit .
Kim loại + dd axit muối + khí hiđrô
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
Một HS lên bảng viết PTHH.
Hoạt động 3: Tìm hiểu phản ứng giữa kim loại với dung dịch muối.
Hỏi
1/ Viết sản phẩm tạo thành giữa các kim loại với các dung dịch muối cho đây:
Fe + CuSO4
Zn + CuSO4
Al + FeCO3
2/ Nêu hiện tượng xảy ra trong mỗi phản ứng ở trên ?
Yêu cầu HS làm thí nghiệm :
Bước 1: nhỏ dung dịch CuSO4 và dung dịch FeCl3 vào hai ống nghiệm 1 và 2.
Bước 2:
Nhúng đinh sắt vào dung dịch CuSO4
Nhúng lá nhôm vào dung dịch FeCl3
Hỏi :
Nêu và giải thích hiện tượng quan sát được?
Nêu kết luận về tính chất hóa học của kim loại?
Một HS lên bảng viết PTHH.
Các nhóm làm TN.
Trả lời.
Hoạt động 4: Vận dụng -Giải BT sgk tr 51.
Bài 1: Ghép cột (I) với cột (II) sao cho phù hợp với tính chất của kim loại
Cột A
Cột B
Na
Tan được trong dung dịch axit và dung dịch kiềm
Al
Tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường
Fe
Đẩy được Cu ra khỏi muối đồng
Cu
Tác dụng dể dàng với oxi tao ra oxit có dạng chung MO
Bài 2: 8g hỗn hợp kim loại Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thoát ra 5,6l H2 đktc. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là:
A. 22,25 g B. 22,75g C. 24,45 g D. 25,75g
Tuần 11 tiết 22:
BÀI 16 DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS hiểu được ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại
2. Kĩ năng: Viết PTHH, làm TN ,dự đoán hiện tượng TN.
3.Thái độ tình cảm: HS tin vào khoa học, có hứng thú học tập.
II CHUẨN BỊ: Đinh sắt mới, bột sắt, lá đồng, dd HCl, CuSO4, FeCl3, H2O, dd phenolphtalein, Na, ống nghiệm, phễu, giá ống nghiệm, kẹp gỗ,ống hút
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Tìm hiểu dãy hoạt động hóa học được xây dựng như thế nào ?
Yêu cầu HS làm TN 1.
1a/ Nhúng đinh sắt vào dung dịch CuSO4.
1b/ Nhúng lá đồng vào dung dịch FeCl3.
Hỏi:
Mục đích của thí nghiệm 1 ?
Hiện tượng nào chứng tỏ Fe phản ứng được với muối đồng ?
Lí do nào mà Cu không phản ứng được với muối sắt ?
Yêu câu HS làm TN 2:
2a. Nhúng lá đồng vào dung dịch AgNO3.
2b. Nhỏ dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm chứa sẵn Ag ( điều chế bằng phản ứng tráng gương).
Hỏi:
Mục đích của thí nghiệm 2 ?
Hiện tượng nào chứng tỏ Cu phản ứng được với muối bạc ?
So sánh độ hoạt động hóa học giữa hai kim loại đồng và bạc?
Yêu câu HS làm TN 3:
3a. Thả đinh sắt vào dd HCl.
3b. Thả lá đồng vào dd HCl.
Hỏi:
Mục đích của thí nghiệm 3 ?
Nêu và giải thích hiện tượng xảy ra?
Viết PTHH minh họa?
So sánh độ hoạt động hóa học của sắt, đồng với hiđro?
Yêu câu HS làm TN 4:
Rót nước cất vào 2 cốc thủy tinh, thêm vài giọt dd phenolphtalein.
4a :Thả mẫu Na vào cốc 1 rồi đậy phễu thủy tinh lên cốc .
4b. Nhúng đinh sắt vào cốc 2.
Hỏi:
Mục đích của thí nghiệm 34?
Nêu và giải thích hiện tượng xảy ra?
Viết PTHH minh họa?
So sánh độ hoạt động hóa học của sắt, với natri?
Các nhóm làm TN 1.
Trả lời và ghi bài .
TN1:
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
Cu + FeCl3 pư không xảy ra
Fe hoạt động hóa học mạnh hơn Cu.
Các nhóm làm TN 2.
