Giáo án Giáo dục công dân 11 bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (tiết 1)

* Hoạt động 2: Tìm hiểu bản chất của nền dân chủ XHCN (10 phút)

- GV đưa ra yêu cầu: Dựa vào những hiểu biết của em về nền dân chủ XHCN. Theo em, nền dân chủ XHCN có bản chất gì?

- HS trả lời.

- GV nhận xét và bổ sung:

Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của quảng đại quần chúng nhân dân, được thực hiện chủ yếu bằng Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

- GV chia lớp thành 4 nhóm và đưa ra yêu cầu :

+ Nhóm 1: Trong các nền dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản và dân chủ XHCN. Theo em, nền dân chủ nào là nền dân chủ rộng rãi nhất? Vì sao?

+ Nhóm 2: Có ý kiến cho rằng, dân chủ là quyền làm chủ một cách tự do, vì thế, không cần đến sự giúp đỡ của Nhà nước và sự bảo vệ pháp luật. Em có đồng ý với quan điểm này không? Vì sao? Cho ví dụ.

+ Nhóm 3: Vì sao nền dân chủ XHCN nhất thiết phải có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản?

+ Nhóm 4: Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện trên những phương diện nào?

Thời gian thảo luận là 5 phút, trình bày trong 1 phút

 

doc6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 11 bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên hướng dẫn : Lê Văn Úc Giáo sinh thực tập : Lê Hải Hiệp Lớp giảng dạy : 11/3 Tiết PPCT : 23 Ngày giảng dạy : 26/02/2018 BÀI 10 – GDCD 11: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (Tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Nêu được bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. - Nêu được những nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. - Nêu được hai hình thức cơ bản của dân chủ là dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện) 2. Về kỹ năng Có kỹ năng rèn luyện và thực hiện quyền làm chủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội phù hợp với lứa tuổi. 3. Về thái độ Có thái độ tích cực tham gia các hoạt động thể hiện tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi; phê phán những hành vi, luận điệu xuyên tạc chống phá nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC CỦA BÀI HỌC - Tiết 1: Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - Tiết 2: Các hình thức cơ bản của dân chủ III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Phương pháp thuyết trình, Phương pháp vấn đáp, Phương pháp trực quan, Phương pháp đóng vai 2. Phương tiện dạy học: SGK GDCD 11, tranh ảnh, bảng phụ IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Dạy bài mới (43 phút) 2.1. Đặt vấn đề (1 phút) Trong cuộc sống hằng ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua báo đài chúng ta thường nghe các từ như “dân chủ”, “nền dân chủ xã hội chủ nghĩa”. Vậy dân chủ là gì? Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có bản chất như thế nào, dân chủ có những hình thức nào. để làm rõ được những vấn đề đó thì thầy cùng các em sẽ tìm hiểu Bài 10: “Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa”. 2.2. Hoạt động hình thành kiến thức (39 phút) Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm dân chủ (9 phút) - GV yêu cầu HS: Xem hình ảnh sau và trả lời câu hỏi: Hai hình ảnh trên miêu tả hành động gì? Hình ảnh nào thể hiện sự dân chủ? Tại sao? - HS trả lời - GV kết luận: Hình ảnh thứ nhất miêu tả cảnh quan dân đang quy lạy trước nhà vua, Hình ảnh thứ hai miêu tả cảnh người đồng bào đang bỏ phiếu bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp. Trong 2 hình ảnh trên thì hình ảnh thứ hai thể hiện sự dân chủ hơn bởi vì nó thể hiện quyền lực của nhân dân trong chính trị (khi bỏ phiếu chọn ra đại biểu vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quôc hội) - GV hỏi HS: Vậy dựa vào hình ảnh trên, theo em, trong một xã hội có dân chủ thì quyền lực sẽ thuộc về ai? Họ có quyền như thế nào? - HS trả lời - GV kết luận và ghi bảng: Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, là quyền làm chủ của nhân dân trong các lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước. - GV đặt vấn đề: Lịch sử xã hội loài người từng trải qua những hình thái kinh tế - xã hội nào? - HS trả lời - GV kết luận và đặt vấn đề: Xã hội loài người từng trải qua 5 HT-KT XH là Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa (trong đó giai đoạn đầu của nó là xã hội xã hội chủ nghĩa). Vậy trong những hình thái kinh tế - xã hội đó, những hình thái kinh tế - xã hội nào có dân chủ? - HS trả lời - GV kết luận: Lịch sử xã hội loài người chứng minh rõ rằng có các chế độ dân chủ như: chế độ dân chủ chủ nô, chế độ dân chủ tư sản và chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa. Riêng xã hội cộng sản xuyên thủy thì không có dân chủ cụ thể (vì lúc đó con người vẫn còn chưa ý thức rõ ràng về quyền của mình), còn chế độ phong kiến là chế độ quân chủ. - GV hỏi HS: Vậy dân chủ là một hình thức nhà nước nó gắn với ai? Nó mang bản chất gì? - GV kết luận: Dân chủ là một hình thức Nhà nước gắn với giai cấp thống trị, do đó dân chủ luôn mang bản chất giai cấp. 1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Dân chủ là gì? + Là quyền lực thuộc về nhân dân, là quyền làm chủ của nhân dân trong các lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước. + Là một hình thức Nhà nước gắn với giai cấp thống trị, do đó dân chủ luôn mang bản chất giai cấp. * Hoạt động 2: Tìm hiểu bản chất của nền dân chủ XHCN (10 phút) - GV đưa ra yêu cầu: Dựa vào những hiểu biết của em về nền dân chủ XHCN. Theo em, nền dân chủ XHCN có bản chất gì? - HS trả lời. - GV nhận xét và bổ sung: Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của quảng đại quần chúng nhân dân, được thực hiện chủ yếu bằng Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. - GV chia lớp thành 4 nhóm và đưa ra yêu cầu : + Nhóm 1: Trong các nền dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản và dân chủ XHCN. Theo em, nền dân chủ nào là nền dân chủ rộng rãi nhất? Vì sao? + Nhóm 2: Có ý kiến cho rằng, dân chủ là quyền làm chủ một cách tự do, vì thế, không cần đến sự giúp đỡ của Nhà nước và sự bảo vệ pháp luật. Em có đồng ý với quan điểm này không? Vì sao? Cho ví dụ. + Nhóm 3: Vì sao nền dân chủ XHCN nhất thiết phải có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản? + Nhóm 4: Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện trên những phương diện nào? Thời gian thảo luận là 5 phút, trình bày trong 1 phút - HS thảo luận và trình bày. - GV nhận xét và kết luận: + Nhóm 1: Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ rộng rãi nhất. Vì, các nền dân chủ khác chỉ phục tùng ý chí và quyền lợi của giai cấp thống trị thông qua việc thực thi thiết chế có lợi cho giai cấp cầm quyền. Còn, nền dân chủ XHCN khẳng định và đảm bảo quyền làm chủ cho tất cả người dân. +Nhóm 2: Không đồng ý. Vì, để thực hiện quyền làm chủ của mình người dân cần đến những thiết cho do Nhà nước đặt ra, trong đó có pháp luật. Nhờ có Nhà nước và pháp luật nhân dân mới được bảo vệ quyền lợi của mình, tránh xa vào dân chủ quá trớn, vô chính phủ, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của cộng đồng và xã hội. VD: Trong nền DCXHCN, mọi người đều có quyền sáng tác nghệ thuật, nếu như không có Nhà nước với hệ thống pháp luật chặt chẽ, thì những sáng tác này có thể bị sao chép, đánh cắp gây phương hại đến lợi ích của công dân. + Nhóm 3: Đảng đề ra đường lối, chủ trương cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có vấn đề dân chủ. Vì thế, việc thực hiện dân chủ cần có Đảng dẫn đường để đảm bảo nền dân chủ được thực hiện đúng định hướng mang lại hiệu quả cao. + Nhóm 4: Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện trên những phương diện sau: Mang bản chất giai cấp công nhân. Có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tinh thần của xã hội. Là nền dân chủ của nhân dân lao động. Gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương. * GV chuyển ý: Để cho nền dân chủ XHCN thật sự phát huy bản chất tốt đẹp của nó đem lại sự ấm no hạnh phúc cho nhân dân thì nền dân chủ XHCN phải trải qua một quá trình hình thành, phát triển và từng bước mới hoàn thiện. Quá trình đó được diễn ra trên các lĩnh vực: Kinh tế, Chính trị, Văn hóa, Xã hội. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng sang phần 2. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - Về bản chất: nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của quảng đại quần chúng nhân dân, được thực hiện chủ yếu bằng nhà nước, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Hoạt động 3: Đóng vai tìm hiểu Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị (20 phút) - GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm xây dựng tình huống và đóng vai thể hiện quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực chính trị: + Nhóm 1: Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội. + Nhóm 2: Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương. + Nhóm 3: Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. + Nhóm 4: Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí * Lưu ý: GV cần phân công nhiệm vụ trước tiết dạy để các nhóm chuẩn bị (xem phụ lục) - HS đóng vai theo từng nhóm - Giáo viên nhận xét kết quả đóng vai của các nhóm và kết luận: + Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội. + Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương. + Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. + Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí. - GV đặt vấn đề: Ngoài những quyền trên thì nhân dân còn những quyền dân chủ nào trong lĩnh vực chính trị? - HS trả lời - GV thuyết trình: Ngoài những quyền được nêu ra ở trên, nhân dân còn được quyền giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước, quyền khiếu nại tố cáo (ví dụ: tố cáo hành vi tham nhũng) 2. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam a. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế (Đọc thêm) b. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị. - Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội. - Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương. - Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. - Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí. Ngoài ra nhân dân còn có các quyền khác như giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, quyền khiếu nại tố cáo 2.3. Củng cố (3 phút) - GV yêu cầu HS: Chọn nội dung thể hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị TT Nội dung Chọn 1 Phát hiện hoặc tố cáo hành vi tham nhũng của cán bộ. 2 Tham gia bầu cử đại biểu HĐND các cấp. 3 Trao đổi đề xuất ý kiến với đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND. 4 Cấm đoán không cho người khác phát biểu ý kiến. 5 Lợi dụng quyền làm chủ để gây mất ổn định. 6 Tham gia phát biểu tại các cuộc họp ở địa phương do chính quyền tổ chức. 3. Dặn dò (1 phút) - Hệ thống hóa lại kiến thức đã học cho HS - Chuẩn bị tìm hiểu phần còn lại của bài 10: “Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa” (tiết 2) 4. Phụ lục BÀI TẬP ĐÓNG VAI TÌM HIỂU VỀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DÂN CHỦ TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ (thuộc Bài 10 – GDCD: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa) 1. CHỦ ĐỀ - Nhóm 1: Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội. - Nhóm 2: Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương. - Nhóm 3: Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. - Nhóm 4: Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí 2. TỔ CHỨC NHÓM - Lớp được chia thành 4 nhóm căn cứ theo danh sách các tổ, tổ số nào thì thực hiện chủ đề mang số đó. - Cử ra ít nhất một bạn làm dẫn chuyện (nói tóm tắt về bối cảnh câu chuyện) và đọc kết luận (ví dụ: Qua vở kịch trên, nhóm chúng em muốn nhấn mạnh rằng quyền được bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội là quyền dân chủ cơ bản của công dân! hoặc có thế cho nhân vật trong tình huống nêu kết luận) 3. YÊU CẦU - Thời gian diễn và nêu kết luận dành cho mỗi nhóm tối đa là 2.5 phút, nếu quá thời gian thì thầy sẽ yêu cầu dừng diễn. - Tình huống có thể mang tính hài hước (nếu được) - Các nhóm phải diễn đúng với chủ đề của minh - Phải đảm bảo nội dung không vi phạm pháp luật, không trái với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hay thuần phong mỹ tục. 4. PHẦN THƯỞNG Mỗi diễn viên tham gia đóng góp được cộng 2 điểm vào điểm hệ số 1 V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY ............ ......... GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN (Ký, ghi rõ họ tên) GIÁO SINH THỰC TẬP (Ký, ghi rõ họ tên)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 10 Nen dan chu xa hoi chu nghia Tiet 1_12426820.doc
Tài liệu liên quan