Giáo án Giáo dục công dân 6 đầy đủ

TIẾT 19:

BÀI 12: CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM

(tiết 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Nêu được tên bốn nhóm quyền và một số trong bốn nhóm theo công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em.

- Nêu được ý nghĩa của công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em.

2. Kỹ năng:

- Biết nhận xét, đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè.

 - Biết thực hiện quyền và bổn phận của bản thân.

3. Thái độ:

- Tôn trọng quyền của mình và của mọi người.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- SGK, SGV GDCD lớp 6.

- Sưu tầm thêm tư liệu tham khảo về các quyền trẻ em.

2. Học sinh:

- SGK, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Kiểm tra dụng cụ học tập:

 

doc104 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 đầy đủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t động xã hội. - Biết động viên bạn bè, anh chị em tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. 3. Thái độ: - Có ý thức tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. * Tích hợp bảo vệ môi trường: - HS cần tích cực tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội về bảo vệ môi trường và vận động các bạn cùng tham gia. - Dọn vệ sinh trường, lớp, khu dân cư, trồng và chăm sóc cây, hoa: tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường; tham gia các hoạt động khắc phục hậu quả của thiên tai;... II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - SGK, tài liệu tham khảo. - Câu chuyên về tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động XH. 2. Học sinh: - SGK, vở ghi. III. Tiến trình lên lớp: 1.Kiểm tra bài cũ: (H): Thế nào là lịch sự tế nhị? Biểu hiện của lịch sự tế nhị? Lấy VD 2. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc - GV yêu cầu HS đọc truyện. - GVHDHS thảo luận nhóm (H): Qua câu chuyện trên em thấy Trương Quế Chi suy nghĩ mơ ước những gì? (H): Động cơ nào giúpTrương Quế Chi HĐ tích cực, tự giác như vậy? (H): Bạn Trương Quế Chi đã làm thế nào để thực hiện ước mơ đó? (H): Em học tập được gì ở bạn Trương Quế Chi? - GVKL - HS đọc truyện. - HS thảo luận. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS nghe và ghi chép. 1. Truyện đọc - Điều ước của Trương Quế Chi. + Ước mơ trở thành con ngoan, trò giỏi. + Ước mơ trở thành nhà báo. - Những ước mơ đó trở thành động cơ của những hành động tự giác. - Để thực hiện ước mơ đó bạn Trương Quế Chi đã: + Rủ các bạn tập viết văn, thơ + Say sưa học và tập dịch thơ, dịch truyện từ tiếng Pháp ra tiếng Việt. + Tham gia các hoạt động tập thể + Sáng lập ra nhóm "những người nói tiếng Pháp trẻ tuổi của trường" + giúp đỡ mọi người khi cần thiết. - Học tập đức tính kiên trì, vượt khó, tranh thủ thời gian học tập và tham gia các hoạt động ngoại khóa. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. GV: Từ câu truyện trên em hiểu thế nào là tích cực, tự giác? (H): Em ước mơ gì về nghề nghiệp, tương lai ? (H): Từ tấm gương trên em sẽ xây dựng kế hoạch ra sao để thực hiện được ước mơ của mình? (H): Theo em để trở thành người tích cực, tự giác chúng ta phải làm gì? (H): Em hiểu thế nào là HĐTT, HĐXH? Cho VD? - GV bổ xung và rút ra bài học. - HS trả lời dựa vào phần a, b nội dung bài học. - HS nêu ý kiến của mình. - HS trả lời. * HS cần tích cực tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội về bảo vệ môi trường và vận động các bạn cùng tham gia. - Dọn vệ sinh trường, lớp, khu dân cư, trồng và chăm sóc cây, hoa: tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường; tham gia các hoạt động khắc phục hậu quả của thiên tai;... 