Giáo án Giáo dục công dân 6 Bài 4: Lễ độ

HS thảo luận, Hoàn thành vào phiếu học tập. Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung sau đó GV chốt lại.

Gv: Hãy nêu biểu hiện của đức tính lễ độ?

- Đi xin phép, về chào hỏi, gọi dạ, bảo vâng.Nói năng nhẹ nhàng.Tôn trọng, hoà nhã, quý mến, niềm nở đối với người khác.

- Biết chào hỏi, thưa gửi, cám ơn, xin lỗi.

Gv nhận xét chốt kiến thức ghi bảng.

Gv: Biểu hiện nào trái với lễ độ? ( Hs trả lời ).

• Sản phẩm:

- Học sinh phân tích được câu chuyện ở sgk, rút ra được khái niệm.

- Vận dụng kiến thức cũ, kiến thức cuộc sống và kiến thức mới tìm ra được các biểu hiện thể hiện lễ độ và biểu hiện trái với lễ độ.

2. Hoạt động 2: Ý nghĩa của việc cư xử có lễ độ.

• Mục tiêu:

- Hiểu và gải thích được ý nghĩa của việc cư xử có lễ độ.

• Cách tiến hành:

Gv: Trở lại câu chuyện “Em Thủy” đã tìm hiểu ở trên, em hãy cho biết?

Vì sao ai củng khen Thủy là cô bé hiền dịu, nết na, ngoan ngoãn nhất làng?

Hs: Vì Thủy là người lễ phép, cư xử đúng mực, là người lễ độ.

Gv: Vì sao phải sống có lễ độ?

 