Trả lời và ghi bài
TN2:
2a / Cu +2AgNO3 Cu(NO3)2
2b/ Ag + CuSO4 pư không xảy ra
Cu hoạt động hóa học mạnh hơn Ag.
Các nhóm làm TN 3.
Trả lời và ghi bài.
TN3:
3a/ Fe + HCl FeCl2 + H2
Lục nhạt
3b/ Cu + HCl pư không xảy ra
Các nhóm làm TN 3.
TN 4 : ở đk thường
2Na + 2H2O 2NaOH + H2
Fe + H2O pư không xảy ra
Hoạt động 2 Tìm hiểu ý nghĩa dãy HĐHH của kim loại.
Cho HS ghi dãy hđhh vào vở.
Tổ chức trò chơi “ Truy tìm cặp chất”
Đưa ra lần lượt các cặp chất sau :
Zn + ddHCl
Cu + ddHCl
Mg + ddAlCl3
K + H2O
Na + dd CuSO4
Ag + CuCl2
Al + MgCl2
Cu + H2O
K + dd AgNO3
Ag +dd H2SO4
Ag +dd H2SO4
HS chọn và xếp vào các cột tương ứng , mỗi đội xếp 5 cặp ,mỗi cặp chọn đúng ghi 10 điểm.
A (có pư)
B (không xảy ra pư)
Cho HS ghi ý nghĩa dãy HĐHH của kim loại.
Ghi bài:
Dãy hoạt động hóa học của kim loại:
K Na Mg Al Zn Fe Pb H Cu Ag Au.
Đọc thông tin SGK 2’ sau đó tham gia trò chơi.
SGK tr 54
Hoạt động 3 :Vận dụng- BT sgk tr 54.
Bài tập về nhà: Cho 3,9 g k tác dụng với 101,8 gnước thu được dung dịch KOH ,D = 1,056g/ml, nồng độ % của dd KOH là :
A. 5,1% B. 5,2% C.5,3% D.5,4%
Tuần 12tiết 24:
BÀI 18 NHÔM
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được những tính chất vật lí của kim loại nhôm
Hiểu được tính chất hóa học của nhôm
2. Kĩ năng: Viết PTHH
Làm TN, quan sát TN, nêu hiện tượng thí nghiệm , viết PTHH và kết luận về tính chất hóa học của chất
3.Thái độ tình cảm:
II CHUẨN BỊ: Bột nhôm, đèn cồn, ống hút, quẹt, nhôm lá, dd CuSO4 , dd CuCl2 , NaOH , ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí của nhôm
Hỏi
Có 3 thanh kim loại Al, Cu, Pb, có kích cỡ bằng nhau,bằng tính chất vật lí nào có thể phân biệt được nhôm với 2 kim loại kia ?
Làm thế nào để xác định được nhôm có dẫn điện hay không ?
Cho biết nhiệt độ nóng chảy của nhôm?
Vì sao chủ yếu các dây điện được làm bằng nhôm mặc dù độ dẫn điện của nhôm chỉ bằng 1/3 của đồng ?
Dựa trên tính chất nào có thể dát mỏng nhôm thành tấm, kéo sợi,gò thành nồi?
Nêu những tính chất vật lí của nhôm?
Trả lời và ghi bài :
I/ Tính chất vật lí :
SGK/Tr 55
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của nhôm
Hỏi :
1/ Từ vị trí của nhôm trong dãy hoạt động hóa học của kim loại , cho biết nhôm có những tính chất hóa học nào ?
2/ Rắc nhẹ bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn , ngọn lửa sẽ sáng hơn hay yếu đi ? Vì sao ?
Thí nghiệm biễu diễn :
Rắc bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn.
Hỏi :
Nêu hiện tượng quan sát được, kết luận về tính chất hóa học của nhôm?
Vì sao những vật dụng bằng nhôm ít bị gỉ?
Viết PTHH Xảy ra khi cho nhôm tác dụng với các phi kim sau: Khí clo, lưu huỳnh.
Hiện tượng gì xảy ra khi cho nhôm lá vào:
Dung dịch axit sunfuric
Dung dịch axit clohiđric
Viết PTHH cho các TN trên.
Có thể dùng thùng bằng nhôm để đựng axit sunfuric đặc và axit clohiđric nguội được không ? vì sao ?
