2/ Hoạt động 2: Tìm hiểu mục b.
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm.
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 3 nhóm theo số đếm 1, 2, 3; ổn định vị trí; giao câu hỏi thảo luận và thời gian.
Nhóm 1:
Bảng số liệu về Đại biểu dân tộc thiểu số tham gia Quốc hội:
QH khóa II (1960-1964), ĐB QH người dân tộc thiểu số là 60/362 ĐB, chiếm 16.5%.
QH khóa V (1975-1976), ĐB QH người dân tộc thiểu số là 71/424 ĐB, chiếm 16.7%.
QH khóa X (1997-2002), ĐB QH người dân tộc thiểu số là 78/450 ĐB, chiếm 17.3%.
QH khóa XI (2002-2007), ĐB QH người dân tộc thiểu số là 86/498 ĐB, chiếm 17.3%.
QH khóa XII (2007-2011), ĐB QH người dân tộc thiểu số là 87/493 ĐB, chiếm 17.6%.
8 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1714 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết phân phối chương trình: 12 Tuần: 12 Ngày soạn: 01/11/2018
BÀI 5: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO (TIẾT 1)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Học xong bài này học sinh cần đạt được:
1/ Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm (nêu được các khái niệm: dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo,)
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
2/ Về kĩ năng:
- Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Biết xử sự phù hợp với các qui định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
3/ Về thái độ:
- Ủng hộ đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo và phê phán hành vi gây chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo.
4/ Năng lực được hình thành và phát triển:
- Năng lực hợp tác và giao tiếp.
- Năng lực tư duy phê phán.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, giảng giải, đặt vấn đề.
III/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1/ Chuẩn bị của GV:
- SGK, SGV GDCD 12; Bài tập tình huống 12, bài tập trắc nghiệm GDCD 12; Tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD 12.
-Tình huống pháp luật liên quan đến nội bài học.
- Hiến pháp 2013.
- Luật Doanh nghiệp 2005.
-Tích hợp luật: Luật hình sự số 100/2015/QH13 sửa đổi, bổ sung 2017 (có hiệu lực từ 1.1.2018)
- Máy chiếu; hình ảnh của một số hành vi thực hiện đúng và vi phạm pháp luật.
- Giấy A4, giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính, kéo, phiếu học tập .
2/ Chuẩn bị của HS:
- Đọc trước bài và trả lời các câu hỏi ở cuối mỗi mục và cuối bài.
- HS chuẩn bị SGK, vở, bút và học bài cũ ở nhà, ví dụ liên quan bài học.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Khởi động:
Hình thức: Thảo luận theo bàn.
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên chiếu tình huống:
Anh A (dân tộc Kinh) và chị M (dân tộc Cơ Tu) yêu nhau. Anh chị quyết định đi đến hôn nhân. Nhưng gia đình anh A không tán thành cuộc hôn nhân này. Ngăn cản mãi không được, cuối cùng bố anh A ra điều kiện: Sau khi cưới, chị M phải sử dụng 100% tiếng Kinh và ăn mặc, sinh hoạt hằng ngày như người Kinh!
Câu hỏi:
1. Em nhận xét gì về hành vi và điều kiện của bố anh A?
2. Nếu em là M, em sẽ ứng xử như thế nào?
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh tìm câu trả lời.
- Báo cáo kết quả và thảo luận: Đại diện học sinh từng bàn trả lời.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét, kết luận:
Các em hầu hết đều không đồng tình với hành vi, điều kiện của bố anh A. Để biết điều kiện đó đúng hay sai, M và các em sẽ ứng xử như thế nào, tiết học này sẽ cho chúng ta câu trả lời.
Bài 5: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO (tiết 1)
2/ Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
1/ Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung mục a.
* Sử dụng phương pháp vấn đáp, thuyết trình, giảng giải, đặt vấn đề:
* Hình thức: cả lớp.
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu tình huống:
Sinh viên S là người dân tộc H’Mông, đang theo học tại trường ĐHSP HN.
Ngày 23.11.2017, khi đang tham gia giao thông theo đúng quy định pháp luật thì S bị 1 thanh niên người Kinh vượt ẩu, lạng lách va phải. Hậu quả làm S té xuống đường, bong gân, xe đạp của S hư hỏng. Nam thanh niên không những không hối lỗi mà tỏ vẻ khinh thường, hung hăng la lối vì thấy S là người đồng bào.
