Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệm vụ của văn hóa
- Mục tiêu: học sinh hiểu được các nhiệm vụ của văn hóa
- Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại
- Cách tiến hành:
GV đặt câu hỏi: hiện nay, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, nền văn hóa Việt Nam phải đối mặt với những nguy cơ nào?
Trước những nguy cơ đó, nhiệm vụ của văn hóa là gì?
Em hiểu thế nào là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét, bổ sung:
-Nguy cơ: văn hóa lai căng: ngôn ngữ, ăn mặc,sa sut lối sống
-Nền văn hóa tiên tiến: là nền văn hóa thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ, nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Chủ nghia Mác-LêNin và tư tưởng Hồ chí Minh, vì hạnh phúc con người.
- Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc: là nền văn hóa chứa đựng lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đòan kết,.
6 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 11 Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa (t3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 13: CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HÓA (T3)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Về kiến thức:
Nêu được nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay.
Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa
Về kĩ năng
Biết tham gia tuyên truyền, thực hiện chính sách văn hóa phù hợp với khả năng
Đánh giá một số hiện tượng gần gúi trong cuộc sống liên quan đến chính sách văn hóa
Về thái độ:
Tin tưởng, ủng hộ chính sách văn hóa của nhà nước
Có ý thức phê phán những việc làm vi phạm chính sách văn hóa của nhà nước
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Có hai đơn vị kiến thức: 1. Chính sách văn hóa
2. Trách nhiệm của công dân
- Đơn vị kiến thức trọng tâm: Chính sách văn hóa
III. PHƯƠNG TIỆN, ĐỒ DÙNG
SGK GDCD 11
SGV GDCD 11
Chuẩn kiến thức, kĩ năng GDCD 11
IV.PHƯƠNG PHÁP
Thuyết trình
Đàm thoại
Thảo luận nhóm
V. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài mới
3.1. Dẫn dắt vào bài
Trong tiết học trước các em đã được tìm hiểu nội dung chính sách khoa học và công nghệ và nắm được những nhiệm vụ, phương hướng cơ bản của chính sách này. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu phần nội dung còn lại cuả bài về Chính sách văn hóa và trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện ba chính sách.
Dạy bài mới
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số khái niệm và vai trò của văn hóa
Mục tiêu: Học sinh biết được thế nào là văn hóa, và vai trò của văn hóa trong đời sống
Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại
Cách tiến hành:
Gv nêu câu hỏi: các em hiểu thế nào là văn hóa? Văn hóa có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội?
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét, bổ sung, kết luận:
- Văn hóa được hiểu là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người đã sáng tạo ra trong suốt tiến trình lịch sử phát triển của xã hội loài người, bao gồm văn hóa vật chất và tinh thần.
- Văn hóa có vai trò to lớn trong đời sống: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế kinh tế-xã hội. Văn hóa khơi dậy tiềm năng, phát huy sức sáng tạo của con người, tạo ra sự phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần.
* Văn hóa là động lực của sự phát triển: +Nói đến văn hóa là nói đến con người, vì con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa vừa là đối tượng hưởng thụ văn hóa. Văn hóa khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của con người.
+Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đây kinh tế phát triền. VD: Năm 1945, nước ta chủ trương kết hợp kinh tế với diệt giặc dốt, xây dựng kinh tế trên cơ sở nguồn lực có trình độ
*Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển:
+ Mục tiêu phát triển của ta: “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” chứa đựng yếu tố văn hóa
+ “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường”, phát triển phải đảm bảo yếu tố văn hóa xã hội mới bền vững và trường tồn.
Chuyển ý:
Chính sách văn hóa
Vai trò của văn hóa:
-Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế kinh tế-xã hội. Văn hóa khơi dậy tiềm năng, phát huy sức sáng tạo của con người, tạo ra sự phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệm vụ của văn hóa
Mục tiêu: học sinh hiểu được các nhiệm vụ của văn hóa
Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại
Cách tiến hành:
GV đặt câu hỏi: hiện nay, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, nền văn hóa Việt Nam phải đối mặt với những nguy cơ nào?
Trước những nguy cơ đó, nhiệm vụ của văn hóa là gì?
Em hiểu thế nào là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét, bổ sung:
-Nguy cơ: văn hóa lai căng: ngôn ngữ, ăn mặc,sa sut lối sống
-Nền văn hóa tiên tiến: là nền văn hóa thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ, nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Chủ nghia Mác-LêNin và tư tưởng Hồ chí Minh, vì hạnh phúc con người.
- Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc: là nền văn hóa chứa đựng lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đòan kết,..