Dự đoán hiện tượng xảy ra khi nhúng lá nhôm vào dung dịch CuCl2:
Yêu cầu các nhóm làm TN trên.
Hỏi:
Giải thích hiện tượng quan sát được, viết PTHH ?
Nhôm có thể tác dụng với dung dịch muối của những kim loại nào trong dãy HĐHH của kim loại?
Vì sao không nên dùng các vật dụng bằng nhôm để đựng vôi hoặc tôi vôi?
Trả lời
Theo dõi TN
Trả lời và ghi bài
II/ Tính chất hóa học:
1/ Tác dụng với phi kim
a/ Với oxi :
4Al(r) + 3O2(k) t0 2Al2O3(r)
b/ Với phi kim khác : tạo muối
2Al + 3Cl2 t0 2AlCl3
2Al + 3S t0 Al2S3
2/ Tác dụng với dd axit
2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2
Nhôm không tác dụng với axit nitrc và axit sunfuric đặc nguội.
Trả lời
Các nhóm làm TN: nhúng lá nhôm vào dung dịch CuCl2:
Trả lời và ghi bài
3/ Tác dụng với dd muối .
2Al + 3CuCl2 2AlCl3 + 3Cu
4/ Tác dụng với dung dịch kiềm
Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng của nhôm
Hỏi:
Từ tính chất vật lí và tính chất hóa học hãy nêu những ứng dụng của nhôm?
Trả lời và ghi bài
III/ Ứng dụng
Làm đồ dùng gia đình
Làm dây dẫn điện
Làm vật liệu xây dựng
Công nghệ chế tạo máy bay,ô tô,tàu vũ trụ.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về sản xuất nhôm
Hỏi
Nguyên liệu để sản xuất nhôm
Phương pháp sản xuất nhôm ?
Phương trình hóa học sản xuất nhôm ?
IV/ Sản xuất nhôm
Điện phân hỗn hợp nóng chảy của nhôm và criolit – thu nhôm và oxi
đpnc
criolit
2Al2O3 4Al + 3O2
Hoạt động 5: Vận dụng- BT SGK tr 58
Bài tập về nhà:
Bài 1: 13,5g kim loại hóa trị III tác dụng với Cl2 dư thu được 66,75 g muối.kim loại đó là:
A. Fe B. Cr C. Al D. As
Bài 2: Cho 5,1 g Al-Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,8 l khí ( đktc) Cô cạn dung dịch thu được muối khan có khối lượng là:
A. 13,500g B.13,975g C. 14,000g D. 14,500g
Tuần 13 tiết 25:
BÀI 19 SẮT
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS nắm được những tính chất của sắt.
2. Kĩ năng: Viết PTHH – làm thí nghiệm .
3.Thái độ tình cảm: .HS yêu thích môn học
II CHUẨN BỊ: Sắt bột, sắt dây, sắt gỉ, nam châm, đồng tiền xu (1000đ, 2000đ,5000đ, 500đ ) dd HCl, dd CuSO4 , đèn cồn, ống nghiệm, giá ống nghiệm, khay, kẹp gỗ, 5 cặp kim loại H, Cu, Ag, Au, K, Na, Mg, Al, Zn, Fe,
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
HS1: Xếp các nguyên tố sau theo chiều hoạt động hóa học giảm dần : ( 5 cặp kim loại )
H, Cu, Ag, Au, K, Na, Mg, Al, Zn, Fe,
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí của sắt
Cho HS quan sát bột sắt và bột nhôm ( đựng trong lọ thủy tinh ).
Hỏi :
Bằng phương pháp vật lí hãy phân biệt hai kim loại nhôm và sắt?
Dựa trên tính chất vật lí nào ta có thể :
Uốn cong dây sắt
Cán mỏng sắt thành tấm (tôn chính là sắt tráng kẽm ).
Kéo sắt thành dây.
Tạo thanh (khung cửa sắt)
3) Có các đồng tiền xu : 500đ, 1000đ, 2000đ, 5000đ , làm TN nào để xác định chúng chúng có phải được làm từ sắt hay không ? (8000C trở lên : từ tính của Fe bị mất ).
4) Cho biết nhiệt độ nóng chảy của sắt ?