Thấy vậy, người dân đã báo cơ quan chức năng. Khi CSGT đến đã lập biên bản xử phạt hành chính đối với nam thanh niên, thu giữ phương tiện gây tai nạn và yêu cầu bồi thường thiệt hại cho S.
Câu hỏi:
1. Em nhận xét gì về hành vi của nam thanh niên và việc làm của CSGT?
2. Theo đó, em hiểu thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc?
- Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân.
- Báo cáo kết quả và thảo luận: Hs trình bày kết quả.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét, kết luận:
1. 1 Hành vi của nam thanh niên:
+ Coi thường pháp luật.
+ Không tôn trọng danh dự nhân phẩm, danh dự người khác, nhất là khi S là đồng bào dân tộc thiểu số.
1.2 Việc làm của CSGT:
+ Thể hiện bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
+ Bình đẳng giữa các dân tộc.
2. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là:
+ GV chiếu hình ảnh 1 số dân tộc thiểu số các vùng. Và dẫn dắt: Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em, trong đó 53 dân tộc là đồng bào dân tộc thiểu số, có những dân tộc chỉ có hơn 200 người. Nhưng xuyên suốt quá trình lịch sử, Đảng và Nhà nước luôn thực hiện tốt bình đẳng giữa các dân tộc. Và được xem là nguyên tắc nhất quán của Đảng, Nhà nước.
2/ Hoạt động 2: Tìm hiểu mục b.
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm.
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 3 nhóm theo số đếm 1, 2, 3; ổn định vị trí; giao câu hỏi thảo luận và thời gian.
Nhóm 1:
Bảng số liệu về Đại biểu dân tộc thiểu số tham gia Quốc hội:
QH khóa II (1960-1964), ĐB QH người dân tộc thiểu số là 60/362 ĐB, chiếm 16.5%.
QH khóa V (1975-1976), ĐB QH người dân tộc thiểu số là 71/424 ĐB, chiếm 16.7%.
QH khóa X (1997-2002), ĐB QH người dân tộc thiểu số là 78/450 ĐB, chiếm 17.3%.
QH khóa XI (2002-2007), ĐB QH người dân tộc thiểu số là 86/498 ĐB, chiếm 17.3%.
QH khóa XII (2007-2011), ĐB QH người dân tộc thiểu số là 87/493 ĐB, chiếm 17.6%.
Câu hỏi:
1. Nêu nhận xét của em về bảng số liệu trên?
2. Theo em, việc Nhà nước đảm bảo tỷ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung Ương và địa phương có ý nghĩa gì?
3. Pháp luật quy định như thế nào về bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị? Lấy ví dụ cụ thể.
Nhóm 2:
Câu 1: Hãy nêu một số chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm phát triển kinh tế ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số mà em biết?
Câu 2: Bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc Việt Nam thể hiện ở những nội dung nào?
Câu 3: Nêu ví dụ cụ thể thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế?
Nhóm 3: Tình huống:
Trong lớp 12C, K và 1 số học sinh khác (người Kinh) nói: “Học sinh đồng bào dân tộc thiểu số được công điểm trong kỳ thì THPT Quốc gia và vào các trường chuyên nghiệp, CĐ, ĐH là không công bằng với học sinh người Kinh”.
M và 1 số bạn khác (người Ê đê) thì cho rằng đó là thể hiện sự công bằng. Hai nhóm học sinh lời qua tiếng lại dẫn đến mâu thuẫn. Mấy ngày sau đó 2 nhóm vẫn không nói chuyện với nhau.
Câu hỏi:
1. Em đồng tình với ai? Vì sao?
2. Theo em, bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa, giáo dục được thể hiện như thế nào?
3. Lấy ví dụ cụ thể.
- Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm tự phân nhóm trưởng và thư ký ghi chép; làm việc.
- Báo cáo kết quả và thảo luận: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả; các nhóm khác bổ sung.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét, kết luận:
Nhóm 1:
1. Đại biểu là người dân tộc thiểu số tham gia Quốc hội không ngừng tăng lên.
2. Thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số; thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc, đảm bảo người đồng bào dân tộc thiểu số có người đại diện cho nguyện vọng, lợi ích hợp pháp đồng bào dân tộc thiểu số.
3.
Ví dụ: quyền bầu cử, ứng cử; nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh (dân tộc Tày), Phó chủ tịch QH Tòng Thị Phóng (dân tộc Thái); lấy tên anh hùng dân tộc thiểu số đặt tên đường;...