2) Nội dung bài học. a.Tích cực: là luôn cố gắng vượt khó, kiên trì, học tập và rèn luyện. b. Tự giác: là chủ động làm việc học tập, không cần ai nhắc nhở. c. Mỗi người chúng ta phải có ước mơ - Phải quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định và tham gia tích cực HĐTT, HĐXH. d. Tích cực tự giác tham gia HĐTT-HĐXH sẽ mở rộng hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được những kĩ năng cần thiết của bản thân, góp phần XD quan hệ tập thể, thân ái với mọi người xung quanh, được mọi người yêu mến và kính trọng. Hoạt động 3: HDHS làm bài tập - Bài tập a SGK T31. Đánh dấu x vào ô trống những ý đúng. - Bài tập b SGK T31 Em hãy nhận xét việc làm của Tuấn. - Bài tập c SGK T31 Em hãy nêu những biểu hiện của việc tham gia tích cực hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. - HS làm bài tập. - HS làm bài tập. - HS làm bài tập. 3. Bài tập - Bài tập a + Đánh dấu x vào ô trống. 1,2,3,4,5,6,7,6,10 ,12 - Bài tập b + Việc làm của Tuấn là sai không tích cực tham gia HĐTT, HĐXH. - Bài tập c + Tham gia đầy đủ, nhiệt tình, làm tốt các nhiệm vụ được giao, không cần ai kiểm tra, nhắc nhở 3. Củng cố - GV KL phần nội dung bài học. - GV củng cố toàn bài. 4. Dặn dò - Bài tập về nhà:a, b SGK T 31 - Học bài và chuẩn bị bài học tiếp theo:Mục đích học tập của HS. Lớp Tiết TKB Ngày dạy Sĩ số Vắng 6A 6B TIẾT 14: BÀI 11: MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Nêu được thế nào là mục đích học tập của HS. - Phân biệt được mục đích học tập đúng và mục đích học tập sai. - Nêu được ý nghĩa của mục đích học tập đúng đắn 2. Kĩ năng: - Biết xác định mục đích học tập đúng đắn cho bản thân và những việc cần làm để thực hiện mục đích đó. 3. Thái độ: - Quyết tâm thực hiện mục đích học tập đã xác định. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - SGK, tài liệu tham khảo. - Câu chuyên về những tấm gương chăm chỉ học hành. 2. Học sinh: - SGK, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu HS lên làm bài tập d, đ bài 10 2. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc HS đọc truyện. Thảo luận các nội dung sau: (H): Hãy nêu những biểu hiện về tự học, kiên trì, vượt khó trong học tập của bạn Tú? (H): Vì sao Tú đạt được thành tích cao trong học tập? (H): Tú đã gặp khó khăn gì trong học tập? (H): Tú đã ước mơ gì? Để đạt được ước mơ Tú đã suy nghĩ và hành động như thế nào? (H): Em học tập được những gì ở bạn Tú? (H): Bạn Tú đã học tập và rèn luyện để làm gì? GV nhấn mạnh: Qua tấm gương bạn Tú, các em phải xác định được mục đích học tập, phải có kế hoạch để mục đích trở thành hiện thực. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS nghe và ghi chép. 1. Truyện đọc Tấm gương của một HS nghèo vượt khó. - Tú tự học là chính + Mỗi bài toán cố gắng tìm tòi nhiều cách giải khác nhau + Say mê học tiếng anh và sưu tầm các bài toán bằng tiếng anh đề giải, tự nâng cao khả năng học môn toán của mình. - Tú kiên trì, vượt khó trong học tập, vượt lên mọi hoàn cảnh khó khăn. - Là con út trong một gia đình nghèo, bố là bộ đội, mẹ là công nhân. - Tú ước mơ trở thành nhà nghiên cứu toán học. - Học tập đức tính kiên trì, vượt khó, tranh thủ thời gian học tập. - Bạn Tú học tập rèn luyện đê đạt được ước mơ trở thành nhà nghiên cứu toán học Hoạt động 2: Hướng dẫn HS phân biệt mục đích học tập. - GV yêu cầu HS thảo luận mục đích học tập. (H): Thế nào là mục đích học tập của HS? (H): Em hãy phân biệt mục đích học tập đúng và mục đích học tập sai? (H): Nêu được ý nghĩa của mục đích học tập đúng đắn? => GVKL: Để xác định mục đích học tập đúng đắn chúng ta cần biết lập kế hoạch, rèn luyện trong học tập để đạt được mục đích trong học tập. - HS thảo luận theo yêu cầu của GV. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. * Thảo luận. - Học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt. + Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ tổ quốc, xã hội chủ nghĩa. - Mục đích học tập đúng đắn là không chỉ học tập vì tương lai của bản thân mà phải học tập vì tương lai của dân tộc, vì sự phồn vinh của đất nước; hai mục đích này phải gắn liền với nhau. + Mục đích học tập sai là chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt (ví dụ: điểm số) mà không nghĩ đến điều quan trọng hơn là học để nắm vững kiến thức; chỉ nghĩ đến lợi ích, tương lai của bản thân (ví dụ: để có nhiều, sống sung sướng) - Mục đích học tập đúng đắn giúp con người luôn biết cố gắng, có nghị lực vượt qua khó khăn gian khổ, vươn lên trong học tập và đạt kết quả tốt, thành công trong cuộc đời. 3. Củng cố: - GV hệ thống lại nội dung toàn bài. - Em hãy nêu mục đích học tập của học sinh? - HS cần phải rèn luyện như thế nào? - GVKL: Mục đích học tập của HS là thể hiện sự kính trọng của mình với cha mẹ, thầy cô và tương lai sẽ có cuộc sống hạnh phúc. Mang lại danh dự cho gia đình và niềm tự hào của dòng họ, góp phần làm giàu chính đáng cho quê hương.Xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ Tổ quốc XHCN. Phát huy truyền thống, mang lại danh dự cho nhà trường 4. Dặn dò: - Bài tập về nhà: làm bài tập trong SGK T34 - Học bài và chuẩn bị nội dung cho tiết thứ hai. Lớp Tiết TKB Ngày dạy Sĩ số Vắng 6A 6B TIẾT 15: BÀI 11: MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH(tiết 2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Nêu được thế nào là mục đích học tập của HS. - Phân biệt được mục đích học tập đúng và mục đích học tập sai. - Nêu được ý nghĩa của mục đích học tập đúng đắn 2. Kĩ năng: - Biết xác định mục đích học tập đúng đắn cho bản thân và những việc cần làm để thực hiện mục đích đó. 3. Thái độ: - Quyết tâm thực hiện mục đích học tập đã xác định. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - SGK, tài liệu tham khảo. - Câu chuyên về những tấm gương chăm chỉ học hành. 2. Học sinh: - SGK, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Kiểm tra bài cũ: (H): Thế nào là mục đích học tập của HS? - HS trả lời - GV nhận xét cho điểm. 2. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu nội dung bài học GV chia nhóm HS thảo luận 2 vấn đề. Vấn đề 1: (H): Mục đích học tập trước mắt của HS là gì? Vấn đề 2 : (H): Vì sao phải kết hợp giữa mục đích cá nhân, gia đình và xã hội ? GV củng cố thêm: Không vì cá nhân mà tách rời tập thể và xã hội. (H): Khi còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải rèn luyện như thế nào? - GV nhấn mạnh nội dung cần học tập như thế nào để đạt mục đích đặt ra * Muốn học tập tốt cần phải có ý chí, nghị lực, phải tự giác, sáng tạo trong học tập. - HS nghe. - chia nhóm thảo luận. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS nghe và ghi chép. 2. Nội dung bài học. a. Mục đích trước mắt của HS là : - Học giỏi, cố gắng rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi. - Phát triển toàn diện. - Xây dựng gia đình, xã hội hạnh phúc. b. Phải kết hợp mục đích vì mình mình, vì gia đình, vì xã hội. - Xác định đúng đắn mục đích học tập thì mới có thể học tập tốt. c, Rèn luyện: - Tu dưỡng đạo đức, học tập tốt. - Tích cực tham gia các hoạt động tập thể và HĐ xã hội. Hoạt động 2: HDHS làm bài tập. - Bài tập a SGK T33 Em đồng ý với quan điểm nào và giải thích vì sao em đồng ý? - Bài tập b SGK T33 Đánh dấu x vào ô trống các ý đúng - Bài tập c SGK tr34 Em thấy bản thân đã thực hiện tốt những điều gì nêu ở bài tập - HS trả lời. - HS làm bài. c. HS tự nêu: 3. Bài tập - Bài tập a. + Đồng ý với quan điểm: Học tập để có đủ khả năng xây dựng quê hương đất nước. 3 quan điểm còn lại là học tập