5)Sắt có dẫn điện không?
6)Nêu những tính chất vật lí của sắt?
Quan sát hai mẫu hóa chất.
Trả lời và dùng nam châm đưa vào gần bột sắt và bột nhôm.
Sắt
Nhôm
Trắng xám Nặng : 7,86 Bị nam châm hút
Trắng bạc
Nhẹ: 2,7 g/cm3 Không bị nam châm hút
Trả lời
Dùng nam châm để thử các đồng tiền xu.
Thử tính dẫn điện của sắt và cho biết sắt có dẫn điện không?
I/ Tính chất vật lí :
SGK tr 59
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của sắt
Hỏi :
Từ vị trí của sắt trong dãy hoạt động hóa học của kim loại , hãy cho biết sắt có những tính chất hóa học nào?
Biểu diễn thí nghiệm : Phun bột sắt lên ngọn lửa đèn cồn.
Hỏi:
Hiện tượng nào chứng tỏ phản ứng hóa học nào xảy ra ?
Cho biết chất tham gia phản ứng và sản phẩm tạo thành trong thí nghiệm trên ?
Viết PTHH xảy ra ?
Giải thích vì sao những vật dụng bằng sắt dễ bị gỉ hơn vật dụng bằng nhôm ?
Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và hỏi:
Sắt tác dụng với Cl2 trong điều kiện nào?
Sản phẩm của phản ứng giữa sắt với clo là chất gì ? màu gì ?
Biểu diễn TN : Đốt sắt trong khí Clo.
Gọi HS lên bảng viết PTHH giữa sắt với Khí Clo, lưu huỳnh , Brôm .
Gọi HS lên bảng làm TN :
Bước 1: Cho một ít bột sắt vào ồng nghiệm.
Bước 2: Nhỏ dung dịch axit HCl vào bột sắt.
Hỏi:
Nêu và giải thích hiện tượng quan sát được?Viết PTHH?
Có thể dùng thùng bằng sắt để đựng axit sunfuric và axit nitric đặc, nguội được không vì sao ?
Khi chuyển chuyên chở axit sunfuric và axit nitric đến nơi người ta xả axit xong lập tức lập tức đóng nắp bồn lại ngay vì sao ?
Biểu diễn thí nghiêm :
Nhỏ HNO3 , H2SO4 đặc vào ống nghiệm chứa bột sắt.
Hỏi:
Sắt tác dụng được với muối của kim loại nào ?
Hiện tượng gì xảy ra khi nhúng đinh sắt vào dd CuSO4
Trả lời :
Quan sát thí nghiệm :
Trả lời và ghi bài
II . Tính chất hóa học:
t0
1. Tác dụng với khí oxi:
3Fe + 2O2 Fe3O4
Đọc thông tin sgk tr 59 và trả lời câu hỏi
Theo dõi thí nghiệm
Một HS Viết PTHH
HS khác viết PTHH vào vở.
t0
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
t0
2Fe + 3Br2 2FeBr3
Fe + S FeS
Một HS làm TN
HS khác theo dõi TN.
Trả lời và ghi bài
2/ Tác dụng với dd axit
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
Fe + H2SO4 FeSO4 + H2
Sắt không tác dụng với axit sunfuric và axit nitric đặc nguội .
Quan sát.
Trả lời và ghi bài
3/ Tác dụng với dd muối :
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
Hoạt động 4: Vận dụng- BT sgk tr 60
Bài tập về nhà:
Bài 1: Cho 8 g hỗn hợp Cu –Fe2O3 tác dụng với khí hiđro dư , thu được 0,54 g nước .khối lượng Cu trong hỗn hợp là:
A. 2,1g B.3,2g C. 6,4g D. 8,5g
Bài 2:Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4 .Kim loại nào sau đây có thể loại bỏ tạp chất trên?