Nhóm 2:
1. Chính sách 132, 134, 135, 167; Nghị quyết 30A của Chính phủ.
2.
3. Ví dụ: Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đóng ở vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số bằng giảm hoặc miễn thuế; cho đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn với lãi suất thấp hoặc không lãi suất để phát triển kinh tế; hỗ trợ con giống, cây trồng, vật nuôi (Qngai có chương trình nuôi heo dự án);...
Nhóm 3:
1. Đồng tình với nhóm bạn M.
2.
3. Ví dụ: Chương trình ”sữa học đường” cho em nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số; HS, SV người đồng bào dân tộc thiểu số được miễn giảm học phí; cộng điểm ưu tiên cho HS người đồng bào thi vào các trường chuyên nghiệp, ĐH, CĐ;
Tăng cường nguồn ngân sách xây dựng trường, trạm, đường,...
VTV5: Đài truyền hình dành cho người đồng bào dân tộc; VOV4: Đài phát thanh dành cho người đồng bào dân tộc thiểu số; website: www.cema.gov.vn
3/ Hoạt động 3: Tìm hiểu mục c.
Hình thức: cá nhân.
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi:
+ Bằng hiểu biết, hãy cho biết quyền bình đẳng giữa các dân tộc có ý nghĩa gì đối với sự phát triển đất nước?
+ Lấy ví dụ.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS tìm câu trả lời.
- Báo cáo kết quả và thảo luận: HS trình trả lời.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét, kết luận:
Ví dụ: Kiến thức Lịch sử: Hơn 1000 năm Bắc thuộc và gần 100 năm Thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ xâm lược nhưng Trung quốc và thực dân Pháp, đé quốc Mỹ vẫn không đồng hóa được dân tộc Việt nhờ sức mạnh của Đoàn kết và thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc;....
4/ Hoạt động 4: Tìm hiểu mục d.
(GV hướng dẫn HS đọc thêm)
1. Bình đẳng giữa các dân tộc.
a. Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc?
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da,đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc:
* Các dân tộc ở VN đều được bình đẳng về chính trị:
- Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
- Tham gia vào bộ máy Nhà nước.
- Có quyền thảo luận, đóng góp ý kiến về các vấn đề chung của cả nước.
- Có ĐB của mình trong hệ thống cơ quan Nhà nước.
* Các dân tộc ở VN đều bình đẳng về kinh tế:
- Chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, không phân biệt đối với dân tộc đa số hay thiểu số.
- Nhà nước luôn quan tâm, hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế để rút ngắn khoảng cách, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế.
* Các dân tộc ở VN đều bình đẳng về văn hóa, giáo dục:
- Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.
- Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy.
- Công dân thuộc các dân tộc khác nhau ở Việt Nam đều được Nhà nước tạo điều kiện để được bình đẳng về cơ hội học tập.
c. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc:
- Là cơ sở đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Là sức mạnh toàn dân góp phần xây dựng đất nước bền vững, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”
d. Chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc (đọc thêm)
3/ Hoạt động luyện tập:
Hình thức: Làm việc nhóm.
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm; giao thời gian 4 phút; phát câu hỏi trắc nghiệm; nhóm nào làm nhanh nhất sẽ ghi điểm cho nhóm đó.
Câu 1: Các dân tộc đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, tạo điều kiện phát triển mà không bị phân biệt đối xử là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?
A. Bình đẳng giữa các dân tộc. B. Bình đẳng giữa các địa phương.
C. Bình đẳng giữa các thành phần dân cư. D. Bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây nói về quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa?
A. Các dân tộc có nghĩa vụ phải sử dụng tiếng nói, chữ viết của mình.
B. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.
C. Các dân tộc duy trì mọi phong tục, tập quán của dân tộc mình.
D. Các dân tộc không được duy trì những lê hộ riêng của dân tộc mình.
Câu 3: Một trong những nội dung về quyền bình đẳng giữa các dân tộc là
A. Các dân tộc Việt Nam đều được bình đẳng về văn hóa, giáo dục.
B. Dân tộc ít người không nên duy trì văn hóa của dân tộc mình.
C. Mọi phong tục, tập quán của các dân tộc đều cần được duy trì.
D. Chỉ duy trì văn hóa chung của dân tộc Việt Nam, không duy trì văn hóa riêng của mỗi dân tộc.
Câu 4: Việc đảm bảo tỷ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước là thể hiện
A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc. B. quyền bình đẳng giữa các công dân.