không đúng đắn, không đúng mục đích. - Bài tập b + Đánh dấu x vào ô trống ý 1,2,3,4,5,6 3. Củng cố: - GV hệ thống lại nội dung bài học. (H): Mục đích học tập trước mắt của HS là gì? 4. Dặn dò: - Học thuộc nội dung bài học.Chuẩn bị bài học sau. Lớp Tiết TKB Ngày dạy Sĩ số Vắng 6A 6B TIẾT 16: THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA (Về trật tự an toàn giao thông) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức : - Cung cấp cho học sinh những Nội dung cơ bản, vững chẵc về quy định, điều lệ và tình hình An toàn giao thông hiện nay. 2. Kĩ năng : - Tích cực tham gia tuyên truyền và trực tiếp tham gia giữ gìn trật tự An toàn giao thông 3. Thái độ : - Có ý thức trách nhiệm, tự giác trong quá trình tham gia giao thông : đi bộ, đi xe đạp và các phương tiện giao thông khác. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tham khảo giáo trình ngoại khoá , soạn giáo án. - Biển báo tài liệu có liên quan đến An toàn giao thông 2. Chuẩn bị của học sinh: - Học bài cũ - Làm bài tập trong SGK. - Tìm hiểu trước về các thông tin giao thông. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy cho biết những việc làm của bản thân để thực hiện được mục đích học tập của mình . 2. Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: (H): Chủ trương phát triển nền kinh tế của nước ts hiện nay ntn ? -> Sự phát triển của các thành phần kinh tế đều có sự quản lí của nhà nước. (H): Để đi lại thuận lợi, hhành hoá lưu thông dể dàng nhà nước ta phải làm gì ? (H): Giao thông vận tải có tầm quan trọng ntn đối với sự phát triển củ đất nước ? (H): Hệ thống GTVT nước ta gồm những loại nào ? Thảo luận lớp. - Theo sự hướng dẫn của giáo viên + Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế quốc doanh. - Làm việc cá nhân - Phát biểu - Bổ sung nhau + Phát triển hệ thống giao thông trong cả nước. I. Tình hình trật tự An toàn giao thông: 1. Tầm quan trọng của hệ thống giao thông: Huyết mạch của nền kinh tế, đk để nâng cao đời sống con người và XH. Hoạt động 2: - Tổng chiều dài đường bộ là 210.447 km được chia làm 6 hệ thống: Quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng. Phương tiện xe cơ giới tăng nhanh (H): Sự tăng phương tiện giao thông tập trung chủ yếu ở đâu ? Có ảnh hưởng gì đến giao thông ? - GT nước ta có tổng chiều dài là 2.142 chạy qua 34 tỉnh, thành phố nhìn chung chưa được cải tiến. - Đường bộ, đường sắt, đường sông và đường hàng không. HS: Theo dõi - Phát biểu - Bổ sung nhau . +1998:174.962 Ô tô 918.540 Mô tô. +2001:520.243 Ô tô 15 triệu Mô tô 2. Đặc điểm của đường giao thông nước ta: a. Đặc điểm của đường bộ: Xấu và hẹp, chưa đúng tiêu chuẩn kỉ thuật. Hoạt động 3: (H): Vì sao những năm gần đây tai nạn giao thông ngày càng tăng ? (H): Nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông? - Đây là vấn đề bức xúc của toàn xã hội. TN chiếm 80 –90 là do ý thức không tốt ( gv sử dụng bản biểu để thống kê) (H): Để giảm tai nạn giao thông mỗi chúng ta phải làm gì ? - Giáo viên lưu ý cho học sinh một số trường hợp dể gây ra TNGT để giáo dục ý thức cho các em. HS: Ở các thành phố lớn gây nhiều khó khăn cho việc đi lại, để xảy ra tai nạn. HS: Theo dõi giáo viên trình bày HS: Thảo luận lớp - Phát biểu - Bổ sung nhau +Phương tiện giao thông tăng, tham gia giao thông không tự giác,không chấp hành tốt luật giao thông.. + Vi phạm tốc độ, phóng nhanh, vượt ẩu, uống rượu bia HS: Phát biểu - Bổ sung nhau b.Đ2 của giao thông đường sắt: c.