3. Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu:
- Luyện tập để học sinh củng cố những gì đã biết về cạnh tranh, nguyên nhân, mục đích và tính hai mặt củacạnh tranh.
- Rèn luyện NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề cho học sinh.
* Cáchtiếnhành:
GV: Tổ chức cho học sinh chơi ô chữ
Câu hỏi:
1. Mục đích cuối cùng của các nhà sản xuất, kinh doanh là gì ?
Lợi Nhuận
2. Là nơi trao đổi mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau.
Thị trường
3. Là sản phẩm của lao động có thể thảo mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán.
Hàng hóa
4. Là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung.
Tiền tệ
5. Là năng lực của con người bao gồm cả trí tuệ và thể lực.
Sức lao động
6. Một trong những biện pháp mà nhà nước đưa ra để các nhà sản xuất, kinh doanh tiến hành cạnh tranh lành mạnh?
Pháp luật
8 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 900 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 11 Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (1 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/10/2018
Tiết PPCT: 8
BÀI 4: CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA (1 tiết)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh
- Hiểu được mục đích của cạnh tranh và tính hai mặt của cạnh tranh
2. Kĩ năng:
- Phân biệt mặt tích cực và hạn chế của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Nhận xét được vài nét về tình hình cạnh tranh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ở địa phương
3. Thái độ:
- Ủng hộ các biểu hiện tích cực, phê phán các biểu hiện tiêu cực của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
4. Định hướng hình thành năng lực học sinh:
- Năng lực tư duy, năng lực sử đụng ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề, NL làm việc cá nhân, làm việc nhóm
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
* Giáo viên: Giáo án, sách giáo viên, sách giáo khoa, sách tham khảo, máy chiếu
* Học sinh: Vở viết, vở bài tập, vở soạn và sách giáo khoa, các tài liệu liên quan
III. Phương pháp kĩ thuật dạy học:
- Thảo luận nhóm , xử lí tình huống, giảng giải.
IV. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
1. Khởi động
* Mục tiêu
- Kích thích học sinh tìm hiểu khái niệm cạnh tranh, nguyên nhân cạnh tranh trên thị trường.
- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán, diễn đạt, đàm thoại
* Cách tiến hành
GV: Định hướng HS :
Cho HS quan sát thị phần mạng viễn thông 2016
HS: Quan sát hình ảnh
GV: Theo em ,để có thị phần lớn , các nhà mạng phải làm gì?
HS: Trả lời
* Dự kiến sản phẩm: HS trả lời chưa đầy đủ kiến thức
GV: Chốt lại
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Đàm thoại, giải quyết tình huống để tìm hiểu thế nào là cạnh tranh
* Mục tiêu:
- HS nêu được thế nào là cạnh tranh.
- Rèn luyện năng lực diễn đạt, giải quyết vấn đề, NL giải quyết tình huống cho HS.
* Cách tiến hành:
GV: Cho hs xem 2 clip quảng cáo .
GV: Theo em, các nhà sản xuất áp dụng các hình thức khuyến mại, quảng cáo nhằm mục đích gì?
HS: trả lời:
GV: Nhận xét và đưa ra kết luận.
GV: Em hiểu như thế nào là cạnh tranh?
HS Trả lời:
GV: Chốt ý
GV: Như vậy qua khái niệm cho thấy cạnh tranh bao gồm những nôi dung nào?
+ Tính chất của cạnh tranh: Gay gắt, quyết liệt.
+ Chủ thể tham gia cạnh tranh: Người bán, người mua, các nhà sản xuất
+ Mục đích của cạnh tranh: Lợi nhuận
GV: Goi hs lấy vd
GV: Để biết được hoạt động cạnh tranh của các nhà sản xuất kinh doanh đúng hay sai chúng ta cùng tìm hiểu tình huống sau:
Công ty A và B cùng kinh doanh mặt hàng sữa. Công ty A đã tiến hành quảng cáo, tiếp thị, cùng với uy tín và chất lượng của sản phẩm nên công ty A bán được rất nhiều hàng mang về cho công ty rất nhiều lợi nhuận. Trong khi đó công ty B cùng tiến hành quảng cáo, tiếp thị, phát tờ rơi, nhưng trong tờ rơi của công ty B có ghi rõ là công ty A có bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
Vậy em có nhận xét như thế nào về hình thức cạnh tranh của 2 công ty trên?
HS : Trả lời
GV: Kết luận rồi đưa ra như thế nào là cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh.
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, kết luận.
* Tích hợp giáo dục phổ biến pháp luật:
- Công dân có quyền tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh trong khuôn khổ của pháp luật ở những mặt hàng được Nhà nước cho phép.
Hoạt động 2: Đàm thoại để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
* Mục tiêu:
- HS nêu được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
- Rèn luyện năng lực giao tiếp, hợp tác
* Cách tiến hành:
GV: Nhắc lại hai đoạn quảng cáo đầu bài và đặt câu hỏi:
- Nếu chỉ tồn tại một nhà sản xuất mì Hảo hảo thì cạnh tranh có xuất hiện không?Vì sao?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét kết luận
GV: Vậy nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là?
HS: Trả lời
GV: Kết luận
Hoạt động 3: Đàm thoại để tìm hiểu mục đích của cạnh tranh.
* Mục tiêu:
- HS nêu được mục đích của cạnh tranh.
- Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề và sáng tao
* Cách tiến hành:
GV: Nêu vấn đề để đi đến kết luận mục đích của cạnh tranh
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Mục đích của cạnh tranh là gì?
HS: Trả lời
GV: Kết luận
Hoạt động 4: Thảo nhóm để tìm hiểu tính hai mặt của cạnh tranh.