docx8 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 Bài 4: Lễ độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 4: LỄ ĐỘ Mục tiêu: 1.Về kiến thức: - Nêu được thế nào là lễ độ, biểu hiện của hành vi ứng xử có lễ độ. - Giải thích được ý nghĩa của hành vi ứng xử có lễ độ. 2. Kĩ năng: - Thực hiện được hành vi giao tiếp có lễ độ trong cuộc sống hàng ngày. - Biết nhận xét, đánh giá hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân và của mọi người xung quanh. 3. Thái độ: - Đồng tình, ủng hộ những hành vi giao tiếp có văn hóa, lễ độ/ phê phán những hành vi giao tiếp thiếu văn hóa, lế độ trong gia đình, nhà trường và cộng đồng. Năng lực cần đạt: - Năng lực giao tiếp và hợp tác. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Thảo luận nhóm. - Đóng vai. - Giải quyết vấn đề. Phương tiện và tài liệu dạy học: - GV: Chuẫn kiến thức và kĩ năng GDCD, SGK. Những mẩu truyện về tấm gương lễ độ. Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về lễ độ. - HS: Soạn bài, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng cần thiết. Kế hoạch dạy học: BẢNG MÔ TẢ Nội dung Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Lễ độ Trình bày được thế nào là lễ độ, biểu hiện của lễ độ. Giải thích được ý nghĩa của việc cư xử lễ độ đối với mọi người. Đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về lễ độ trong giao tiếp, ứng xử. Thực hiện cư xử lễ độ với mọi người xung quanh. Đồng tình, ủng hộ các hành vi cư xử lễ độ với mọi người; không đồng tình với những hành vi thiếu lễ độ. CÂU HỎI/BÀI TẬP Câu 1. Câu nào nói về lễ độ dưới đây là đúng nhất? Lễ độ là cách cư xử đúng mực của bản thân trong khi giao tiếp với người khác. mỗi người trong khi giao tiếp với người khác. bạn bè trong khi giao tiếp với người khác. gia đình trong khi giao tiếp với người khác. Câu 2. Hành vi nào sau đây thể hiện lễ độ? Ân cần, cởi mở với các bạn trong lớp. Nói trống không với người lớn tuổi. Nói tên bố mẹ các bạn trong lớp. Trêu chọc bạn khuyết tật. Câu 3. Hãy đánh dấu “X” vào cột trống mà em cho là thích hợp. Hành vi, thái độ Lễ độ Thiếu lễ độ Đi xin phép, về chào hỏi. Nói leo trong giờ học. Gọi dạ, bảo vâng. Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mặt mọi người. Nhường chổ cho người tàn tật, người già trên xe ô tô. Kính thầy yêu bạn. Nói trống không. Ngắt lời người khác. Câu 4.Cư xử lễ độ với mọi người có ý nghĩa nào sau đây? Truyền thống tương thân tương ái. Biết ơn người giúp đỡ mình. Góp phần làm cho xã hội văn minh. Có thêm nhiều bạn bè tốt. Câu 5. Cho tình huống: Tan học, Mai và Hòa đang trên đường về nhà thì có một cụ già trông gầy yếu tiến lại hỏi thăm đường. Mai đang định trả lười cụ thì Hòa ngăn lại: Kệ cụ ấy, mình phải đi nhanh về kẻo muộn, thời gian đâu mà giúp mấy người già không quen biết. Hòa quay sang cụ già nói: Này cụ già, cụ đi hỏi người khác đi, tụi cháu không có thì giờ đâu. Câu hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi của bạn Hòa trong tình huống trên? Nếu em là Mai, em sẽ có cách ứng xử như thế nào? Câu 6. Cho tình huống: Trong một bữa cơm gia đình, Hải “đề xuất” với bố mẹ: “con thấy trong bữa cơm mà mọi người cứ mời nhau loanh quanh mãi, mất thì giờ, con thấy không cần thiết. Hay là nhà ta thôi không mời cơm nhau nữa có được không hả bố?”