Đ2 của giao thông đường sông: 3.Tình hình tai nạn giao thông: a.Nguyên nhân: Người tham gia giao thông không chấp hành tốt pháp luật GT b.Hạn chế TNGT: Hiểu và chấp hành tốt các quy định của pháp luật về trật tự ATGT. 3. Củng cố: - Hệ thống lại kiến thức. 4. Dặn dò: - Học thuộc bài cũ. - Làm các bài tập a, d trong SGK. - Tìm các câu chuyện về gương người tốt, việc tốt, gương học sinh nghèo vượt khó trong học tập. - Tìm hiểu về giao thông tiết sau ngoại khoá. Lớp Tiết TKB Ngày dạy Sĩ số Vắng 6A 6B TIẾT 17: ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hệ thống lại nội dung kiến thức cơ bản đã học trong học kì I. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, khái quát hoá những nội dung đã học. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức tự giác trong học tập ôn luyện. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - GV chuẩn bị nội dung ôn tập 2. Học sinh: - HS chuẩn bị bài liên quan đến nội dung bài học. - SGK, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 2. Bài mới: GV nêu nội dung ôn tập. HS trả lời các nội dung sau. - Em hiểu thế nào là tự chăm sóc rèn luyện thân thể? - Thế nào là siêng năng, kiên trì? ý nghĩa của siêng năng, kiên trì trong cuộc sống? - Tiết kiệm là như thế nào? Nêu ý nghĩa của tiết kiệm trong cuộc sống? - Lễ độ, tôn trọng kỉ luật, biết ơn. - Yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên nhiên. - Sống chan hoà với mọi người. - Lịch sự tế nhị. - Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể-hoạt động xã hội. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Câu 1: Em hiểu thế nào là siêng năng kiên trì? Siêng năng kiên trì có ý nghĩa gì trong cuộc sống? Hãy kể lại một việc làm thể hiện tính siêng năng của em? Câu 2: Thế nào là tiết kiệm? ý nghĩa của tiết kiệm trong cuộc sống? Tìm những hành vi biểu hiện trái ngược với tiết kiệm. Hiệu quả của những hành vi đó trong cuộc sống? Câu 3: Lễ độ là gì? Nêu những biểu hiện của người có lễ độ? Câu 4: Em hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật? ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật. Câu 5: Thế nào là tích cực tự giác? Tích cực tự giác sẽ giúp chúng ta những điều gì? Nêu biểu hiện của việc tham gia tích cực tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội? Câu 6: Thế nào là mục đích học tập của HS? - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. Câu 1: Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn. - Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn, gian khổ. - Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong công việc, trong cuộc sống. Câu 2: Tiết kiệm là tôn trọng kết quả lao động của mình và của Xã hội. - Biểu hiện của tiết kiệm thể hiện sự quý trong thời gian và kết quả lao động của mình và của người khác. - Tiết kiệm thì dân giàu, nước mạnh, đất nước đi lên - Tiết kiệm là làm giàu cho mình, cho gia đình và cho xã hội. - Hành vi trái ngược với tiết kiệm là hoang phí Câu 3: Lễ độ là cách cư sử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác. - Các biểu hiện của lễ độ qua lời nói, cử chỉ, dáng điệu. nét mặt cụ thể như biết chào hỏi, thưa gửi, biết cám ơn, biết xin lỗi, biết nhường bước, biết giữ thái độ đúng mức, khiêm tốn ở nơi công cộng. Câu 4: Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung . Câu 5: Tích cực: là luôn cố gắng vượt khó, kiên trì, học tập và rèn luyện. - Tự giác: là chủ động làm việc học tập, không cần ai nhắc nhở. - Mỗi người chúng ta phải có ước mơ - Phải quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định và tham gia tích cực HĐTT, HĐXH. - Tích cực tự giác tham gia HĐTT-HĐXH sẽ mở rộng hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được những kĩ năng cần thiết của bản thân, góp phần XD quan hệ tập thể, thân ái với mọi người xung quanh, được mọi người yêu mến và kính trọng. Câu 6: Mục đích trước mắt của HS là : - Học giỏi, cố gắng rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi. - Phát triển toàn diện. - Xây dựng gia đình, xã hội hạnh phúc. b. Phải kết hợp mục đích vì mình mình, vì gia đình, vì xã hội. 3. Củng cố. - Giáo viên nhắc lại nội dung kiến thức ôn tập. 4. Dặn dò. - GV dặn dò học sinh ôn kĩ bài để giờ sau kiểm tra học kì I. Lớp Tiết TKB Ngày dạy Sĩ số Vắng 6A 6B TIẾT 18: KIỂM TRA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - HS kiểm tra lại kiến thức đã học. - HS trung thực trong quá trình làm bài để đánh giá đúng khả năng nhận thức tiếp thu bài học.. - Qua bài kiểm tra học kì GV đánh giá được kết quả của từng em.. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Đề kiểm tra, đáp án.. 2. Học sinh: - Ôn kĩ nội dung bài. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm, tự luận. Làm bài tại lớp 45 phút 2. Ma trận đề kiểm tra: Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL Thấp Cao Tự chăm sóc rèn luyện thân thể Hiểu được những biểu hiện của chăm sóc rèn luyện thân thể Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,5 5% 1 0,5 5% Chủ đề 2 Lễ độ Nhận biết câu tục ngữ nói về lễ độ Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,5 5% 1 0,5 5% Chủ đề 3 Tôn trọng kỉ luật Hiểu được những biểu hiện kỉ luật Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,5 5% 1 0,5 5% Sống chan hòa với mọi người Nhận biết những hành vi chưa biết sống chan hòa Xử lý tình huống Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,5 5% 1 2 20% 2 2,5 25% Chủ đề 5 Lịch sự tế nhị Thế nào là lịch sự, tế nhị Lấy ví dụ về lịch sự Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 2 20% 1 1 10% 2 3 30% Chủ đề 6 Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội ?Vì sao phải tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội ?kể những hoạt động tập thể và hoạt động xã hội Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 2 20% 1 1 10% 2 3 30% Tg số câu Tgsốđiểm Tỉ lệ 2 1 10% 2 1 10% 1 2 20% 2 4 20% 2 2 20% 9 10 100% ĐỀ BÀI: Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) Câu 1: Những việc làm nào dưới đây biểu hiện biết tự chăm sócvà rèn luyện thân thể a. Hút thuốc lá. c.Ăn không đúng bữa. b.Uống rượu bia. d.Thường xuyên tập thể dục. Câu 2: Những hành vi nào dưới đây biểu hiện biết tôn trọng kỉ luật. a.Đi xe hàng 3. c.Đọc truyện trong giờ học. b.Đi học về nhà đúng giờ. d.Đá bóng dưới lòng đường. Câu 3: Câu tục ngữ nào dưới đây nói lên tính lễ độ. a.Học ăn học nói,học gói , học mở. c. Cần cù bù thông minh. b. Thắt lưng buộc bụng d.Ân trả nghĩa đền. Câu 4: Câu nào dưới đây chưa biêt sống chan hòa. a.Không góp ý cho ai cả vì sợ mát lòng. c.Cởi mở vui vẻ b.Chia sẻ với bạn bè khi gặp khó khăn. d. Tích cực tham gia hoạt động lớp. Phần II: Tự luận (8 điểm) Câu 1:(3 điểm) Thế nào là lịch sự? Thế nào là tế nhị? Hãy nêu một ví dụ thể hiện cách cư xử lịch sự của em? Câu 2:(3 điểm) Vì sao phải tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? Hãy kể những hoạt động tập thể và hoạt động xã hội mà em thường tham gia? Câu 3: (2 điểm) Cho tình huống sau: Vào học lớp 6 đã gần 3 tháng nhưng chẳng mấy khi Hoa nói chuyện với bạn bè và ít tham gia các hoạt động của lớp. Giờ ra chơi Hoa thường đứng ở hành lang lặng im nhìn các bạn khác chơi. Hỏi: - Em có nhận xét gì về bạn Hoa? - Nếu là bạn cùng lớp em sẽ làm gì để giúp Hoa? ĐÁP ÁN Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) Câu 1: d Câu 2: b Câu 3: a Câu 4: a Phần II: Tự luận (8 điểm) Câu 1: (3đ) - Lịch sự là những cử chỉ hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc. ( 1đ) - Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử. (1đ) - Ví dụ: Em biết cám ơn khi được người khác giúp đỡ(1đ) Câu 2: (3đ) - Tích cực tham gia các HĐ tập thể HĐ xã hội sẽ: + Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt. + Rèn luyện được các kĩ năng cần thiết của bản thân. + Xây dựng quan hệ với mọi người, tập thể lành mạnh, thân ái với mọi người. + Được mọi người yêu quý.