A. Pb B. Zn C. Fe D. Al
Tuần 13 tiết 26
BÀI 20 : HỢP KIM SẮT: GANG - THÉP
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS nắm được thành phần, tính chất, ứng dụng nhiều , nguyên tắc sản xuất các phản ứng hóa học xảy ra trong sản xuất gang và thép
2. Kĩ năng: Viết PTHH
3.Thái độ tình cảm: .HS yêu thích môn học
II CHUẨN BỊ: Mẫu quặng sắt , một số vật dụng bằng gang , thép, inox
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1:Tìm hiểu gang và thép
Nêu khái niệm :
Nhôm nóng chảy hòa tan một số kim loại tạo hợp kim nhôm như Đuyra gồm :
94% Al
4% Cu
2% C, Mn, Mg, P …
Sắt nóng chảy hòa tan một số nguyên tố khác như C, Si, Mn, P, S, gọi là hợp kim sắt.
Hỏi : Hợp kim là gì ?
Yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành nội dung bảng 1
Bảng 1 :
Đặc điểm so sánh
Gang
Thép
Thành phần
Tính chất
Ứng dụng
Lắng nghe
Trả lời
Đọc sgk-thảo luận và ghi bài
II . Hợp kim của sắt:
Đặc điểm so sánh
Gang
Thép
Thành phần
Fe, C (2-5%) Mn, Mg, P, Si
F , C(2%), Mn, Mg, P, Si
Tính chất
Cứng, giòn
Cứng, đàn hồi tốt, ít bị ăn mòn
Ứng dụng
Gang trắng: luyện thép
Gang xám:đúc bệ máy,ống dẫn nước,bánh lái tàu thủy,vật dụng gia đình,sản xuất
Vật liêu xay dựng, vật liệu gia đình
Hoạt động 2: Sản xuất gang
Hỏi :
Nguyên liệu sản xuất gang ?
Cho HS quan sát mẫu quặng sắt và một số vật dụng bằng gang, thép.
Hỏi:
Quặng sắt ở Việt Nam tập trung nhiều ở tỉnh nào ?
Nêu nguyên tắc sản xuất gang?
Thuyết trình:
Than mỡ hay than béo: Có 80-85 % C đặc tính là đen nhờ, bở và khi cháy bốc lên ngọn lửa dài, kêu phần phật, mó vào than mỡ tay dễ bị dây bẩn. Nhiệt năng than mỡ cũng cao 6000-6500 ca-lo/kg . Khi cháy sinh ra nhiều bụi nên dễ làm tắt lò.
Người ta cho than mỡ vào lò trong điều kiện thiếu không khí và ở nhiệt độ cao than mỡ trở nên rắn, xốp, gọilà than cốc. than cốc có nhiệt năng tương đương than mỡ nhưng sinh ra ít bụidùng để luyện kim.
Viết PTHH tạo chất khử CO từ than cốc?
Khí CO được tạo ra chủ yếu ở phần nào của lò cao?
Liên hệ thực tế :
Không nên đốt than trong đk thiếu không khí vì khi thiếu oxi , CO2 sinh ra sẻ bị cacbon khử tạo CO, đây là một chất khí độc, khi vào cơ thể kết hợp với chất hemoglobin trong máu tạo hợp chất bền:
CO + Hb HbCO
HbCO làm cho hemoglobin ( hồng cầu ) không làm được nhiệm vụ chuyển tải oxi từ phổi đến mao quản, các cơ quan .
Khí CO sẽ khử quặng sắt chủ yếu ở phần nào của lò cao?
Viết PTHH thể hiện phản ứng CO khử quặng sắt?
Đá vôi được đưa vào lò có tác dụng gì?
Viết PTHH tạo xỉ?
Mục đích của việc tạo xỉ?
Trả lời
Quan sát mẫu vật.
Trả lời và ghi bài
II. Sản xuất gang
1/ Nguyên liệu:
Quặng sắt: manhetit (Fe3O4),hematit (Fe2O3)
Chất phụ tham gia:CaCO3
Than cốc
Không khí giàu oxi
2/ Nguyên tắc sản xuất : Dùng khí cacbon oxit (CO) khử quặng sắt ở nhiệt độ cao.
Lắng nghe
Trả lời và ghi bài
3/ Các phản ứng hóa học:
t0
a/ Phản ứng tạo chất khử CO
t0
C + O2 CO2
CO2 + C 2CO
Lắng nghe
Trả lời
Một HS viết lên bảng PTHH
HS khác viết vào vở
t0
b/ Phản ứng CO khử oxit sắt
t0
t0
Fe3O4 + 4CO 3Fe + 4CO2
Fe3O4 + 3CO 2Fe + 3CO2
c/Phản ứng tạo xỉ :
Mục đích : loại khỏi gang phần lớn các nguyên tố: Si,Mn,…
CaCO3 t0 CaO + CO2
CaO + SiO2 CaSiO3
Hoạt động 3: Sản xuất thép
Hỏi :
Nguyên liệu sản xuất thép ?
