Giáo án Giáo dục công dân 12: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội

 * Bình đẳng giữa vợ và chồng

- Trong quan hệ nhân thân: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau; tôn trọng; giúp đỡ nhau.

- Trong quan hệ tài sản: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung thể hiện ở các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt

 * Bình đẳng giữa cha mẹ và con.

Cha mẹ phải thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con; Không được phân biệt đối xử giữa các con; Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ

 * Bình đẳng giữa ông bà và cháu

Đó là mối quan hệ hai chiều: Nghĩa vụ và quyền của ông bà nội, ông bà ngoại đối với cháu và bổn phận của cháu đối với ông bà nội, ông bà ngoại.

 * Bình đẳng giữa anh chị em: Anh chị em có bổn phận yêu thương chăm sóc, đùm bọc và giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau

 

 

docx14 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 12: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, mà cụ thể trong bài này là quyền bình đẳng của công dân trong hôn nhân và gia đình, trong lao động và trong kinh doanh. 2. Về kỹ năng Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực hôn nhân và gia đình, trong lao động và trong kinh doanh. 3. Về thái độ Có ý thức thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tưc lĩnh vực và đấu tranh, phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân. KIẾN THỨC CƠ BẢN, TRỌNG TÂM. Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Nêu được trách nhiệm của Nhà nước đối với việc đảm bảo cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC. Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thảo luận lớp, phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp vấn đáp. Xử lý tình huống. Kỹ thuật đặt câu hỏi. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Sách giáo khoa GDCD lớp 12, sách chuẩn kiến thức, kỹ năng môn GDCD. Máy chiếu đa năng, video. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. Ổn định tổ chức Hỏi bài cũ Dạy bài mới Quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội được khẳng định ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà: Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá và được tiếp tục ghi nhận ở các bản Hiến pháp. Vậy bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội được qui định như thế nào? Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài học hôm nay để hiểu rõ hơn về vẫn đề đó. Nội dung bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học – ghi bảng Hoạt động 1: sử dụng phương pháp giải quyết tình huống để HS hiểu được thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. GV nêu tình huống, yêu cầu HS thảo luận sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi: Tình huống: Hoa và Huy là chị em song sinh, đang học lớp 9. Nhà Hoa nghèo, bố Hoa có ý định cho Hoa nghỉ học, đi làm vì bố cho rằng Huy là con trai thì cần học hành đỗ đạt cao, con gái chỉ cần đến tuổi lấy chồng. Thấy vậy mẹ Hoa không đồng ý. Nhưng bố Hoa bảo “Bà là vợ, tôi quyết gì bà phải nghe theo” Câu hỏi: Theo em quan điểm của bố Hoa đúng hay sai? Vì sao? HS trả lời câu hỏi (3-5 HS). GV nêu tiếp câu hỏi: Em biết bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là gì? HS trả lời (3-5 HS). GV nhận xét các câu trả lời rồi kết luận: - Hôn nhân là cuộc sống vợ chồng sau khi đã kết hôn; Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật. - Quan điểm của bố Hoa là sai vì chồng phải tôn trọng ý kiến của vợ, bố không được phân biệt đối xử giữa con trai và con gái trong gia đình. - Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội. GV: Hẳn trong mỗi chúng ta đều có một gia đình để yêu thương vậy để có hạnh phúc từ bầu không khí yêu thương trong gia đình thì mỗi thành viên phải có những quyền và nghĩa vụ như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu phần (b): Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. Hoạt động 2: sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để HS hiểu rỏ được nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. GV yêu cầu học sinh xem sách giáo khoa và nêu những nội dung cơ bản của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. GV chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 nội dung, cùng nhau thảo luận trong vòng 5 phút sau đó thống nhất và đại diện trả lời câu hỏi. * Nhóm 1: Bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình được thể hiện ở những nội dung cơ bản nào? Cho ví dụ? * Nhóm 2: Bình đẳng giữa cha mẹ và con được thể hiện ở những nội dung cơ bản nào? Cho ví dụ? * Nhóm 3: Bình đẳng giữa ông bà và cháu được thể hiện như thế nào? Cho ví dụ? * Nhóm 4: Bình đẳng giữa anh chị em trong gia đình thể hiện như thế nào? Cho ví dụ? HS các nhóm thảo luận và làm việc theo nhóm. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm bài. GV cho 1 - 5 học sinh nhận xét đánh giá và thống nhất đáp án. GV nhận xét các câu trả lời rồi kết luận: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình gồm 4 nội dung: * Bình đẳng giữa vợ và chồng * Bình đẳng giữa cha mẹ và con * Bình đẳng giữa ông bà và các * Bình đẳng giữa anh chị em Hoạt động 3: GV sử dụng phương pháo thảo luận nhóm để HS hiểu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. GV đưa ra câu hỏi thảo luận. Chế độ phong kiến trước đây công nhận chế độ đa thê: “Nam thì năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ lấy một chồng”. Hiện nay, Luật Hôn nhân và Gia đình chỉ cho phép và bảo vệ chế độ một vợ một chồng, nhưng tư tưởng “đa thê” có còn ảnh hưởng tới nam giới không? Biểu hiện ra sao? Theo quy định của pháp luật thì người vi phạm bị xử lí như thế nào? HS thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời. GV nhận xét và kết luận: Thực tế, nước ta hiện nay còn ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, vẫn còn hiện tượng nam giới vi phạm pháp luật, lấy hai, ba vợ nhưng không đăng kí kết hôn. Vì vậy, để các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình được thực hiện, Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng Nhà nước có chính sách, biện pháp tạo điều kiện để các công dân nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, xây dựng mối quan hệ bình đẳng giữa các thành viên của gia đình; vận động xoá bỏ phong tục tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình; phát huy truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc văn hoá của dân tộc, đồng thời xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình. Nhà nước bảo đảm cho quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình được thực hiện. Cùng với Nhà nước, các thành viên cần tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình để xây dựng gia đình hoà thuận, ấm no, tiến bộ, hạnh phúc. Tiết 2: Bình đẳng trong lao động Hoạt động 1: GV sử dụng phương pháp đàm thoại để học HS hiểu được thế nào là bình đẳng trong lao động. GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: ­ Vai trò của lao động đối với con người và xã hội? ­ Bình đẳng trong lao động là gì? ­ Ý nghĩa của việc pháp luật nước ta thừa nhận sự bình đẳng của công dân trong lao động. GV gợi 3 – 5 HS trả lời GV trả lời câu hỏi. GV nhận xét và kết luận. Điều 55 Hiến pháp 1992 khẳng định : “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân”. Để cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp về lao động, về sử dụng và quản lý lao động, Nhà nước ban hành Bộ luật lao động trong đó quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động và của người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động. Nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động gồm: Người lao động được tự do lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. Tự nguyện, bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động Công bằng, không phân biệt đối xử vì lý do giới tính,dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội. Bảo vệ phụ nữ và người chưa thành niên trong lao động. Trả công theo năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc. Bảo đảm quyền nghỉ ngơi và hưởng bảo hiểm xã hội Thương lượng, hoà giải các tranh chấp lao động. Nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động xác định rõ quyền bình đẳng trong lao động của công dân, được thể hiện trên các phương diện: Bình đẳng giữa các công dân trong việc thực hiện quyền lao động; Bình đẳng người sử dụng lao động và người lao động trong quan hệ lao động; Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước. Hoạt động 2: GV sử dụng phương pháp đàm thoại để HS hiểu rõ Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động GV cho HS thảo luận trả lời câu hỏi: Hiện nay, một số doanh nghiệp