GV giảng giải thêm: khi xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc một mặt cần tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhưng mặt khác cần chống lại các luồng văn hóa độc hại từ bên ngoài. Trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới phải tuyệt đối xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phải biết gốc của văn hóa là dân tộc, ý thức về cội nguồn dân tộc phải được coi trọng, đảm bảo hòa nhập mà không hòa tan
Chuyển ý:
Nhiệm vụ của văn hóa
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đạm đà bản sắc văn hóa dân tộc
Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức
Hoạt động 3: Tìm hiểu những phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Mục tiêu: học sinh biết được những phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phương pháp: thuyết trình, thảo luận nhóm
Cách tiến hành:
GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận 4 phương hướng theo những câu hỏi sau:
+ Tại sao phải làm cho chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hổ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân?
+Để kế thừa , phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc chúng ta cần phải làm gì?
+Để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại chúng ta cần phải làm gì?
+ Để nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân chúng ta cần phải làm gì?
HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày.
GV nhận xét, bổ sung, kết luận:
+ Làm cho chủ nghĩa Mác- Lenin và tư tưởng Hổ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân. Vì chủ nghĩa Mác- Leenin giúp ta nhận thức đúng đắn các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy để xây dựng xã hội mới. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Leenin vào điều kiện cụ thể nước ta và trở thành những giá trị tinh thần, tài sản quý báu của dan tộc ta. Những giá trị ấy đã và đang cổ vũ dân tộc ta trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng nền văn hóa mới.
+ Để kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc cần phải: kế thừa, phát huy những giá trị tinh thần, đạo đức, thẩm mỹ, văn học, nghẹ thuật, thuần phong mĩ tục của dân tộc. Phải coi trọng việc bảo tồn, tôn tạo ác di tích lịch sử, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước. Phải xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan..
+ Để tiếp thu tinh hoa nhân loại cần: tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, nhân đạo, những thành tựu của nhân loại để làm giàu cho trí tuệ, tâm hồn người Việt Nam. Đồng thời, phải ngăn chặn sự xâm nhập của văn hóa độc hại, tệ sùng bái đồng tiền, coi thường đạo lý, các giá trị nhân văn, kiến quyết chống các hủ tục, bài trừ mê tín dị đoan.
+ Để nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiền năng sáng tạo văn hóa của nhân dân cần đảm bảo dân chủ, tự do cho mọi sáng tạo văn hóa, văn học nghệ thuật, cổ vũ cái đúng, cái đẹp, phê phán cái ác, cái thấp hèn ; đòng thời nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng lối sống mới.
Chuyển ý:
Phương hướng cơ bản đề xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Làm cho chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh gữi vai trò chủ đạo trong dời sống tinh thần của nhân dân
Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc
Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân.
Hoạt động 4: Tìm hiểu trách nhiệm của công dân đối với chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa
Mục tiêu: học sinh hiểu được trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa
Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại
Cách tiến hành:
GV đưa câu hỏi: Là công dân học sinh các em có thể làm gì để góp phần thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa của nhà nước?
HS suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét, bổ sung, kết luận:
- Tin tưởng, chấp hành chính sách của Đảng và nhà nước.
- Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn, coi trọng việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Trau dồi đạo đức, chiếm lĩnh khoa học kĩ thuật hiện đại để thực hiện ước mơ làm cho đất nước giàu mạnh.
- Có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, phê phán những thói hư tật xâu trong xã hội.
GV kết luận toàn bài: Ngày nay , sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trên thế giới và quá trình toàn càu hóa làm cho khoa học và công nghệ, nguồn nhân lực trở thành nhan tố quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia. Xuất phát từ yêu cầu đó, Đảng ta coi trọng giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, văn hóa, coi đó là quốc sách hàng đầu của dân tộc, là nền tảng và động lực đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là chủ nhân tương lai của dất nước, HS cần nhận thức trách nhiệm của bản thân thực hiện tốt những chính sách này.
Trách nhiệm công dân đối với chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa
- Tin tưởng, chấp hành chính sách của Đảng và nhà nước.
- Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn, coi trọng việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Trau dồi đạo đức, chiếm lĩnh khoa học kĩ thuật hiện đại để thực hiện ước mơ làm cho đất nước giàu mạnh.
- Có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, phê phán những thói hư tật xâu trong xã hội.
VI. CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP
- Hệ thống lại kiến thức cơ bản của toàn bài học: Chính sách GD&ĐT, KH&CN, được coi là quốc sách hàng đầu, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội. Ba chính sách này có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau, thúc đẩy lẫn nhau nhằm xây dựng nguồn lực con người phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.
- Gv nhắc HS về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 13 Chinh sach giao duc va dao tao khoa hoc va cong nghe van hoa_12401840.docx