Nguyên tắc sản xuất thép ?
Các phản ứng hóa học ?
Trả lời và ghi bài
II. Sản xuất thép
Nguyên liệu:
Gang
Sắt phế liệu
Không khí giàu oxi
Nguyên tắc : Loại khỏi gang phần lớn các nguyên tố , Si, Mn,S,P…
Các phản ứng :
Tạo FeO:
2Fe + O2 2FeO
(Từ gang hoặc sắt phế liệu ) (thổi vào)
Tạo ra gang
FeO + C Fe + CO
2FeO + Si 2Fe + SiO2
FeO + Mn Fe + MnO
5FeO + 2P 5Fe + P2O5
Sự tạo xỉ
CaO + SiO2 CaSiO3
3CaO + P2O5 Ca3(PO4)
MnO + SiO2 MnSiO3
Sắt nóng chảy thu được chính là thép
Hoạt động 5: Vận dụng Giải BT sgk tr 63
Tuần 14 tiết 27:
BÀI 21 SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
HS biết được thế nào là sự ăn mòn kim loại .
Nguyên nhân các yếu tố ăn mòn kim loại.
Biên pháp bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn.
2. Kĩ năng: quan sát
3.Thái độ tình cảm:
II CHUẨN BỊ:
Một số vật dụng bằng sắt bị gỉ
Một số vật dụng bằng Inox
Các thí nghiệm: Đinh sắt đặt trong các môi trường : Không khí khô, nước + không khí, dung dịch muối ăn, nước cất.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
HS1: Nêu tính chất hóa học của kim loại – Viết sơ đồ về tính chất hóa học của kim loại?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về khái niệm sự ăn mòn kim loại
Cho HS quan sát một số vật dụng bằng kim loại bị gỉ như: Thanh sắt gỉ ,kéo,dao
Hỏi
Nếu các vật dụng bằng kim loại này tiếp tục bị gỉ thì hiện tượng gì sẽ xảy ra ?
Định nghĩa về sự ăn mòn kim loại ?
Yêu cầu HS đọc thông tin SGK , liên hệ thực tế để nêu nguyên nhân của sự ăn mòn kim loại.
Quan sát
Trả lời và ghi bài
I. Sự ăn mòn kim loại :
Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại dưới tác dụng hóa học của môi trường.
Đọc SGK - trả lời và ghi
2-Nguyên nhân sự ăn mòn kim loại
Kim loại tiếp xúc với môi trường tự nhiên, xảy ra giữa kim loại với các chất trrong môi trường : oxi, axit ,muối khoáng.
Hoạt động 3: Những yếu tố ảnh hưởng tới sự ăn mòn kim loại
Cho HS quan sát 4 ống nghiệm đã chuẩn bị sẵn trước đó một tuần:
Ô1 : đinh sắt + không khí khô
Ô2 : đinh sắt + nước lẫn không khí
Ô3 : đinh sắt + nước muối
Ô4 : đinh sắt + nước
Hỏi:
Trong điều kiện nào kim loại bị ăn mòn nhanh hơn?
Liên hệ thực tế : Khí hậu Việt Nam nóng ( yếu tố nhiệt độ ) ẩm mưa nhiều ( thành phần môi trường),đấy chính là một trong những nguyên nhân làm cho các máy móc dễ bị hư hỏng.
Lấy ví dụ để chứng minh rằng sự ăn mòn kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ?
Nêu những yếu tố ảnh hưởng tới sự ăn mòn kim loại ?
Quan sát mẫu vật
Trả lời
Lắng nghe
Trả lời và ghi bài
3- Những yếu tố ảnh hưởng tới sự ăn mòn kim loại
Nhiệt độ môi trường.
Thành phần môi trường.
Thành phần các chất trong kim loại.
Hoạt động 4: Biện pháp bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn
Hỏi :
Giải thích ý nghĩa của những cách làm sau đây :
Sơn mạ kim loại
Bôi dầu mỡ vào kim loại
Thường xuyên lau chùi sạch các vật dụng bằng kim loại
Biện pháp bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn?
