Giáo án Giáo dục công dân 6 kì 1 - Trường THCS Phước Tân 1

KIỂM TRA MỘT TIẾT

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- Học sinh biết vận dụng kiến thức và hiểu được trình độ của mình để kịp thời khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm.

- Giáo viên đánh giá được nhận thức của các em, kịp thời bổ sung cho các em những thiếu sót, điều chỉnh cách dạy của mình.

2. Kĩ năng:

- Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài tập.

- Học sinh làm quen với cách làm bài ở cấp II.

3.Thái độ:

 - Học sinh có ý thức làm bài nghiêm túc.

 - Học sinh biết phê phán những hành vi thiếu trung thực khi làm bài.

 

doc69 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 kì 1 - Trường THCS Phước Tân 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
” “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba” ? Theo em nội dung những câu đó nhắc nhở chúng ta điều gì? (HS trả lời, gv chuyển ý vào bài) *Trình tự các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học. * HS đọc truyện ? Thầy giáo Phan đã giúp chị Hồng những việc gì? (NL nhận biết) - Rèn viết tay phải. - Thầy khuyên" Nét chữ là nết người". ? Chị Hồng đã có những việc làm và ý nghĩ gì đối với thầy? (NL giải quyết VĐ) - Ân hận vì làm trái lời thầy. - Quyết tâm rèn viết tay phải. - Luôn nhớ lời dạy của thầy. - Sau 20 năm chị tìm được thầy và viết thư thăm hỏi và mong có dịp được đến thăm thầy. - HS quan sát tranh ? Ý nghĩ và việc làm của chị Hồng nói lên đức tính gì? - Biết ơn ? Theo em biết ơn là gì? (NL tổng hợpvà sử dụng NN) *GV chia lớp thành các nhóm nhỏ- theo bàn. Phát phiếu học tập cho các em. * Nội dung: Chúng ta cần biết ơn những ai? Vì sao?. (NL hợp tác, giải quyết VĐ và sử dụng NN) Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung, sau đó gv chốt lại ( gv chuẩn bị ở bảng phụ). BiÕt ¬n ai V× sao ? - Tæ tiªn «ng bµ, cha Mñ -Nh÷ g n ­êi sinh thµnh nu«i d­ìng ta. - Ng­êi gióp ®ì chóng ta lóc k ã kh¨n - Mang ®Õn cho ta nh÷ng ®iÒu tèt lµnh. - Anh hïng, liÖt sÜ - B¶o vÖ tæ quèc, x©y dùng ®Êt n­íc. - §¶ng CSVN vµ B¸c. - Đem l¹i ®éc lËp tù do. - C¸c d©n téc trªn thÕ giíi. - VËt c Êt µ tinh thÇn. ? Trái với biết ơn là gì? Vô ơn, bạc bẽo, thờ ơ, phản bội ? Em thử đoán xem điều gì có thể xảy ra đ/v những người vô ơn, bội nghĩa? (NL giải quyết VĐ và đánh giá) - Làm mất lòng tin và tình yêu thương của mọi người và bị xã hội phê phán, khinh bỉ. ? Hãy kể những việc làm của em thể hiện sự biết ơn? ( ông bà, cha mẹ, Thầy cô giáo, những người đã giúp đỡ mình, các anh hùng liệt sỹ.....) (NL tự nhận thức) HS Tự trả lời. GV nhận xét. ? Trình bày ý nghĩa của biết ơn? (NL giải quyết VĐ và tổng hợp) *Nội dung lồng ghép học tập tấm gương ĐĐHCM: ? Bác Hồ thể hiện lòng biết ơn với những người có công với đất nước như thế nào? (NL giải quyết VĐ và cảm thụ thẩm mĩ) - Bác xót xa trước các thương binh; kính cẩn trước vong linh liệt sĩ. - Bác gương mẫu thực hiện và vận động nhân dân, giúp đỡ thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ ? Hãy cho biết ngày thương binh liệt sĩ? (NL nhận biết) - Ngày 27-7 hàng năm. ? Ngoài những đối tượng nêu trên, em hãy kể một số việc làm của em thể hiện lòng biết ơn đ/với các cô lao công trường mình? (NL tự nhận thức và tự điều chỉnh hành vi) (Bỏ rác đúng nơi quy định, đi vệ sinh xong phải dội rửa sạch sẽ, cùng với cô lao công dọn dẹp khu vực nhà VS khối lớp mình...) ? Cách rèn luyện lòng biết ơn là gì ? (NL tự nhận biết) *Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập: (NL giải quyết VĐ và sử dụng NN) *Bài a : - GV đưa bài tập lên bảng phụ . - HS