(2đ) - Các HĐ tập thể, xã hội em thường tham gia: Làm vệ sinh nơi công cộng, Tham gia văn nghệ, ủng hộ sách vởcho các bạn HS khó khăn..(1đ) Câu 3: (2đ) - Nhận xét về bạn Hoa: Bạn Hoa là HS chưa biết sống chan hoà với mọi người.(1đ) - Nếu là bạn cùng lớp em cần động viên Hoa, gần gũi Hoa hơn và tạo cơ hội cho bạn Hoa cùng được chơi với mình và các bạn khác. (1đ) *************HẾT HỌC KÌ I********** Lớp Tiết TKB Ngày dạy Sĩ số Vắng 6A 6B TIẾT 19: BÀI 12: CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Nêu được tên bốn nhóm quyền và một số trong bốn nhóm theo công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em. - Nêu được ý nghĩa của công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em. 2. Kỹ năng: - Biết nhận xét, đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè. - Biết thực hiện quyền và bổn phận của bản thân. 3. Thái độ: - Tôn trọng quyền của mình và của mọi người. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - SGK, SGV GDCD lớp 6. - Sưu tầm thêm tư liệu tham khảo về các quyền trẻ em. 2. Học sinh: - SGK, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra dụng cụ học tập: 2.Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Khai thác nội dung truyện. - GV yêu cầu HS đọc truyện đọc sau đó nêu các câu hỏi cho HS trả lời. (H): Tết ở làng trẻ em SOS Hà nội diễn ra như thế nào? (H): Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở làng SOS Hà Nội? => Nhận xét: Tuy là những đứa trẻ mồ côi nhưng khi đưa vào đây các em được sống cuộc sống của một gia đình với không khí vui tươi, ấm áp tình thương. -HS đọc truyện. Tết ở làng trẻ em SOS Hà nội. - HS trả lời cá nhân, tự bộc lộ suy nghĩ của mình. - HS trả lời. - HS nghe, tiếp thu. 1. Truyện đọc. Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội - Tết ở làng trẻ em SOS diễn ra trong bầu không khí vui tươi ấm áp. - Cuộc sống đầy đủ ấm áp tình người, các em được chị Đỗ chăm sóc, nuôi dưỡng và yêu thương hết mực. Đó cũng là quyền của trẻ em không nơi nương tựa được nhà nước bảo vệ chăm sóc (điều 20 của công ước). Hoạt động 2: Giới thiệu khái quát về công ước. - GV đọc. - GV giải thích: Công ước Liên hợp quốc là luật quốc tế về quyền trẻ em. - VN là nước đầu tiên ở Châu Á và thứ 2 trên TG tham gia công ước, đồng thời ban hành luật bảo đảm việc thực hiệ quyền trẻ em ở VN. - HS nghe. - HS theo dõi và ghi chép. - Năm 1969, Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời. - Năm 1991, Việt Nam ban hành luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm 1969 đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em. (H): Các quyền đó được chia làm mấy nhóm? (H): Nhóm quyền sống còn là những quyền gì? (H): Nhóm quyền bảo vệ nhằm mục đích gì? (H): Nhóm quyền phát triển là như thế nào? (H): Nhóm quyền tham gia là gì? - GV cho HS thảo luận nhóm để giải quyết tình huống. GV treo tình huống đã chuẩn bị sẵn lên bảng. HS trả lời câu hỏi. (H): NX hành vi ứng xử của bà A trong tình huống trên? Em sẽ làm gì nếu được chứng kiến sự việc đó? (H): Việc làm của hội phụ nữ địa phương có gì đáng quý. - GV giới thiệu các điều trích công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. - HS nghe. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. 2. Nội dung bài học. 4 nhóm: a. Nhóm quyền sống còn. Là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại. b. Nhóm quyền bảo vệ. Nhằm bảo bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi bóc lột và xâm hại. c. Nhóm quyền phát triển. Đáp ứng n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12461312.doc