ngại nhận lao động nữ vào làm việc, vì vậy, cơ hội tìm việc làm của lao động nữ khó khăn hơn lao động nam. Em có suy nghĩ gì trước hiện tượng trên? Nếu là chủ doanh nghiệp, em có yêu cầu gì khi tuyển dụng lao động? Vì sao? HS trả lời. GV nhận xét, kết luận. Việc làm là vấn đề mấu chốt đầu tiên để người lao động thực hiện quyền lao động của mình. Pháp luật quy định mọi công dân đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp với khả năng của mình, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tôn giáo, đó là cơ sở để công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. Tuy công dân thực hiện quyền lao động trên cơ sở bình đẳng, nhưng để có việc làm, công dân, dù nam hay nữ cần có ý thức trong việc học nghề và nâng cao trình độ chuyên môn, bởi người sử dụng lao động rất quan tâm đến năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc nên rất cần người lao động có tay nghề giỏi, trình độ chuyên môn kĩ thuật cao. Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động GV minh hoạ một trường hợp cụ thể về giao kết hợp đồng lao động cho HS hiểu: “Chị X. đến công ti may kí hợp đồng lao động với giám đốc công ti. Qua trao đổi từng điều khoản, hai bên đã thoả thuận kí hợp đồng dài hạn (việc kí hợp đồng được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, không bên nào ép buộc bên nào). Các nội dung thoả thuận như sau: + Công việc chị X. phải làm là thiết kế các mẫu quần áo. + Thời gian làm việc: Mỗi ngày 8 giờ, mỗi tuần 40 giờ. + Thời gian nghỉ ngơi: Được nghỉ các thời gian trong ngày ngoài giờ làm việc theo hợp đồng; đươc nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ ốmtheo quy định của pháp luật. + Tiền lương được trả mỗi tháng 1.500.000 đồng tiền Việt Nam trên cơ sở chấp hành tốt kỉ luật lao động theo quy định. + Địa điểm làm việc + Thời gian hợp đồng + Điều kiện an toàn, vệ sinh lao động + Bảo hiểm xã hội: chị X. trích mỗi tháng 5% tồng thu nhập hàng tháng để đóng” Qua ví dụ minh hoạ trên, GV đặt câu hỏi: ­ Hợp đồng lao động là gì? ­ Tại sao người lao động và người sử dụng lao động phải kí kết hợp đồng lao động? GV cho học sinh thảo luận và cử đại diện trả lời GV nhận xét, kết luận. Khi giao kết hợp đồng lao động đã thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm giữa người lao động với tổ chức hoặc cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động. Nội dung hợp đồng lao động là cơ sở pháp lí để pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai bên, đặc biệt là đối với người lao động. Hiểu biết về hợp đồng lao động, nắm vững nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là điều kiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản thân khi tham gia vào quá trình lao động. Đồng thời tham gia đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong lao động đã và đang diễn ra ở một số doanh nghiệp. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ GV phân tích cho HS hiểu: Quyền lao động của công dân được thực hiện trên cơ sở không phân biệt giới tính. Nhưng với lao động nữ, do một số đặc điểm về cơ thể, sinh lí và chức năng làm mẹ nên pháp luật có quy định cụ thể, có chính sách để lao động nữ có điều kiện thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ lao động. Tuy nhiên, phụ nữ cần phải nâng cao trình độ về mọi mặt để khẳng định được vị trí của mình trong xã hội. GV yêu cầu HS nêu một số tấm gương tiêu biểu của nữ trong lao động đã góp phần to lớn vào sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay. Hoạt động 3: GV sử dụng phương pháp thuyết trình để HS biết được Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trong lao động. GV giúp HS nêu và phân tích một số quy định của pháp luật để đảm bảo cho công dân bình đẳng trong lao động. GV kết luận: Pháp luật về lao động ở nước ta hiện nay không chấp nhận sự bất bình đẳng trong lao động. Nhiệm vụ của HS hiện nay là học tập để nâng cao trình độ văn hoá, có ý thức phấn đấu để trở thành người lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao, năng động, sáng tạo trong lao động dù ở bất kì cương vị nào. Có như vậy mới đáp ứng được đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế và sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Tiết 3: Bình đẳng trong kinh doanh Hoạt động 1: GV sử dụng phương pháp thuyết trình để HS hiểu thế nào là bình đẳng trong kinh doanh. GV