lên bảng làm - HS khác nhận xét, GV sửa bài . *Bài b : - HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS trả lời miệng. I. Bài học: 1. Thế nào là biết ơn? - Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, đất nước. 2. Biểu hiện của lòng biết ơn: - Lòng biết ơn thể hiện ở thái độ, tình cảm, lời nói, cử chỉ đến hành động đền ơn đáp nghĩa, quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người mà mình biết ơn. Ví dụ : thăm hỏi thầy cô giáo cũ, hiếu thảo với cha mẹ, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng... 3. Vì sao phải có lòng biết ơn ?  - Lòng biết ơn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. 4. Cách rèn luyện: - Thể hiện sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, các anh hùng, liệt sĩ.... của bản thân bằng những việc làm cụ thể. - Quý trọng những người đã quan tâm, giúp đỡ mình. - Trân trọng, ủng hộ những hành vi thể hiện lòng biết ơn II. Bài tập : *BTa. Đánh dấu vào biểu hiện của lòng biết ơn : 1. ( x ) 2. ( - ) 3. ( x ) 4. ( x ) *BTb. - Giúp đỡ những gia đình thương binh , liệt sĩ. - Thăm thầy cô giáo cũ. - Chăm học để cha mẹ, thầy cô vui lòng 4. Kiểm tra đánh giá : Hát hoặc đọc một bài thơ nói về chủ đề Biết ơn. (NL giải quyết VĐ và cảm thụ thẩm mĩ) 5. Hướng dẫn, dặn dò: - Học bài, làm bài tập c , sưu tầm một số câu tục ngữ , ca dao nói về lòng biết ơn. - Xem trước bài Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. VI. RÚT KINH NGHIỆM ..................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần 8 Ngày soạn:24/09/2018 Tiết 8 Ngày dạy: 08/10 /2018 Bài 7 : YÊU THIÊN NHIÊN, SỐNG H ÒA HỢP VỚI THIÊN NHIÊN I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh 1. Kiến thức: - Nêu được thế nào là yêu và sống hào hợp với thiên nhiên. - Hiểu được vì sao phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên. - Nêu được một số biện pháp cần làm để bảo vệ thiên nhiên. 2. Kĩ năng: - Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác đối với thiên nhiên - Biết cách sống hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên - Biết bảo vệ thiên nhiên và tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động mọi người bảo vệ thiên nhiên 3. Thái độ: - Yêu thiên nhiên, tích cực bảo vệ thiên nhiên. - Biết phản đối những hành vi phá hoại thiên nhiên. Nội dung lồng ghép: * Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bác Hồ đã từng kêu gọi nhân dân thực hiện sống hòa hợp với thiên nhiên bằng cách trồng cây: “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân.” Vì vậy, để xứng đáng là con cháu Bác Hồ ta cần thực hiện tốt thái độ yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. * Bảo vệ môi trường : Khi yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên cũng là lúc ta cần bảo vệ nó và kiên quyết chống lại những hành vi gây ảnh hưởng không tốt cho thiên nhiên, làm ô nhiễm môi trường. * Phòng chống tệ nạn xã hội: Không săn bắn thú rừng, chặt gỗ rừng trái phép,Nếu phát hiện thì phải kịp thời thông báo để ngăn chặn. II.CHUẨN BỊ 1.Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa ,sách giáo viên ,tranh ảnh, bảng phụ, tài liệu khác, ca dao, tục ngữ. 2.Học sinh : Tranh ảnh, mẫu chuyện,sách giáo khoa. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi Đáp án - Biểu điểm 1. Em cần thể hiện sự biết ơn đối với những ai? Em làm gì để thể hiện sự biết ơn đối với họ? 2. Kể một câu chuyện nói về sự biết ơn . 1. Thể hiện sự biết ơn đối với ông bà, cha mẹ Em cố gắng học tập, ngoan, lễ phép, biết vâng lời, chăm sóc khi họ bệnh. (5đ) 2. Học sinh tự chọn câu chuyện và kể.