Trả lời vả ghi :
Biện pháp bảo vệ kim loại
Cách li kim loại với môi trường
Chế tạo hợp kim không bị ăn mòn
( thay đổi thành phần kim loại ).
Hoạt động 5: Vận dụng –BT sgk tr 66
Bài tập về nhà:
Tuần 14 tiết 28:
BÀI 22 LUYỆN TẬP CHƯƠNG II
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS ôn tập , hệ thống lại :
Dãy hoạt động hóa học của kim loại
Tính chất hóa học của kim loại nói chung
Thành phần tính chất sản xuất gang thép
Sản xuất nhôm
Sự ăn mòn kim loại
2. Kĩ năng: Hệ thống hóa kiến thức và rút ra những kiến thức cơ bản của chương.
3.Thái độ tình cảm: HS yêu thích môn học.
II CHUẨN BỊ: Sơ đồ tính chất hóa học Al. Fe, 6 bảng phụ, 6 bút lông.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ
Tổ chức trò chơi : “Ai nhanh hơn ”
Nêu yêu cầu: Liệt kê các nguyên tố kim loại theo chiều giảm dần mức độ giảm dần của kim loại.
Chỉ định HS mỗi đội bốc thăm chọn và trả lời lần lượt các câu hỏi sau.
Cho biết trong dãy hoạt động hóa học của kim loại :
Những kim loại nào tác dụng mãnh liệt với nước ở điều kiện thường?
Những kim loại nào tác dụng được với dd axit ( HCl, H2SO4 …) ?
Những kim loại nào không tác dụng được với dd axit ( HCl, H2SO4 …) ?
Những kim loại nào tác dụng được với dd muối CuCl2 gp kim loại Cu ?
Chỉ định HS mỗi đội bốc thăm chọn và thực hiện đồng thời các câu hỏi sau.
Viết PTHH minh họa trong các trường hợp sau:
Kim loại tác dụng với phi kim
Kim loại tác dụng với nước
Kim loại tác dụng với dd axit
Kim loại tác dụng với dd muối
Cho HS quan sát sơ đồ tính chất hóa học của Al, Fe
dd kiềm
dd muối muối nhôm+kim loại
HNO3 và H2SO4 không phản ứng
dd axit muối nhôm + hiđrô
Phi kim khác muối nhôm
Oxi Nhôm oxit
Nhôm
(Al)
HNO3,H2SO4, đặc nguội không phản ứng
Phi kim khác muối sắt(II) hoặc
muối sắt(III)
Oxi sắt từ oxi
dd axit muối sắt (II) + khí hiđrô
dd muối muối sắt(II) + kim loại mới
(kim loại sau sắt)
Sắt
(Fe)
Hỏi
Nhôm và sắt có những tính chất hóa học của kim loại ?
Nhôm và sắt có những tính chất hóa học nào giống nhau ?
Tham gia trò chơi:
Hai đội A và B, mỗi đội cử 1 HS lên bảng liệt kê các nguyên tố trong dãy hoạt động hóa học của kim loại từ K Au
HS mỗi đội bốc thăm chọn và trả lời lần lượt các câu hỏi nêu trên Đáp án đúng : 10đ
Đáp án sai : 0đ
Bổ sung đúng : 5đ
Mỗi đội cử 2 HS để chọn câu hỏi – viết PTHH lên bảng
Các HS còn lại của đội A làm câu 1,2.
Các HS còn lại của đội B làm câu 3,4.
Quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi
Hoạt động 2: Bài tập
BT4/Tr 69
Cho các nhóm bốc thăm để chọn câu hỏi
( mỗi câu 2 thăm )
Thống nhất kết quả thảo luận rồi cho hs ghi bài vào vở
BT7/Tr 69
Biết mhh Al-Fe = 0,83 (g)
VH2 = 0,56 (l) (đktc)
Tìm a/ PTHH =?
b/%mAl = ? %mFe = ?
Yêu cầu HS nêu các bước giải
Bước 1: Tính số mol khí và số mol từng chất trong hỗn hợp.