giúp HS nhớ lại những kiến thức đã học ở lớp 11 về nền kinh tế thị trường, về các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, GV phân tích cho HS thấy trong nền kinh tế thị trường, các hình thức tổ chức kinh doanh tồn tại, đa dạng, phong phú., tham gia tích cực vào cạnh tranh. Để bảo vệ lợi ích của các chủ thể kinh doanh, pháp luật ghi nhận sự bình đẳng của các chủ thể (các nhân, tổ chức) trong kinh doanh. GV hỏi: Nhà nước ta thừa nhận doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tồn tại và phát triển ở những ngành, những lĩnh vực then chốt, quan trọng của ngành kinh tế có vi phạm nguyên tắc bình đẳng trong kinh doanh không? HS trả lời. GV nhận xét, kết luận. Nhà nước ta thừa nhận doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tồn tại và phát triển ở những ngành,những lãnh vực then chốt , quan trọng của nền kinh tế quốc dân không vi phạm nguyên tắc bình đẳng trong kinh doanh vì: Hiện nay chúng ta đang xây dựng và phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN có sự điều tiết của nhà nước, các thành phần kinh tế đều được khuyến khích phát triển, các doanh nghiệp đều bình đẳng với nhau trong hoạt động kinh doanh và bình đẳng trước pháp luật . Sự bình đẳng trước pháp luật của các thành phần kinh tế không có nghĩa là chúng có vị trí như nhau trong nền kinh tế. Hoạt động 2: GV sử dụng phương pháp thuyết trình để HS hiểu được Nội dung cơ bản của bình đẳng trong kinh doanh GV phân tích: Ở nội dung thứ nhất, quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh của công dân trên cơ sở tuỳ theo “sở thích và khả năng”, “có đủ điều kiện”. Điều đó có nghĩa là không phải bất kì ai cũng có thể tham gia vào quá trình kinh doanh. Chỉ những cá nhân và tổ chức có đủ điều kiện về tài sản, về chuyên môn, về tinh thần mới có thể được Nhà nước cho phép hoạt động kinh doanh. Bốn nội dung còn lại đã thể hiện: công dân, dù kinh doanh ở loại hình doanh nghiệp nào, đều bình đẳng trước pháp luật về quyền và nghĩa vụ. GV hỏi: ­ Bình đẳng về quyền thể hiện ở những điểm nào? ­ Bình đẳng về nghĩa vụ thể hiện ở những điểm nào? HS trả lời. GV nhận xét, kết luận: Công dân tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp để tổ chức kinh doanh. Dù lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào đều có các quyền sau: tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm; bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.; bình đẳng trong lựa chọn loại hình tổ chức kinh doanh; bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hoạt động 3: GV sử dụng phương pháp đàm thoại để HS hiểu được Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trong kinh doanh. GV lần lượt đặt ra các câu hỏi: ­ Hiện nay, nước ta có những loại hình doanh nghiệp nào? Hãy kể tên những doanh nghiệp thuộc các loại hình mà em biết. ­ Vì sao Nhà nước lại thừa nhận sự tồn tại lâu dài và sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp ở nước ta? ­ Vì sao Nhà bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp của mọi loại hình doanh nghiệp? GV kết luận: Quyền tự do, bình đẳng trong kinh doanh cần phải được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm thị trường, phát triển thương hiệuđể nâng cao sức cạnh tranh của mình. 1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. * Bình đẳng giữa vợ và chồng - Trong quan hệ nhân thân: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau; tôn trọng; giúp đỡ nhau. - Trong quan hệ tài sản: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung thể hiện ở các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt * Bình đẳng giữa cha mẹ và con. Cha mẹ phải thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con; Không được phân biệt đối xử giữa các con; Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ * Bình đẳng giữa ông bà và cháu Đó là mối quan hệ hai chiều: Nghĩa vụ và quyền của ông bà nội, ông bà ngoại đối với cháu và bổn phận của cháu đối với ông bà nội, ông bà ngoại. * Bình đẳng giữa anh chị em: Anh chị em có bổn phận yêu thương chăm sóc, đùm bọc và giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. Nhà nước có chính sách, biện pháp tạo điều kiện để các công dân nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ và gia đình thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình,.. Nhà nước xử lí kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình. Bình đẳng trong lao động Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua việc tìm việc làm, bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động, bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước. Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động ­ Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc gia đình, thành phần kinh tế. ­ Người lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao được Nhà nước và người sử dụng lao động ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tài năng, làm lợi cho doanh nghiệp và cho đất nước. Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc: tự do, tự nguyện, bình đẳng; không trái pháp luật và thoả ước lao động tập thể; giao kết trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ Lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về quyền trong lao động, đó là: bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm; bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác. Tuy nhiên, lao động nữ được quan tâm đến đặc điểm về cơ thể, sinh lí và chức năng làm mẹ trong lao động để có điều kiện thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ lao động. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trong lao động ­ Mở rộng dạy nghề, đào tạo lại, hướng dẫn kinh doanh, cho vay vốn với lãi suất thấp. ­ Khuyến khích việc quản lí lao động theo nguyên tắc dân chủ, công bằng trong doanh nghiệp. ­ Khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao. ­ Có chính sách ưu đãi về giải quyết việc làm để thu hút và sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số. ­ Ban hành các quy định để bảo đảm cho phụ nữ bình đẳng với nam giới trong lao động: có quy định ưu đãi, xét giảm thuế đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ; mở nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ. Bình đẳng trong kinh doanh Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh. Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật. Nội dung cơ bản của bình đẳng trong kinh doanh ­ Nhà nước thừa nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của cá loại hình doanh nghiệp ở nước ta. ­ Nhà nước quy định địa vị pháp lí của các loại hình doanh nghiệp, quy định quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. ­ Nhà nước khẳng định bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp của mọi loại hình doanh nghiệp. ­ Nhà nước quy định nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lí doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trong kinh doanh ­ Nhà nước thừa nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của cá loại hình doanh nghiệp ở nước ta. ­ Nhà nước quy định địa vị pháp lí của các loại hình doanh nghiệp, quy định quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. ­ Nhà nước khẳng định bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp của mọi loại hình doanh nghiệp. ­ Nhà nước quy định nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lí doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động. Cũng cố: Nguyên tắc bình đẳng được thể hiện như thế nào trong quan hệ giữa vợ và chồng? Thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng có ý nghĩa như thế nào đối với người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay? Theo em, việc pháp luật thừa nhận quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng có mâu thuẫn với nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng không? Tại sao người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động? Thực hiện đúng nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động đem lại quyền lợi gì cho người lao động và người sử dụng lao động? Pháp luật thừa nhận bình đẳng trong kinh doanh có vai trò quan trọng như thế nào đối với người kinh doanh và xã hội? Hãy kể về tấm gương những nhà kinh doanh thành đạt mà em biết và nhận xét về quyền bình đẳng nam, nữ trong kinh doanh ở nước ta hiện nay. Dặn dò: - Giải quyết các câu hỏi và bài tập trong SGK. - Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến bài (hình ảnh, bài viết,..) - Đọc trước bài 5. Nhận xét, đánh giá tiết học.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 4 Quyen binh dang cua cong dan trong mot so linh vuc cua doi song xa hoi_12465157.docx
  • docBai 2 Thuc hien phap luat TIET 3_12431367.doc
Tài liệu liên quan