. Câu hỏi: a. Em có tán thành với đề xuất của Hải không? Vì sao? b. Em hãy tìm lời giải thích cho Hải rõ? HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu: - Làm bộc lộ những hiểu biết, những quan niệm sẵn có của học sinh. - Tạo mối liên hệ giữa kiến thức đã có của học sinh và kiến thức mới cần phải học trong bài mới. * Cách tiến hành: GV: Cho tình huống. Nam là học sinh lớp 5A, Nam rất ngoan ngoãn và là học sinh giỏi trong 5 năm liền. Trước khi đến trường Nam luôn chào ông bà, bố mẹ rồi đi học. Đến trường gặp các thầy cô giáo Nam đều vòng tay chào kính cẩn, đối với các em học lớp nhỏ hơn Nam luôn nhường nhịn và thông cảm, chính vì thế Nam luôn được mọi người xung quanh quý mến và tôn trọng. GV: - Hãy nêu những hành động, cách cư xử của Nam đối với mọi người xung quanh? - Những hành động , cách cư xử của Nam đối với mọi người thể hiện điều gì? - Những hành động, cách cư xử của Nam tác động như thế nào đến mọi người? HS: Trả lời: Gv: Nhận xét và chuyển ý vào bài mới. * Sản phẩm: - Học sinh biết nhận xét được nội dung tình huống diễn ra. Trả lời được các câu hỏi yêu cầu. - Biết được những hành vi đó thể hiện sự lễ phép, lễ độ, tôn trọng... - Biết được lễ phép thì luôn được mọi người yêu mến. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và biểu hiện của lễ độ. Mục tiêu: Biết được khái niệm thế nào là lễ độ. Biết được các biểu hiện của lễ độ, trái với lễ độ qua lời nói, cử chỉ, nét mặt. Cách tiến hành: * Nội dung 1: - Tìm hiểu truyện đọc “Em Thủy” sgk/Tr9-10. GV. Gọi Hs đọc truyện “Em Thuỷ” Gv: Thuỷ đã làm gì khi khách đến nhà? Hs: Trả lời: - Bạn Thuỷ giới thiệu khách với bà - Nhanh nhẹn kéo ghế mời khách ngồi - Mời bà và khách uống trà - Xin phép bà nói chuyện - Vui vẽ kể chuyện học, các hoạt động ở lớp của lên đội - Thuỷ tiễn khách và hẹn gặp lại GV.Khi anh Quang xin phép ra về, Thuỷ có hành động gì? Em nói như thế nào? Thuỷ tiễn anh ra tận ngõ và nói : “Lần sau có dịp mời anh đến nhà em chơi”. GV: Em có suy nghĩ gì về cách cư xử của Thuỷ? HS: Trả lời: - Thuỷ nhanh nhẹn, lịch sự khi tiếp khách, biết tôn trọng bà và khách. - Làm vui lòng khách, để lại ấn tượng tốt đẹp. - Thuỷ là một HS ngoan cư xử đúng mực, lễ phép. Đó chính là đức tính lễ độ trong con người Thuỷ. Gv: Qua câu chuyện vừa tìm hiểu kết hợp với kiến thức của bản thân bạn nào cho Thầy biết thế nào là lễ độ? Hs: Trả lời: Là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác. Gv: Hỏi ý kiến hs khác và chốt kiến thức, nội dung ghi bảng. * Nội dung 2:- Thảo luận nhóm: Gv chia lớp thành 4 nhóm tiến hành thảo luận nội dung sau: Tìm các hành vi thể hiện lễ độ và thiếu lễ độ ở Gia đình, nhà trường, ở nơi công cộng? Lễ độ Thiếu lễ độ Gia đình Nhà trường Xã hội (nơi công cộng). HS thảo luận, Hoàn thành vào phiếu học tập. Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung sau đó GV chốt lại. Gv: Hãy nêu biểu hiện của đức tính lễ độ? - Đi xin phép, về chào hỏi, gọi dạ, bảo vâng.Nói năng nhẹ nhàng.Tôn trọng, hoà nhã, quý mến, niềm nở đối với người khác. - Biết chào hỏi, thưa gửi, cám ơn, xin lỗi... Gv nhận xét chốt kiến thức ghi bảng. Gv: Biểu hiện nào trái với lễ độ? ( Hs trả lời ). Sản phẩm: Học sinh phân tích được câu chuyện ở sgk, rút ra được khái niệm. Vận dụng kiến thức cũ, kiến thức cuộc sống và kiến thức mới tìm ra được các biểu hiện thể hiện lễ độ và biểu hiện trái với lễ độ. Hoạt động 2: Ý nghĩa của việc cư xử có lễ độ. Mục tiêu: Hiểu và gải thích được ý nghĩa của việc cư xử có lễ độ. Cách tiến hành: Gv: Trở lại câu chuyện “Em Thủy” đã tìm hiểu ở trên, em hãy cho biết? Vì sao ai củng khen Thủy là cô bé hiền dịu, nết na, ngoan ngoãn nhất làng? Hs: Vì Thủy là người lễ phép, cư xử đúng mực, là người lễ độ. Gv: Vì sao phải sống có lễ độ? Hs: - Giúp cho quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp hơn. - Góp phần làm cho xã hội văn minh tiến bộ. Gv: Em hãy lấy ví dụ về cách cư xử có lễ độ trong gia đình hoặc nhà trường và tác động của nó đến mối quan