* Mục tiêu:
- HS nêu được mặt tiêu cực và tích cực của cạnh tranh, tỏ thái độ không đồng tình trước những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
- Rèn luyện năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề
* Cách tiến hành:
GV: Cho hs thảo luận nhóm ở nhà
- Nhóm 1,2: Mặt tích cực của cạnh tranh
- Nhóm 3,4: Mặt hạn chế của cạnh tranh
HS: Cử đại diện nhóm trình bày
HS: Các nhóm bổ sung
GV: Nhận xét kết luận
* Tích hợp giáo dục môi trường:
+ Việc chạy theo lợi nhuận mà bất chấp quy luật tự nhiên, khai thác tài nguyên bừa bãi làm ảnh hưởng xấu tới môi trường.
+ Có ý thức tuyên truyền người thân coi trọng việc bảo vệ môi trường sinh thái trong sản xuất và kinh doanh.
GV: Em có thái độ như thế nào khi phát hiện cạnh tranh không lành mạnh?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét kết luận
GV: Trên cở sở tính hai mặt của cạnh tranh, nhà nước chúng ta nên có những biện pháp gì để phát huy tính tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của cạnh tranh?
HS: Trả lời:
GV: Nhận xét và rút ra kết luận
* Tích hợp giáo dục phổ biến pháp luật:
- Việc cạnh tranh phải được phải được thực hiện trung thực không được xâm phạm tới lợi ích của nhà nước.
1. Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh
a. Khái niệm cạnh tranh
Là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.
b. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh
- Do sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất và kinh doanh
- Có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau đã trở thành nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
2. Mục đích của cạnh tranh và các loại cạnh tranh
a. Mục đích của cạnh tranh
- Cạnh tranh để giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác
- Giành ưu thế về khoa học công nghệ
- Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng và các đơn đặt hàng
- Giành ưu thế về chất lượng, giá cả hàng hóa, lắp đặt, bảo hành, sữa chữa
* Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là nhằm giành được nhiều lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác
b. Các loại cạnh tranh:
Không dạy
3. Tính hai mặt của cạnh tranh
a. Mặt tích cực của cạnh tranh
- Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học kĩ thuật phát triển và năng suất lao động xã hội tăng lên
- Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước và việc đầu tư, xây dựng và phát triển KTTT định hướng XHCN
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần chủ động hội nhập nền kinh tế quốc tế
b. Mặt hạn chế của cạnh tranh
- Chạy theo lợi nhuận mà khai thác TNTN bừa bãi làm cho môi trường môi sinh bị suy thoái và mất cấn bằng nghiêm trọng.
VD: phá rừng, khai thác thủy hải sản bằng chất nổ.
- Sử dụng những thủ đoạn phi pháp bất lương nhằm giành giật khách hàng và thu lợi nhuận nhiều hơn.
VD: làm hàng giả, hàng kém chất lượng
- Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường, ảnh hưởng xấu đến đời sống và sản xuất của nhân dân
GV kết luận: Cạnh tranh là một quy luật kinh tế khách quan của sản xuất và lưu thông hàng hóa, vừa có mặt tích cực vừa có mặt hạn chế. Tuy nhiên mặt tích cực mới là mặt cơ bản, nổi trội. Chỉ có cạnh tranh lành mạnh mới là động lực phát triển kinh tế của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Còn cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế và đời sống của nhân dân sẽ bị Nhà nước trừng trị bằng pháp luật
3. Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu:
- Luyện tập để học sinh củng cố những gì đã biết về cạnh tranh, nguyên nhân, mục đích và tính hai mặt củacạnh tranh.
- Rèn luyện NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề cho học sinh.
* Cáchtiếnhành:
GV: Tổ chức cho học sinh chơi ô chữ
Câu hỏi:
1. Mục đích cuối cùng của các nhà sản xuất, kinh doanh là gì ?
Lợi Nhuận
2. Là nơi trao đổi mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau.
Thị trường
3. Là sản phẩm của lao động có thể thảo mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán.
Hàng hóa
4. Là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung.
Tiền tệ
5. Là năng lực của con người bao gồm cả trí tuệ và thể lực.
Sức lao động
6. Một trong những biện pháp mà nhà nước đưa ra để các nhà sản xuất, kinh doanh tiến hành cạnh tranh lành mạnh?
Pháp luật
4. Hoạt động vận dụng
*Mục tiêu:
-Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào tình huống cụ thể để vận dụng vào thực tế cuộc sống
- Rèn luyện NL tự học, NL tư duy, NL giải quyết vấn đề, NL định hướng
*Cách tiến hành:
1. GV nêu yêu cầu
a. Tự liên hệ
- Hằng ngày, khi tham gia sản xuất và lưu thông hàng hóa, em và gia đình đã thực hiện đúng quy luật cạnh tranh chưa?( VD: Cạnh tranh lành mạnh, mua bán sản xuất hàng hóa công khai, đảm bảo công bằng, dân chủ)
- Nêu được cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh trong thực tế
b. Nhận diện thực tế
- Nêu nhận xét của em về việc cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ở địa phương
c. GV định hướng
- HS tôn trọng quy luật cạnh tranh, khắc phục những hạnc hế về mặt tiêu cực của cạnh tranh.
- HS làm bài tập 3, tr.42 SGK
5. Hoạt động mở rộng
- GV yêu cầu HS sưu tầm, tìm hiểu về Luật cạnh tranh và một số tình huống thực tế về canh tranh trong kinh doanh
V. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Làm các bài tập trong SGK
- Học bài và chuẩn bị bài 5: Cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
+ Cung, cầu là gì? Mối quan hệ cung – cầu.
+ Tìm hiểu xem gia đình em đã vận dụng quan hệ cung – cầu này như thế nào?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao duc Cong dan 11 Bai 4 Canh tranh trong san xuat va luu thong hang hoa_12511709.doc