Hoạt động 1: Đặt vấn đề, giải quyết vấn đề cung cầu.
• Mục tiêu: làm cho HS nêu được khái niệm cung, cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
• Phương pháp: diễn giảng, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, đàm thoại.
• Cách tiến hành:
-GV giảng giải: Con người muốn tồn tại và phát triển thì phải lao động và sản xuất tạo ra vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình và nhu cầu của người khác.
-GV đưa ra câu hỏi: Theo em, mục đích của sản xuất hàng hóa để làm gì?
(Mục đích của sản xuất là để tiêu dùng và bán)
-HS trả lời.
-GV nhận xét, chốt ý:
Trong nền sản xuất hàng hóa, mục đích của sản xuất là để tiêu dùng , để bán. Trong đó, sản xuất hàng hóa thường gắn với cung và tiêu dùng thường gắn với cầu. Tiêu dùng bao gồm tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho cá nhân.
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 644 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 11 Bài 4: Cung - Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 4. CUNG - CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA
(1 tiết)
Mục tiêu bài học
Kiến thức
Trình bày được khái niệm, mối quan hệ sự vận dụng cung-cầu trong sản xuất, lưu thông hàng hóa.
Kỹ năng
Giải thích được ảnh hưởng của giá cả thị trường đến cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Thái độ
Có ý thức tìm hiểu mối quan hệ cung cầu traonh sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Kiến thức trọng tâm
Khái niệm cung-cầu trong sản xuất, lưu thông hàng hóa và nguyên nhân dẫn đến canh tranh.
Mối quan hệ cung-cầu trong sản xuất, lưu thông hàng hóa và nguyên nhân dẫn đến canh tranh.
Bước đầu biết vận dụng mối quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ở nước ta.
Phương pháp dạy học: diễn giảng, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, đàm thoại, làm việc nhóm.
Tài liệu, mục tiêu dạy học
Tài liệu
sgk, sgk gv GDCD 11.
Phương tiện dạy học: bảng, phấn, máy chiếu( nếu có),.
Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
Học bài mới
Giới thiệu bài
Bằng quan sát trực quan, chúng ta thường thấy rằng trên thị trường người mua, người bán thường xuyên tác động qua lại với nhau để hình thành mối quan hệ giữa họ với nhau. Vậy mối quan hệ đó là gì?
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Tổ chức tiết học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Đặt vấn đề, giải quyết vấn đề cung cầu.
Mục tiêu: làm cho HS nêu được khái niệm cung, cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Phương pháp: diễn giảng, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, đàm thoại.
Cách tiến hành:
-GV giảng giải: Con người muốn tồn tại và phát triển thì phải lao động và sản xuất tạo ra vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình và nhu cầu của người khác.
-GV đưa ra câu hỏi: Theo em, mục đích của sản xuất hàng hóa để làm gì?
(Mục đích của sản xuất là để tiêu dùng và bán)
-HS trả lời.
-GV nhận xét, chốt ý:
Trong nền sản xuất hàng hóa, mục đích của sản xuất là để tiêu dùng , để bán. Trong đó, sản xuất hàng hóa thường gắn với cung và tiêu dùng thường gắn với cầu. Tiêu dùng bao gồm tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho cá nhân.
-GV ghi lên bảng 1 số nhu cầu về các loại hàng hóa: nhà, ô tô, sách, bút,
-GV hỏi: Trong các loại hàng hóa trên, các em có nhu cầu mua loại hàng hóa nào và các em có khả năng thanh toán cho những loại nhu cầu nào?
-HS trả lời.
-GV nhận xét, gợi ý để hs nêu được khái niệm cầu.
-GV hỏi: Vậy cầu là gì?
-HS trả lời.
-GV chốt, ghi khái niệm cầu lên bảng.
-HS ghi khái niệm vào vở.
-GV cho ví dụ:
Anh A có nhu cầu mua xe máy, nhưng chưa có tiền.
Anh B có 45 triệu, anh ta muốn mua một chiếc xe máy tương đương với số tiền anh ta có.
-GV hỏi: Theo em, hàng hóa mà anh A và anh B muốn mua có phải là cầu không?
-HS trả lời.
-GV: Nhu cầu của anh A không có khả năng thanh toán nên không chưa coi là cầu, còn anh B có khả năng thanh toán và nhu cầu trở thành cầu.
-GV hỏi: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cầu? Cho ví dụ?
-HS trả lời.
-GV chốt ý.
(VD: Người nông dân có nhu cầu mua máy tuốt lúa => phù hợp với nhu cầu của mình.)
-GV hỏi:
Người tiêu dùng có tiền sẽ tìm nhu cầu về những mặt hàng này ở đâu?
Hàng hóa được thị trường cung cấp được gọi là cung. Vậy cung là gì?