Đặt mAl = x (g) nAl = x/27 (mol)
mFe = ( 0,83 –x ) ( g)
nFe =(0,83 –x )/56 ( mol )
nkhí = 0,56 / 22,4 = 0,025 (mol )
Bước 2: Đưa các số mol ở trên vào PTHH , từ đó lí luận để tìm số mol khí tham gia ở mỗi phản ứng.
Bước 3: Lập phương trình để giải tìm x :
Tổng số mol khí hiđro ở hai phản ứng = số mol khí hiđro thu được .
Thảo luận viết PTHH
Ghi bài
Tóm tắt
Thực hiện theo các bước đã nêu :
Đặt mAl = x (g) nAl = x/27 (mol)
mFe = ( 0,83 –x ) ( g)
nFe =(0,83 –x )/56 ( mol )
nkhí = 0,56 / 22,4 = 0,25 (mol)
2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2
x/27 3x/54
Fe + H2SO4 FeSO4 + H2
(0,83 – x)/56 (0,83 – x)/56
3x/54 + (0,83 – x)/56 = 0,25
Hoạt động 3: Dặn dò
HS làm phiếu thực hành về tính chất hóa học của nhôm và sắt.
Tuần 15 tiết 29:
BÀI 23: THỰC HÀNH
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức : Giúp HS:
Củng cố tính chất hóa học của nhôm và sắt .
Nhận biết nhôm và sắt bằng dung dịch kiềm.
2/ Kĩ năng:
Nhận biết hóa chất qua thí nghiệm.
Tiếp tục rèn kĩ năng thực hành hóa học.
3/ Thái độ: Có tinh thần hợp tác trong nhóm nhỏ,có tính cẩn thận ,ý thức tiết kiệm trong quá trình làm thí nghiệm.
II/ CHUẨN BỊ::
Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút, kẹp gỗ, giá ống nghiệm, khay, đèn cồn, lọ thủy tinh, nút cao su, que sắt,chén sứ .
Hóa chất: Nhôm bột, nhôm ká, sắt bột ,đinh sắt, lưu huỳnh, dung dịch natrhiđroxit.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Ổn định lớp.
Điểm danh sĩ số các nhóm.
Kiểm tra phiếu học tập.
Kiểm tra dụng cụ hóa chất.
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ:
HS1: Viết sơ đồ thể hiện tính chất hóa học của nhôm?
HS2: Viết sơ đồ thể hiện tính chất hóa học của sắt?
Hoạt động 3: Thí nghiệm 1- Tác dụng của nhôm với khí oxi.
Hỏi:
Nêu cách tiến hành thí nghiệm 1?
Dự đoán hiện tượng xảy ra khi phun bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn?
Yêu cầu HS làm TN 1 .
Hỏi:
Hiện tượng nào chứng tỏ nhôm tác dụng được với oxi?
Viết PTHH minh họa?
Cho biết vai trò của nhôm trong phản ứng?
Trả lời.
Tiến hành TN:
Bước 1: Đặt đèn cồn vào khay nhựa, dùng ống hút để lấy bột nhôm.
Bước 2: Đốt đèn cồn rồi phun nhẹ bột nhôm lên ngọn lửa đèn cồn (phun thẳng từ trên xuống ).
Trả lời.
Hoạt động 2: Thí nghiệm 2-Tác dụng của sắt với lưu huỳnh
Hướng dẫn HS làm TN2:
Bước 1: Trộn bột sắt với lưu huỳnh theo tỉ lệ mFe : mS = 7 : 4
Bước 2: Lấy một ít hỗn hợp cho vào chén sứ.
Bước 3: Nung nóng que sắt trên ngọn lửa đèn cồn rối dí vào hỗn hợp trên.
Hỏi:
Hiện tượng nào chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra?
Chất tạo thành có màu đen là chất nào? Viết PTHH?
Lắng nghe và tiến hành thí nghiệm 2.
Trả lời
Hoạt động 3: Thí nghiệm 3: Nhận biết sắt và nhôm
Hỏi:
Nêu cách tiến hành thí nghiệm 3?
Nêu hiện tượng quan sát được?
Xác định kim loại trong mỗi lọ hóa chất?
Trả lời và tiến hành thí nghiệm 3.
Bước 1: Lấy một ít bột nhôm và bột sắt cho vào hai ống nghiệm r
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_an_hh_9.doc