(5đ) 3.Giới thiệu bài mới: GV: Treo tranh núi sông, cây cỏ, GV: Hãy cho biết cảm nghĩ của em về cảnh đẹp đó? HS: tự nêu cảm nghĩ (Đây là môi trường thiên nhiên, những cảnh đẹp ấy đã được em yêu quí, thích thú.). GV: Nhiều người cũng có cảm xúc ấy khi đối diện với thiên nhiên. Để tìm hiểu rõ hơn về thiên nhiên và ý nghĩa của thiên nhiên chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.Bài 7: “Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên”. 4.Hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Khai thác phần truyện đọc Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, nắng lực sử dụng ngôn ngữ. GV. cho hs. khai thác phần truyện đọc “Một ngày chủ nhật bổ ích”để tìm hiểu khái niệm thiên nhiên bằng phương pháp kích thích tư duy. GV: Gọi hs. đọc phần truyện đọc. - HS: Đọc. GV: Tại sao truyện lại có nhan đề là “Một ngày chủ nhật bổ ích”? HS: Vì mọi người được đi ngắm cảnh đẹp của Tam Đảo. GV: Mọi người đã thấy những gì khi đi đến Tam Đảo? HS: - Ruộng xanh ngắt 1 màu - Mặt trời nhô cao rực rỡ, - Đường quanh co, dốc, - Hai bên đường xanh mướt khoai sắn,mây trắng vờn quanh, GV: Cảnh quan ấy đã làm những người chiêm ngưỡng có cảm xúc gì? HS: Ngây ngất,vui tươi, thoải mái, quên đi mệt nhọc, thấy người khỏe ra, GV: Một bạn đã phải thốt lên câu gì? HS: Ôi, đẹp quá! Thiên nhiên thật hùng vĩ! GV: Vậy thiên nhiên bao gồm những gì? HS: Không khí, bầu trời, sông, suối, rừng cây, đồi núi, động – thực vật, GV: Chốt ý. → Ghi. Hoạt động 2:Thảo luận để phân tích vai trò của thiên nhiên đối với con người. Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, nắng lực sử dụng ngôn ngữ. NL tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức. *Nội dung lồng ghép bảo vệ môi trường : GV: Khi yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên cũng là lúc ta cần bảo vệ nó và kiên quyết chống lại những hành vi gây ảnh hưởng không tốt cho thiên nhiên, làm ô nhiễm môi trường. GV: Treo bảng phụ. - HS: Đọc. * Câu hỏi thảo luận * 1. Hãy kể tên một số danh lam, thắng cảnh của nước ta mà em biết và nêu lên cảm xúc của em. 2. Trong những hành vi sau, hành vi nào là phá hoại thiên nhiên? a. Chặt cây rừng trái phép để lấy gỗ. b. Đốt rừng làm nương rẫy. c. Đi tắm biển. d. Vứt rác bừa bãi ở khu vực tham quan. e. Săn bắn thú rừng. 3. Cho biết tác hại của những hành vi ấy. HS: Thảo luận, trình bày, bổ sung, nhận xét. Vịnh Hạ Long, Thác Cam Ly, Động Phong Nha – Kẻ Bàng, Bán đảo Bạch Long Vĩ, . → Em rất yêu thích vẻ đẹp của những cảnh trí thiên nhiên, rất muốn được đến thăm, đất nước ta vô cùng tươi đẹp, Những hành vi phá hoại thiên nhiên là: a. Chặt cây rừng trái phép để lấy gỗ. b. Đốt rừng làm nương rẫy. d. Vứt rác bừa bãi ở khu vực tham quan. e. Săn bắn thú rừng. 3. Tác hại: làm tuyệt chủng các động – thực vật quí hiếm, nhiều loài sẽ bị xóa sổ, làm hệ sinh thái nghèo nàn, ô nhiễm môi trường, làm xói mòn đất đai, gây ra thiên tai, lũ lụt thiệt hại cuộc sống con người, GV: Vậy thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với con người? HS: Thiên nhiên là tài sản vô giá, rất cần thiết cho con người. GV: Nhận xét, chốt ý. → Ghi. Hoạt động 3:Đàm thoại để xác định trách nhiệm của mỗi học sinh. NL Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng đất nước. GV: Bản thân mỗi người phải có thái độ ra sao trước thiên nhiên? Hành động với thiên nhiên như thế nào? HS: - Phải bảo vệ, giữ gìn. Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. Sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên. *Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh: GV: Bác Hồ đã từng kêu gọi nhân dân thực hiện sống hòa hợp với thiên nhiên bằng cách trồng cây: “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân.” Vì vậy, để xứng đáng là con cháu Bác Hồ ta cần làm gì? HS: Thể hiện tốt thái độ yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên, trồng và chăm sóc cây xanh. GV: Nhận xét, chốt ý. → Ghi. Hoạt động 4:Hứơng dẫn phần Bài tập. Năng lực tự học, NL tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức. GV: Treo bảng phụ bài tập a/17. HS: Đọc. Lên bảng chọn. HS: Lớp nhận xét, bổ sung, phân tích. GV: Nhận xét. I. Bài học: 1. Thế nào là yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên? - Thiên nhiên bao gồm: không khí, bầu trời, sông, suối, rừng cây, đồi núi, động – thực vật, - Yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên là sống gần gũi, gắn bó với thiên nhiên, tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, không làm những điều có hại cho thiên nhiên, biết khai thác từ thiên nhiên những gì có lợi cho con người, khắc phục và hạn chế những tác hại do thiên nhiên gây ra. Ví dụ: Bảo vệ rừng, ngăn chặn hành vi phá rừng, trồng và chăm sóc cây xanh, lợi dụng sức nước của các dòng sông để làm thủy điện, khai thác thủy hải sản, khai thác rừng có kế hoạch. 2. Vì sao phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên? - Vai trò của thiên nhiên đối với chất lượng cuộc sống của con người: thiên nhiên cung cấp cho con người những thứ cần thiết cho cuộc sống, đáp ứng nhu cầu của con người, thiên nhiên chính là môi trường sống của con người, không có thiên nhiên, con người không thể tồn tại được. - Thiên nhiên bị tàn phá sẽ làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, gây ra những hậu quả nặng nề mà con người phải gánh chịu: làm cho cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thiệt hại về tài sản, tính mạng con người. 3. Trách nhiệm của công dân-học sinh: - Phải bảo vệ, giữ gìn. - Sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên. - Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng bảo vệ thiên nhiên. - Lên án, phê phán, tố cáo, ngăn chặn những hành vi phá hoại thiên nhiên. II. Bài tập: a/17: Biểu hiện yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên: 1,2,3,4. 4. Kiểm tra đánh giá: ?Nhắc lại kiến thức về vai trò của thiên nhiên. -Là tài sản vô giá, rất cần thiết cho con người. 5. Hướng dẫn dặn dò: Ôn tập các bài đã học để tuần sau làm bài kiểm tra viết . IV.RÚT KINH NGHIỆM: ..................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................... KÝ DUYỆT CỦA TỔ Tuần 9 Ngày soạn: 14/09/2018 Tiết 9 Ngày dạy: 17/10 /2018 KIỂM TRA MỘT TIẾT I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kiến thức và hiểu được trình độ của mình để kịp thời khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm. Giáo viên đánh giá được nhận thức của các em, kịp thời bổ sung cho các em những thiếu sót, điều chỉnh cách dạy của mình. 2. Kĩ năng: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài tập. Học sinh làm quen với cách làm bài ở cấp II. 3.Thái độ: - Học sinh có ý thức làm bài nghiêm túc. - Học sinh biết phê phán những hành vi thiếu trung thực khi làm bài. II.CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên : Chuẩn bị đề. 2. Học sinh : Chuẩn bị giấy bút làm kiểm tra. III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp. 2. Bài mới: I. MA TRẬN BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC KẾT HỢP VỚI MA TRẬN ĐỀ Cấp độ Tên Chủ đề Năng lực Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chủ đề 1: Quan hệ với bản thân - Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. - Tiết kiệm Năng lực tự nhận thức và điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, giải quyết vấn đề cá nhân - Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể - Biết thể hiện tiết kiệm đồ dùng. - Ý nghĩa của sống tiết kiệm - Biết cách xử lí trong tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. - Biết thể hiện tiết kiệm tiền bạc. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,25 2,5% 1+1/5 0,5 5% 1+1/2 3,0 30% 3+1/2+1/5 3,75 37,5% Chủ đề 2: Quan hệ với người khác - Lễ độ - Biết ơn Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề - Biểu hiện của lòng biết ơn - Biết đánh giá hành vi của người khác về lễ độ - Ý nghĩa của lễ độ. - Ý nghĩa của biết ơn Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,25 2,5% 1+2/5 0,75 7,5% 2+2/5 1,0 10% Chủ đề 3: Quan hệ với công việc - Siêng năng, kiên trì - Tôn trọng kỷ luật. Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề Năng lực tự nhận thức và điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, giải quyết vấn đề cá nhân. - Biểu hiện của tôn trọng kỉ luật - Biết siêng năng, kiên trì trong hoạt động sống hằng ngày - Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì - Ý nghĩa của tôn trọng kỷ luật. - Tự đánh giá được ý thức tôn trọng kỉ luật của bạn bè Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,25 2,5% 1+2/5 0,75 7,5% 1+1/2 3 30% 3+1/2+2/5 4 40% Chủ đề 4: Quan hệ với môi trường tự nhiên - Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên. Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề - Biết đánh giá hành vi của người khác đối với thiên nhiên - Biết bảo vệ thiên nhiên. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,25 2,5% 1 1,0 10% 2 1,25 12,5% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 3 Số điểm: 0,75 7,5% Số câu: 5 Số điểm: 2,25 12,5% Số câu: 4 Số điểm: 7 70% 12 10 100% ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT - NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn chữ cái của câu trả lời đúng, mỗi đáp án đúng được 0,25đ: Câu 1: Việc làm nào sau đây biểu hiện biết tự chăm sóc rèn luyện thân thể? A. Tối nào em cũng ăn kẹo rồi ngủ.        B. Thường xuyên dậy sớm tập thể dục.    C. Không nên tắm khi trời lạnh.                     D. Khi bệnh có thể tự điều trị ở nhà. Câu 2: Hành vi nào sau đây thể hiện tính tiết kiệm? A. Mỗi học kì Lan đều thay ba bộ sách giáo khoa cho mới. B. Cầu thang nhà không tối nhưng Hoàng cứ để điện cho sáng. C. Trước khi ra khỏi nhà bao giờ Huấn cũng tắt điện. D. Về đến nhà Hòa lúc nào cũng mở ti vi cho vui cửa vui nhà. Câu 3: Hãy cho biết hành vi nào dưới đây biểu hiện sự thiếu lễ độ với mọi người? A. Chào hỏi người lớn tuổi. B. Nói năng thưa gửi đúng mực với mọi người. C. Nhường chỗ cho em nhỏ trên xe buýt. D. Ngắt lời khi người khác đang nói. Câu 4: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính siêng năng, kiên trì? A. Sáng nào Hương cũng dậy sớm quét nhà. B. Gặp bài tập khó là Bảo không làm. C. Chưa học bài, Hùng đã đi chơi. D. Huy thường xuyên nhờ bạn trực nhật lớp hộ. Câu 5: Hành vi nào sau đây thể hiện lòng biết ơn ? A. Đi học đúng giờ. B. Luôn lịch sự với mọi người. C. Thăm hỏi thầy cô giáo cũ. D. Tham gia các hoạt động xã hội. Câu 6: Hành vi thể hiện sự tôn trọng kỷ luật là A. chỉ nghỉ một buổi học thì không cần viết đơn xin phép. B. chạy xe đạp thẳng vào sân trường cho nhanh. C. tranh thủ làm thêm bài tập Toán trong giờ Địa lý. D. trực nhật đúng sự phân công của lớp, của trường. Câu 7: Hành vi nào dưới đây thể hiện yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên? A. Nam rất thích tắm