C. quyền bình đẳng giữa các vùng miền. D. quyền bình đẳng trong công việc chung của Nhà nước.
Câu 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm lĩnh vực nào dưới đây?
A. Chính trị. B. Đầu tư.
C. Kinh tế. D. Văn hóa, xã hội.
Câu 6: Một trong các nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc là, các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam
A. đều có đại biểu của mình trong hệ thống cơ quan nhà nước.
B. đều có đại biểu bằng nhau trong các cơ quan nhà nước.
C. đều có đại biểu trong tất cả các cơ quan nhà nước ở địa phương.
D. đều có người giữ vị trí lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước.
Câu 7: Việc nhà nước ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh đại học cho học sinh người dân tộc thiểu số là thể hiện
A. các dân tộc Việt Nam đều được bình đẳng về văn hóa, giáo dục.
B. học sinh người dân tộc thiểu số được ưu tiên hơn người dân tộc Kinh.
C. học sinh các dân tộc bình đẳng về cơ hội học tập.
D. học sinh dân tộc được quyền học tập ở mọi cấp.
Câu 8: H và Q yêu nhau nhưng bị hai gia đình ngăn cản vì hai bên không cùng dân tộc. Trong trường họp này, gia đình H và Q đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây?
A. Tự do cá nhân. B. Tự do yêu đương.
C. Bình đẳng giữa các dân tộc. D. Bình đẳng giữa các gia đình.
Câu 9: Ở nước ta bao giờ cũng có người dân tộc thiểu số đại diện cho quyền lợi của các dân tộc ít người tham gia làm đại biểu Quốc hội. Điều này thể hiện
A. Bình đẳng giữa các vùng miền.
B. Bình đẳng giữa nhân dân miền núi và miền xuôi.
C. Bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị.
D. Bình đẳng giữa các thành phần dân cư.
Câu 10: Xã Q là một xã miền núi có đồng bào thuộc các dân tộc khác nhau. Nhà nước đã quan tâm, tạo điều kiện ưu đãi để các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã Q kinh doanh tốt, nhờ đó mà kinh tế phát triển. Đây là biểu hiện bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Bình đẳng về chủ trương. B. Bình đẳng về điều kiện kinh doanh.
C. Bình đẳng về điều kiện kinh tế. D. Bình đẳng về cơ hội kinh doanh.
- Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm tự phân nhóm trưởng, thư ký ghi chép và làm việc.
- Báo cáo kết quả và thảo luận: Nhóm có câu trả lời nhanh nhất ghi đáp án lên bảng.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét và kết luận:
1A, 2B, 3A, 4A, 5B, 6A, 7A, 8C, 9C, 10C.
4/ Hoạt động vận dụng và mở rộng:
Hình thức: Cá nhân
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu câu hỏi:
1. Kể tên những Đại biểu Quốc hội là đồng bào dân tộc thiểu số người Quảng Ngãi mà em biết?
2. Kể tên những vị Anh hùng dân tộc là nguồi đồng bào dân tộc thiểu số mà em biết?
3. Em đã và sẽ làm gì để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
- Thực hiện nhiệm vụ: HS tìm câu trả lời.
- Báo cáo kết quả và thảo luận: HS trình bày kết quả.
- Đánh giá kết quả và thảo luận: GV nhận xét và kết luận:
1. Đinh Thị Biểu (dân tộc Hrê); Đinh Thị Phương Lan (dân tộc Kor); Mã Văn Cừ (dân tộc Chăm).
2. Anh hùng Núp; anh hùng Kor Wừu; anh hùng Lò Văn Giá;....
3.Ra sức học tập, rèn luyện về đạo đức nhân cách phẩm chất;
Tìm hiểu về các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc để gìn giữ, tôn tạo, phát huy,....
Có thái độ tôn trọng, hòa nhà, yêu thương, giúp đỡ đối với người đồng bào dân tộc thiểu số;
Quyên góp tiền bạc, quần áo, sách vở, gây quỹ ủng hộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn;....
5/ Dặn dò:
Chuẩn bị bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo, mục 2.
(tiết 2 – mục 2 Bình đẳng giữa các tôn giáo); chuẩn bị phần bài tập cuối bài.
*/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 5 Quyen binh dang giua cac dan toc ton giao_12481919.doc