hệ đó? Hs: Lấy ví dụ. Trong trường học các bạn luôn kính trọng Thầy Cô giáo. Tác động: Thể hiện sự tôn trọng, kính yêu Thầy Cô giáo, tình cảm Thầy trò luôn tốt đẹp. Sản phẩm: Học sinh trình bày được ý nghĩa của việc cư xử có lễ độ. Lấy được ví dụ. LUYỆN TẬP Mục tiêu: Học sinh luyện tập, củng cố lại các kiến thức vừa được hình thành. Phát triển được các kĩ năng cần đạt. Cách tiến hành: GV: Chia hs thành 4 nhóm cũ, treo bảng phụ các câu hỏi và yêu cầu học sinh hoàn thành. HS: Thực hiện theo yêu cầu: Câu 1. Câu nào nói về lễ độ dưới đây là đúng nhất? Lễ độ là cách cư xử đúng mực của A. bản thân trong khi giao tiếp với người khác. mỗi người trong khi giao tiếp với người khác. bạn bè trong khi giao tiếp với người khác. gia đình trong khi giao tiếp với người khác. Câu 2. Hành vi nào sau đây thể hiện lễ độ? Ân cần, cởi mở với các bạn trong lớp. Nói trống không với người lớn tuổi. Nói tên bố mẹ các bạn trong lớp. Trêu chọc bạn khuyết tật. Câu 3. Hãy đánh dấu “X” vào cột trống mà em cho là thích hợp. Hành vi, thái độ Lễ độ Thiếu lễ độ Đi xin phép, về chào hỏi. Nói leo trong giờ học. Gọi dạ, bảo vâng. Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mặt mọi người. Nhường chổ cho người tàn tật, người già trên xe ô tô. Kính thầy yêu bạn. Nói trống không. Ngắt lời người khác. Câu 4.Cư xử lễ độ với mọi người có ý nghĩa nào sau đây? Truyền thống tương thân tương ái. Biết ơn người giúp đỡ mình. Góp phần làm cho xã hội văn minh. Có thêm nhiều bạn bè tốt. Sản phẩm: Hs hoàn thành các bài tập yêu cầu. D. VẬN DỤNG Mục tiêu: Học sinh vận dụng được kiến thức vừa hình thành vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác và hình thành các kĩ năng cần thiết. Cách tiến hành: Gv: cho tình huống và chọn học sinh đóng vai tình huống trên: Cho tình huống: Tan học, Mai và Hòa đang trên đường về nhà thì có một cụ già trông gầy yếu tiến lại hỏi thăm đường. Mai đang định trả lười cụ thì Hòa ngăn lại: Kệ cụ ấy, mình phải đi nhanh về kẻo muộn, thời gian đâu mà giúp mấy người già không quen biết. Hòa quay sang cụ già nói: Này cụ già, cụ đi hỏi người khác đi, tụi cháu không có thì giờ đâu. Câu hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi của bạn Hòa trong tình huống trên? Nếu em là Mai, em sẽ có cách ứng xử như thế nào? Hs: Suy nghỉ và đưa ra cách trả lời của mình. Gv: Cho tình huống thứ 2: Trong một bữa cơm gia đình, Hải “đề xuất” với bố mẹ: “con thấy trong bữa cơm mà mọi người cứ mời nhau loanh quanh mãi, mất thì giờ, con thấy không cần thiết. Hay là nhà ta thôi không mời cơm nhau nữa có được không hả bố?”. Câu hỏi: a. Em có tán thành với đề xuất của Hải không? Vì sao? b. Em hãy tìm lời giải thích cho Hải rõ? Sản phẩm: Học sinh thực hiện tình huống tốt. Biết đánh giá và nhận xét hành vi, thái độ của mình và người khác về cách cư xử. E. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG Mục tiêu: Học sinh tiếp tục tìm tòi và mở rộng về các cách ứng xử có lễ độ trong cuộc sống. Tự đặt ra nhiều tình huống giao tiếp có lễ độ và thiếu lễ độ khác nhau để vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. Cách tiến hành: GV: Vẫn chia lớp thành 3 nhóm “ Gia đình”, “Nhà trường” và “Xã hội”. Sau đó yêu cầu học sinh các nhóm về biên soạn 01 tình huống giao tiếp nói về lễ độ có vấn đề, (độ dài 5 phút) để giải quyết. Các nhóm soạn tình huống giao tiếp có vấn đề liên quan đến tên của nhóm mình. Tiết ngoại khóa sẽ thực hiện. HS: Nhận nhiệm vụ. Sản phẩm: Các tiểu phẩm, tình huống học sinh biên soạn. HẾT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtheo dinh huong nang luc hoc sinh 2018 2019 Bai 4 Le do_12410420.docx