-HS trả lời.
-GV chốt ý, ghi khái niệm cung lên bảng.
-GV đặt câu hỏi: Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng đến cung? Cho VD?
-HS trả lời.
-GV nhận xét, kết luận.
-GV chuyển ý: Ở phần trên chúng ta đã được tìm hiểu và biết được thế nào là cung, cầu hàng hóa nhưng chúng có mói quan hệ như thế nào với nhau trong sản xuất và lưu thông hàng hóa thì chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần 2.
1.Khái niệm cung, cầu.
a)Khái niệm cầu
-Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập.
-Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu là: thu nhập, giá cả, thị hiếu, tập quán,Trong đó, thu nhập và giá cả là chủ yếu.
b)Khái niệm cung
-Cung là khối lượng hàng hóa , dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.
-Những yếu tố ảnh hưởng đến cung: khả năng sản xuất, số lượng, chi phí sản xuất, chất lượng, năng suất, giá cả,. Quan trọng nhất là phong tục, tập quán.
Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Mục tiêu: làm cho HS hiểu được mối quan hệ trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Phương pháp: diễn giảng, làm việc nhóm.
Cách tiến hành:
-GV giảng giải: Trên thị trường, giá cả của từng loại hàng hóa có thể cao hoặc thấp hơn giá trị hàng hóa không chỉ do tác động của cạnh tranh, mà còn do tác động của quan hệ cung cầu.
-GV đặt câu hỏi: Vậy quan hệ cung cầu là gì?
-HS trả lời.
-GV chia lớp thành 3 nhóm tiến hành thảo luận tìm hiểu biểu hiện của nội dung quan hệ cung cầu.
Nhóm 1: Cung cầu tác động lẫn nhau như thế nào? Cho VD
Nhóm 2: Cung-cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường như thế nào? Cho VD
Nhóm 3: Giá cả thị trường ảnh hưởng đến nhau như thế nào? Cho VD
-HS: Các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày. Cả lớp bổ sung ý kiến.
-GV bổ sung ý kiến, kết luận, cho thêm ví dụ.
-Chuyển ý.
2.Mối quan hệ trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
-Mối quan hệ cung-cầu: là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa người bán và người mua hya giữa những người sản xuất và những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.
-ND của quan hệ cung –cầu:
Cung-cầu tác động lẫn nhau:
Khi cầu tăng => sx mở rộng => cung tăng.
Khi cầu giảm => sx thu hẹp => cung giảm
Cung-cầu ảnh hưởng đến giá cả.
Cung=cầu => giá cả= giá trị
Cung>cầu => giá cả< giá trị
Cung giá cả> giá trị
Giá cả anh hưởng đến cung-cầu
Khi giá cả tăng => sx mở rộng => cung tăng lên và cầu giảm khi mức thu nhập không tăng.
Khi giá cả gỉam => sx thu hẹp => cung giảm và cầu tăng mặc dù mức thu nhập không tăng.
Hoạt động 3: Vận dụng quan hệ cung-cầu.
Mục tiêu: HS bước đầu biết vận dụng quan hệ cung cầu.
Phương pháp: làm việc nhóm.
Cách tiến hành:
-GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm làm về 1 đói tượng.
Nhóm 1: Quan hệ cung-cầu hàng hóa được nhà nước vận dụng như thế nào? Cho VD
Nhóm 2: Quan hệ cung-cầu hàng hóa được người sản xuất-kinh doanh vận dụng như thế nào? Cho VD
Nhóm 3: Quan hệ cung-cầu hàng hóa được người tiêu dùng vận dụng như thế nào? Cho VD
-HS: Các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày. Cả lớp bổ sung ý kiến.
-GV bổ sung ý kiến, kết luận.
-HS ghi bài vào vở.
3.Vận dụng quan hệ cung cầu.
a) Đối với nhà nước
Thông qua pháp luật, chính sách, nhà nước điều tiết cung cầu trên thị trường nhằm lặp lại cân đối cung cầu, ổn định giá cả, ổn định đời sống nhân dân.
b) Đối với người sản xuất-kinh doanh.
-Khi giá cả thấp hơn giá trị, có thể bị thua lỗ, nên thu hẹp sản xuất-kinh doanh. Ngược lại, để có lãi chuyển sang sản xuất kinh doanh mặt hang khác.
c)Đối với người tiêu dùng.
-Gía cả hàng hóa giảm nên mua nếu có nhu cầu.
-Gía cả hàng hóa tăng lên hạn chế hoặc chuyển sang hàng hóa có giá trị sử dụng tương đươngnhưng có gia sthaasp hơn.
Củng cố, luyện tập.
Công việc về nhà.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 5 Cung cau trong san xuat va luu thong hang hoa_12407896.docx