mưa ở ngoài trời. B. Ngày đầu năm, cả nhà Lan đi hái lộc. C. Đi tham quan, Tú thường hái hoa mang về để thưởng thức vẻ đẹp. D. Hồng rất thích chăm sóc hoa và cây ở trong vườn. Câu 8: Nối cột A với cột B sao cho đúng. A B Nối 1. Tiết kiệm 2. Lễ độ 3. Biết ơn 4. Siêng năng, kiên trì 5. Tôn trọng kỷ luật. A. Giúp con người thành công trong công việc, trong cuộc sống. B. giúp ta có cơ thể khỏe mạnh, cân đối, có sức chịu đựng dẻo dai, làm việc, học tập hiệu quả C. thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của mình, của xã hội, quý trọng công sức, trí tuệ con người. D. tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. E. thể hiện là người có văn hóa, có đạo đức, được mọi người quý mến. F. thể hiện sự tôn trọng, sự quan tâm đối với mọi người. G. làm con người cảm thấy thanh thản, vui vẻ, sáng tạo trong học tập, lao động. 1.- 2.- 3.- 4.- 5.- B. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Tình huống: Bạn An gần đây thường xuyên không học bài và học tập sa sút, thỉnh thoảng An còn cúp tiết đi chơi. Cô giáo đã nhắc nhở, phê bình và kiểm điểm An nhưng An không hề biết lỗi mà còn giận cô giáo, tự ý bỏ học. Hỏi : a. Em có nhận xét gì về hành vi, thái độ của An ? b. Em sẽ làm gì khi chứng kiến sự việc trên ? c. Từ tình huống trên, em hãy viết một thông điệp ngắn gửi đến bạn bè ? Câu 2 (2,0 điểm): Trời mưa rất lớn, bạn Bình cứ dầm mưa suốt cả buổi chiều để rong chơi cùng các bạn. Chiều về Bình bị cảm sốt, ngày sau không đi học được phải nghỉ học. a. Em có nhận xét gì về bạn Bình? b. Để có sức khỏe tốt mọi người cần phải làm gì? c. Em hãy cho bạn Bình lời khuyên về tự chăm sóc và rèn luyện thân thể. Câu 3 (2,0 điểm): Em sẽ ứng xử như thế nào trong trường hợp sau: a. Em gái muốn tổ chức sinh nhật ở nhà hàng và mời nhiều bạn bè đến dự trong khi hoàn cảnh gia đình em khó khăn. b. Bạn em đọc truyện và cười khúc khích trong giờ học trên lớp. Câu 4 (1,0 điểm): Em đã và sẽ làm gì để bảo vệ môi trường sống của chúng ta? HẾT ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA MỘT TIẾT – NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Ghi chữ cái của câu trả lời đúng vào ô trống: Mỗi câu đúng được 0,25 điểm CÂU 1 2 3 4 5 6 7 ĐÁP ÁN B C D A C D D CÂU 8 ĐÁP ÁN 1-C 2-F 3-D 4-A 5-G B. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 a) Nhận xét: An ý thức học tập kém, cần phải thay đổi ; Có lỗi mà không giám nhận lỗi và sửa; giận cô là không đúng và có thái độ vô ơn; tự ý bỏ học là không có tính tôn trọng kỉ luật. b) Cần góp ý phê bình An, phân tích để An biết những lỗi sai với cô giáo. Động viên và giúp đỡ An để An đi học và trở thành học sinh tốt. c) HS viết thông điệp cần dựa vào nội dung của tình huống, không được lạc đề. Nội dung là học sinh cần biết ơn thầy cô, tôn trọng kỉ luật của trường lớp, cần rèn luyện trở thành con ngoan trò giỏi. 1,0 0,5 0,5 2 Bạn Bình không biết tự bảo vệ sức khỏe của mình. Muốn có sức khỏe tốt chúng ta phải biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể cụ thể là: + Giữ gìn vệ sinh cá nhân. +Ăn uống điều độ, độ đủ chất dinh dưỡng...(chú ý an toàn thực phẩm). +Thường xuyên luyện tập TDTT +Tích cực phòng và chữa bệnh. +Không hút thuốc lá và dùng các chất kích thích khác có hại cho sức + Trời nắng phải đội nón, trời mưa mặc áo mưa, trời lạnh phải mặc áo ấm... *Khuyên bạn Bình: Biết bảo vệ sức khỏe của mình, trời mưa không nên dầm mưa vì sẽ dễ bị cảm. 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 3 a. Ứng xử tốt, hợp lý, đưa ra được chủ đề tiết kiệm. b. Ứng xử tốt, hợp lý, đưa ra được chủ đề Tôn trọng kỷ luật 1,0 1,0 4 Kể tên được ít nhất 4 việc đạt yêu cầu và hợp lý (0,25đ/việc làm). VD: Trồng cây xanh trong trường, ven đường. Đi thăm quan cảnh đẹp thiên nhiên, tìm hiểu về thiên nhiên. Không vứt rác bừa bãi. Vẽ tranh về thiên nhiên. Khuyên các bạn bảo vệ thiên nhiên.... 1,0 *Lưu ý: Đây chỉ là gợi ý chấm, tùy theo bài làm của học sinh, giáo viên chấm cho phù hợp. 4. Củng cố Hs xem lại bài làm của mình. 5. Hướng dẫn dặn dò Chuẩn bị bài: Sống han hòa với mọi người. IV.RÚT KINH NGHIỆM: ..................................................................................................................................................... Tuần 10 Ngày soạn: 20/09/2018 Tiết 10 Ngày dạy: 24/10 /2018 Bài 8: SỐNG CHAN HÒA VỚI MỌI NGƯỜI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: -Nêu được các biểu hiện cụ thể của sống chan hòa với mọi người. -Nêu được ý nghĩa của việc sống chan hòa với mọi người. 2. Kỹ năng: -Biết sống chan hòa với bạn bè và mọi người xung quanh. 3. Thái độ: -Yêu thích lối sống vui vẻ, cởi mở, chan hòa với mọi người. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: - KN trình bày suy nghĩ / ý tưởng - Kn giao tiếp ứng xử chan hòa với mọi người - Kn phản hồi / lắng nghe tích cực - Kn thể hiện sự cảm thông với người khác III. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH: - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực tự nhận thức và điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, giải quyết vấn đề cá nhân. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Động não - Nghiên cứu điển hình - Thảo luận nhóm - Chúng em biết 3 - Đóng vai V. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. GV: SGK. SGV, sách Bài tập tình huống GDCD 6. 2. HS: Xem trước bài, vở học, SGK. VI. TỔ CHỨC DẠY HỌC: *Trình tự các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 1. Hoạt động khởi động: Muốn được người khác yêu quý, chúng ta phải sống như thế nào? HS trả lời. GV định hướng và dẫn dắt vào bài: Sống thân ái, chan hòa với mọi người là một trong những biểu hiện của lối sống đẹp, sống có văn hóa. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: *Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - HS đọc truyện. ? Qua truyện, em thấy Bác Hồ là người như thế nào ? (NL cảm thụ thẩm mĩ) - Yêu thương, quan tâm và ân cần với mọi người. ? Tình tiết nào trong truyện nói lên điều đó? (NL nhận biết) - Bác luôn tranh thủ thăm hỏi mọi người. - Bác sẵn lòng tiếp đón cụ già một cách ân cần, chu đáo GV kết luận: Bác Hồ là người sống chan hoà với mọi người. ? Vậy em hiểu thế nào là sống chan hoà với mọi người ? (NL tổng hợp và sử dụng NN) *Lồng ghép GDMT: (NL tự nhận thức, hợp tác và sử dụng NN) ? Vậy để sống chan hòa với mọi người ở thôn xóm em, em cần phải làm gì? HS thảo luận ghi ra bảng phụ. -Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét. -GV kết luận – HS ghi bài + Tích cực dọn vệ sinh thôn xóm vào các dịp lễ, tết để không ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. + Chào hỏi, vui vẻ với mọi người. + Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với mọi người lúc gặp hoạn nạn. ? Hãy cho biết hành vi nào thể hiện việc sống chan hoà? (NL giải quyết VĐ) ( HS thảo luận theo cặp ) - Sống cởi mở, vui vẻ. - Biết giúp đỡ bạn bè. - Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường, của địa phương - Quan tâm tới mọi người xung quanh ? Trái với sống chan hòa là? (NL giải quyết VĐ) - Sống tách biệt, khép kín, xa lánh... ? Từ đó, em thấy sống chan hòa với m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 1_12523891.doc
Tài liệu liên quan